+ Mật độ nuôi nhốt:
Mật độ nuôi nhốt đông trên 1 đơn vị diện tích trong suốt thời gian phát triển sẽ làm chậm tuổi động dục. Nhưng cần tránh nuôi cái hậu bị tách biệt đàn trong thời kỳ phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc nuôi nhốt lợn cái hậu bị riêng từng cá thể sẽ làm chậm lại thành thục tính so với lợn cái được nuôi nhốt theo nhóm. Bên cạnh những yếu tố trên thì lợn đực giống cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi động dục của lợn cái hậu bị. Nếu cái hậu bị thường xuyên tiếp xúc với đực giống sẽ nhanh động dục hơn cái dự bị không tiếp xúc với lợn đực giống. Lợn cái hậu bị ngoài 90kg thể trọng ở 165 ngày tuổi cho tiếp xúc 2 lần trên ngày với lợn đực, mỗi lần cho tiếp xúc 15 - 20 phút thì tới 83% lơn cái hậu bị động dục lần đầu.
*Sự thành thục về thể vóc
Sự thành thục về thể vóc thường diễn ra chậm hơn sự thành thục về tính. Sau một thời kỳ sinh trưởng và phát triển, đến một thời điểm nhất định con vật đạt tới độ trưởng thành về thể vóc. Tuổi thành thục về thể vóc là tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thể chất đạt mức độ hoàn chỉnh, xương đã được cốt hóa hoàn toàn, tầm vóc ổn định. Tuổi thành thục về thể vóc thường chậm hơn so với tuổi thành thục về tính. Thành thục về tính được đánh dấu bằng hiện tượng động dục lần đầu tiên. Lúc này sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vẫn còn tiếp tục, trong giai đoạn lợn thành thục về tính mà ta cho giao phối ngay sẽ không tốt. Vì lợn mẹ có thể thụ thai nhưng cơ thể mẹ chưa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt, nên chất lượng đời con kém. Đồng thời cơ quan sinh dục, đặc biệt là xương chậu vẫn còn hẹp dễ gây hiện tượng khó đẻ. Điều này ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái sau này. Do đó không nên cho phối giống quá sớm. Đối với lợn cái nội khi được 7 - 8 tháng khối lượng đạt 40 - 50kg nên cho phối, đối với lợn ngoại khi được 8 - 9 tháng tuổi, khối lượng đạt 100 - 110 kg mới nên cho phối.
2.2.1.2. Những hiểu biết về sinh lý đẻ
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [5] gia súc cái mang thai trong một thời gian nhất định tùy từng loài gia súc, khi bào thai phát triển đầy đủ, dưới tác động của cơ chế thần kinh - thể dịch, con mẹ sẽ xuất hiện những cơn rặn để đẩy bào thai, nhau thai và các sản phẩm trung gian ra ngoài.
Đẻ là quá trình đưa thai đã phát triển thành thục theo đường sinh dục của mẹ ra ngoài. Nếu không đủ hai điều kiện trên tức là đẻ không bình thường.
Trước khi đẻ, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi quan trọng có liên quan tới việc đẩy thai ra ngoài như: dây chằng xương chậu giãn, gia tăng chiều dài từ 25 - 30% so với bình thường (người ta gọi là hiện tượng sụt lưng), nút cổ tử cung loãng. Trước khi đẻ từ 12 - 48 giờ thân nhiệt hơi hạ xuống. Cổ tử cung mở, sữa bắt đầu tiết.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện quy trình nuôi dưỡng chăm sóc và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái hương nuôi con và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn khu khởi nghiệp khoa Chăn nuôi Thú y - 1
- Thực hiện quy trình nuôi dưỡng chăm sóc và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái hương nuôi con và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn khu khởi nghiệp khoa Chăn nuôi Thú y - 2
- Những Hiểu Biết Về Quy Trình Nuôi Dưỡng Và Chăm Sóc Lợn Nái Đẻ Và Lợn Nái Nuôi Con
- Đặc Điểm Về Cơ Năng Điều Tiết Thân Nhiệt Của Lợn Con
- Tổng Quan Các Nghiên Cứu Trong Và Ngoài Nước
Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.
Đẻ là một quá trình sinh lý phức tạp chịu sự điều hòa của cơ chế thần kinh
- thể dịch.Khi thai đã thành thục thì quan hệ sinh lý giữa mẹ và nhau thai không còn cần thiết nữa, lúc này thai đã trở thành như một ngoại vật trong tử cung nên được đưa ra ngoài bằng động tác đẻ. Khi lợn đẻ toàn thân co bóp, thường gọi là cơn đau, lúc này áp lực bên trong tăng cao đẩy thai ra ngoài. Khi thai ra rốn thai tự đứt, lợn là một loài đa thai nên đẻ từng con một, cách khoảng 10 - 15 hoặc 20 phút đẻ 1 con. Thời gian đẻ của lợn trung bình kéo dài từ 1 - 6 giờ, nếu quá 6 giờ mà thai chưa ra thì cần xem xét để có biện pháp tác động ngay.
2.2.2. Những hiểu biết về đặc điểm sinh lý tiết sữa của lợn nái và các yếu tố ảnh hưởng
* Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái
Lợn cái khi thành thục về tính có biểu hiện động dục, hoạt động sinh dục theo chu kỳ, trứng có thể rụng, con cái có khả năng có chửa, đẻ và tiết sữa nuôi con. Tuổi thành thục về tính của các giống lợn có sự khác nhau, đối với lợn ngoại và lợn lai thời gian thành thục về tính khoảng 6 - 8 tháng tuổi, sự
thành thục về thể vóc chậm hơn thành thục về tính. Sự hoàn chỉnh về tầm vóc liên quan đến khả năng đảm bảo cho việc tiết sữa nuôi con, do đó xác định thời gian phối giống lần đầu tiên còn phụ thuộc vào cường độ sinh trưởng của lợn cái trong giai đoạn hậu bị.
Xác định thời điểm phối giống để đạt kết quả là hết sức quan trọng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế. Thời điểm phối giống thích hợp được nhận biết thông qua chu kỳ tính của lợn nái.
Chu kỳ tính xuất hiện từ khi con vật thành thục về tính kèm theo sự thay đổi của cơ quan sinh dục, quá trình này lặp lại theo một chu kỳ nhất định với thời gian trung bình là 18 - 21 ngày chia làm 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn trước động dục: là giai đoạn từ khi thể vàng tiêu huỷ tới lần động dục tiếp theo, chuẩn bị điều kiện để tiếp nhận tinh trùng đón trứng rụng và thụ tinh. Giai đoạn này biểu hiện các đặc điểm như: bao noãn phát triển về khối lượng, chất lượng, nổi lên bề mặt buồng trứng và tăng tiết oestrogen. Dưới ảnh hưởng của oestrogen cơ quan sinh dục có nhiều biến đổi, tế bào vách ống dẫn trứng tăng sinh có nhiều nhung mao để đón trứng rụng.
+ Giai đoạn động dục: gồm 3 thời kỳ liên tiếp đó là hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực, đặc điểm của giai đoạn này là:
* Lượng oestrogen tiết ra đạt mức cao nhất 112 g% trong khi đó bình thường chỉ có 64 g%, do đó gây hưng phấn mạnh mẽ toàn thân, âm hộ xung huyết và chuyển từ màu hồng nhạt sang màu hồng đỏ, càng gần tới thời điểm rụng trứng thì âm hộ càng thẫm màu và chuyển màu mận chín.
* Các biểu hiện về thần kinh: con cái hưng phấn kêu la, con vật ăn ít hoặc không ăn, bồn chồn không yên, phá chuồng…
* Biểu hiện trứng rụng: ở lợn sau khi động dục 24 - 30h thì trứng rụng và thời gian trứng rụng kéo dài từ 10 - 15h, kèm theo các biến đổi sinh lý khác như thân nhiệt tăng 0,8 - 1,20C, nhịp tim tăng, bạch cầu trung tính tăng.
+ Giai đoạn sau động dục: Bắt đầu từ khi kết thúc động dục và kéo dài trong khoảng 7 ngày. Thể vàng hình thành tiết progesteron có tác dụng ức chế trung khu sinh dục vùng dưới đồi (hypothalamus) ngừng tiết yếu tố giải phóng và ức chế tuyến yên tiết FSH và LH. Do đó con vật ngừng động dục, giảm hưng phấn thần kinh, không muốn gần con đực, dần dần trở lại trạng thái bình thường.
+ Giai đoạn yên tĩnh: là giai đoạn dài nhất với khoảng thời gian 8 ngày, thường bắt đầu tính từ ngày thứ 4 sau khi trứng rụng không được thụ tinh và kết thúc khi thể vàng tiêu biến, giai đoạn này không có các biểu hiện về hành vi sinh dục, đây là giai đoạn nghỉ ngơi yên tĩnh để khôi phục lại cấu trúc chức năng cũng như năng lượng cho chu kỳ tiếp theo.
- Điều tiết hoạt động của chu kỳ tính: chu kỳ tính thực hiện được điều tiết của thần kinh - thể dịch, có sự tham gia của hệ thống hypothalamus - tuyến yên - tuyến sinh dục, theo cơ chế điều hoà ngược.
Dưới tác dụng của các yếu tố như: pheromon của con đực, âm thanh, ánh sáng… cùng với sự tác động của prostaglandin F2α của tử cung theo máu đi tới buồng trứng làm co mạch máu ngoại vi nuôi thể vàng làm cho thể vàng bị tiêu biến, lượng hormone progesteron giảm và theo cơ chế điều hoà ngược hypothalamus tiết yếu tố giải phóng GnRF kích thích tuyến yên tiết FSH tác động vào nang trứng tăng tiết dịch nang trứng, kích thích tế bào hạt tăng tiết oestrogen điều khiển sự thay đổi của cơ quan sinh dục chuẩn bị đón trứng rụng (niêm mạc tử cung và ống dẫn trứng tăng sinh). Khi nồng độ oestrogen tăng cao đạt tới 112g% con vật thể hiện hưng phấn mạnh, theo vòng điều hoà ngược dương tính, tuyến yên tiết LH kích thích nang trứng tăng cường tiết dịch. Khi nồng độ LH/FSH đạt tỷ lệ 3/1 thì LH hoạt hoá men phân giải làm tan rã đỉnh nang trứng và gây nên hiện tượng rụng trứng, đồng thời LH kích thích hình thành thể vàng tại nơi rụng trứng. Hormone thể vàng progesteron theo cơ
chế điều hoà ngược âm tính ức chế hypothalamus tiết yếu tố giải phóng FRF và LRF ức chế tuyến yên tiết FSH và LH, con vật ngừng động dục trở lại trạng thái yên tĩnh. Nếu phối giống có kết quả, thể vàng tồn tại đến cuối thời kỳ có chửa, nếu con cái không có chửa, thể vàng tiêu biến và chu kỳ mới lại tiếp tục bắt đầu.
Thời gian trong chu kỳ động dục phụ thuộc vào giống, lứa đẻ, dinh dưỡng.
Lợn đẻ lứa 2 - 3 chu kỳ động dục là 19,4 ngày; Lợn đẻ lứa 4 - 5 chu kỳ động dục là 20,4 ngày; Lợn đẻ lứa 6 - 7 chu kỳ động dục là 21,5 ngày; Lợn đẻ lứa 8 - 9 chu kỳ động dục là 22,4 ngày. Như vậy chu kỳ động dục dài ngắn phụ thuộc vào giai đoạn sinh sản của lợn nái (Lê Thị Thanh, 2006 [17])
- Thời gian động dục
+ Thời gian động dục của lợn nái trung bình khoảng 3 - 4 ngày (biến động từ 2 - 7) ngày, phụ thuộc vào giống, lứa tuổi, mùa vụ, chế độ dinh dưỡng.
- Số trứng rụng trong một chu kỳ phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Các giống khác nhau có số trứng rụng khác nhau: lợn Đại Bạch có số trứng rụng trong một lần động dục khoảng 17 trứng, lợn Pietrain khoảng 14 trứng.
+ Tuổi và lứa đẻ: theo nghiên cứu trong lần động dục đầu tiên số trứng rụng trung bình là 9,8 trứng, lần động dục thứ 2 là 11,8 trứng.
+ Dinh dưỡng: khẩu phần dinh dưỡng tốt số trứng rụng 13,5 còn nuôi theo mức dinh dưỡng thấp đều số trứng rụng trung bình là 10,6 trứng.
Ngoài những yếu tố trên, số lượng trứng rụng còn phụ thuộc rất nhiều vào mùa vụ và nhiệt độ môi trường. Xác định thời điểm rụng trứng và phối giống là hết sức quan trọng, điều này sẽ quyết định tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra/lứa, và số lứa đẻ/năm.
2.2.3. Các chỉ tiêu về sức sản xuất của lợn nái
Sinh sản là một quá trình sinh học hết sức phức tạp của cơ thể động vật đồng thời là chức năng tái sản xuất của gia súc, gia cầm. Sinh sản hữu tính là
hình thức sinh sản cao nhất và phổ biến nhất ở cơ thể động vật, đó là quá trình có sự tham gia của hai cơ thể đực và cái, ở đó con đực sản sinh ra tinh trùng, con cái sản sinh ra trứng, sự thụ tinh giữa tinh trùng và trứng hình thành hợp tử, hợp tử phát triển trong tử cung của con cái, cuối cùng sinh ra đời con.
Hiệu quả của chăn nuôi lợn nái sinh sản được đánh giá bằng số lợn con cai sữa /nái/ năm và tổng khối lượng lợn con cai sữa. hai chỉ tiêu này phụ thuộc vào tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra, số lứa đẻ/ năm, tỷ lệ nuôi sống con theo mẹ. Sản lượng sữa của mẹ, kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc. Do đó để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản thì phải cải tiến nâng cao số lợn con cai sữa, khối lượng lợn con lúc cai sữa. Đồng thời cũng phải làm giảm khoảng cách giữa hai lứa đẻ bằng cách cai sữa sớm lợn con và làm giảm số ngày động dục lại sau cai sữa của lợn mẹ ở những lứa sau.
Ian Gordon (2004) [24] cho rằng trong các trang trại chăn nuôi hiện đại, số lợn con cai sữa do một lợn nái sản xuất trong một năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất năng suất sinh sản của lợn nái. Tác giả cũng cho biết tầm quan trọng của các thành phần cấu thành ảnh hưởng đến chỉ tiêu số lợn con cai sữa do một nái sản xuất trong một năm lần lượt là: số con đẻ ra trong ổ, tỷ lệ chết của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, thời gian bú sữa, tuổi đẻ lứa đầu và thời gian từ cai sữa đế khi thụ thai lứa sau.
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái
Năng suất sinh sản của lợn nái được thể hiện qua các chỉ tiêu như số con sinh ra/ổ, số con còn sống/ổ, khối lượng sơ sinh/ổ, số con cai sữa/ổ, khoảng cách lứa đẻ, các chỉ tiêu này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản. Yếu tố quyết định cho số con cai sữa gồm số trứng rụng, tỷ lệ lợn con sống lúc sơ sinh, và tỷ lệ lợn con sống đến cai sữa. Do đó việc nâng cao số con đẻ ra còn sống và số
con cai sữa là hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của người chăn nuôi, như vậy năng suất sinh sản phụ thuộc chặt chẽ vào sự tác động của tính di truyền và các yếu tố ngoại cảnh.
- Yếu tố di truyền: giữa các dòng, giống lợn có sự khác nhau về tuổi thành thục, sức sản xuất. Nhiều nghiên cứu cho thấy năng suất sinh sản của lợn nái có hệ số di truyền thấp, theo Perrocheau (1994) [14], hệ số di truyền về sinh sản của lợn là:
Số lứa đẻ/nái/năm: h2 = 0,10 - 0,15 Tuổi động dục lần đầu: h2 = 0,3
Số vú h2 = 0,3
Số con đẻ ra/ổ: h2 = 0,15
Số con cai sữa/ổ: h2 = 0,12 Khối lượng lúc cai sữa: h2 = 0,17
Qua đó thấy rằng năng suất sinh sản phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh và những tác động của con người trong quá trình nhân giống, nuôi dưỡng chăm sóc. Phương pháp nhân giống khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau, việc chọn lọc, nhân và phát triển đàn hạt nhân để làm cơ sở tạo ra lợn lai 3 - 4 máu ở con lai thương phẩm đã mang lại hiệu quả kinh tế cho chăn nuôi lợn sinh sản. Đánh giá ảnh hưởng của lai giống đối với năng suất sinh sản, nhiều tác giả cho biết nhờ có ưu thế lai đã cải thiện được năng suất sinh sản của cả đàn. Nái lai có các tính trạng về năng suất sinh sản cao hơn nái thuần: tuổi thành thục về tính sớm hơn (11,3 - 14,3 ngày), tỷ lệ thụ thai cao hơn (2 - 4%), số trứng rụng nhiều hơn (0,5 trứng), số con đẻ ra/ổ cao hơn (0,6
- 0,7 con), số con cai sữa/ổ cao hơn (0,8 con). Tỷ lệ nuôi sống ở lợn nái lai cao hơn lợn nái thuần (5 - 10%), khối lượng sơ sinh/ổ cao hơn (1 - 4,2kg), khối lượng 21 ngày tuổi/ổ cao hơn (4,2 - 6,4)kg. Tuổi trưởng thành về thành thục sinh dục phụ thuộc vào đặc điểm giống và điều kiện nuôi dưỡng chăm
sóc. Giữa cường độ sinh trưởng của lợn nái và khả năng sinh sản, nhiều tác giả cho thấy tương quan thuận. Hutchens và cs (1981) [22] cho biết tuổi động dục lần đầu, khối lượng cơ thể lúc động dục lần đầu có tương quan di truyền; khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, mức tăng khối lượng trung bình/ngày, hệ số di truyền trong khoảng (0,19 - 0,40). Phương thức chăn nuôi cũng có ảnh hưởng tới tuổi động dục lần đầu. Lợn hậu bị nuôi nhốt liên tục sẽ có tuổi động dục lần đầu lớn hơn nuôi chăn thả, nếu cho đực tiếp xúc với lợn cái hậu bị 5 - 6 tháng tuổi mỗi ngày 15 phút sẽ làm cho lợn hậu bị động dục sớm. Tuy nhiên, ở lần động dục đầu tiên nếu cho phối giống ngay, tỉ lệ thụ thai thấp và số con đẻ ra ít, do vậy chỉ nên phối giống từ lần động dục thứ 2.
- Chế độ dinh dưỡng: là một trong những nhân tố ngoại cảnh quan trọng tác động đến năng suất sinh sản, làm thế nào để có chế độ ăn phù hợp đối với lợn nái, đảm bảo làm tăng tính dục, tăng số lượng trứng rụng và sự phát triển của phôi thai để có số con đẻ ra cao và khối lượng sơ sinh cao. Tinh bột cao trong khẩu phần ăn đối với lợn nái chửa sẽ làm tăng tích luỹ các mô mỡ dẫn đến làm giảm tính thèm ăn của lợn nái khi tiết sữa nuôi con. Mặt khác, nhiều nghiên cứu cho thấy sự tích luỹ mỡ của lợn mẹ trong giai đoạn tiết sữa có quan hệ tới khoảng cách từ cai sữa đến động dục trở lại. Protein là thành phần hết sức quan trọng cho sự duy trì, phát triển của cơ thể con mẹ. Đặc biệt đối với lợn hậu bị, protein có vai trò quan trọng trong việc phát triển bào thai, khi khẩu phần ăn của lợn nái không đáp ứng nhu cầu protein cần thiết, nhất là các axit amin không thay thế, con mẹ phải huy động protein dự trữ, do vậy sẽ ảnh hưởng tới năng suất sinh sản. Nhiều nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của tiêu thụ protein trong giai đoạn chửa đến sinh trưởng của mẹ và thành tích sinh sản.
Theo Nguyễn Tấn Anh và cs (1998) [1] trước phối giống 14 ngày cho ăn chế độ kích dục, tăng lượng thức ăn 1,0 - 1,5kg thức ăn có bổ sung khoáng, sinh tố sẽ làm tăng số trứng rụng từ 2,0 - 2,1 trứng. Những lợn nái này đã được điều