4.1.3.2. Thực hành chung về CSSS
Theo thang điểm đánh giá về thực hành của bà mẹ (theo 4 tiêu chí) tại nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ đạt về thực hành của bà mẹ trong nghiên cứu này là 34,6% khá tương đồng với kết quả của nhiều nghiên cứu khác. Ví dụ, nghiên cứu của Lê Thị Vân ở Chí Linh Hải Dương năm 2003 là 35,4%, một nghiên cứu khác trên 139 phụ nữ dân tộc Mông ở Thái Nguyên năm 2003 là 31,94% [24], [41].
4.1.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành chăm sóc sau
sinh của bà mẹ
Kết quả nghiên cứu này cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về CSSS đạt của bà mẹ với các yếu tố về nhóm tuổi mẹ, thu nhập đầu người/tháng và số con sống. Cụ thể, các bà mẹ tuổi trên 30, có thu nhập từ 3 triệu trở lên, có số con sống từ 2 con trở lên sẽ có nhiều khả năng đạt về kiến thức và thực hành chăm sóc sau sinh. Kết quả này hơi khác với nghiên cứu của tác giả Reza Sharafi tại Iran khi thấy tỷ lệ các bà mẹ có đủ kiến thức CSSS là những bà mẹ có từ 2 con trở lên; sống ở thành thị và nằm trong độ tuổi <24 [95]. Nghiên cứu của Lê Thị Vân cũng chỉ ra yếu tố học vấn của bà mẹ cũng có mối liên quan đến kiến thức và thực hành CSSS [41].
Mặc dù chỉ có ít tương đồng với các kết quả từ những nghiên cứu trước, kết quả của nghiên cứu này có những lý giải rất xác đáng của các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành. Các bà mẹ có độ tuổi trên 30 tuổi có thể có trải nghiệm cuộc sống tốt hơn các bà mẹ ở nhóm tuổi dưới 30 nên có nhiều kiến thức về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Các bà mẹ có từ hai con trở lên có kiến thức và thực hành tốt hơn do họ đã có trải nghiệm ở những lần sinh trước.
Đây cũng là những kinh nghiệm đã giúp các nhà chuyên môn có thể phân loại đối tượng giáo dục, truyền thông trong khi thiết kế dịch vụ chăm sóc sau sinh. Các bà mẹ, các cặp vợ chồng có con lần đầu cần được chú ý kỹ hơn vì họ hoàn toàn thiếu và yếu về các kiến thức và kỹ năng chăm sóc sau sinh cơ bản. Điều này cũng là những kiến nghị của một số nghiên cứu trước.
Kết quả kiểm tra cũng cho thấy kiến thức là yếu tố bảo vệ. Những bà mẹ có kiến thức và CSSS đạt sẽ có hơn 7 lần cơ hội có thực hành CSSS đạt (Bảng 3.26). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR=0,14; CI: 0,09-0,2, p=0,000. Tuy nhiên, kiến thức và thực hành chăm sóc sau sinh của các bà mẹ dựa trên nguồn cung cấp thông tin chính thống, khoa học là từ cán bộ y tế thì quá ít (46,5% đối với các bà mẹ thành thị và 37,4% đối với các bà mẹ nông thôn). Trong khi đó, các thông tin không chính thống, mang nặng tính chủ quan như Internet, mẹ đẻ, mẹ chồng, bạn bè ..lại có tỷ lệ khá cao trong cả hai nhóm bà mẹ. Các nguồn khác như báo chí, sách giáo khoa…là nguồn cung cấp thông tin khá hạn chế (7,9% trong nhóm các bà mẹ thành thị và 12,3% các bà mẹ nông thôn). Đây cũng là những gợi ý khi xây dựng chiến lược giáo dục, truyền thông về chăm sóc sau sinh cho các bà mẹ. Ngoài việc tăng cường các nguồn thông tin thông qua các cán bộ y tế, cần có chiến lược giáo dục, tuyên truyền trong cộng đồng, đặc biệt là các đối tượng có ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành của bà mẹ về chăm sóc sau sinh.
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệu Quả Mô Hình Đến Kiến Thức Về Chăm Sóc Sau Sinh Của Bà Mẹ
- Mô Tả Thực Trạng Kiến Thức, Thực Hành Và Nhu Cầu Về Chăm Sóc Sau Sinh Của Các Bà Mẹ Đến Sinh Con Tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương Và Bệnh Viện Ba
- Thực Trạng Kiến Thức Chăm Sóc Sau Sinh Của Bà Mẹ
- Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn Hà nội và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà - 18
- Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn Hà nội và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà - 19
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
Nghiên cứu này không tìm thấy mối liên quan của nghề nghiệp, trình độ học vấn, đến kiến thức, thực hành chăm sóc sau sinh của bà mẹ. Điều này có thể giải thích bởi kiến thức và thực hành chăm sóc sau sinh của bà mẹ chủ yếu dựa trên “tích lũy- trải nghiệm- rút kinh nghiệm”. Nghĩa là không liên quan nhiều đến giáo dục, đào tạo một cách chính thống. Ví dụ, một bà mẹ được
khuyên là không nên ăn cua sau khi sinh, nhưng thấy canh cua ngon quá thì ăn, sau lần ăn đó bà mẹ bị rối loạn tiêu hóa. Lần sinh sau, bà mẹ này không dám ăn canh cua nữa vì sợ trải nghiệm lần trước, mặc dù về mặt khoa học không có chứng cứ là bà mẹ sau sinh không được ăn canh cua. Và nguyên nhân bà mẹ bị ỉa chảy chưa chắc đã do ăn canh cua. “Tích lũy- trải nghiệm- rút kinh nghiệm” còn được thể hiện khá rõ trong khi thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu các bà mẹ. Các cụm từ: “lần trước”, “em nhớ lần đẻ đứa trước”…được lặp lại khá nhiều khi đề cập đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sau sinh của các bà mẹ.
Về tình trạng kinh tế và các điều kiện sinh hoạt khác như nguồn nước, phòng riêng, điều kiện nhà ở nghiên cứu cũng không tìm thấy mối liên hệ nào với kiến thức và thực hành của bà mẹ về chăm sóc sau sinh.
4.1.5. Nhu cầu của bà mẹ về dịch vụ chăm sóc sau sinh
4.1.5.1. Khó khăn của bà mẹ trong chăm sóc sau sinh
Các bà mẹ đều phản hồi về những khó khăn họ gặp phải trong thời kỳ sau sinh. Các bà mẹ nông thôn gặp nhiều khó khăn khi xử trí con sốt (56%), còn các bà mẹ thành thị thì gặp khó khăn khi tắm cho bé (52,6%). Một số khó khăn khác như xử trí như thế nào nếu con khóc đêm, đưa con đi tiêm chủng đúng lịch..cũng là những khó khăn mà các bà mẹ phải đối mặt trong thời gian nghỉ sinh.
4.1.5.2. Nhu cầu của bà mẹ giai đoạn sau sinh
Khảo sát nhu cầu của các bà mẹ cho thấy có sự thay đổi về thứ tự ưu tiên
các nhóm nhu cầu. Các nhu cầu thiết yếu về ăn uống, ngủ nghỉ, chế độ sinh hoạt
không đứng ở vị trị hàng đầu nữa mà thay vào đó là nhóm nhu cầu ở mức cao
hơn: được cung cấp thông tin, được chia sẻ thông tin.
Có 75,9% các bà mẹ muốn được cung cấp thông tin khoa học về chăm sóc cho mẹ và con. Kết quả của khảo sát này trùng kết quả nghiên cứu của tác giả Hidingsson IM tại Thụy điển trên 280 cặp vợ chồng lần đầu làm cha mẹ. Có 34% cặp vợ chồng cho rằng cán bộ y tế không tư vấn và giúp đỡ họ tìm kiếm thông tin về chăm sóc sau sinh [64]. Nghiên cứu định tính của Katarina Johansson, 2009 tại Thụy Điển, cho thấy nhu cầu ngay sau khi xuất viện của các cặp vợ chồng mới có con lần đầu là được trang bị những kiến thức cơ bản nhất như: cách cho con bú, khoảng cách giữa các lần cho bú và phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm….. [77].
Trong khi các nhu cầu của bà mẹ về chăm sóc sau sinh ngày càng cao và có sự thay đổi trong nhóm nhu cầu mang tính khái quát cao hơn nhóm nhu cầu cơ bản thì chăm sóc sau sinh thường quy hiện tại chưa đáp ứng được với nhu cầu của các bà mẹ. Theo tác giả Lê Thị Vân, chất lượng khám sau sinh chỉ đơn giản là các cuộc thăm viếng của cán bộ y tế xem diễn biến hậu sản thế nào, thực hiện cắt khâu tầng sinh môn, còn việc tư vấn trong các lần khám thì hầu như không chủ động trong khi các bà mẹ mới có con lúng túng, xấu hổ không biết hỏi gì [41]. Điều này không chỉ xảy ra ở Việt Nam. Nội dung chăm sóc sau sinh tại các quốc gia thường đặt nặng vấn đề kiểm tra sức khỏe hơn là cung cấp các thông tin cần thiết cho bà mẹ về chăm sóc sau sinh. Nghiên cứu của Debbie Singh và Mary Newburn tại Anh (1999-2000) về kinh nghiệm chăm sóc sau sinh của bà mẹ cho thấy các bà mẹ mới sinh mong muốn được cung cấp các thông tin về vận động, kiêng khem, dinh dưỡng, chăm sóc sơ sinh, lịch sinh hoạt của trẻ trong ngày, cách dỗ trẻ khi trẻ khóc, trong khi các chăm sóc sau
sinh thường quy chỉ quan tâm đến khía cạnh sức khỏe [56]. Thiếu kiến thức về chăm sóc sau sinh của bà mẹ là yếu tố cơ bản ngăn trở bà mẹ chăm sóc sức khỏe cho họ và con họ một cách khoa học.
Sự khác biệt giữa nhu cầu chăm sóc và nội dung chăm sóc có thể dẫn đến sự thiếu hụt về lượng và chất trong CSSS. Nhu cầu của bà mẹ trong giai đoạn chăm sóc sau sinh cần được chú ý nhiều hơn để rút ngắn khoảng cách giữa nhu cầu và đáp ứng nhu cầu từ phía y tế.
4.1.5.3. Nhu cầu của bà mẹ về dịch vụ chăm sóc tại nhà
Nhu cầu của xã hội về dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà bởi cán bộ y tế là điều có thể dễ nhận thấy với tỷ lệ 100% các bà mẹ thành thị và 78% các bà mẹ nông thôn cho rằng cần thiết phải có thăm khám của cán bộ y tế thời kỳ sau sinh. Nhu cầu về dịch vụ chăm sóc tại nhà của các bà mẹ ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn có thể giải thích là do các bà mẹ ở thành thị có thể được biết đến dịch vụ này từ trước qua bạn bè, Internet, hoặc qua cán bộ y tế. Với điều kiện tiếp cận thông tin hạn chế hơn, các bà mẹ nông thôn vẫn còn e ngại với dịch vụ. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu ở Mali, nơi có 24,2% phụ nữ cho rằng không cần sử dụng bất cứ một dịch vụ nào về chăm sóc sau sinh [79].
Các lý do từ chối dịch vụ tại nhà được liệt kê, bao gồm giá đắt: 32,4%, nhà xa: 29,7%. Tính cộng đồng, thích nghi với “cái đã quen”, và tiếp thu kinh nghiệm từ những thế hệ trước đã trở thành một tập quán chăm sóc sau sinh của các bà mẹ nông thôn khi có tới 43,2% các bà mẹ từ chối dịch vụ do đã mời bác sỹ mà họ quen về khám giúp. Chưa thấy có lý do nào có liên quan đến việc e ngại trình độ của nhân viên y tế hay chất lượng của dịch vụ.
4.2. Đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc tại nhà cho bà mẹ và trẻ sơ sinh giai đoạn sau sinh tại hai bệnh viện được chọn.
4.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Số lượng của nhóm can thiệp là 519 bà mẹ, trong đó có 461 bà mẹ sinh con tại bệnh viện Phụ sản trung ương và 58 bà mẹ sinh con tại bệnh viện đa khoa Ba Vì là phù hợp và có thể chọn được trong thời gian 2 tháng tương ứng với số đẻ đăng ký hằng tháng tại hai bệnh viện khoảng 1600 và 200.
Đặc điểm của nhóm can thiệp và nhóm chứng khá tương đồng do đã được ghép cặp theo nhóm tuổi mẹ, số con sống và thu nhập bình quân hàng tháng. Bà mẹ ở hai nhóm có đặc điểm khá tương đồng nhau, chủ yếu trong độ tuổi từ 20-29, có thu nhập từ 3 đến 10 triệu đồng, số con sống trung bình là 1,55, số bà mẹ có con đầu lòng và số bà mẹ đã có từ 2 con trở lên khá tuong đồng là 51% và 49%. Sự tương đồng giữa hai nhóm cho phép loại trừ các sai số do không lựa chọn ngẫu nhiên, bù đắp cho hạn chế của 1 thiết kế nghiên cứu phỏng thực nghiệm có đối chứng và so sánh trước sau.
4.2.2. Đặc điểm của lần sinh tại thời điểm nghiên cứu
Như đã trình bày, do điều kiện chọn mẫu là những bà mẹ có thời gian nằm viện >24 giờ nên tỷ lệ mổ đẻ khá cao so với thục tế ở hai bệnh viện: chiếm 77,4%. Tuy nhiên, kết quả này không làm ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành của các bà mẹ do hai nhóm cùng được chọn từ một quần thể nghiên cứu.
Nhìn chung, đặc điểm của lần sinh tại thời điểm nghiên cứu khá đồng nhất giữa hai nhóm. Bà mẹ có bệnh lý cần theo dõi chiếm tỷ lệ nhỏ: 8%. Trẻ sinh non và bệnh lý cũng thấp: chiếm <10%. Đây cũng là một ưu điểm để xây dựng can thiệp sau này. Can thiệp sẽ tập trung phục vụ những nhu cầu thiết yếu
nhất của bà mẹ và trẻ sơ sinh, ít phải thiết kế những nhu cầu chăm sóc đặc biệt dành cho nhóm trẻ hoặc nhóm bà mẹ đặc biệt.
Thời gian nằm viện trung bình là 2,6, dài hơn giá trị này trong nghiên cứu cắt ngang do tỷ lệ mổ đẻ cao hơn nên thời gian nằm viện của các bà mẹ cũng dài hơn (77,4% so với 60,9% trong nghiên cứu cắt ngang).
4.2.3. Điều kiện sinh hoạt sau sinh của bà mẹ
Bà mẹ có điều kiện sinh hoạt tốt sau khi sinh. Tỷ lệ được dùng nước sạch, có phòng sinh hoạt riêng, có nhà vệ sinh tiêu chuẩn đều cao hơn 90%. Điều này cũng là một thuận lợi để tiến hành can thiệp chăm sóc sau sinh tại nhà do loại bỏ được các yếu tố gây nhiễu ảnh hưởng đến kết quả chăm sóc như: nguồn nước sinh hoạt nhiễm khuẩn có thể gây bệnh cho da trẻ sơ sinh, nhà vệ sinh không đạt chuẩn có thể gây một số bệnh về đường ruột cho bà mẹ, sinh hoạt trong phòng chung có thể ảnh hưởng đến tiếp thu của bà mẹ khi cán bộ y tế đến thăm khám và tư vấn.
Có đến 98,7% bà mẹ có người giúp đỡ sau khi sinh. Đây chính là một yếu tố vừa là thuận lợi và là bất lợi đến kiến thức, thực hành về chăm sóc sau sinh của bà mẹ trong điều kiện, kiến thức và thực hành CSSS đang chịu nhiều ảnh hưởng của tập quán cộng đồng. KAP của bà mẹ về CSSS cũng chịu nhiều ảnh hưởng của người giúp đỡ chính.
4.2.4. Hiệu quả của mô hình đến kiến thức về CSSS của bà mẹ
Thiết kế mô hình can thiệp tại nhà về chăm sóc sau sinh nhìn chung đã đáp ứng nhu cầu của bà mẹ mà các chăm sóc sau sinh thường quy hiện tại chưa làm được. Cụ thể là trong mô hình can thiệp, bà mẹ ngoài việc được chăm sóc về sức khỏe, thực hành tắm bé còn được tư vấn về chăm sóc con, nuôi con bằng
sữa mẹ và các biện pháp KHHGĐ. Thời gian thực hiện ngay sau khi bà mẹ ra viện trở về cộng đồng được đánh giá là kịp thời hơn so với thăm khám thường quy. Nghiên cứu của Lê Thị Vân, thời gian khám sau sinh thường quy là 9,6 ngày. Một khảo sát hộ gia đình tại Quảng Xương, Thanh Hóa về làm mẹ an toàn năm 2000 thời gian khám sau sinh trung bình thường quy là 10,4 ngày. Thời gian thăm khám như vậy được đánh giá là quá muộn vì đa số các biến cố về sức khỏe xảy ra trong tuần đầu tiên sau đẻ [41],[92].
Sau khi áp dụng mô hình can thiệp CSSS tại nhà đã có tác động tích cực đến kiến thức về CSSS của bà mẹ. Kiến thức chung về CSSS của bà mẹ nhóm can thiệp đã tăng cao hơn nhiều so với trước can thiệp với CSHQ là 45,4%. Đồng thời sau can thiệp kiến thức CSSS của bà mẹ nhóm can thiệp tăng rõ rệt so với bà mẹ nhóm chứng với HQCT là 37,2%. Hiệu quả can thiệp về kiến thức CSSS đã được đánh giá trên 4 nhóm bao gồm: phát hiện các dấu hiệu bệnh; vệ sinh, lao động; dinh dưỡng tiết chế và kế hoạch hóa gia đình.
Kết quả cho thấy sau can thiệp kiến thức của các bà mẹ ở nhóm can thiệp về CSSS đã tăng rõ rệt so với trước can thiệp với CSHQ dao động từ 40,3% đến 89,8%. Đồng thời kiến thức của các bà mẹ ở nhóm can thiệp được nâng cao hơn so với kiến thức về CSSS của các bà mẹ thuộc nhóm chứng với HQCT từ 29,7% đến 60,5%.
4.2.5. Hiệu quả của mô hình đến thực hành CSSS của bà mẹ
Mô hình chăm sóc tại nhà đã có tác động làm thay đổi thực hành chung của bà mẹ về chăm sóc sau sinh. Sau can thiệp, thực hành của các bà mẹ nhóm can thiệp tốt hơn so với trước can thiệp với CSHQ là 50,8%. Bên cạnh đó, kết