Thực hiện quy trình nuôi dưỡng chăm sóc và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái hương nuôi con và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn khu khởi nghiệp khoa Chăn nuôi Thú y - 8


Bảng 4.6. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh lợn nái sinh sản và lợn con tại trại


Loại lợn

Bệnh được phòng

Loại vắc xin

Liều dùng (ml/con)

Đường tiêm

Số con tiêm

An toàn

(%)


Lợn nái

LMLM

LMLM

2

Tiêm

bắp

9

100

Ký sinh trùng

Idectin

7 - 8

Tiêm

bắp

9

100

Dịch tả

Dịch tả

2

Tiêm

bắp

9

100

Khô thai

Parvovirus

2

Tiêm

bắp

9

100

Giả dại

Giả dại

2

Tiêm

bắp

9

100


Lợn con

Tụ huyết

trùng

THT lợn

2

Tiêm

bắp

12

100

Dịch tả

Dịch tả

1

Tiêm

bắp

12

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

Thực hiện quy trình nuôi dưỡng chăm sóc và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái hương nuôi con và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn khu khởi nghiệp khoa Chăn nuôi Thú y - 8


Số liệu bảng 4.6 cho thấy trại đã thực hiện nghiêm ngặt các quy trình tiêm phòng vắc xin cần thiết phòng bệnh trên đàn lợn nái và lợn con. Cụ thể đối với lợn nái sinh sản được tiêm phòng vắc xin dịch tả, vắc xin lở mồm long móng, khô thai và được diệt ký sinh trùng. Tỷ lệ lợn an toàn sau tiêm đều là 100%.

4.3.3. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản của trại

Để đánh giá được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại chúng em tiến hành theo dõi 9 con. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6.


Bảng 4.7. Kết quả mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản và lợn con của trại‌


Loại lợn

Tên bệnh

Số lợn theo

dõi (con)

Số lợn mắc

bệnh (con)

Tỷ lệ

(%)

Lợn mẹ

Viêm tử cung

6

2

33,33

Viêm vú

6

1

16,67

Lợn con

Tiêu chảy

31

13

41,94

Viêm phổi

31

5

16,13


Qua bảng 4.7 cho thấy: lợn nái ở trại chủ yếu mắc bệnh viêm tử cung và viêm vú, trong đó tỷ lệ lợn mắc viêm tử cung là 33,33% và bệnh viêm vú là 16,67%. Đàn lợn nái nuôi tại trại mắc bệnh viêm tử cung cao nguyên nhân là do điều kiện chăm sócnuôi dưỡng chưa được tốt, những con lợn nái khó đẻ phải dùng đến các biện pháp can thiệp trực tiếp gây tổn thương tử cung. Số lợn nái mắc bệnh viêm vú có thể kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, vi khuẩn theo máu đến vú gây viêm vú, ngoài ra còn có thể do trong quá trình bú gây tổn thương đầu vú lợn mẹ gây viêm.

Ở lợn con tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy tương đối cao 41,94%. Lợn con bị tiêu chảy có rất nhiều nguyên nhân, có thể do nhiễm vi trùng, do thức ăn bị hỏng. Lợn con bị tiêu chảy sẽ làm cho lợn con gầy còm ốm yếu, giảm sức đề kháng, giảm tăng trọng, thậm chí dẫn đến gây chết cho lợn con.

Lợn con mắc bệnh viêm phổi là 5 con chiếm 16,13%. Nguyên nhân là do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra, bệnh xảy ra trên lợn con ngay từ khi mới sinh ra, bệnh xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp. Bệnh cũng có thể do điều kiện chăn nuôi vệ sinh chuồng trại kém, thời tiết thay đổi…, do sức đề kháng của lợn giảm.


4.3.4. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản và lợn con


Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản và lợn con tại trại


Loại lợn

Tên bệnh

Số lợn điều trị

(con)

Số lợn khỏi

(con)

Tỷ l ệ

(%)


Lợn mẹ

Viêm tử cung

1

1

100,00

Viêm vú

1

1

100,00


Lợn con

Tiêu chảy

13

12

92,31

Viêm phổi

5

5

100,00


Số liệu bảng 4.8 cho ta biết được kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại trong đó tỷ lệ khỏi bệnh là rất cao, đều đạt là 100%.

Trong quá trình thực tập em đã tích cực học hỏi những kỹ năng điều trị lợn nái, cụ thể là bệnh viêm tử cung em đã điều trị khỏi 1 con trên tổng số 1 con mắc bệnh đạt tỷ lệ 100%.

Qua quá trình được tham gia điều trị cùng với thầy quản lý trại và các bạn thực tập trong tại, em đã rút ra được những bài học, kinh nghiệm tích luỹ cho bản thân nhằm hạn chế tỷ lệ mắc bệnh trên nái sinh sản và lợn con như sau:

- Để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy cần cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và cần phải giữ ấm cơ thể cho lợn con.

- Đối với lợn nái đẻ hạn chế moi móc, không can thiệp khi thấy lợn đẻ bình thường.

- Cần phải phát hiện bệnh sớm kịp thời để công tác điều trị được hiệu quả.

- Chuồng trại phải được giữ khô ráo, sạch sẽ, không ẩm ướt, vệ sinh chuồng phải được thực hiện nghiêm ngặt, hạn chế bụi bẩn trong chuồng nuôi.

- Lợn nái đẻ có các biểu hiện đẻ khó phải can thiệp ngay, các dụng cụ can thiệp phải qua sát trùng trước khi đưa vào cơ thể mẹ.

- Sử dụng đúng thuốc, kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng tốt, nâng cao sức đề kháng con vật .


- Đối với lợn con đã tiến hành điều trị hội chứng tiêu chảy cho 13 con.

Điều trị khỏi 12 con đạt tỷ lệ 92,31%.

- Đối với bệnh viêm phổi điều trị cho 5 con khỏi cả 5 con, đạt tỷ lệ


100%

Như vậy, kết quả điều trị một số bệnh cho lợn nái và lợn con ở bảng 4.9 cho thấy các bệnh này nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì kết quả khỏi bệnh rất cao. Nhưng nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của lợn và gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.


Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tại trại chăn nuôi em có một số kết luận như sau:

Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại luôn thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của quản lý trại.

Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông tránh ẩm thấp tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển .

Công tác phòng bệnh: Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, hành lang bên ngoài chuồng đều được rắc vôi bột, các phương tiện vào trại sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng vào.

Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Lợn được tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn đạt 100%.

Qua 6 tháng thực tập tại trại em đã được học hỏi và được chỉ dạy rất nhiều điều về kiến thức cũng như các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn. Những công việc em đã được học và làm như:

Đỡ lợn đẻ Thiến lợn đực

Tham gia vào công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn con Tham gia vào quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn con và lợn

mẹ của trại.

Tham gia vào quá trình điều trị bệnh cho lợn con và lợn nái tại trại.


5.2. Đề nghị

Xuất phát từ thực tế của trại, qua phân tích đánh giá bằng những hiểu biết của mình, em có một số ý kiến nhằm nâng cao hoạt động của trại như sau:

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tối đa tỷ lệ lợn nái mắc bệnh.

- Tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý, thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Duy Hoan (1998), "Sinh lý sinh sản gia súc”,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.12

2. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiệp, tp Hồ Chí Minh.

4. Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.

5. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.

6. Dwane (2000),“Quản lý lợn đực và lợn cái hậu bị để sinh sản có hiệu quả” trong cuốn Cẩm nang chăn nuôi lợn nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản, Trung tâm giống vật nuôi Phú Thọ.

8. Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sư, Vũ Đình Tôn (2000), Giáo trình Chăn nuôi Lợn, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.

9. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, tập II, Nxb Nông nghiệp, Trang 44 - 52.

10. Lê Văn Năm (1999), Cẩm nang bác sĩ thú y hướng dẫn phòng và trị bệnh lợn cao sản. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Lê Văn Năm (2009), Hướng dẫn điều trị một số bệnh ở gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp.

12. Nguyễn Tài Năng, Phạm Đức Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên (2016), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Đại học Hùng Vương.


13. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Perrocheau M (1994), Sự cải thiện tính di truyền, CBI Porc ACTIM, Bộ NN & PTNT , Hà Nội.

15. Trần Văn Tường, Nguyễn Quang Tuyên (2000),Giáo trình chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Thanh (2004), Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở gia súc, gia cầm, Nxb Lao động và xã hội.

17. Lê Thị Thanh (2006), Đánh giá khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế của lợn nái lai giữa các giống ngoại có tỷ lệ nạc cao nuôi tại một số trang trại tỉnh Thanh Hoá, Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp, tr10.

18. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý học động vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Thuốc thú y và cách sử dụng,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

II. Tài liệu nước ngoài

21. Christensen R. V., Aalbaek B., Jensen H. E. (2007), “Pathology of udder lesions in sows”, J. Vet. Med. A Physiol, Patho.l Clin, Med, 2007 Nov., 54(9), pp 491.

22. Hutchens L.K., Hints R.L., Johnson R.K. (1981), “GenetiCs and phenotypicrelationships between pubetal and growth characteristiCs of gilts”, J.Anim.Sci., pp.53-54.

23. Herber L., Cornedia P., Ioan Pe., Ioan B., Diana M., Ovidiu S. và Sandel (2010), “Possibilities to combat MMA syndrome in sows”, Scientific paper: Animal Science and Biotechnologies, 2010, 43 (2).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2023