Những Hiểu Biết Về Quy Trình Nuôi Dưỡng Và Chăm Sóc Lợn Nái Đẻ Và Lợn Nái Nuôi Con


chỉnh mức ăn để khối lượng đạt 120 - 140 kg ở chu kỳ động dục lần thứ ba và được phối giống.

- Tuổi và lứa đẻ: tuổi và lứa đẻ đều là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ. Lợn nái kiểm định có tỷ lệ đẻ thấp hơn lợn nái cơ bản. Số lượng trứng rụng cao nhất ở chu kỳ động dục thứ nhất, tăng đến 3 tế bào trứng ở chu kỳ động dục thứ hai và đạt tương đối cao ở chu kỳ động dục thứ 3, số con đẻ ra tương quan thuận với số trứng rụng. Lứa đẻ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái, ở lứa thứ nhất số lượng con/ổ thấp, từ lứa thứ hai trở đi số lượng con tăng dần đến lứa thứ tư, lứa 6 - 7 bắt đầu giảm dần. Sự thay đổi này liên quan đến số lượng trứng rụng trong một chu kỳ. Bằng kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng có thể kéo dài thành tích sinh sản từ lứa thứ 6 - 10, sẽ có lợi hơn là thay thế lợn cái hậu bị, bởi vì nếu tăng cái hậu bị vào đàn nái sinh sản sẽ làm tăng giá thành của 1kg lợn con cai sữa, dẫn đến giảm hiệu quả chăn nuôi.

- Tỷ lệ thụ tinh: ảnh hưởng của con đực và phương thức phối giống, kỹ thuật phối giống đến tỷ lệ thụ tinh, chọn thời điểm phối giống thích hợp sẽ làm tăng số con/lứa. Cho phối giống quá sớm hay quá muộn tỷ lệ thụ thai và số con/lứa giảm sút, nếu tiến hành phối giống kép sẽ làm tăng tỷ lệ thụ tinh. Thụ tinh nhân tạo có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai từ 10 - 20% so với phối giống trực tiếp do phát hiện thời điểm rụng trứng không chính xác.

- Yếu tố mùa vụ: mùa vụ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái. Nhiệt độ cao là nguyên nhân làm kết quả sinh sản ở lợn nái nuôi chăn thả thấp, tỷ lệ chết con cao, làm lợn nái thu nhận thức ăn thấp, tỷ lệ hao hụt lợn nái tăng và tỷ lệ động dục trở lại sau cai sữa giảm. Tỷ lệ thụ thai bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và mùa vụ. Lợn nái phối giống vào các tháng nóng có tỷ lệ thụ thai thấp, làm tăng số lần phối giống, giảm khả năng sinh sản từ 5 - 10%. Bên cạnh đó nhiệt độ cao cũng làm cho tỷ lệ loại thái nái cao


(30 - 50% nên gây thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản trong một năm, tháng 6-7- 8 tỷ lệ thụ thai giảm 10% so với phối giống vào tháng 11

- 12, lợn hậu bị sinh ra trong mùa đông và mùa xuân thì tuổi động dục lần đầu chậm hơn so với lợn hậu bị được sinh ra trong các mùa khác.

- Tỷ lệ chết phôi: phụ thuộc rất nhiều vào khẩu phần ăn của lợn mẹ, nếu như trong khẩu phần thiếu vitamin và các chất khoáng trong thời gian dài có thể gây chết toàn bộ phôi thai. Một số nghiên cứu cho biết, số phôi chết có liên quan tới số trứng rụng. Số phôi chết tăng 1,24% theo số trứng rụng tăng lên và sau 30 ngày có chửa thì tỷ lệ chết thai sẽ giảm đi và ước tính cho đến khi đẻ có khoảng 10% thai chết. Sau khi phối giống có kết quả, giai đoạn 9 - 13 ngày phôi làm tổ ở sừng tử cung, đây là giai đoạn phôi chết nhiều nhất (30

- 40%). Đây còn được gọi là pha khủng hoảng về sự phát triển của phôi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

Năng suất sinh sản của lợn nái được đánh giá bằng số son cai sữa/ổ và số con cai sữa/nái/năm, đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, số lợn con đẻ ra còn sống, số lứa đẻ của 1 nái/năm, tỷ lệ nuôi sống, các yếu tố này là kết quả của sự tác động con người và môi trường trong quá trình chăn nuôi kết hợp đặc tính di truyền của giống. Nâng cao năng suất sinh sản bằng kỹ thuật chọn giống, nhân giống cải tiến kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, sử dụng có hiệu quả công nghệ sinh sản trong chăn nuôi lợn là vấn đề hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi lợn sinh sản.

2.2.5. Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và lợn nái nuôi con

Thực hiện quy trình nuôi dưỡng chăm sóc và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái hương nuôi con và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn khu khởi nghiệp khoa Chăn nuôi Thú y - 4

2.2.5.1. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ

- Quy trình nuôi dưỡng

Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [13], thức ăn dùng cho lợn nái đẻ phải là những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa. Không cho lợn


nái ăn thức ăn có hệ số choán cao gây chèn ép thai sinh ra đẻ non, đẻ khó, hoặc ép thai chết ngạt.

Trước khi sinh 3 ngày phải giảm thức ăn xuống từ 3 - 1kg/ngày. Đối với những lợn nái có sức khỏe tốt thì một tuần trước khi đẻ giảm 1/3 lượng thức ăn, đẻ trước 2 - 3 ngày giảm 1/2 lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức khỏe yếu thì không giảm lượng thức ăn mà giảm dung tích của thức ăn bằng cách tăng cường cho ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa.

Lợn nái sắp đẻ có những biểu hiện: ỉa đái vặt, bầu vú căng mọng, bóp đầu vú sữa chảy ra, khi thấy có nước ối và phân xu, lợn nái rặn từng cơn là lợn con sắp ra. Ngày lợn nái đẻ có thể không cho lợn nái ăn mà chỉ có uống nước ấm có pha muối hoặc ăn cháo loãng. Sau khi đẻ 2 - 3 ngày không cho lợn nái ăn nhiều một cách đột ngột mà tăng từ từ đến ngày thứ 4 - 5 thì cho ăn đủ tiêu chuẩn.

- Quy trình chăm sóc

Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [13] vận động tắm nắng là điều kiện tốt giúp cho lợn nái nhanh phục hồi sức khỏe và nâng cao sản lượng sữa của lợn mẹ. Do vậy sau khi lợn đẻ được từ 3 - 7 ngày, trong điều kiện chăn nuôi có sân vận động, nếu thời tiết tốt thì có thể cho lợn nái vận động, thời gian vận động lúc đầu là 30 phút/ngày, sau tăng dần số giờ vận động lên. Trong chăn nuôi công nghiệp, hầu hết lợn nái nuôi con đều bị nhốt trong các cũi đẻ, không được vận động, vì vậy cần phải chú ý đến thành phần dinh dưỡng của thức ăn, đặc biệt các chất khoáng và vitamin.

Ngoài ra, yêu cầu đối với chuồng trại của lợn nái nuôi con là phải đảm bảo luôn khô ráo, sach sẽ, không ẩm ướt. Vì vậy, hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004)

[13] chuồng lợn nái nuôi con phải có ô úm lợn con và ngăn tập ăn sớm cho lợn con. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp là 18 - 200C, độ ẩm 70 - 75%.


Cần giữ không khí yên tĩnh, thoáng mát vì khi nhiệt độ cao, không khí nóng, không thông thoáng sẽ làm nái thở mệt, lười rặn, đẻ chậm gây ngạt thở nhiều lợn con. Trước khi lợn đẻ 10 - 15 ngày cần chuẩn bị đầy đủ chuồng đẻ. Tẩy rửa vệ sinh, khử trùng toàn bộ ô chuồng, nền chuồng, sàn chuồng dùng cho lợn con và lợn mẹ. Yêu cầu chuồng phải khô ráo, ấm áp, sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng. Sau khi vệ sinh tiêu độc nên để trống chuồng 5 ngày trước khi lợn nái vào đẻ. Chuồng đẻ cần phải trải đệm lót, có che chắn và thiết bị sưởi ấm trong những ngày mùa đông giá rét. Trước khi đẻ 1 tuần, cần vệ sinh lợn nái sạch sẽ những đất hoặc phân bám dính trên người, tắm nước xà phòng lau sạch bầu vú và âm hộ. Làm như vậy tránh được nguy cơ lợn con mới sinh bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc trực tiếp với lợn mẹ có vi khuẩn gây bệnh.

Ô úm rất quan trọng đối với lợn con, nó cũng là một quá trình quan trọng trong quá trình chăm sóc lợn nái đẻ. Ô úm có tác dụng phòng ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, đặc biệt những ngày đầu mới sinh lợn con còn yếu ớt, mà lợn mẹ mới đẻ xong sức khỏe còn rất yếu chưa hồi phục. Ô úm tạo điều kiện để khống chế nhiệt độ thích hợp, giúp giữ ấm nhiệt độ cho heo con đặc biệt vào mùa đông.

Theo dõi thường xuyên sức khỏe của lợn mẹ, quan sát bầu vú ,thân nhiệt lợn mẹ liên tục trong 3 ngày đầu sau khi đẻ để phát hiện sót nhau, sốt sữa hoặc nhiễm trùng... để có biện pháp xử lý kịp thời.

2.2.5.2. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái nuôi con

- Quy trình nuôi dưỡng

Lợn nái đẻ xong nên cho ăn tăng dần, từ ngày thứ 3 hoặc thứ 4 trở đi cho ăn tự do (4 - 6kg/ngày/nái). Đảm bảo đủ nước uống cho nái vì lợn tiết sữa sẽ uống rất nhiều nước, từ 30 - 50 lít nước mát, sạch/ngày/nái.

Thức ăn cho lợn nái nuôi con phải đủ và cân bằng dưỡng chất, phải là những thức ăn có ảnh hưởng tốt đến sản lượng và chất lượng sữa. Máng ăn


phải sạch sẽ, không để thức ăn mốc, thừa, không nên thay đổi thức ăn của lợn nái. Vì trong thời gian nuôi con, lớp mỡ bọc thân của nái bị mất đi do phải rút lượng canxi, phospho, chất béo dự trữ trong cơ thể để hỗ trợ cho sự tiết sữa, do đó sau khi đẻ nái nhanh gầy, xương trở nên xốp, chân dễ bại liệt. Nếu cung cấp dư thừa sắt trong khẩu phần ăn của nái nuôi con cũng không đảm bảo đủ lượng sắt mà lợn con nhận được, mà còn dẫn đến tình trạng lợn con thiếu sắt ở tuần tuổi thứ 2, thứ 3 trở đi. Vì vậy cần bổ sung đầy đủ sắt trong khẩu phần ăn của heo nái từ giai đoạn mang thai để đảm bảo cung cấp đủ sắt cho lợn con sau khi sinh. Việc bổ sung chế phẩm iod cho nái để tăng hoạt động của tuyến giáp cũng giúp cho nái tiết sữa nhiều, nhưng cần phải thận trọng vì nếu dùng quá liều sẽ dẫn đến các triệu chứng viêm vú, sốt sữa, tuyến sữa bị teo, tắc sữa. Có thể tiêm thêm các vitamin ADE, cho nái sau khi đẻ, thức ăn nái nuôi con cần có crom hữu cơ giúp nái hấp thu tốt tối đa lượng đường, bảo toàn thể trạng khi nuôi con. Cần bổ sung các loại thức ăn là các loại thức ăn xanh non như các loại rau xanh, các loại củ quả. Thức ăn tinh tốt như gạo tấm, cám gạo, các loại thức ăn bổ sung đạm thực vật, khoáng, vitamin... Không cho lợn nái nuôi con ăn các loại thức ăn thối mốc, biến chất, hư hỏng. Thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con dùng trong chăn nuôi công nghiệp phải đảm bảo đủ protein, năng lượng và các thành phần vitamin, khoáng theo đúng tiêu chuẩn.

Trong quá trình nuôi con, lợn nái được cho ăn như sau:

- Đối với lợn nái ngoại

+ Ngày cắn ổ đẻ: cho lợn nái ăn ít thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (0,5 kg) hoặc không cho ăn, nhưng cho uống nước tự do.

+ Sau ngày đẻ thứ 1, 2 và 3 cho ăn thức ăn hỗn hợp với lượng thức ăn từ 1 - 2 - 3kg tương ứng.

+ Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: cho ăn 4kg thức ăn hỗn hợp/nái/ngày.


+ Từ ngày thứ 8 đến cai sữa cho ăn theo công thức: Lượng thức ăn/nái/ngày = 2kg + (số con x 0,40kg/con).

+ Số bữa ăn trên ngày: 3 (sáng, chiều và đêm).

+ Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5 kg, lợn mẹ béo thì giảm 0,5 kg thức ăn/ngày.

+ Một ngày trước ngày cai sữa lượng thức ăn của lợn mẹ giảm đi 20 - 30%

+ Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn.

- Đối với lợn nái nội

+ Công thức tính nhu cầu thức ăn cho lợn nái nội nuôi con/1 ngày đêm Lợn nái nội có khối lượng cơ thể dưới 100kg, mức ăn trong 1 ngày đêm

được tính như sau:

Thức ăn tinh = 1,2 kg + ( số lợn con theo mẹ x 0,18 kg ). Thức ăn thô xanh: 0,3 đơn vị.

Lợn nái nội có khối lượng cơ thể từ 100 kg trở lên, mức ăn cho 1 ngày đêm giai đoạn nuôi con được tính như sau:

Thức ăn tinh = 1,4 kg + ( số con theo mẹ x 0,18 kg ). Thức ăn thô xanh: 0,4 đơn vị.

- Quy trình chăm sóc

Sau khi nái đẻ xong cần theo dõi nhiệt độ cơ thể (giai đoạn sau đẻ 7 ngày), thường thì thân nhiệt nái ở khoảng 390C, nếu thân nhiệt trên 400C nái sốt cao,bỏ ăn là tình trạng báo động có viêm nhiễm trùng sau đẻ (cần phân biệt hội chứng viêm vú - viêm tử cung- mất sữa (MMA) với sốt sữa - milk fever). Vì vậy giai đoạn này cần phải có biện pháp vệ sinh sát trùng khu vực nái đẻ, theo dỗi để phát hiện kịp thời và điều trị bệnh một cách thích hợp. Cần phải chú ý đến thành phần dinh dưỡng của thức ăn, đặc biệt các chất khoáng và vitamin.

Chuồng trại của lợn nái nuôi con yêu cầu phải đảm bảo luôn khô ráo, sạch sẽ, không có mùi hôi thối, ẩm ướt. Do vậy hàng ngày phải vệ sinh


chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ. Chuồng lợn nái nuôi con phải có ô úm lợn con và ngăn tập ăn sớm cho lợn con. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp là 18 - 200C, độ ẩm 70 - 75% và ánh sáng phải chiếu 24/24 giờ.

2.2.6. Những đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ

2.2.6.1. Đặc điểm về sinh trưởng và phát dục.

Đối với chăn nuôi lợn con nói riêng và gia súc nói chung, thời kì gia súc mẹ mang thai được chăm sóc chu đáo, bào thai sẽ phát triển tốt sinh con khoẻ mạnh.

Theo Trần Văn Tường và cs (2000) [15] so với khối lượng sơ sinh thì khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi tăng gấp 5 - 6 lần, lúc 40 ngày tuổi tăng gấp 7 - 8 lần, lúc 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 12 - 14 lần.

Lợn con bú sữa sinh trưởng và phát triển nhanh nhưng không đồng đều qua các giai đoạn, nhanh trong 21 ngày đầu sau đó giảm dần. Có sự giảm này là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do lượng sữa mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemoglobin trong máu của lợn con bị giảm. Thời gian bị giảm sinh trưởng kéo dài khoảng 2 tuần hay còn gọi là giai đoạn khủng hoảng của lợn con. Chúng ta hạn chế sự khủng hoảng này bằng cách cho ăn sớm. Do lợn con sinh trưởng nhanh nên quá trình tích luỹ các chất dinh dưỡng mạnh.

Lợn con sau 3 tuần tuổi mỗi ngày có thể tích luỹ được 9 - 14 gam protein/1kg khối lượng cơ thể, trong khi đó lợn trưởng thành chỉ tích luỹ được 0,3

- 0,4 gam protein/1kg khối lượng cơ thể theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [13] . Hơn nữa để tăng 1kg khối lượng cơ thể, lợn con cần rất ít năng lượng,

nghĩa là tiêu tốn năng lượng ít hơn lợn trưởng thành. Vì vậy, cơ thể lợn con chủ yếu là nạc, mà để sản xuất ra 1kg thịt nạc thì cần ít năng lượng hơn để sản xuất ra 1kg mỡ.

2.2.6.2. Đặc điểm về cơ quan tiêu hoá

Đặc điểm chung về giải phẫu cơ quan tiêu hoá của lợn: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.


Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn chỉnh, các tuyến tiêu hoá phát triển chưa đồng bộ, dung tích của bộ máy tiêu hoá còn nhỏ, thời kỳ bú sữa cơ quan phát triển hoàn thiện dần.

Dung tích bộ máy tiêu hoá tăng nhanh trong 60 ngày đầu: Dung tích dạ dày lúc 10 ngày tuổi có thể tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần (dung tích lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít). Dung tích ruột non của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 6 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung tích ruột non lúc sơ sinh khoảng 0,11 lít). Còn dung tích ruột già lúc 10 ngày tuổi gấp 1,5 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 2,5 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung tích ruột già lúc sơ sinh khoảng 0,04 lít) theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [13]. Sự tăng về kích thước cơ quan tiêu hoá giúp lợn con tích luỹ được nhiều thức ăn và tăng khả năng tiêu hoá các chất.

Mặc dù vậy, ở lợn con các cơ quan chưa thành thục về chức năng , đặc biệt là hệ thần kinh. Do đó, lợn con phản ứng rất chậm chạp đối với các yếu tố tác động lên chúng. Do chưa thành thục nên cơ quan tiêu hoá của lợn con cũng rất dễ mắc bệnh, dễ rối loạn tiêu hoá.

Khả năng tiêu hoá của lợn con rất hạn chế. Theo Trần Văn Tường và cs (2000) [15] cho rằng: Lợn con dưới 1 tháng tuổi, dịch vị không có HCl tự do, lúc này lượng axit tiết ra rất ít và nhanh chóng kết hợp với dịch nhày của dạ dày, hiện tượng đó gọi là hypohydric. Do dịch vị chưa có HCl tự do nên men pepsin trong dạ dày lợn chưa có khả năng tiêu hoá protein của thức ăn. Vì HCl tự do có tác dụng kích hoạt men pepsinnogen không hoạt động thành men pepsin hoạt động và men này mới có khả năng tiêu hoá protein.

Enzym trong dịch vị dạ dày lợn con đã có từ lúc mới đẻ, tuy nhiên lợn trước 20 ngày tuổi không thấy khả năng tiêu hoá thực tế của dịch vị có enzym, sự tiêu hao của dịch vi tăng theo tuổi một cách rõ rệt khi cho ăn các loại thức ăn khác nhau, thức ăn hạt kích thích tiết ra dịch vị mạnh. Hơn nữa

Xem tất cả 76 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí