Khái Quát Về Thành Phố Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình


tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đất đai, đô thị ở từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong mỗi thời kì, giai đoạn nhất định. Nói cách khác, Singapore quy định hẳn vấn đề này trong luật, còn Việt Nam chỉ quy định trong văn bản dưới luật. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc triển khai thực hiện Luật quảng cáo thiếu đồng bộ, nhất quán tại Việt Nam.

Thứ tư, về các hướng dẫn và yêu cầu phải đáp ứng để được cấp phép đối với biển quảng cáo ngoài trời: So với pháp luật Việt Nam, điểm khác biệt của pháp luật Singapore là ngoài hệ thống cấp phép quảng cáo ALS trực tuyến như đã nói trên, Singapore còn có bản đồ của URA (Cơ quan tái thiết đô thị) giúp cho việc kiểm tra địa điểm biển quảng cáo/ biển hiệu ngoài trời dự kiến đặt tại một khu vực nhất định trước khi xin giấy phép dễ dàng hơn. Qua đó, chủ thể quảng cáo thương mại ngoài trời có thể hạn chế được những rủi ro pháp lý. Trong trường hợp này, pháp luật Việt Nam có thể xem xét, áp dụng vào thực tiễn trong tương lai khi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được hoàn thiện hơn; nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo ngoài trời.

Thứ năm, phí, lệ phí để được cấp giấy phép: Về vấn đề lệ phí phải trả trong việc cấp phép, tùy điều kiện thực tế ở mỗi quốc gia khác nhau mà có những quy định khác nhau, phù hợp với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tại quốc gia đó. Pháp luật Việt Nam cũng quy định chi tiết vấn đề này trong những văn bản dưới luật, cụ thể là Thông tư số 64/2008/TT-BTC ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 67/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 7/7/2004 quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép thực hiện quảng cáo.

- Kinh nghiệm của Nhật Bản

So với pháp luật Nhật Bản, pháp luật Việt Nam về quảng cáo thương mại ngoài trời có một số điểm khác biệt:


Một là, về khái niệm, so với Nhật Bản và một số nước trên thế giới, hiện nay trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về quảng cáo thương mại ngoài trời.

Hai là, pháp luật Nhật Bản quy định những ngoại lệ đối với quảng cáo thương mại ngoài trời theo một số khu vực địa lý nhất định, dựa trên điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cũng như quy định cụ thể mang tính đặc thù của từng địa phương. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam không quy định những ngoài lệ này.

Ba là, về hồ sơ xin cấp phép, pháp luật Nhật Bản quy định chi tiết từng loại giấy tờ phải nộp trong 03 trường hợp khác nhau đối với việc đăng ký cấp phép quảng cáo ngoài trời gồm có: cấp phép mới, cấp phép tiếp tục, thay đổi cấp phép; đồng thời, pháp luật Nhật Bản cũng quy định những loại giấy tờ chỉ nộp khi cần thiết, nên thủ tục hành chính cũng ít rườm rà hơn. Trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về quảng cáo nói chung và quảng cáo thương mại ngoài trời nói riêng, chúng ta có thể nghiên cứu, xem xét áp dụng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Bốn là, ngoài các luật chuyên ngành chính liên quan đến việc điều chỉnh hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời như: Luật đất đai, Luật Xây dựng..., thì ở Nhật Bản còn có Luật công viên tự nhiên và Luật bảo tồn tự nhiên cũng có điều chỉnh một số nội dung của lĩnh vực này. Nhật Bản còn phân loại các tiêu chuẩn cấp phép đối với các khu vực khác nhau theo 6 mức độ, từ khu vực cấp phép loại 1 đến khu vực cấp phép loại 6, và có quy định cụ thể, chi tiết đối với các khu vực cấm quảng cáo ngoài trời. Ngoài ra, pháp luật Nhật Bản cũng yêu cầu phải có báo cáo loại bỏ đối với biển, bảng quảng cáo ngoài trời không được sử dụng nữa.

Theo đó, chủ thể quảng cáo thương mại ngoài trời phải gửi báo cáo loại bỏ, khi hết hạn cho phép hoặc không muốn tiếp tục trưng bày, hoặc khi chuyển đi nơi khác. Việc này cũng là một điểm tiến bộ giúp cơ quan chức năng ở Nhật Bản quản lý hoạt động quảng cáo dễ dàng hơn.

Thực hiện pháp luật về quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình - 6


1.4.3. Bài học kinh nghiệm

Từ thực tiễn thực hiện pháp luật về quảng cáo ở trong nước và quốc tế có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với thành phố Tam Điệp trong tổ chức thực hiện pháp luật về quảng cáo nói chung trong đó có thực hiện pháp luật về quảng cáo ngoài trời, cụ thể là:

Một là: Cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện pháp luật về quảng cáo. Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật như Luật, Nghị định, Thông tư về lĩnh vực quảng cáo, chúng ta nhận thấy việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tạo điều kiện để thực hiện pháp luật về quảng cáo được đồng bộ và hiệu quả hơn. Một số biện pháp cần được thực hiện tốt đó là:

Cần có quy định cụ thể hơn gắn với trách nhiệm của mỗi phường, xã khi thực hiện không đúng tiến độ quy hoạch quảng cáo ngoài trời.

Nghiên cứu xây dựng và ban hành Quy hoạch tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời để đưa hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời vào một quy hoạch tổng thể, chi tiết, cũng như kết hợp công tác thông tin tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, đồng thời góp phần chỉnh trang diện mạo đô thị ngày một văn minh, hiện đại hơn.

Hai là: Hệ thống quản lý và điều hành thực hiện chính sách, pháp luật về quảng cáo cần được tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả. Việc xây dựng và ban hành các chính sách quảng cáo từ tỉnh tới địa phương; vai trò của mỗi cấp chính quyền nhất là cấp cơ sở chưa thực sự được chú ý đúng mức và chưa phát huy tốt hiệu lực, hiệu quả. Các chính sách, quản lý quảng cáo nói chung và quảng cáo ngoài trời cần nghiên cứu và phân cấp cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn trong phạm vi được phân cấp.

Bên cạnh việc thực hiện chủ trương, chính sách của tỉnh về phát triển văn hóa, việc thực hiện pháp luật về quảng cáo ngoài trời còn cần chú trọng thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể như Luật Quảng cáo, các Thông


tư, Nghị định về lĩnh vực quảng cáo và các văn bản khác có liên quan. Tuy nhiên, Luật Quảng cáo năm 2012 điều chỉnh hoạt động quảng cáo chủ yếu chỉ quy định ở các nguyên tắc chung về trình tự, thủ tục, cách thức tiến hành hoạt động quảng cáo. Hoạt động quảng cáo thương mại nói chung trong đó có quảng cáo ngoài trời là một hoạt động có tính chất đặc thù riêng và tiềm ẩn nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh rất cao, do đó cần có những quy định cụ thể, chuyên biệt đối với hoạt động này.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Quảng cáo ngoài trời được hiểu là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình. QCNT khác với quảng cáo phi thương mại ở chỗ QCNT là hoạt động kinh doanh dịch vụ đem lại doanh thu cho doanh nghiệp, trong khi đó, quảng cáo phi thương mại là quảng cáo không nhằm mục đích kiếm lợi nhuận.

Quảng cáo ngoài trời có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và chính trị. Đặc biệt, QCNT còn mang trong mình những giá trị thẩm mỹ, tính giáo dục và truyền thống văn hóa của dân tộc, góp phần làm phong phú thêm cho đời sống tinh thần xã hội, tạo tiền đề thuận lợi phát triển nước ta theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, nếu hoạt động QCTMNT không được quản lý tốt sẽ làm mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các ngành dịch vụ liên quan. Bởi vậy QCTMNT rất cần sự quản lý của nhà nước thông qua việc tổ chức thực hiện pháp luật về chúng.

Trong luận văn, thực hiện pháp luật về QCNT được hiểu là hoạt động có mục đích với mục tiêu đưa việc tổ chức thực hiện pháp luật trong hoạt động QCNT được thực hiện hiệu quả trên thực tế, tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của pháp luật nói chung và Luật Quảng cáo nói riêng.

Ngoài Luật Quảng cáo 2012, nhà nước cũng đã ban hành một số văn bản quản lý để hoàn thiện và điều chỉnh toàn bộ các hoạt động QCNT. Các văn bản này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn, đồng thời định hướng cho hoạt động này phát triển theo đúng khuôn khổ pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự và mỹ quan đô thị.

Trên thực tế, việc tổ chức QCNT đã sử dụng các phương tiện để bắt kịp với xu thế và yêu cầu khắt khe của thị trường, trong đó phải kể đến các phương tiện quảng cáo chủ yếu như băng rôn, bảng, biển, pa nô, áp phích, các bảng, phương tiện giao thông ... QCNT cũng như các loại hình quảng cáo khác đều chịu tác động của cả yếu tố bên trong lẫn yếu tố bên ngoài. Có thể nói các yếu tố này đã ít nhiều đưa lại những thuận lợi và khó khăn cho việc thực hiện pháp luật về QCNT.


Cùng với việc nghiên cứu lý luận về thực hiện pháp luật QCNT, luận văn cũng đã nghiên cứu cơ sở thực tiễn về hoạt động QCNT trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tại đây luận văn đã khái quát đặc điểm tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội của thành phố, đồng thời khái quát chung về tình hình hoạt động QCNT trên địa bàn thành phố Tam Điệp trong giai đoạn hiện nay. Ở nội dung này, luận văn đã đề cập tới các loại hình QCNT chính trên địa bàn thành phố Tam Điệp như bảng, biển, băng rôn ... Tất cả các hoạt động quảng cáo này đều hoạt động và định hướng theo đúng khuôn khổ pháp luật, đồng thời góp phần làm thay đổi diện mạo thành phố Tam Điệp ngày một phát triển hơn.


Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP


2.1. Khái quát về thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

* Thành phố Tam Điệp

Tam Điệp là đô thị trẻ; thị xã Tam Điệp được thành lập theo Quyết định số 200/HĐBT ngày 17/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, ngày 31/07/2012, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 708/QĐ-BXD về việc công nhận thị xã là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Ninh Bình; ngày 10/4/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 904/NQ-UBTVQH13 thành lập thành phố Tam Điệp trực thuộc tỉnh Ninh Bình.

Thành phố Tam Điệp nằm ở phía Tây Nam tỉnh Ninh Bình, là cửa ngõ kết nối đồng bằng Bắc Bộ với dải lãnh thổ ven biển miền Trung, trên trục đường giao thông huyết mạch nối liền Nam - Bắc, có vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh. Địa giới hành chính: Phía Bắc giáp huyện Nho Quan và huyện Hoa Lư; phía Đông giáp huyện Yên Mô; phía Nam giáp thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa; phía Tây giáp huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

Thành phố có 9 đơn vị hành chính, gồm 6 phường và 3 xã; tổng diện tích đất tự nhiên 104,979 km2, trong đó đất nông nghiệp 73,117 km2; đất phi nông nghiệp 26,907 km2; đất chưa sử dụng 4,955 km2. Tổng dân số là 102.175 người; trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 1,03%, tôn giáo 2,4%; dân số khu vực thành thị chiếm 70,6%, khu vực nông thôn 29,4%. Tổng lao động trong độ tuổi lao động là 66.415 người.

Tam Điệp là địa bàn trọng điểm về quốc phòng: Trong suốt chiều dài lịch sử, đất và người Tam Điệp đã đi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, mảnh đất gắn với tên tuổi của anh hùng dân tộc Quang Trung trong sự nghiệp giải phóng Thăng Long mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), đến cuộc hành quân thần tốc của Binh đoàn Quyết Thắng góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Chặng đường hơn 35 năm kể từ ngày thành lập, với sự


phấn đấu, kế thừa và phát huy những thành quả của thế hệ trước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng đất nước. Với những thành tích đã đạt được, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Tam Điệp đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng huân chương các loại và nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1997); Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2002); Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2007); Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2012). Ba đơn vị là xã Yên Bình (nay là phường Yên Bình và Tân Bình), xã Yên Sơn và Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Cùng với truyền thống lịch sử vẻ vang, với địa hình thuộc vùng sơn địa và bán sơn địa, Tam Điệp có nguồn tài nguyên khoáng sản: đá vôi, đôlômit, than bùn, đất sét... với trữ lượng lớn phục vụ các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; diện tích đất nông nghiệp có độ phì nhiêu khá, thuận lợi cho thâm canh cây lúa, phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả như dứa, chè, nhãn, vải, lạc tiên... phục vụ công nghiệp chế biến rau quả, thực phẩm. Thành phố có nhiều công trình di tích văn hóa lịch sử được công nhận, đó là: Hệ thống phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia (tháng 10/1985). Có 6 di tích được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh gồm: Đền Dâu, đền Quán Cháo, đình làng Quang Hiển, chùa Lý Nhân, chùa Quang Sơn, đền Thánh Mẫu. Bên cạnh đó thành phố đã và đang triển khai một số dự án du lịch như: Khu liên hợp sân golf 54 hố; dự án du lịch đồi Dù, khu du lịch sinh thái hồ Yên Thắng...; thành phố còn có nhiều hang động, điển hình như động Trà Tu, động Tam Giao, động Mát là những điểm có thể đầu tư phục vụ du lịch. Đây là tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Phát huy tiềm năng, lợi thế vị trí và tài nguyên phong phú, trong những năm qua thành phố đã tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện của Trung ương, của tỉnh, đồng thời tập trung phát huy nội lực, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đến nay thành phố được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá quan trọng của tỉnh Ninh Bình.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí