Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn Hà nội và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà - 18


quả cũng cho thấy thực hành chung về CSSS của các bà mẹ nhóm can thiệp tốt

hơn so với nhóm chứng với HQCT là 39,9%.

Can thiệp cũng tác động tích cực đến thực hành cụ thể của các bà mẹ về CSSS. Sau can thiệp tỷ lệ các bà mẹ cho con bú hoàn toàn ở nhóm can thiệp tăng hơn so với trước can thiệp trong vòng tháng đầu sau sinh; tỷ lệ bà mẹ uống thêm viên sắt sau đẻ tăng so với trước can thiệp trong thời gian chăm sóc sau sinh tại nhà. Kết quả này cũng thống nhất với một số nghiên cứu khác trên thế giới về tác động tích cực của mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà lên thực hành của bà mẹ. Một nghiên cứu can thiệp tại Băngladesh năm 2002 và 2004 trên 3110 cặp mẹ con tại 10 xã nông thôn cho thấy sau hai năm tiến hành can thiệp chăm sóc sau sinh, tỷ lệ trẻ được ủ ấm tăng từ 14% (2002) lên 55% (2004); 76,2% được bú mẹ so với khảo sát ban đầu là 38,6% [45].

Sau can thiệp các bà mẹ đã thực hành CSSS tốt hơn, tỷ lệ các bà mẹ có thực hành CSSS đúng đã được tăng cao. Điều đó cho thấy, mô hình can thiệp CSSS tại nhà đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Mô hình này là một mô hình có hiệu quả giúp nâng cao kiến thức về CSSS, đồng thời tăng cường thực hành đúng về CSSS cho các bà mẹ, góp phần nâng cao sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.


4.2.6. So sánh sự thay đổi về trung bình điểm kiến thức và thực hành chung về CSSS của bà mẹ sau can thiệp


Sử dụng t test ghép cặp để kiểm định sự thay đổi về trung bình điểm kiến thức CSSS của bà mẹ. Kết quả cho thấy trung bình điểm kiến thức chung của bà mẹ trước can thiệp khá thấp (20,5 điểm/ 42 điểm). Sau can thiệp đã tăng lên 1,6 điểm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp ( p< 0.001). Can


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

thiệp chăm sóc tại nhà cũng làm tăng tổng điểm về thực hành chăm sóc sau sinh của bà mẹ có ý nghĩa thống kê với mức chênh gần 1 điểm so với trước can thiệp. Kết quả này cũng phù hợp với thực tế là những thay đổi về thực hành đòi hỏi phải có thời gian dài hơn những thay đổi về mặt kiến thức. Tuy nhiên, những thay đổi về kiến thức lại là tiền đề cho những thay đổi về hành vi.

Nhìn chung, can thiệp đã tạo ra sự thay đổi về kiến thức và thực hành của bà mẹ về chăm sóc sau sinh, đặc biệt có thể thấy sự thay đổi rõ về mặt bằng kiến thức chung trước và sau can thiệp. Tuy điểm cách biệt trước và sau can thiệp chưa nhiều (cao nhất là 1,6 điểm) nhưng là tín hiệu khả quan cho việc tiến hành can thiệp mang tính sâu rộng tại các địa bàn khác nhau.

Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn Hà nội và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà - 18


4.2.7. Đánh giá về chất lượng dịch vụ

Nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc tại nhà bằng cách hỏi về phản hồi của bà mẹ đã sử dụng dịch vụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% các bà mẹ trong nhóm can thiệp đánh giá mô hình CSSS tại nhà là có hiệu quả và thái độ của cán bộ y tế ân cần khi cung cấp dịch vụ. Đa số bà mẹ cho rằng giá dịch vụ vừa phải và hợp lý. Đây là mô hình tốt có thể triển khai rộng rãi tại cộng đồng. Để triển khai mô hình này thì các nhóm cán bộ y tế gồm: bác sỹ, nữ hộ sinh tham gia thành các tổ đội đến khám và chăm sóc sau sinh tại nhà cho các bà mẹ trong giai đoạn sau sinh từ khi xuất viện cho đến khi 42 ngày sau sinh.

Mô hình cần được triển khai rộng rãi, đặc biệt là tại địa bàn nông thôn, các cơ sở y tế tuyến huyện để giúp các bà mẹ có thể tiếp cận một cách tốt nhất với các kiến thức và thực hành chăm sóc sau sinh. Đồng thời giảm tải cho khu vực y tế tuyến trung ương.


Ngoài những nội dung chăm sóc cho bà mẹ và trẻ sơ sinh theo hướng dẫn quốc gia về sức khỏe sinh sản, các một số nội dung khác: gói dịch vụ chăm sóc da em bé, gói dịch vụ massage làm giảm mỏi cơ và phục hồi cơ bụng cho mẹ, ...


4.2.8. Các yếu tố thuận lợi và cản trở khi thực hiện mô hình

4.2.8.1.Các yếu tố thuận lợi

Yếu tố thuận lợi đầu tiên và cơ bản nhất can thiệp dựa vào nội dung chăm sóc sau sinh của hướng dẫn quốc gia về sức khỏe sinh sản. Can thiệp được sự ủng hộ của Ban giám đốc hai bệnh viện nơi tiến hành nghiên cứu. Vì vậy khi áp dụng không bị lúng túng. Ban giám đốc bệnh viện Ba Vì kỳ vọng, nếu nghiên cứu can thiệp thành công về dịch vụ CSSS có thể là gợi ý để mở rộng các hoạt động thăm khám tại nhà như thay băng, cắt chỉ và theo dõi các trường hợp phẫu thuật ngoại khoa đã ra viện.

Về trang thiết bị chuyên môn, do thiết bị khám lưu động khá đơn giản, chỉ bao gồm 01 máy siêu âm và 01 hộp dụng cụ có gía trị khoảng 180 triệu đồng, hoàn toàn nằm trong khả năng thanh toán của một đơn vị đầu tư y tế cấp huyện.

Về con người: Yếu tố con người vô cùng quan trọng vì nó giúp duy trì hệ thống. Ngoài chuyên môn giỏi, cán bộ y tế tham gia chăm sóc sau sinh tại nhà cần phải có thêm các kiến thức về xã hội, có kỹ năng giao tiếp tốt, phải chân thành và cởi mở mới có thể làm các bà mẹ cảm thấy tin tưởng. Mô hình triển khai dịch vụ này tại Bệnh viện Phụ sản trung ương giao cho đơn vị chăm sóc tại nhà, Bệnh viện Đa khoa Ba Vì phân công kiêm nhiệm cho khoa Sản. Nhân viên tham gia dịch vụ được tập huấn về chuyên môn và kỹ năng tư vấn, có thể tham gia hoạt động dịch vụ ngay được.


4.2.8.2. Các yếu tố cản trở

Về phương tiện vận chuyển, xe máy vẫn là lựa chọn tốt nhất vì có thể chủ động và phù hợp với địa bàn nông thôn hơn là ô tô.

Về sự hợp tác của cộng đồng , chúng ta cần xây dựng các chiến lược giáo dục, tuyên truyền cho cộng đồng về dịch vụ chăm sóc tại nhà. Có thể in và phát các tài liệu liên quan đến dịch vụ này. Ví dụ như bản hướng dẫn: “những điều gia đình và sản phụ cần biết khi đăng ký dịch vụ thăm khám tại nhà”

Ở địa bàn nông thôn, có thể kết hợp với các chương trình truyền thông khác giáo dục cho gia đình, đặc biệt là những thành viên như bà nội, bà ngoại, chồng là những người có ảnh hưởng nhiều nhất đến thực hành của bà mẹ về chăm sóc sau sinh một cách khoa học.


4.3. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thiết kế để đạt được hai mục tiêu: mô tả thực trạng về kiến thức, thực hành chăm sóc sau sinh của các bà mẹ, và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc tại nhà cho bà mẹ và trẻ sơ sinh giai đoạn sau sinh tại 2 bệnh viện được chọn. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang trên hai địa bàn khác biệt: thành thị và nông thôn giúp mô tả thực trạng về kiến thức, thực hành của các bà mẹ về chăm sóc bản thân và chăm sóc con thời kỳ sau sinh. Đây cũng là tiền đề để xây dựng thiết kế nghiên cứu can thiệp sau này. Trong nghiên cứu cắt ngang, phần thiết kế định tính giúp nghiên cứu viên hiểu rõ thêm về tập quán chăm sóc sau sinh của các bà mẹ cũng như những nhu cầu của bà mẹ (dù là nhỏ nhất) trong giai đoạn này. Đây cũng chính là một điểm mạnh của nghiên cứu.

Thiết kế nghiên cứu can thiệp so sánh trước sau được sử dụng, tuy nhiên

để tránh vi phạm đạo đức nghiên cứu (quan niệm rằng các bà mẹ được quyền sử


dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh như nhau), các đối tượng thuộc hai nhóm không được tuyển chọn ngẫu nhiên. Đây chính là sự khác biệt duy nhất của thiết kế sử dụng cho nghiên cứu này với thiết kế thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng [83]. Quy trình chọn mẫu theo trình tự: tất cả các bà mẹ đều được tư vấn về dịch vụ chăm sóc sau sinh (ở phòng đẻ) sau đó họ sẽ tự quyết định xem có đăng ký dịch vụ chăm sóc sau sinh hay không. Trong trường hợp không được lựa chọn ngẫu nhiên, nghiên cứu sẽ phải đối mặt với các sai số do chọn mẫu. Các sai số do đối tượng không được phân bổ ngẫu nhiên (sai số do chọn mẫu) chỉ có thể bị loại bỏ bởi hai phương pháp: hoặc so sánh sự tương đồng của hai nhóm trước khi can thiệp, hoặc chọn mẫu ghép cặp [37], [97].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã chọn phương pháp ghép cặp theo độ tuổi mẹ, thu nhập và số con (theo kết quả của nghiên cứu cắt ngang) để đảm bảo không có sự khác biệt giữa hai nhóm có thể ảnh hưởng đến đánh giá về hiệu quả can thiệp.

Cỡ mẫu lấy đủ theo theo thiết kế ban đầu trong cả hai nghiên cứu nên rất thuận lợi cho quá trình phân tích số liệu. Các dịch vụ chăm sóc sau sinh thống nhất giữa hai bệnh viện theo nội dung chăm sóc sau sinh của Hướng dẫn quốc gia về sức khỏe sinh sản 2009. Các cán bộ tham gia dịch vụ đều có chuyên môn tốt và được tập huấn về tư vấn.

Bệnh viện Phụ sản trung ương được lựa chọn có chủ đích chứ không phải ngẫu nhiên theo lý do tác giả đã trình bày trong phần địa điểm nghiên cứu

Do thời gian can thiệp ngắn nên nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu sự khác biệt về kiến thức, thực hành của bà mẹ về chăm sóc sau sinh chứ khi tiến hành can thiệp chứ chưa đi sâu khai thác tác động của can thiệp lên các kết quả sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh như làm giảm tỷ lệ tử vong mẹ-con,


hay làm giảm tỷ lệ vàng da, suy dinh dưỡng ở trẻ hay thực hành của bà mẹ về kế hoạch hóa gia đình.

Một số khiá cạnh nghiên cứu chưa được khai thác trong nghiên cứu này như sự khác biệt về thời điểm khám thai lần đầu, hoặc so sánh các gói can thiệp khác nhau về lượng thời gian can thiệp (trong tuần đầu tiên, 6 tuần, hoặc 6 tháng đầu sau đẻ).


KẾT LUẬN


1. Thực trạng kiến thức, thực hành và nhu cầu chăm sóc sau sinh của bà mẹ đến sinh con tại Bệnh viện Phụ sản trung ương và Bệnh viện Ba Vì Kiến thức và thực hành của bà mẹ về chăm sóc sau sinh còn nhiều hạn chế.

- Về kiến thức chăm sóc sau sinh nói chung chỉ có 36,2% bà mẹ đạt yêu cầu, trong đó kiến thức phát hiện dấu hiệu bệnh cao nhất chiếm 38%, tiếp theo là kiến thức về kế hoạch hóa gia đình chiếm 33,8%; vệ sinh, lao động: 21,7%. Kiến thức về dinh dưỡng đạt thấp nhất: 13%.

- Về thực hành chăm sóc sau sinh chỉ có 34,6% các bà mẹ đạt. Có 34,4% các bà mẹ không vệ sinh vú và âm hộ hàng ngày, 24,4% các bà mẹ kiêng không tắm, tỷ lệ uống bổ sung viên sắt và Vitamin A sau sinh rất thấp (15,8% và 0,4%).

- Các vấn đề sau sinh mà bà mẹ thường gặp nhất là: đau và ra máu (17,4%), các vấn đề tuyến vú (10,1%) và nhiễm khuẩn (9,3%). Trẻ em thường gặp nhất vấn đề về vàng da (3,5%). Bà mẹ và trẻ sơ sinh trong nhóm nông thôn gặp các vấn đề về sức khoẻ nhiều hơn trong nhóm thành thị.

- Tuổi bà mẹ, số con sống là những yếu tố tác động đến kiến thức và thực hành về chăm sóc sau sinh. Các bà mẹ trên 30 tuổi, đã sinh con lần thứ 2 trở lên có kiến thức và thực hành chăm sóc sau sinh tốt hơn. Bà mẹ có kiến thức về chăm sóc sau sinh kém thì có hơn 7 lần nguy cơ có thực hành về chăm sóc sau sinh không đạt.

- Nhu cầu được cung cấp thông tin khoa học về chăm sóc cho mẹ và con chiếm tỷ lệ cao nhất: 75,9%. Tiếp theo là các nhu cầu về kiểm tra sức khỏe


sau sinh: 66,4%, được quan tâm chia sẻ: 55,9%. và chăm sóc con tốt là 55,5%.


2. Hiệu quả của mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà cho bà mẹ và trẻ sơ

sinh:

Mô hình CSSS tại nhà cho bà mẹ và trẻ sơ sinh được tiến hành tại hai bệnh viện trong thời gian 10 ngày sau sinh đã có tác động tốt đến kiến thức và thực hành của bà mẹ về CSSS.

- Kiến thức chung về CSSS được nâng cao với chỉ số hiệu quả là 45,4%. Hiệu quả tăng rõ rệt trong nhóm vệ sinh- lao động với chỉ số hiệu quả là: 89,8%.

- Thực hành CSSS đúng tăng từ 36,4% lên 54,9% trong nhóm can thiệp.

- Can thiệp làm tăng 1,6 điểm trung bình kiến thức và gần 1 điểm trung bình về thực hành về CSSS của các bà mẹ.

- Mô hình CSSS tại nhà được chấp nhận tại cộng đồng với tỷ lệ 100% các bà mẹ đánh giá về tính hiệu quả của mô hình.

- Mô hình đã đáp ứng kịp thời nhu cầu về tư vấn, cung cấp thông tin của bà mẹ sau sinh; thời điểm ngay sau xuất viện là hợp lý, có thể triển khai tại cấp huyện với kinh phí đầu tư thấp. Nhược điểm của mô hình là thời gian chờ đến lượt chăm sóc dài, sự phối hợp của gia đình chưa tốt, bà mẹ chưa chủ động hỏi cán bộ y tế các thông tin về chăm sóc sau sinh.

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí