Thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi - 2

trên cơ sở đó đề ra những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân , góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế tại Việt Nam.

- Nhiệm vụ

Để thực hiện mục đích nêu trên tác giả luận văn thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau:

+ Nghiên cứu một cách có hệ thống những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thuế thu nhập cá nhân .

+ Tìm hiểu quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân của một số quốc gia trên thế giới

+ Nghiên cứu thực tiễn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, nêu ra những bất cập của pháp luật Việt Nam về vấn đề này và đề xuất các định hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đây là những quy định chủ yếu điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thuế thu nhập cá nhân . Luận văn cũng nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, đây là cơ sở để đánh giá tính hiệu quả, sự tác động của Luật thuế thu nhập cá nhân thời gian qua và kết quả thu được sau quá trình thực hiện luật thuế trên thực tế.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Cơ sở lý luận của luận văn là học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thuế thu nhập cá nhân .

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

- Phương pháp nghiên cứu đề tài: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê. Đồng thời tác giả cũng sử dụng nguồn thông tin dự liệu từ nhiều nguồn như: từ các khảo sát, nghiên cứu khoa học về thuế thu nhập cá nhân của các nhà nghiên cứu, các dự liệu từ Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục thuế Quảng Ngãi, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi, các bài báo, tạp chí, báo điện tử, tài liệu hội thảo liên quan đến vấn đề thuế thu nhập cá nhân .

6. Ý nghĩa của luận văn

Thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi - 2

- Đây là công trình nghiên cứu khoa học cụ thể về những quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn thực hiện tại địa phương cụ thể.

- Đánh giá sự phù hợp của pháp luật đối với hoạt động thực hiện pháp luật trên thực tế, rút ra những điểm bất cập, khó khăn trong quá trình thực hiện quy định cụ thể của pháp luật, đề xuất phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của Luật này trong thời gian tới, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, tạo lập công bằng xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thuế thu nhập cá nhân và những quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

Chương 2: Thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN


1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN


1.1.1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, việc đánh thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng là một tất yếu khách quan, gắn liền với sự ra đời, tồn tại của một nhà nước. Mỗi nhà nước ở một giai đoạn lịch sử có bản chất, chức năng và nhiệm vụ cụ thể khác nhau. Nhưng để duy trì sự tồn tại của mình, Nhà nước cần có nguồn tài chính để chi tiêu, trước hết là chi tiêu để duy trì và củng cố bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương thuộc phạm vi lãnh thổ mà nhà nước đó cai quản, chi cho các công việc thuộc chức năng nhà nước như: quốc phòng, an ninh, chi cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, chi cho các vấn đề phúc lợi công cộng, về sự nghiệp, về xã hội trước mắt và lâu dài.

Để có nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu, nhà nước thường sử dụng các hình thức động viên khác nhau. Hình thức nhà nước dùng quyền lực chính trị buộc dân đóng góp để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình - đó chính là thuế [74, tr. 6].

Theo tên gọi trước đây thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao được hiểu là một loại thuế đánh vào cá nhân có thu nhập, và chỉ cá nhân nào có thu nhập cao hơn người khác mới phải nộp thuế, còn những cá nhân có thu nhập thấp hơn không phải nộp thuế. Hiện nay vẫn nhiều người vẫn gọi thuế thu nhập cá nhân là thuế thu nhập cao, dẫn đến hiểu sai bản chất của loại thuế này và đánh giá không đúng vai trò của nó.

Thu nhập cá nhân trong kinh tế là thuật ngữ đề cập đến các khoản thu nhập của một cá nhân kiếm được trong một niên độ thời gian nhất định từ tiền lương, đầu tư và các khoản khác, nó là tổng hợp của tất cả các thu nhập thực nhận bởi tất cả các cá nhân hoặc hộ gia đình. Còn theo cách hiểu thông thường thì "thu nhập cá nhân" là khoản thu nhập mà một người có được bằng hoạt động của mình.

Như vậy, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế mà nhà nước thu trực tiếp trên thu nhập nhận được của cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm hoặc từng lần phát sinh.

Đối với những quốc gia có nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường thì thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế có tầm quan trọng trong việc huy động nguồn thu ngân sách và thực hiện công bằng xã hội.

Thuế thu nhập cá nhân lần đầu tiên ra đời ở Anh (1841), sau đến Nhật (1887), Đức (1889), Mỹ (1913). Trung Quốc, thuế thu nhập cá nhân ra đời từ năm 1941 nhưng đến năm 1955 mới trở thành sắc thuế độc lập; Ở Pháp, thuế thu nhập cá nhân ra đời năm 1961; Liên Xô năm 1922, Hàn Quốc 1974 và cho đến nay theo thống kê của ERNT&YOUNG tại "the global Excutive" hiện nay thế giới có hơn 136 nước áp dụng thuế suất thuế thu nhập cá nhân . Thuế thu nhập cá nhân trên thế giới thông thường đánh vào cả cá nhân kinh doanh và cá nhân không kinh doanh. Thuế này được coi là sắc thuế đặc biệt vì có lưu ý đến hoàn cảnh của các cá nhân có thu nhập phải nộp thuế thông qua việc xác định miễn, giảm thuế hoặc khoản miễn trừ đặc biệt.

Theo quy định của Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân thì "đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch có thu nhập phát sinh theo quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân đều phải nộp thuế" [55]. Như vậy, thuế thu nhập cá nhân cũng là thuế đánh trên khoản thu nhập của chủ thể nhất định nhưng thuế thu nhập cá

nhân khác với thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân chỉ đánh vào những cá nhân có thu nhập quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân còn thuế thu nhập doanh nghiệp thì đánh vào mọi doanh nghiệp có thu nhập. Vì vậy đối tượng miễn thuế thu nhập cá nhân là những khoản thu nhập của cá nhân chứ không phải cá nhân có thu nhập, đối tượng miễn thuế thu nhập doanh nghiệp là doanh nghiệp có thu nhập được miễn thuế chứ không phải khoản thu nhập của doanh nghiệp.

1.1.2. Đặc trưng của thuế thu nhập cá nhân

Sự ra đời của thuế thu nhập cá nhân bắt nguồn từ hai yêu cầu cơ bản là đảm bảo nhu cầu xã hội và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Thuế thu nhập cá nhân có những đặc trưng cơ bản sau:

- Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập của cá nhân. Do đó đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân không có khả năng chuyển giao nghĩa vụ nộp thuế sang cho đối tượng khác tại thời điểm đánh thuế.

- Thuế thu nhập cá nhân có diện đánh thuế rất rộng, thể hiện ở hai khía cạnh:

Một là, thu nhập chịu thuế là toàn bộ các khoản thu nhập của đối tượng nộp thuế không phân biệt thu nhập đó phát sinh có nguồn gốc trong nước hay nước ngoài. Chính vì vậy, nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ thuế thu nhập cá nhân là rất lớn.

Hai là, đối tượng kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân là những người có thu nhập, bao gồm cả công dân của nước sở tại và người nước ngoài cư trú thường xuyên hay không thường xuyên nhưng có số ngày có mặt, làm việc, có thu nhập theo mức độ quy định của luật thuế thu nhập cá nhân. Với quy định này việc bỏ sót đối tượng nộp thuế rất ít xảy ra. Nhà nước dễ dàng quản lý được thu nhập của dân cư và áp dụng các chính sách thuế phù hợp.

- Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế thu nhập nhưng khác với thuế thu nhập doanh nghiệp ở chỗ thuế thu nhập doanh nghiệp đánh trên khoản thu doanh nghiệp có được sau khi trừ chi phí phát sinh từ hoạt động doanh nghiệp còn thuế thu nhập cá nhân thì thu nhập tính thuế là khoản thu của cá nhân không những được khấu trừ chi phí cuộc sống của đối tượng nộp thuế (tái tạo sức lao động) mà còn được loại trừ một số khoản thu nhập khác như thu nhập mang tính trợ cấp xã hội, chi phí nuôi con, nuôi dưỡng cha mẹ già, lưu ý đến hoàn cảnh của cá nhân có thu nhập nộp thuế thông qua việc xác định miễn, giảm thuế hoặc khoản miễn trừ đặc biệt. Đây là những khoản khấu trừ mang tính chất nghĩa vụ của người nộp thuế được pháp luật quy định vì các nghĩa vụ này các chủ thể chỉ thực hiện được khi gắn liền với thu nhập của mỗi cá nhân. Việc thực hiện quy định này cũng nhằm đảm bảo thực hiện các quy định pháp luật khác mà nhà nước đã ban hành.

- Góc độ kỹ thuật tính thuế thu nhập cá nhân khá phức tạp, áp dụng phương pháp lũy tiến bởi diện đánh thuế rất rộng, việc tính thuế gắn liền với hoàn cảnh cá nhân, chính sách xã hội cụ thể mới đảm bảo được công bằng xã hội, người có thu nhập cao hơn thì trước và sau khi nộp thuế họ vẫn còn một khoản thu nhập cao hơn so với người có thu nhập thấp hơn khi chưa nộp thuế. Đây là điều kiện khuyến khích các cá nhân tích cực lao động sản xuất để tăng thu nhập đồng nghĩa với việc nhà nước tăng nguồn thu từ thuế.

1.1.3. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế trực thu có diện đánh thuế rộng, nên việc ban hành sắc thuế ảnh hưởng rất lớn đến nhà nước cũng như đối tượng nộp thuế.

1.1.3.1. Đối với nhà nước


Thứ nhất, thuế thu nhập cá nhân trở thành công cụ vô cùng cần thiết và hữu hiệu trong việc kiểm soát thu nhập của các tầng lớp dân cư, thực hiện

công bằng xã hội và quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Để kiểm soát thu nhập dân cư nhà nước sử dụng đồng thời hai cơ chế là cơ chế tự kê khai nộp thuế và cơ chế quản lý tiền công, tiền lương, báo cáo quyết toán kinh doanh... tuy chưa thực sự chính xác nhưng là căn cứ thống kê thu nhập của nhân dân phục vụ cho định hướng chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước phù hợp hơn.

Hiện nay trên thế giới sự phân chia giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội ngày càng rõ rệt. Mặc dù các khoản thu nhập cá nhân có được là do năng lực và sức lao động của mình bỏ ra, tuy nhiên các cá nhân không có thu nhập cao (không phải nộp thuế) phải chịu ảnh hưởng trực tiếp những hệ lũy xã hội phát sinh từ người có thu nhập cao hơn như sinh hoạt phí, giá điện, xăng, phí môi trường, chi phí về y tế, giáo dục... tăng cao và các loại thuế khác phục vụ cho nhu cầu tái cấu trúc xã hội. Đây là những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn đối kháng trong xã hội. Để giải quyết vấn đề này, các nước đã dùng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau trong đó thuế thu nhập cá nhân được xem như công cụ hữu hiệu để điều tiết bớt thu nhập của người có thu nhập cao, nhằm đảm bảo công bằng xã hội. Thuế thu nhập cá nhân góp phần đáng kể đối với việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, bởi lẽ thuế thu nhập cá nhân là một giải pháp để tăng cường hoặc giảm bớt điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư là cho tổng cầu của xã hội giảm hoặc tăng, từ đó có tác dụng co hẹp hoặc kích thích kinh tế phát triển.

Thứ hai, thuế thu nhập cá nhân là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Dù không phải là mục tiêu chủ yếu song việc thực hiện chính sách thuế nói chung và chính sách thuế thu nhập cá nhân nói riêng đã tạo nguồn thu vững chắc cho hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới. Cùng với xu hướng phát triển kinh tế ngày càng tăng, thu nhập ngày càng nhiều thì việc cải thiện nguồn ngân sách nhà nước bằng việc thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân là không thể phủ nhận.

Thứ ba, việc xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân góp phần hoàn thiện, khắc phục nhược điểm của một số chính sách thuế, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế. Một số thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đều có nhiều nhược điểm là có tính lũy thoái và ảnh hưởng đến người nghèo nhiều hơn người giàu vì khi tiêu thụ cùng một lượng hàng hóa mọi người không phân biệt giàu nghèo đều phải chịu một mức thuế như nhau. Việc tính thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp lũy tiến từng phần khắc phục được nhược điểm này.

Thứ tư, thuế thu nhập cá nhân góp phần hạn chế sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp: Trong doanh nghiệp thường tồn tại cả thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Giữa hai loại thuế này luôn luôn tồn tại mối quan hệ gắn bó với nhau. Thuế thu nhập cá nhân còn góp phần hạn chế sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp khi có sự thông đồng giữa các doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp với cá nhân. Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai cao hơn thực tế những chi phí phải trả cho các cá nhân để làm giảm thu nhập tính thuế của doanh nghiệp hòng trốn thuế thu nhập doanh nghiệp thì cá nhân hưởng những khoản trả nói trên sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập nhận được kê khai tăng thêm đó. Thu nhập doanh nghiệp tăng thường kéo theo sự tăng lên của thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.

1.1.3.2. Đối với người nộp thuế

Trong xu hướng hiện nay, thu nhập của dân cư có sự chênh lệch nhau, số đông dân cư có thu nhập thấp nhưng cũng có một số cá nhân có thu nhập cao, nhất là các cá nhân làm việc tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, ngành nghề giải trí hoặc cá nhân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên chỉ những cá nhân có thu nhập chịu thuế được quy định trong thuế thu nhập cá nhân mới phải nộp thuế. Đồng thời việc xác định

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2023