Ảnh Hưởng Của Thuế Đến Sự Công Bằng Trong Phân Phối Thu Nhập

thu nhập chịu thuế luôn trên nguyên tắc khấu trừ trước khi tính thuế. Quy định nêu trên đã thể hiện nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế của người có thu nhập. Cụ thể, tất cả các cá nhân có thu nhập (trừ trường hợp miễn, giảm thuế) không kể người Việt Nam hay nước ngoài, công chức hay hành nghề tự do đều phải nộp thuế; người có thu nhập thấp hơn chưa phải nộp thuế, người có thu nhập cao hơn thì hưởng các nguồn lợi nhiều hơn, làm phát sinh chi phí chung xã hội lớn hơn nên phải nộp thuế nhiều hơn; người có thu nhập như nhau nhưng có hoàn cảnh khác nhau thì phải nộp thuế khác nhau.

Để thấy rõ vai trò trên của thuế thu nhập cá nhân có thể sử dụng đường cong Lorenz dưới đây (hình 1.1)


GDP %

Thu nhập được phân phối công bằng


Thu nhập trước thuế


Thu nhập sau thuế

Dân cư %

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.


Hình 1.1: Ảnh hưởng của thuế đến sự công bằng trong phân phối thu nhập

Thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi - 3

Đồ thị trên cho thấy đường cong Lorenz càng gần đường phân giác thì càng phản ánh sự phân phối công bằng. Điều đó được trợ giúp bởi thuế lũy tiến thông qua việc thực hiện thuế thu nhập cá nhân để đảm bảo rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo trong xã hội.

`Cũng như những sắc thuế khác, thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế mang lại nguồn ngân sách khá lớn cho nhiều quốc gia trên thế giới. Cho

đến nay có hơn 180 nước trên thế giới đã áp dụng Luật thuế thu nhập cá nhân, tỷ trọng thuế thu nhập chiếm khoảng 13-40% tổng số thu ngân sách tùy theo quan điểm đánh thuế của từng nước. Chẳng hạn như ở Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức... là 30-40%; Các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Philippines... chiếm khoảng 13-14% [51]. Ở Việt Nam thuế thu nhập cá nhân ra đời muộn và nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân chiếm khoảng 3-7% tổng thu ngân sách [28]. Tuy là nguồn thu không lớn, nhưng đây cũng là nguồn thu quan trọng để nhà nước sử dụng tái đầu tư vào các công trình như điện, đường, trường, trạm và các hoạt động xã hội cũng như xây dựng an ninh quốc phòng góp phần nâng cao đời sống của bản thân người nộp thuế nói riêng và toàn thể nhân dân nói chung đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

Tuy nhiên, thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế đánh trực tiếp trên thu nhập cá nhân nên ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và hoàn cảnh gia đình của người nộp thuế. Hơn nữa việc xác định thu nhập chịu thuế hiện nay rất khó nhất là đối với những thu nhập từ ngành, nghề tự do, vì vậy chưa đảm bảo được nhu cầu phân phối lại thu nhập quốc dân qua thuế, chưa đáp ứng được công bằng xã hội, tạo tâm lý phân bua trong một số bộ phận người nộp thuế.


1.2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN


1.2.1. Quan điểm, mục tiêu, yêu cầu ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân

Quan điểm, mục tiêu, yêu cầu ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam được nêu rõ trong Tờ trình Quốc hội số 134/TTr-CP ngày 17 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ.

1.2.1.1. Quan điểm, mục tiêu xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân

Thứ nhất, đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Tính công bằng trong chính sách thuế thu nhập cá nhân biểu hiện ở chỗ: các cá nhân có thu nhập ngang nhau thì phải được nộp thuế như nhau (công bằng theo chiều ngang); các cá nhân có thu nhập khác nhau thì phải nộp thuế khác nhau (công bằng theo chiều dọc). Đối với thuế thu nhập cá nhân, công bằng theo chiều dọc nghĩa là điều tiết thu nhập nhiều hơn đối với những người có thu nhập cao hơn. Muốn thực hiện sự công bằng trong thực thi thuế thu nhập cá nhân cần xác định đúng đắn đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, mức thuế phải nộp và các khoản giảm trừ.

Thứ hai, đảm bảo động viên một cách hợp lý thu nhập dân cư, khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập làm giàu chính đáng. Việc ban hành thuế thu nhập cá nhân phải thể hiện được tính hợp lý đối với tất cả các khoản thu nhập dân cư, chỉ đánh thuế sau khi đã tính toán các khoản khấu trừ cho cá nhân phù hợp, đồng thời mức thuế suất phản ánh được quyền lợi cá nhân nhận được sau khi đánh thuế. Nếu mức thuế suất quá cao, tức là khoản thu nhập còn lại sau khi nộp thuế quá thấp sẽ dẫn đến tâm lý không muốn làm việc để có thêm thu nhập hoặc tìm cách trốn các nghĩa vụ thuế.

Thứ ba, ban hành và áp dụng thuế thu nhập cá nhân có tính đến bước đi phù hợp với tình hình nước ta và thông lệ quốc tế; kế thừa những quy định có tính chọn lọc những quy định trong chính sách thuế hiện hành. Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam ra đời muộn so với nhiều quốc gia trên thế giới, song nguồn thu nhập bình quân đầu người dân cư chưa cao, việc quản lý thu nhập của dân cư cũng rất khó khăn. Vì vậy khi ban hành luật thuế, nhà nước phải tính đến các đặc trưng riêng của thu nhập dân cư, các quy định pháp luật hiện hành trong nước nhằm đạt hiệu quả thi hành luật cao. Tuy nhiên, do nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam

tham gia hoặc ký kết, các chính sách thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng cũng phải tính đến sự phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ tư, đảm bảo huy động nguồn lực để nhà nước giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội. Thuế là công cụ quan trọng có khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng của nhà nước và giải quyết các vấn đề xã hội. Nhất là trong điều kiện hiện nay khi vai trò của nhà nước không chỉ đơn thuần điều chỉnh kinh tế - xã hội bằng các biện pháp hành chính và ngày càng sử dụng nhiều biện pháp kinh tế để can thiệp và điều chỉnh các hoạt động kinh tế - xã hội. Đối với thuế thu nhập cá nhân, có hai cách để đảm bảo tăng mức thu thuế cho ngân sách nhà nước là tăng thuế suất và mở rộng diện đánh thuế. Trong đó, cách thứ hai đảm bảo tính khả thi và hiệu quả hơn vì xu hướng mở rộng diện đánh thuế, giảm bớt thuế suất tối đa hiện nay đang là trào lưu cải cách chung của các nước trên thế giới và đã được chứng minh qua thực tiễn thành công ở nhiều quốc gia.

1.2.1.2. Yêu cầu của Luật thuế thu nhập cá nhân

Một là, nắm thông tin về thu nhập dân cư, từng bước quản lý tiến tới kiểm soát thu nhập, phục vụ cho công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước trong từng thời kỳ. Hiện nay, việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội gặp không ít khó khăn là do nhiều nguyên nhân, trong đó việc nhà nước chưa có cơ chế hữu hiệu để kiểm soát thu nhập và nắm thông tin thu nhập dân cư là một trong những nguyên nhân quan trọng. Việc thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân là một trong những giải pháp hữu hiệu để nhà nước có thể thể nắm thông tin và tiến tới kiểm soát thu nhập. Bởi vì, muốn thu thuế thu nhập cá nhân thì nhà nước phải biết được các khoản thu mà cá nhân có được trong quá trình hoạt động của mình. Việc kiểm soát thu nhập thông qua chính sách thuế sẽ có hiệu quả hơn nhiều so với việc điều tra thu nhập thông qua các kênh thông tin, khảo sát xã hội và các báo cáo mang tính định ước của các cơ quan, tổ chức.

Hai là, đảm bảo đơn giản dễ thực hiện, dễ kiểm tra, minh bạch và công khai.

Đây là yêu cầu cơ bản trong mọi chính sách thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng trong quy trình thủ tục kê khai, nộp thuế và quản lý hành chính thuế, từng bước áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, tạo điều kiện cho cả đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế, qua đó góp phần thúc đẩy quá trình cải cách hành chính và hiện đại hóa công tác quản lý thu thuế. Đây cũng là những yêu cầu cơ bản của quá trình quốc tế hóa hệ thống chính sách thuế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay và trong tương lai.

Ba là, phù hợp với thực tiễn và hệ thống pháp luật của Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế. Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam ra đời trong điều kiện nhiều sắc thuế trong nước đã phát triển và tương đối hoàn thiện, thuế thu nhập cá nhân của các nước trên thế giới chiếm vai trò quan trọng trong tổng thu nhập quốc dân và việc đẩy mạnh kinh tế quốc tế cũng như sự chuyển dịch lao động giữa các quốc gia diễn ra mạnh mẽ. Việc ban hành một chính sách thuế mới phải phù hợp với chính sách pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế là yêu cầu quan trọng đảm bảo tính khả thi khi được ban hành và tạo điều kiện thuận lợi hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2.2. Nội dung của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân

1.2.2.1. Đối tượng nộp thuế

Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu nên đối tượng chịu thuế cũng chính là đối tượng nộp thuế. Việc xác định đối tượng nộp thuế là cơ sở để vận dụng cách tính thuế cho phù hợp. Đối với cá nhân thì "nguồn phát sinh thu nhập" và "nơi cư trú" có thể là ở các quốc gia khác nhau. Vì vậy, để xác định đối tượng nộp thuế, thông thường dựa vào hai tiêu thức là "nguồn phát sinh thu nhập" và "nơi cư trú".

Tiêu thức "nơi cư trú" quy định một cá nhân phải nộp thuế đối với mọi khoản thu nhập phát sinh từ mọi nơi trên thế giới tại nước mà cá nhân được xác nhận là cư trú.

Tiêu thức "nguồn phát sinh thu nhập" lại quy định, một cá nhân chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân tại Quốc gia phát sinh nguồn thu nhập đó.

Từ trước đến nay, việc tính thuế thu nhập cá nhân của các quốc gia trên thế giới chủ yếu dựa vào tiêu thức "nơi cư trú". Bởi vì việc tính thuế thu nhập cá nhân theo tiêu thức "nguồn phát sinh thu nhập" rất phức tạp đối với việc xác định thu nhập cá nhân, khoản miễn trừ khi cá nhân đó có nguồn thu nhập và nơi cư trú ở nhiều quốc gia khác nhau. Dựa vào tiêu thức "nơi cư trú" việc tính thuế thu nhập cá nhân đơn giản hơn rất nhiều vì dù các khoản thu nhập đó thường được chuyển về nơi cư trú hoặc thông qua hợp đồng lao động, vì vậy nhà nước vẫn có thể kiểm soát được thu nhập. Đồng thời các khoản khấu trừ thông thường phát sinh từ nơi cư trú nên việc tính thuế thu nhập cá nhân cũng tương đối chính xác đối với những đối tượng này. Tuy nhiên, trong Luật thuế thu nhập cá nhân của mỗi nước lại có khái niệm khác nhau về nơi cư trú:

Nhật Bản đưa ra một định nghĩa tương đối phức tạp, trong đó có 3 khái niệm khác nhau là cá nhân cư trú thường xuyên, cá nhân cư trú không thường xuyên và cá nhân không cư trú, cụ thể là: Cá nhân cư trú thường xuyên là cá nhân định cư thường xuyên ở Nhật Bản liên tục trong vòng 5 năm; cá nhân cư trú không thường xuyên là cá nhân không có ý định cư trú thường xuyên tại Nhật Bản nhưng có nơi cư trú ở Nhật Bản từ 1 năm trở lên nhưng không quá 5 năm; cá nhân không cư trú là cá nhân không có nơi định cư tại Nhật Bản và sống tại Nhật Bản ít hơn 1 năm. Các cá nhân nước ngoài đến Nhật Bản sẽ được coi là có nơi cư trú tại Nhật Bản trừ khi các hợp đồng lao động hoặc các giấy tờ khác ghi rõ rằng họ sẽ ở lại Nhật Bản ít hơn 1 năm. Các cá nhân cư trú thường xuyên bị đánh thuế trên thu nhập từ mọi nguồn; các cá nhân cư

trú không thường xuyên bị đánh thuế trên thu nhập có nguồn gốc từ nước ngoài nhưng được trả tại Nhật Bản hoặc được chuyển đến Nhật Bản; các cá nhân không cư trú chỉ phải nộp thuế đối với thu nhập có nguồn gốc từ Nhật Bản. Ở Pháp, một người được coi là cư trú tại Pháp nếu coi pháp là nơi ở chính, hành nghề chính hay có các trung tâm quyền lợi đặt tại Pháp hoặc thường xuyên có mặt tại Pháp hơn 06 tháng trong một năm hoặc Pháp là nơi mang lại phần lớn thu nhập. Ở Hàn Quốc, cá nhân cư trú tại Hàn Quốc là người có nhà ở Hàn Quốc hoặc cư trú tại Hàn Quốc 01 năm trở lên. Ở Hồng Kông, mọi cá nhân không phân biệt "cư trú" hay "không cư trú" chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân ở Hồng Kông đối với các khoản thu nhập phát sinh ở nước này. Luật thuế thu nhập cá nhân của Mỹ lại quy định: cá nhân cư trú là công dân Mỹ và những người cư trú ở Mỹ tối thiểu 330 ngày đêm [62, tr. 13-14].

Như vậy, tùy theo chính sách và trình độ quản lý mà mỗi quốc gia sẽ đưa ra quy định của mình cho phù hợp.

Đối với những cá nhân không cư trú mà có phát sinh thu nhập tại nước đó thì hầu hết các quốc gia sử dụng tiêu thức "nguồn phát sinh thu nhập" để đánh thuế thu nhập cá nhân. Cách tính thuế theo nguồn phát sinh thu nhập chỉ thích hợp với những nước có nhiều người nước ngoài đến làm việc và đầu tư, hầu như không đánh thuế đối với công dân nước họ đi làm hoặc đầu tư ở nước ngoài vì nếu đánh thuế với những đối tượng này thì công dân nước họ bị đánh thuế thu nhập cá nhân hai lần.

Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân thì đối tượng nộp thuế là cá nhân có cư trú tại Việt Nam đáp ứng hai điều kiện:

(1) có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; và (2) có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn [55].

Luật thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 đã bổ sung quy định "thời hạn của hợp đồng thuê nhà để ở trên hợp đồng là 183 ngày trở lên" [60], nhưng quá trình triển khai vẫn phát sinh bất cập là người Việt Nam có nơi ở thường trú tại Việt Nam mà đi công tác, học tập, lao động tại nước ngoài từ 183 ngày trở lên, người nước ngoài là đối tượng cư trú tại nước ngoài đến Việt Nam từ 183 ngày trở lên đều có thể là đối tượng cư trú của 2 nước và là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam trên thu nhập toàn cầu. Mặc dù không dẫn đến tình trạng cá nhân là đối tượng cư trú của 2 nước như nêu trên bị đánh thuế trùng và không làm tăng thêm số thuế thu được (do đã được khắc phục bằng việc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết), tuy nhiên quy định này vẫn phát sinh thủ tục hành chính gây phiền hà cho người nộp thuế và phức tạp trong quản lý thu thuế.

1.2.2.2. Thu nhập chịu thuế

Để đánh giá đúng và chính xác tiêu chí của việc ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân mà từng nước áp dụng như: Sắc thuế này có thực sự công bằng không, thuế này đem lại nguồn thu như thế nào cho ngân sách thì việc xác định các loại thu nhập chịu thuế là vấn đề mang tính quyết định. Thu nhập chịu thuế là một khoản thu nhập nằm trong diện chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định trong chính sách thuế thu nhập cá nhân của từng quốc gia. Để tính được thuế thu nhập cá nhân mà đối tượng nộp thuế phải nộp, trước tiên phải xác định được những khoản thu nhập nào là thu nhập chịu thuế và cách tính thu nhập, sau đó trừ các khoản miễn trừ, khấu trừ...(nếu có) cơ quan thuế xác định được thu nhập tính thuế, áp dụng thuế suất theo quy định sẽ xác định được số thuế phải nộp.

Thu nhập cá nhân được hiểu là giá trị vật chất cá nhân kiếm được trong một khoảng thời gian (thường là 01 năm) sau khi đã khấu trừ các chi phí để tạo ra thu nhập đó.

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 12/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí