Thực Trạng Kiến Thức Chăm Sóc Sau Sinh Của Bà Mẹ


Về sức khỏe trẻ sơ sinh, vàng da là vấn đề sức khỏe xảy ra nhiều nhất. Đây cũng chính là điều kiện để xây dựng các tư vấn về chăm sóc trẻ sơ sinh sau này, trong đó chú trọng đến những nguy cơ hay gặp nhất.


4.1.2. Thực trạng kiến thức chăm sóc sau sinh của bà mẹ

4.1.2.1. Kiến thức CSSS của bà mẹ theo các nhóm kiến thức chuyên biệt:

Kiến thức về chăm sóc sau sinh của bà mẹ đóng vai trò quan trọng giúp bà mẹ có được thực hành chăm sóc sau sinh đúng cách và khoa học, giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe bà mẹ, trẻ em giai đoạn sau sinh.

Về các nhóm kiến thức chuyên biệt, kết quả cho thấy có dưới 40% các bà mẹ có đủ kiến thức về các dấu hiệu bệnh (38%), tiếp đến là KHHGĐ (33.8%), vệ sinh lao động (21,7%) và dinh dưỡng (18.2%). Kết quả này cũng đồng nhất với một số kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế. Chẳng hạn, theo tác giả Lê Thị Vân tại Chí Linh, Hải Dương năm 2003 với tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đạt về dấu hiệu nguy hiểm là 25,6% và biện pháp KHHGĐ là 29,2% [40], kết quả của Trịnh Hữu Vách tại 14 tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên năm 2009 có 14,9% bà mẹ biết thời điểm cần sử dụng bao cao su [43].

Tỷ lệ bà mẹ hiểu biết đúng về chăm sóc sau sinh ít, có thể lý giải do công tác tư vấn sau sinh chưa được chú trọng như tư vấn trước sinh. Khái niệm “khoảng trống sau sinh” hay vai trò của chăm sóc sau sinh chưa được đưa ngang bằng với chăm sóc trước sinh để thực hiện chu trình chăm sóc liên tục (continium care) trước, trong và sau sinh. Đây cũng là vấn đề tồn tại của nhiều quốc gia, kể cả những nước đã phát triển như là Anh, Thụy Điển, Mỹ. Ví dụ, ở Mỹ, có trên 4 triệu trẻ em được sinh ra trong năm 2003, thì có 84,1% bà mẹ


nhận chăm sóc trước sinh trong vòng 3 tháng đầu. Trong khi đó, các số liệu về chăm sóc sau sinh lại rất thiếu [53].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Ở các nước châu Phi, một nghiên cứu có tới 90% bà mẹ Ethiopia, 85% bà mẹ ở Mali, và 70% bà mẹ ở Rwanda không nhận được bất cứ một chăm sóc sau sinh về y tế nào [51]. Một nghiên cứu trên cộng đồng của tác giả Regassa N năm 2011 trên 1094 các bà mẹ mang thai và sinh con tại Ethiopia so sánh mức độ sử dụng hai dịch vụ chăm sóc trước sinh và chăm sóc sau rất khác biệt và lần lượt là 77.4% và 37,2%. [94].


Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn Hà nội và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà - 16

- Kiến thức của các bà mẹ về sức khỏe và các dấu hiệu bệnh:

Thời kỳ sau sinh, dấu hiệu nguy hiểm các bà mẹ biết nhiều nhất là, sốt, co giật và chảy máu kéo dài. Sự khác biệt về tỷ lệ rõ rệt nhất là dấu hiệu sốt, đau bụng kéo dài và tăng lên và co giật (với p<0,05). Chỉ có 8/389 bà mẹ thành thị không biết các dấu hiệu nguy hiểm sau sinh, trong khi có đến 30 bà mẹ ở nông thôn không biết về dấu hiệu nguy hiểm sau sinh.

Không chỉ có kiến thức tốt hơn về các dấu hiệu bất thường sau sinh, bà mẹ thành thị cũng biết nhiều các vấn đề sau sinh mà họ có thể gặp phải hơn so với các bà mẹ ở nông thôn. Kiến thức về chăm sóc trẻ của bà mẹ ở thành thị cũng tốt hơn với số bà mẹ biết về dấu hiệu sức khỏe ở trẻ em gấp 1,5 lần các bà mẹ ở nông thôn. Tỷ lệ các bà mẹ cũng có kiến thức về các dấu hiệu bệnh của con khá cao. Dấu hiệu được các bà mẹ nhận biết nhiều nhất là trẻ bỏ bú mẹ, hoặc bú yếu, nôn trớ và nôn trớ kéo dài, vàng da hay xanh tím. Dấu hiệu ngủ lịm ở trẻ ít được bà mẹ chú ý.


Điều này được giải thích là nguồn tiếp cận thông tin mà các bà mẹ thành thị nhận được từ cán bộ y tế cao hơn các bà mẹ ở nông thôn: 46,5% so với 37,4% (bảng 3.6).

Tỷ lệ các bà mẹ biết lịch tiêm chủng cho con chiếm 68,6%. Lưu ý: khái niệm “biết lịch tiêm chủng” ở nghiên cứu này chỉ mang ý nghĩa là các bà mẹ nhớ đi tiêm cho con mình vào ngày nhất định hàng tháng, không phải là nhớ tên bệnh tiêm phòng.


- Kiến thức các bà mẹ về vệ sinh-lao động:

Về chế độ vệ sinh, lao động sau đẻ; mặc dù hầu hết các bà mẹ đều ý thức được phải vận động nhẹ nhàng (90%), số bà mẹ ý thức được tầm quan trọng của giấc ngủ sau sinh vẫn chưa nhiều. Chỉ có 26,5% cho rằng cần ngủ nhiều hơn bình thường, tỷ lệ này ở các bà mẹ nông thôn thậm chí còn có 22%. Các bà mẹ trong thời kỳ này được khuyên nên ngủ đủ giấc. Hiện chưa có nghiên cứu nào khuyến cáo nên ngủ chính xác bao nhiêu giờ một đêm nhưng nhiều tài liệu tư vấn sau sinh cho rằng nên ngủ đủ 8 giờ/đêm. Mất ngủ không chỉ gây ra sự mệt mỏi, cáu gắt ở bà mẹ mà tệ hơn nó còn có thể là yếu tố gây nên trầm cảm sau sinh nếu xảy ra liên tục mà không có sự can thiệp của y tế [81].

Vệ sinh cho mẹ và con cũng rất quan trọng trong thời kỳ này vì vệ sinh không đúng cách có thể dẫn tới các viêm nhiễm phụ khoa hoặc nhiễm khuẩn tuyến vú cho bà mẹ.

Kết quả cho thấy các bà mẹ thành thị có kiến thức về vệ sinh tốt hơn các bà mẹ ở nông thôn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bà mẹ thực hiện chế độ kiêng khem không tắm. Tỷ lệ các bà mẹ không tắm đặc biệt cao ở địa bàn nông thôn (31%) trong khi tỷ lệ này ở các bà mẹ thành thị chỉ là 12,1% (bảng 3.15). Điều


này có thể giải thích về sự ảnh hưởng của yếu tố tập quán lên kiến thức của bà mẹ về chế độ vệ sinh- lao động sau sinh. Nông thôn, nơi đời sống cộng đồng đậm nét hơn thì những kiêng khem trong thời kỳ hậu sản cũng bộc lộ rõ hơn.

Nhìn chung, bà mẹ ở cả hai địa bàn đều có kiến thức về tắm rửa, vệ sinh cho con (bao gồm cả chăm sóc rốn) với tỷ lệ khá cao. Kiến thức về giữ ấm cho con của các bà mẹ cũng khá tốt.


- Kiến thức các bà mẹ về dinh dưỡng

Thang điểm chấm kiến thức về dinh dưỡng có tổng điểm 10 điểm, bao gồm các nội dung về lượng ăn của bà mẹ, thành phần ăn, các chất ăn kiêng, bổ sung thêm Vitamin A và Sắt, lợi ích sữa mẹ cho con bú. Các bà mẹ có số điểm từ 5 trở lên thì được coi là đạt. Các bà mẹ có kiến thức về dinh dưỡng đạt thấp nhất so với các nhóm khác.

Sự ảnh hưởng của yếu tố tập quán lên chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ khá rõ. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy tính tập quán thể hiện rõ nhất trong văn hóa kiêng khem hay “chế độ bà đẻ’ được duy trì trong thời gian 100 ngày (3 tháng 10 ngày) và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Chẳng hạn, trong việc ăn uống, thức ăn được chia thành 3 nhóm: nhóm hoàn toàn không được ăn, nhóm nên ăn và nhóm phải ăn (bảng 3.12). Đáng ngạc nhiên là một số các thực phẩm nhiều dinh dưỡng như hải sản, thịt bò, một số loại rau, trái cây cũng nằm trong danh sách kiêng khem. Kết quả này cũng thống nhất với nghiên cứu của Lê Minh Thi, 2003 tại Hưng Yên. Tuy nhiên, tác giả Minh Thi còn mô tả nhiều hành vi kiêng khem thiếu bằng chứng và không có lợi cho sức khỏe phụ nữ như: kiêng uống nhiều nước, kiêng ngủ nhiều, mặc áo dài tay, đi tất trong thời tiết nóng, không cắt móng chân, móng tay và không


sử dụng biện pháp tránh thai trong thời kỳ hậu sản [87]. Một nghiên cứu của tác giả H Barrenes năm 2007 tại Lào cho thấy chế độ dinh dưỡng của bà mẹ sau đẻ phụ thuộc nhiều vào tập quán về ẩm thực. Bà mẹ phải ăn cơm nếp hàng ngày để có sữa cho con bú [63].

Kiến thức về uống bổ sung vitamin A và viên Sắt sau sinh chưa tốt. Có đến 73,4% và 38% các bà mẹ cho rằng không cần thiết uông bổ sung Vitamin A và viên Sắt sau sinh (Bảng 3.15). Việc truyền thông về uống bổ sung Vitamin A và viên sắt thời kỳ sau sinh cũng cần được chú ý để nâng cao kiến thức của bà mẹ.

Có trên 90% các bà mẹ biết về lợi ích của sữa mẹ. Chứng tỏ các thông điệp giáo dục truyền thông cho con bú mẹ, lợi ích của sữa mẹ đã có hiệu quả khá mạnh mẽ.


- Kiến thức bà mẹ về kế hoạch hóa gia đình:

Bà mẹ có ít kiến thức về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Chỉ có 16% các bà mẹ ở thành thị và 18% các bà mẹ ở nông thôn biết chính xác thời điểm giao hợp sau sinh là 6 tuần (bảng 3.18). Họ chỉ dựa vào dấu hiệu khi có kinh trở lại thì sẽ quan hệ tình dục. Bà mẹ sau sinh cũng không biết sử dụng biện pháp tránh thai gì sau sinh. Có đến 39,6% các bà mẹ được hỏi không biết sẽ sử dụng biện pháp tránh thai gì.

Điều này cho thấy chương trình tư vấn cho các bà mẹ cần bổ sung ngay những kiến thức về tiêu chuẩn cho bú vô kinh và các biện pháp tránh thai phù hợp, kịp thời nhằm tránh cho các bà mẹ mang thai ngoài ý muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.


4.1.2.2. Kiến thức chung về CSSS:

Với tổng điểm đánh giá là 42 điểm, trong đó để được xếp loại đạt phải có số điểm lớn hơn hoặc bằng 50% tổng điểm, tức là lớn hơn hoặc bằng 21 điểm. Cơ sở để xây dựng các chỉ tiêu đánh giá về kiến thức chung sau sinh dựa trên các nội dung về chăm sóc sau sinh trong 2 tuần đầu trong hướng dẫn quốc gia về sức khỏe sinh sản. Kết quả của nghiên cứu này, tỷ lệ các bà mẹ đạt kiến thức nói chung là 36,2% khá tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của Lê Thị Vân là 35,4% tại Hải Dương năm 2003 [41]. Kết quả nghiên cứu này cao hơn đánh giá về kiến thức sau sinh bà mẹ của tác giả Reza Sharaji (Iran) năm 2013 trên 316 bà mẹ, trong đó 78,5% các bà mẹ có kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh đạt trung bình, 8,2% không đủ kiến thức, chỉ có 13,3% các bà mẹ có kiến thức đạt. [95].

Kết quả tự đánh giá về kiến thức chăm sóc sau sinh của bà mẹ cho thấy: phần lớn các bà mẹ cho rằng họ có đủ kiến thức về chăm sóc sau sinh, troà cho con trong đó các bà mẹ thành thị có tỷ lệ đánh giá đạt cao gấp 1,5 lần các bà mẹ nông thôn (96,9% và 68%). Tuy nhiên, kết quả thu được lại quá thấp: kiến thức đạt: 36,2% và thực hành đạt: 34,6%. Từ kết quả thu trên có thể thấy bà mẹ vẫn mang tâm lý chủ quan cho rằng họ đã có đủ kiến thức chăm sóc cho bản thân và cho con trong khi thực tế thì không phải như vậy.

Kết quả định tính cho thấy, các bà mẹ không cho rằng họ cần thêm những kiến thức về chăm sóc cho bản thân và cho con. Hơn nữa, về mặt chiến lược, công tác chăm sóc sau sinh còn bị buông lỏng, chưa được đặt xứng tầm so với vai trò vốn có của nó. Hiện nay, kiến thức về chăm sóc sau sinh còn mang nặng tính kinh nghiệm, truyền dạy trong gia đình, nhóm bạn bè, được tích lũy từ thế hệ này sang thế hệ khác…


Kiến thức chăm sóc sau sinh của các bà mẹ thành thị nhìn chung là tốt hơn các bà mẹ ở nông thôn. Các yếu tố tác động như cơ hội nhận thông tin, người giúp đỡ, điều kiện kinh tế… tạo nên sự khác biệt này sẽ được phân tích sâu hơn ở phần sau.


4.1.3. Thực hành về chăm sóc sau sinh của bà mẹ

4.1.3.1. Thực hành CSSS theo các nội dung chuyên biệt

- Thực hành của bà mẹ về chế độ vệ sinh-lao động:

Việt Nam có chính sách nghỉ sinh khá cao so với một số nước châu Á (phổ biến là 12 tuần). Từ năm 2013, thời gian nghỉ sinh của bà mẹ ở Việt Nam bắt đầu nâng lên thành 24 tuần và là một trong những quốc gia châu Á có thời gian nghỉ sinh lâu nhất [87].

Công tác chăm sóc sau sinh thường quy ở Việt Nam, theo hướng dẫn quốc gia về sức khỏe sinh sản, chăm sóc tuần đầu và sau sáu tuần đầu tiên sau đẻ là do cán bộ y tế xã và y tế thôn bản thực hiện tại hộ gia đình hoặc tại trạm y tế xã. Sau khi ra viện, bà mẹ trở về cộng đồng thực hiện các công việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cho con với sự trợ giúp của người thân [5],[9]. Về thực hành theo 4 tiêu chí, thực hành lao động, vệ sinh: phần lớn các bà mẹ đã được hưởng chế độ nghỉ ngơi sau đẻ với 90,6% bà mẹ không phải lao động, 87,8% ngủ đủ 8 giờ hoặc nhiều hơn/ngày. Không thấy có sự khác biệt giữa các bà mẹ ở hai khu vực về vấn đề thực hành ăn, ngủ nghỉ trong thời gian sau đẻ. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh sau đẻ còn khá nhiều bà mẹ thực hiện chế độ kiêng khem. Kết quả cho thấy 24,4% các bà mẹ kiêng không tắm trong một thời gian, và 34,4% các bà mẹ không vệ sinh vú và âm hộ hàng ngày. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến các nhiễm khuẩn hoặc các vấn đề về tuyến vú.


- Thực hành của bà mẹ về dinh dưỡng:

Về dinh dưỡng, thực hành của bà mẹ về uống bổ sung vitamin A và viên sắt rất thấp. Chỉ có 0,4% các bà mẹ có sử dụng Vitamin A sau sinh và 15,8% các bà mẹ uống đủ viên Sắt. Điều này cho thấy có sự thiếu hụt trong tư vấn sau sinh cho các bà mẹ về bổ sung Sắt và Vitamin A cho bà mẹ sau sinh.

Việc nuôi con bằng sữa trong 6 tháng đầu là một mục tiêu của chương trình Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM). Trong nghiên cứu này, tỷ lệ thực hành cho bú của mẹ rất cao (97%). Kết quả của nghiên cứu này cao hơn nhiều số liệu điều tra của trung tâm giáo dục truyền thông Bộ y tế (2001) là 43,3% NCBSM trong 4 tháng đầu, tỷ lệ này của Nguyễn Thị Minh Hiếu tại Chí Linh, Hải Dương là 21,8% [14]. Tuy nhiên có thể là do nghiên cứu chỉ tiến hành trong 4 tuần đầu sau sinh nên việc kết luận về nuôi con bằng sữa mẹ chưa đủ dữ kiện. Cần có những nghiên cứu theo dõi dài hơn.


- Thực hành của bà mẹ về kế hoạch hóa gia đình

Tỷ lệ BPTT thấp (26,1%) có thể do thời điểm khảo sát khá sớm nên nhiều bà mẹ chưa có sinh hoạt tình dục trở lại. Cũng không tìm thấy sự khác biệt trong thực hành về KHHGĐ giữa hai nhóm bà mẹ tại hai địa bàn nghiên cứu.

- Thực hành của bà mẹ về chăm sóc sức khỏe và phát hiện bệnh

Thực hành chăm sóc sức khỏe và phát hiện bệnh cho bà mẹ trẻ sơ sinh được thể hiện qua tình trạng sức khỏe của họ.

Kết quả cho thấy tỷ lệ bà mẹ ở nông thôn gặp các vấn đề sức khỏe sau sinh có xu hướng nhiều hơn bà mẹ/trẻ sơ sinh ở thành thị. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với các p<0,05.

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí