Nội Dung Của Chăm Sóc Bà Mẹ Và Trẻ Sơ Sinh Sau Sinh Theo Hướng Dẫn Quốc Gia Về Skss


- Đại diện gia đình/người chăm sóc chính:

Chọn ngẫu nhiên trong bảng danh sách các bà mẹ tham gia nghiên cứu bằng bắt thăm ngẫu nhiên.


2.2.1.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu

Sử dụng 02 phương pháp thu thập số liệu: phương pháp định lượng và

định tính.

- Đối với bà mẹ:

Sử dụng bảng kiểm và bảng câu hỏi có sẵn cho sản phụ để nghiên cứu về kiến thức, thái độ thực hành chăm sóc mẹ và con giai đoạn sau sinh; nhu cầu của bà mẹ (xem chi tiết tại phần phụ lục).

10 bà mẹ tại hai địa điểm nghiên cứu cũng được chọn để tiến hành nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu thêm về các yếu tố tác động đến kiến thức và thực hành chăm sóc mẹ và con trong giai đoạn sau sinh.

Hồ sơ bệnh án của các bà mẹ cũng được sử dụng trong nghiên cứu này với vai trò so sánh và đối chiếu.

- Đối với đại diện gia đình:

Sử dụng hướng dẫn phỏng vấn sâu trên 10 đối tượng là người chăm sóc chính để hỗ trợ và bổ sung để làm sáng tỏ thêm cho những kết quả của nghiên cứu định lượng. Trong quá trình thu thập số liệu, các trường hợp điển hình, những thông tin giá trị, sẽ được mô tả, trích dẫn để minh họa thêm cho kết quả định lượng.


2.2.1.6. Các biến số nghiên cứu chính

- Các yếu tố về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu:

+ Tuổi, nghề nghiệp, tổng thu nhập hàng tháng (theo quy định của Bộ LĐ- TBXH), trình độ học vấn, nơi ở, số con,


+ Điều kiện nhà ở: hình thái nhà ở, phòng riêng, nước sạch.

+ Bà mẹ tiếp cận với thông tin về chăm sóc sau sinh

+ Người giúp sau sinh

+ Thông tin về chăm sóc sau sinh

- Thông tin về lần sinh tại thời điểm nghiên cứu:

+ Cách sinh

+ Cân nặng trẻ

+ Thời gian nằm viện,

+ Các biến chứng sau sinh của bà mẹ và trẻ sơ sinh

- Nhu cầu về CSSS của bà mẹ:

+ Nhu cầu về vật chất, thể chất (chăm sóc sức khỏe, nghỉ ngơi, lao động, dinh dưỡng, các biện pháp KHHGĐ)

+ Nhu cầu về tinh thần (thông tin, chia sẻ)

+ Nhu cầu về dịch vụ chăm sóc tại nhà do cán bộ y tế đảm nhiệm

- Kiến thức, thực hành chăm sóc sau sinh của bà mẹ:

+ Kiến thức chung về CSSS

+ Kiến thức bà mẹ về:

o nhận biết dấu hiệu nguy hiểm

o chế độ lao động, vệ sinh

o dinh dưỡng

o các biện pháp KHHGĐ

+ Thực hành chung CSSS

+ Thực hành của bà mẹ về:

o nhận biết dấu hiệu nguy hiểm

o chế độ lao động, vệ sinh

o dinh dưỡng


o các biện pháp KHHGĐ

- Các yếu tố ảnh hưởng đến CSSS:

+ Tiếp cận thông tin

+ Các yếu tố nhân khẩu: tuổi mẹ, số con, trình độ học vấn, cư trú, cách sinh...

+ yếu tố xã hội, tập quán.


2.2.2. Nghiên cứu can thiệp

Thiết kế được sử dụng trong nghiên cứu này là thiết kế can thiệp cộng đồng có đối chứng nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp của mô hình chăm sóc tại nhà sau sinh đối với kiến thức và thực hành chăm sóc sau sinh của bà mẹ tại cộng đồng. Nghiên cứu này cũng phân tích các ưu nhược điểm của can thiệp là mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà thực hiện bởi các cán bộ y tế.


2.2.2.1.Thời gian nghiên cứu:

Thời gian thu thập số liệu cho nghiên cứu này: từ tháng 6 đến 9/2011


2.2.2.2. Đối tượng nghiên cứu

Bà mẹ sinh con trong thời gian nghiên cứu tại bệnh viện Phụ sản trung

ương và bệnh viện đa khoa Ba Vì.

- Nhóm can thiệp

Bà mẹ sinh tại 2 bệnh viện được chọn trong thời gian nghiên cứu

Sống tại Hà Nội và các vùng lân cận

Sử dụng dịch vụ chăm sóc tại nhà

Đồng ý tham gia nghiên cứu

- Nhóm chứng

Bà mẹ sinh tại 2 bệnh viện trong thời gian nghiên cứu

Sống tại Hà nội


Không sử dụng bất kỳ hình thức chăm sóc tại nhà nào (kể cả nhờ cán bộ y tế đến khám)

Đồng ý tham gia nghiên cứu

- Các đối tượng nghiên cứu khác

Ngoài ra, nghiên cứu còn có các đối tượng nghiên cứu khác tham gia phần nghiên cứu định tính, đó là: đại diện gia đình, người chăm sóc bà mẹ- trẻ sơ sinh và cán bộ y tế đi chăm sóc tại nhà.


2.2.2.3. Cỡ mẫu:

- Phần nghiên cứu định lượng: đối tượng nghiên cứu là bà mẹ


[Z

(1/ 2)

2p(1p) Z [p (1p )p (1p )]2

11

1 2

2

2

n1 n2


(p1


p )2


Trong đó: n1: cỡ mẫu nghiên cứu nhóm can thiệp

n2: cỡ mẫu nghiên cứu nhóm không can thiệp (nhóm chứng)

p1: tỷ lệ bà mẹ có thực hành sau sinh đạt yêu cầu theo nghiên cứu của tác giả Lê Thị Vân là 40% [40].

p2: ước tính tỷ lệ sau can thiệp là 50 %

p: (p1 + p2)/2, Z1-α/2: độ tin cậy lấy ngưỡng xác suất 95% ) Z1-: lực mẫu (= 80%)

Cỡ mẫu tính được là: n1 = n2 = 468. Lấy thêm 10% đề phòng một số bà mẹ không tham gia được đến khi kết thúc nghiên cứu, được cỡ mẫu là n nhóm can thiệp = n nhóm chứng = 519 bà mẹ. Tổng mẫu: 1038 bà mẹ


- Phần nghiên cứu định tính:

+ Đối tượng là bà mẹ: Mười trong tổng số các bà mẹ tham gia dịch vụ chăm sóc

tại nhà được phỏng vấn sâu để thu thập thêm thông tin về chất lượng dịch vụ và


các yếu tố ảnh hưởng. Lựa chọn ngẫu nhiên bằng phương pháp bốc thăm theo

danh sách.

+ Đối tượng nghiên cứu là đại diện gia đình/ người chăm sóc chính tham gia dịch vụ : Mười trong tổng số các bà mẹ tham gia dịch vụ chăm sóc tại nhà được phỏng vấn sâu để thu thập thêm thông tin về chất lượng dịch vụ và các yếu tố ảnh hưởng. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện theo danh sách các bà mẹ đã được chọn vào nghiên cứu định tính.

+ Đối tượng nghiên cứu là cán bộ y tế tham gia dịch vụ chăm sóc tại nhà: Lựa chọn trong danh sách các cán bộ y tế tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc sau sinh để phỏng vấn sâu, bao gồm: mỗi bệnh viện 01 bác sỹ, 01 điều dưỡng. Phương pháp chọn mẫu: lấy ngẫu nhiên theo danh sách do bệnh viện cung cấp bằng bốc thăm ngẫu nhiên.

+Đối tượng nghiên cứu là cán bộ quản lý: cán bộ lãnh đạo tại hai bệnh viện được mời tham gia phỏng vấn sâu tìm hiểu về cơ sở, chính sách tiến hành dịch vụ chăm sóc tại nhà. Mỗi bệnh viện 1 người. Đối tượng là cán bộ lãnh đạo (giám đốc, phó giám đốc) có chuyên môn, được giao phụ trách dịch vụ chăm sóc tại nhà,

2.2.2.4. Cách chọn mẫu:

- Nhóm can thiệp là những bà mẹ sinh con trong thời gian thu thập số liệu tại hai bệnh viện, tự nguyện tham gia dịch vụ chăm sóc tại nhà sau khi được tư vấn tại phòng đẻ của hai bệnh viện nghiên cứu. Lấy hết cho đến khi đủ số lượng nghiên cứu là 519. Trong đó: bệnh viện Phụ sản trung ương là: 461 bà mẹ, Bệnh viện Ba Vì: 58 bà mẹ.

- Nhóm chứng lấy cùng thời điểm với nhóm can thiệp cho đến khi lấy đủ

số đối tượng ghép cặp.


- Thiết kế nghiên cứu là can thiệp cộng đồng có đối chứng nhưng do nhóm can thiệp và nhóm chứng không được phân bố ngẫu nhiên nên để hạn chế sai số lựa chọn, và đảm bảo tính đồng nhất trước can thiệp, nhóm nghiên cứu đã tiến hành ghép cặp theo các đặc điểm: nhóm tuổi mẹ, số con sống và thu nhập hàng tháng.


Thời gian can thiệp 10 ngày sau sinh


CT1

X

CT2

C1

X

C2

Nhóm can thiệp (CT)

(sử dụng dịch vụ CS tại nhà) (thu nhận từ 6/2011)

Nhóm chứng (C)

(không sử dụng dịch vụ CS tại nhà

tương đồng về nhóm tuổi, thu nhập và số con)


So sánh trước can thiệp So sánh sau can thiệp


Hình 2.2. Thiết kế nghiên cứu can thiệp


2.2.2.5. Mô tả can thiệp sử dụng trong nghiên cứu này

- Mô tả chung: mô hình can thiệp chăm sóc sau sinh tại nhà của sản phụ sau khi ra viện, được thực hiện bởi cán bộ y tế (bác sỹ, nữ hộ sinh), có thăm khám, tư vấn sức khỏe, và có thu phí.

- Mục tiêu của can thiệp:

1. Tăng kiến thức và thực hành đúng của bà mẹ về chăm sóc sau sinh

2. Kịp thời phát hiện các bất thường về mặt sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ

sinh thời kỳ sau sinh.

- Thời gian can thiệp:


Thời gian can thiệp của mô hình bắt đầu khi sản phụ xuất viện đến khi hết 10 ngày. Sản phụ và sơ sinh sẽ được bác sỹ thăm khám 2 lần (ngày đầu tiên sau khi về nhà , thường là ngày 3 đối với các bà mẹ đẻ thường, và ngày 5 đối với sinh mổ). Hàng ngày có nữ hộ sinh đến tắm bé và hướng dẫn bà mẹ chăm sóc em bé. Các bác sỹ sẽ cách ngày xuống thăm khám cho sản phụ kể từ ngày đầu tiên chăm sóc.

- Địa điểm can thiệp: Tại nhà sản phụ.


Tìm hiểu thực trạng chăm sóc

sau sinh của bà mẹ

Tìm hiểu sự khác biệt của 2 nhóm và Kết thúc

nghiên cứu

Ngày 42

Thời gian sử dụng can thiệp= 10 ngày sau khi ra viện

Ngày 1 sau đẻ

Ra viện

Tuần 2


Hình 2.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu

- Nội dung can thiệp:

Nội dung của can thiệp sẽ bám sát theo hướng dẫn quốc gia về chăm sóc

sức khỏe sinh sản, cụ thể xem bảng 2.1.

Bà mẹ sẽ lần lượt được hướng dẫn, tư vấn về cách chăm sóc con, và bản thân. Trong đó, có 4 nội dung tư vấn về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, vệ sinh- lao động-vận động và kế hoạch hóa gia đình. Bác sỹ và điều dưỡng tham gia dịch vụ được tập huấn về phương pháp tư vấn và các nội dung tư vấn chăm sóc sau sinh. Điểm mới của can thiệp này so với các dịch vụ chăm sóc sau sinh ở bệnh viện Phụ sản trung ương so với một số cơ sở y tế khác đó là ngoài việc coi trọng chăm sóc sức khỏe cho mẹ và con thì tư vấn, giáo dục cho bà mẹ về chăm sóc


sức khỏe, lao động, nghỉ ngơi vệ sinh, dinh dưỡng và các biện pháp kế hoạch hóa

gia đình được chủ động đưa vào chương trình như một thành tố bắt buộc.

- Với con:

Khám sơ sinh: kiểm tra tổng quát, khám tăng trưởng, nhắc lịch tiêm chủng, phát hiện các bất thường (nếu có), quan sát vận động của trẻ

Chăm sóc: tắm và thay băng rốn, nhỏ mắt, mũi.

Hướng dẫn cách quấn tã, mặc quần áo, cách bế trẻ và cách đặt bé nằm sau khi cho bú.

Hướng dẫn bà mẹ cách phát hiện các dấu hiệu bất thường ở trẻ để xử trí kịp thời.

Hướng dẫn tư thế bú đúng và tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ, những lợi ích của sữa mẹ

Bảng 2.1. Nội dung của chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh sau sinh theo hướng dẫn quốc gia về SKSS

Với mẹ:

Khám và theo dõi sản phụ sau đẻ: co hồi tử cung, sản dịch, vết khâu TSM, vú, tiêm kháng sinh.

Cắt chỉ tầng sinh môn hoặc chăm

sóc vết mổ

Tư vấn chế độ lao động, nghỉ ngơi, giấc ngủ, vệ sinh thân thể

Tư vấn chế độ dinh dưỡng cân

đối, và bổ sung dưỡng chất

Tư vấn phương pháp cho con bú, chăm sóc bầu sữa để có đủ sữa cho con bú

Tư vấn sức khỏe, các dấu hiệu nguy hiểm cần đi khám

Hướng dẫn các biện pháp

KHHGĐ


- Phí dịch vụ:

Phí được tính theo công thức: giá dịch vụ + giá cước di chuyển.

* Giá trung bình: ở thành phố từ 250,000- 430,000 đ/lần, ở nông thôn từ 125.000đ -215.000 đ/lần (bảng 2.2)

Bảng 2.2. Tính giá dịch vụ chăm sóc tại nhà


Khoảng cách

Bệnh viện Phụ sản TƯ

Bệnh viện Ba Vì

+ Dưới 5km

2.500.000

1.250.000

+ Từ 5km đến dưới 10 km

3.000.000

1.500.000

+ Từ 10km đến dưới 15km

3.600.000

1.800.000

+ Từ 15km đến dưới 20km

4.300.000

2.150.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn Hà nội và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà - 7

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2022