dịch vị thu được khi cho thức ăn hạt kích thích HCl nhiều hơn và sự tiêu hoá nhanh hơn dịch vị thu được khi cho uống sữa. Đây là cơ sở cho việc bổ sung sớm thức ăn và cai sữa sớm cho lợn con.
Thực nghiệm còn xác nhận rằng nhiều loại vi khuẩn đường ruột đã sinh ra các chất kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, khi lợn con sinh ra hệ vi sinh vật đường ruột chưa phát triển đầy đủ số lượng vi khuẩn có lợi, chưa có khả năng kháng lại vi khuẩn gây bệnh nên rất dễ nhiễm bệnh đường tiêu hoá.
2.2.6.3. Đặc điểm về cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con
Cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh vì vỏ đại não của lợn con chưa phát triển hoàn thiện. Do đó việc điều tiết thân nhiệt và năng lực phản ứng kém, dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường (nhiệt độ, đổ ẩm).
Ở lợn con, khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, yêu cầu về dinh dưỡng ngày càng tăng cao. Trong khi đó sản lượng sữa của lợn mẹ tăng dần đến 2 tuần sau khi đẻ và sau đó giảm dần cả về chất và lượng. Đây là mâu thuẫn giữa nhu cầu dinh dưỡng của lợn con và khả năng cung cấp sữa của lợn mẹ. Nếu không kịp thời bổ sung thức ăn cho lợn con thì lợn thiếu dinh dưỡng dẫn đến sức đề kháng yếu, lợn con gầy còm, nhiều lợn con mắc bệnh. Vì vậy nên tiến hành cho lợn con tập ăn sớm để khắc phúc tình trạng khủng hoảng trong thời kỳ 3 tuần tuổi và giai đoạn sau cai sữa.
Lợn con dưới 3 tuần tuổi cơ năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh nên thân nhiệt chưa ổn định, nghĩa là sự thải nhiệt và sinh nhiệt chưa cân bằng.
Khi còn là bào thai, các chất dinh dưỡng được mẹ cung cấp qua nhau thai, điều kiện sống tương đối ổn định. Lợn con sơ sinh gặp điều kiện sống hoàn toàn mới, nếu chăm sóc không tốt rất dễ mắc bệnh còi cọc và chết.
Ngoài ra lớp mỡ dưới da của lợn con còn mỏng, lượng mỡ glycogen dự trữ trong cơ thể lợn con còn thấp, trên cơ thể lợn lông còn thưa, mặt khác diện
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện quy trình nuôi dưỡng chăm sóc và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái hương nuôi con và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn khu khởi nghiệp khoa Chăn nuôi Thú y - 2
- Những Hiểu Biết Về Đặc Điểm Sinh Lý Tiết Sữa Của Lợn Nái Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng
- Những Hiểu Biết Về Quy Trình Nuôi Dưỡng Và Chăm Sóc Lợn Nái Đẻ Và Lợn Nái Nuôi Con
- Tổng Quan Các Nghiên Cứu Trong Và Ngoài Nước
- Tình Hình Chăn Nuôi Lợn Tại Trại Từ Năm Năm 2017 - 2018
- Thực hiện quy trình nuôi dưỡng chăm sóc và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái hương nuôi con và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn khu khởi nghiệp khoa Chăn nuôi Thú y - 8
Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.
tích bề mặt cơ thể so với khối lượng cơ thể chênh lệch tương đối cao nên lợn con dễ bị mất nhiệt và khả năng cung cấp nhiệt cho lợn con chống rét còn thấp dẫn đến lợn con rất dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi.
Ở điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí cao gây ra hiện tượng tăng toả nhiệt ở lợn con bằng phương thức bức xạ. Vì thế ở nước ta vào cuối mùa đông đầu mùa xuân, khí hậu lạnh và ẩm, lợn con sẽ bị toả nhiệt theo phương thức này, làm cho nhiệt lượng cơ thể mất đi, lợn bị lạnh. Đây là điều kiện thuận lợi dẫn đến phát sinh bệnh, nhất là bệnh đường tiêu hoá.
Cần phải chú ý đến thành phần dinh dưỡng của thức ăn, đặc biệt các chất khoáng và vitamin.
Chuồng trại của lợn nái nuôi con yêu cầu phải đảm bảo luôn khô ráo, sạch sẽ, không có mùi hôi thối, ẩm ướt. Do vậy hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ, phun sát trùng, rắc vôi theo định kỳ. Chuồng lợn nái nuôi con phải có ô úm lợn con và lắp máng tập ăn sớm cho lợn con. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp là 18 - 200C, độ ẩm 70 - 75% và ánh sáng phải chiếu 24/24 giờ.
2.2.7. Những hiểu biết về phòng và trị bệnh cho vật nuôi
2.2.7.1. Phòng bệnh
Như ta đã biết “Phòng bệnh hơn chữa bệnh’’, nên khâu phòng bệnh được đặt lên hàng đầu, nếu phòng bệnh tốt thì có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh được tổng hợp được đưa lên hàng đầu, xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh, vật chủ. Do vậy,việc phòng bệnh cũng như trị bệnh phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau:
- Phòng bệnh bằng vệ sinh và chăm sóc nuôi dưỡng tốt:
Bệnh xuất hiện trong một đàn lợn thường do nguyên nhân phức tạp, có thể là bệnh truyền nhiễm, hoặc không truyền nhiễm, hoặc không truyền nhiễm hoặc có sự kếp hợp cả hai. Có rất nhiều biện pháp đã được đưa ra áp dụng
nhằm kiểm soát các khả năng bệnh tật xảy ra trên đàn lợn. Phần lớn các biện pháp này đều nhằm làm giảm khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh và nâng cao sức đề kháng của lợn.
Theo Lê Văn Năm (2009) [11], vi khuẩn E.coli gây bệnh ở lợn là vi khuẩn tồn tại trong môi trường, đường tiêu hoá của vật chủ.Khi môi trường quá ô nhiễm do vệ sinh chuồng trại kém, nước uống thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, điều kiện ngoại cảnh thay đổi, lợn giảm sức đề kháng dễ bị cảm nhiễm E.coli, bệnh sẽ nổ ra vì vậy mà khâu vệ sinh, chăm sóc có một ý nghĩa to lớn trong phòng bệnh. Trong chăn nuôi việc đảm bảo đúng quy trình kĩ thuật là điều rất cần thiết, chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ tạo ra những gia súc khoẻ mạnh, có khả năng chống đỡ bệnh tật tốt và ngược lại. Ô chuồng lợn nái phải được vệ sinh tiêu độc trước khi vào đẻ. Nhiệt độ trong chuồng phải đảm bảo 27 - 300C với lợn cai sữa. Chuồng phải luôn khô ráo, không thấm ướt. Việc giữ gìn chuồng trại sạch sẽ kín, ấm áp vào mùa đông và đầu xuân. Nên dùng các thiết bị sưởi điện hoặc đèn hồng ngoại trong những ngày thời tiết lạnh ẩm để đề phòng bệnh lợn con phân trắng mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi.
- Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi
Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh. Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: Rửa sạch, để khô sau đó phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng ít nhất 15 ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản.Với những chuồng nuôi lưu cữu hoặc những chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm, cần phải vệ sinh tổng thể và triệt để: Sau khi đưa hết vật nuôi ra khỏi chuồng, xử lý theo hướng dẫn của thú y, cần phun sát trùng kỹ (pha dung dịch sát trùng và phun theo hướng dẫn khi chống dịch) toàn bộ chuồng nuôi từ mái, các dụng cụ và môi trường xung quanh, để khô và dọn, rửa. Các chất thải rắn
trong chăn nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học, chất thải lỏng, nước rửa chuồng cần thu gom để xử lý, không thải trực tiếp ra môi trường. Cần phải phun sát trùng 1 - 2 lần/ tuần trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất trong 30 ngày. Các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cần phải rửa sạch, phơi khô, sát trùng và đưa vào kho bảo quản. Vệ sinh và phun sát trùng quanh chuồng nuôi.
- Phòng bệnh bằng vắc xin:
Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất.
Vắc xin là một chế phẩm sinh học mà trong đó chứa chính mầm bệnh cần phòng cho một bệnh truyền nhiễm nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc tố hay vật liệu di truyền như ARN, ADN...) đã được làm giảm độc lực hay vô độc bằng các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học hay phương pháp sinh học phân tử (vắc xin thế hệ mới - vắc xin công nghệ gen). Lúc đó chúng không còn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng, nhưng khi đưa vào cơ thể động vật nó sẽ gây ra đáp ứng miễn dịch làm cho động vật có miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm gây bệnh của mầm bệnh tương ứng.
Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vắc xin) mới có miễn dịch.
2.2.7.2. Điều trị bệnh
Theo Đoàn Thị Kim Dung và cs (2002) [4] nguyên tắc để điều trị bệnh là:
+ Toàn diện: Phải phối hợp nhiều biện pháp như hộ lý, dinh dưỡng, đúng thuốc.
+ Điều trị sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh để dễ lành bệnh và hạn chế lây lan.
+ Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng của cơ thể, làm cho cơ thể tự nó chống lại mầm bệnh thì bệnh mới chóng khỏi, ít bị tái phát và biến chứng, miễn dịch mới lâu bền.
+ Phải có quan điểm khi chữa bệnh, chỉ nên chữa nhưng gia súc có thể chữa lành mà không giảm sức kéo và sản phẩm. Nếu chữa kéo dài, tốn kém vượt quá giá trị gia súc thì không nên chữa.
+ Những bệnh rất nguy hiểm cho người mà không có thuốc chữa thì không nên chữa.
Các biện pháp chữa bệnh truyền nhiễm là :
+ Hộ lý: Cho gia súc ốm nghỉ ngơi, nhốt riêng ở chuồng có điều kiện vệ sinh tốt (thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh). Theo dõi thân nhiệt, nhịp tim, hô hấp, phân, nước tiểu. phát hiện sớm những biến chuyển của bệnh để kịp thời đối phó. Cho gia súc ăn uống thức ăn tốt và thích hợp với tính chất của bệnh.
+ Dùng kháng huyết thanh: chủ yếu dùng chữa bệnh đặc hiệu vì vậy thường được dùng trong ổ dịch, chữa cho gia súc đã mắc bệnh. Chữa bệnh bằng kháng huyết thanh là đưa vào cơ thể những kháng thể chuẩn bị sẵn, có tác dụng trung hòa mầm bệnh hoặc độc tố của chúng (huyết thanh kháng độc tố).
+ Dùng hóa dược: phần lớn hóa dược được dùng để chữa triệu chứng, một số hóa dược dùng chữa nguyên nhân vì có tác dụng đặc hiệu đến mầm bệnh. Dùng hóa dược chữa bệnh phải tác động mạnh và sớm, vì nhiều loài vi khuẩn có thể thích ứng với liều lượng nhỏ. Chúng có thể chống lại thuốc và tính chất quen thuộc được truyền cho những thế hệ sau. Khi cần, có thể phối hợp nhiều loại hóa dược để tăng hiệu quả điều trị,vì nếu một loại thuốc chưa có tác dụng đến mầm bệnh thì có loại thuốc khác tác dụng tốt hơn.
+ Dùng kháng sinh: Kháng sinh là những thuốc đặc hiệu có tác dụng ngăn cản sự sinh sản của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên sử dụng kháng sinh có thể gây nhiều tai biến do thuốc có tính độc, do phản ứng dị ứng, do một lúc tiêu diệt nhiều vi khuẩn làm giải phóng một lượng lớn độc tố, làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể. Việc dùng kháng sinh bừa bãi còn gây nên hiện tượng kháng thuốc, làm giảm thấp tác dụng chữa bệnh của kháng sinh. Vì vậy, khi dùng thuốc cần theo những nguyên tắc sau đây:
- Phải chẩn đoán đúng bệnh để dùng đúng thuốc, dùng sai thuốc sẽ chữa không khỏi bệnh mà làm cho việc chẩn đoán bệnh về sau gặp khó khăn.
- Chọn loại kháng sinh có tác dụng tốt nhất đối với mầm bệnh đã xác định. Dùng liều cao ngay từ đầu, những lần sau có thể giảm liều lượng.
- Không nên vội vàng thay đổi kháng sinh mà phải chờ một thời gian để phát huy tác dụng của kháng sinh.
- Phải dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh để làm giảm liều lượng và độc tính của từng loại, làm diện tác động đến vi khuẩn rộng hơn, tăng tác dụng điều trị và hạn chế hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc.
- Phải tăng cường sức đề kháng của cơ thể gia súc như nuôi dưỡng tốt, dùng thêm vitamin, tiêm nước sinh lý…
2.2.8. Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái đẻ nuôi con
2.2.8.1. Bệnh viêm tử cung
Tử cung là bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục, nơi thai làm tổ và được đảm bảo mọi điều kiện để thai phát triển. Mọi quá trình bệnh lý ở tử cung đều ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản theo Nguyễn Văn Thanh (2004) [16].
Chính vì vậy bệnh viêm tử cung đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Theo Nguyễn Văn Thanh (2004) [16] viêm tử cung là một hội chứng thường xuất hiện trên lợn nái sau khi đẻ. Lợn nái viêm tử cung sẽ bị tổn thương lớp niêm mạc. Từ đó gây ảnh hưởng sự tiết Prostagladin F2α và làm xáo trộn chu kỳ động dục làm tăng tình trạng chậm sinh và vô sinh.
* Nguyên nhân
Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [2] bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau nhưng bệnh xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ 1 - 10 ngày. Khi gia súc sinh đẻ, nhất là trong những trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ, niêm mạc tử cung bị xây sát, tổn thương, vi
khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm nội mạc tử cung. Mặt khác, một số bệnh truyền nhiễm như sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn...thường gây ra viêm nội mạc tử cung.
Theo các tác giả Nguyễn Xuân Bình (2000) [2]; Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [9], bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường do các nguyên nhân sau:
- Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây xát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn tinh không được vô trùng khi phối giống có thể từ ngoài vào tử cung lợn nái gây viêm.
- Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm đạo truyền sang cho lợn khoẻ.
- Lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổn thương niêm mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm tử cung kế phát.
- Lợn nái sau đẻ bị sát nhau xử lý không triệt để cũng dẫn đến viêm tử cung.
- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: Sảy thai truyền nhiễm, Phó thương hàn, bệnh Lao… gây viêm.
- Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước và sau đẻ không sạch sẽ, trong thời gian đẻ cổ tử cung mở vi sinh vật có điều kiện để xâm nhập vào gây viêm.
Theo Đoàn Thị Kim Dung và cs (2002) [4], cho biết, nguyên nhân gây viêm tử cung là do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), Liên cầu dung huyết (Streptococcus hemolitica) và các loại Proteus vulgais, Klebriella, E.coli….
Theo Lê Văn Năm (1999) [10], cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân từ ngoại cảnh gây bệnh như: Do thức ăn nghèo dinh dưỡng, do can thiệp đỡ đẻ
bằng dụng cụ hay thuốc sản khoa sai kỹ thuật dẫn đến phá hủy hoặc kết tủa của chất nhày muxin cơ quan sinh dục, kết hợp với việc chăm sóc nuôi dưỡng bất hợp lý và thiếu vận động đã làm chậm quá trình thu teo sinh lý của dạ con (trong điều kiện cai sữa bình thường dạ con trở về khối lượng kích thước ban đầu khoảng 3 tuần sau đẻ). Đây là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây bệnh. Biến chứng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây lên trong thời gian động đực (vì lúc đó tử cung mở) và do thụ tinh nhân tạo sai kỹ thuật.
Bệnh còn xảy ra do thiếu sót về dinh dưỡng và quản lý: Khẩu phần thiếu hay thừa protein, trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng đến viêm tử cung. Lợn nái sử dụng quá nhiều tinh bột gây đẻ khó, viêm tử cung do xây xát. Khoáng chất, vitamin cũng ảnh hưởng đến viêm tử cung.
* Triệu chứng:
Sản dịch của lợn nái bình thường kéo dài trong vòng 4 - 5 ngày cá biệt tới 6 - 7 ngày, sản dịch có màu sắc hơi đỏ do lẫn máu, sau chuyển dần sang vàng hay trắng và trong. Trong trường hợp viêm thì sản dịch có thể có màu đen hôi thối, mùi tanh rất khó chịu.
Bệnh viêm tử cung ở lợn nái được chia làm hai thể:
+ Thể cấp tính: Con vật sốt 41 - 420C trong vài ngày đầu âm môn sưng tấy đỏ, dịch xuất tiết từ trong âm đạo chảy ra trắng đục đôi khi có máu lờ nhờ.
+ Thể mãn tính: Không sốt, âm môn không sưng đỏ nhưng vẫn có dịch nhầy trắng đục tiết ra từ âm đạo, dịch nhầy thường không liên tục mà chỉ chảy ra từng đợt từ vài ngày đến 1 tuần. Lợn nái thường thụ tinh không có kết quả hoặc khi đã có thai sẽ bị tiêu thai vì quá trình viêm nhiễm niêm mạc âm đạo tử cung lan sang thai làm chết thai.
Khi bị bệnh, gia súc có biểu hiện một số triệu chứng chủ yếu : Thân nhiệt hơi cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm. Con vật có trạng thái đau đớn