Năng Lực Quản Lý Của Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Quảng Cáo


chủ động và quyết đoán của họ trong điều hành, giải quyết các công việc chung từ đó ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện pháp luật.

Các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đăng tải các thông tin về các sự kiện pháp luật, hiện tượng xảy ra trong xã hội, hoạt động thực hiện pháp luật của các tầng lớp xã hội. Và của các cơ quan chức năng, nêu lên những tấm gương điển hình người tốt việc tốt trong việc thực hiện pháp luật… Những thông tin đó ở chừng mực khác nhau tác động đến suy nghĩ, nhận thức và hành vi của mỗi con người, khiến cho họ thực hiện pháp luật tốt hơn.

Dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ đến hoạt động thực hiện pháp luật. Dư luận xã hội gắn liền với ý chí cộng đồng của nhóm xã hội mà nó tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của các cá nhân. Trong một chừng mực nhất định người ta có thể không sợ sự trừng phạt của pháp luật khi thực hiện những hành vi sai trái, phạm pháp nhưng chúng lại sợ sự phê phán lên án của dư luận xã hội

- một thứ bất thành văn.

Trong điều kiện xã hội có nền dân chủ rộng rãi, dư luận xã hội được coi là phương tiện kiểm tra xã hội đối với ý thức pháp luật và hành vi pháp luật của mỗi người. Dưới áp lực của dư luận xã hội, mỗi người luôn phải xem xét, suy nghĩ, kiểm định trước khi thực hiện một hành vi pháp luật nào đó. Những câu hỏi phải được đặt ra về cái đúng, cái sai, nên hay không nên… Nhờ đó, ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật trong mỗi chủ thể cũng được nâng lên một bước.

1.3.4. Năng lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo

Năng lực quản lý nhà nước có vai trò hết sức quan trọng đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống thực tế. Sự hoạt động của các cơ quan HCNN trong việc thực hiện pháp luật có tác động quan trọng đến việc hoạt động thực hiện pháp luật. Sự can thiệp của các cơ quan HCNN nhằm đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện mỗi khi xảy ra vi phạm pháp luật, tranh chấp là cần thiết, đúng đắn.

Pháp luật là một công cụ quản lý xã hội sắc bén, song pháp luật chỉ có thể phát huy được vai rò và những giá trị của mình trong việc duy trì trật tự và tạo


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

điều kiện cho xã hội phát triển khi nó được tôn trọng và thực hiện trong cuộc sống. Cũng như vậy, muốn các quy định của pháp luật về quảng cáo phát huy được chức năng quản lý trong thực tế thì cần phải có hoạt động thực hiện pháp luật dưới các hình thức khác nhau. Vì vậy, cơ quan quản lý HCNN về quảng cáo là cơ quan có vai trò quan trọng, điều này thể hiện ở:

* Cơ quan HCNN thực hiện pháp luật và tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật.

Thực hiện pháp luật về quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình - 5

Cơ quan HCNN nhà nước là cơ quan có nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật. Muốn các cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật nói chung và QPPL hành chính về quảng cáo nói riêng thì cơ quan quản lý phải tạo điều kiện thuận lợi, không được gây khó rễ để các cá nhân, tổ chức đó có thể thực hiện pháp luật một cách dễ dàng.

Một số lượng rất lớn văn bản QPPL do các cơ quan HCNN xây dựng và ban hành, chính vì vậy, việc cơ quan HCNN tạo điều kiện để người dân có thể thực hiện được các QPPL hành chính là điều tất yếu. Có như vậy, pháp luật mới có thể đi vào đời sống, gắn liền với thực tiễn, phát huy tác dụng, tránh tình trạng pháp luật “suông”.

Bên cạnh đó, cơ quan HCNN là chủ thể quan trọng của quan hệ pháp luật hành chính, cũng phải thực hiện các QPPL hành chính. Hiến pháp và các văn bản QPPL khác quy định cho cơ quan HCNN có nhiệm vụ, quyền hạn nào thì cơ quan HCNN phải và chỉ được thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn đó, quán triệt tư tưởng người dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, quyền lực công chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Việc cơ quan HCNN thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật vừa tạo được tác động tốt với ý thức pháp luật của người dân, vừa tạo cơ sở pháp lý để người dân thực hiện đúng đắn những quyền và nghĩa vụ của mình.

Hiểu luật, thực hiện đúng luật đang là đòi hỏi bức xúc trong giai đoạn hiện nay. Để pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế, công tác giáo dục pháp luật là một phần không thể thiếu. Công dân, cán bộ, công chức nhà nước, tổ chức xã hội ...., tất cả đều cần phải hiểu mình có những quyền và nghĩa vụ


pháp lý nào hiểu được pháp luật yêu cầu phải xử sự như thế nào trong những trường hợp đã được dự liệu. Có như vậy, các cá nhân, tổ chức mới có thể thực hiện pháp luật đầy đủ và đúng đắn.

* Cơ quan HCNN còn kiểm tra việc thực hiện pháp luật.

Cơ quan HCNN đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực hiện QPPL hành chính và giáo dục pháp luật. Nhưng để việc thực hiện pháp luật đem lại hiệu quả cao, cơ quan HCNN còn có vai trò tích cực trong hoạt động kiểm tra việc thực hiện QPPL.

Kiểm tra là phương tiện quan trọng để phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật. Kiểm tra được thực hiện trước hết bởi Chính phủ và UBND các cấp. Ngoài ra, kiểm tra còn được thực hiện thường xuyên bởi cơ quan HCNN có thẩm quyền chuyên môn thông qua các cơ quan thanh tra ngành. Trong phạm vi quyền hạn do luật định, các bộ có quyền kiểm tra UBND các cấp và cơ quan nhà nước khác ở địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực và có quyền đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ những quy định của UBND và Chủ tịch UBND nếu những quy định này trái với các văn bản của bộ về ngành hoặc lĩnh vực mà nó phụ trách.

Thông qua hoạt động kiểm tra, các chủ thể có dịp tìm hiểu việc thực hiện pháp luật của cấp dưới cũng như việc thực hiện các quy định của cơ quan và các nhiệm vụ đã được giao, từ đó các chủ thể quản lý có biện pháp xử lý thích hợp nhằm giáo dục đối tượng quản lý, xử lý người vi phạm đồng thời cải tiến và sửa đổi, bổ sung các quy định quản lý.

Như vậy, cơ quan nhà nước tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật hành chính, giáo dục, kiểm tra việc thực hiện pháp luật. Thiếu đi một hoạt động nào cũng sẽ khiến cho việc thực hiện pháp luật gặp khó khăn, thậm chí ngưng trệ. Từ đó chúng ta thấy được vai trò của cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện pháp luật là rất quan trọng.

1.4. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về thực hiện pháp luật về quảng cáo ngoài trời và bài học kinh nghiệm

1.4.1. Kinh nghiệm trong nước


Kinh nghiệm từ thực tiễn thành phố Hà Nội

Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất của cả nước, với quy mô hoạt động quảng cáo rất lớn, công tác quản lý hoạt động quảng cáo nói chung và QCNT nói riêng đã được quan tâm triển khai với nhiều hình thức đã tạo nên diện mạo khá đồng bộ và hiệu quả như ngày nay. Xuất phát từ yêu cầu thực tế, việc áp dụng pháp luật về quảng cáo đã tạo nên nhiều mô hình quản lý hiệu quả, đem lại những bài học kinh nghiệm, một trong những mô hình điểm đã được triển khai và nhân rộng trong hoạt động quảng cáo TMNT đó là xây dựng tuyến phố điểm về biển hiệu, quảng cáo.

Một trong những tuyến phố điểm đầu tiên thực hiện thí điểm đó là phố Lê Trọng Tấn - Quận Thanh Xuân. Phố Lê Trọng Tấn với thuận lợi là tuyến phố mới nên được lựa chọn thí điểm xây dựng tuyến phố kiểu mẫu về quảng cáo, tại đây đã quy định kích thước, màu sắc biển quảng cáo với 02 màu xanh, đỏ. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vân động nên khi tổ chức triển khai vào thực tế, các hộ kinh doanh đã tuân thủ đúng kích thước, màu sắc, vị trí đặt biển hiệu .... do đó đã tạo nên diện mạo một tuyến phố sạch đẹp, gọn gàng, khoa học, thẩm mỹ. Đây được đánh giá là cách làm hiệu quả mà thành phố Hà Nội cần nhân rộng trong thực tế. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận, sau 2 năm triển khai, hệ thống biển hiệu trên phố Lê Trọng Tấn không còn đồng nhất 2 màu xanh, đỏ mà xen vào đó là các màu trắng, đen, vàng… Các cửa hàng thời trang, quán cà phê… đã lựa chọn dán đề can thay màu trên các biển hiệu đã lắp sẵn. Nhiều cửa hàng thiếu ý thức còn lắp thêm các loại bạt để tạo điểm nhấn khác biệt so với biển hiệu bên cạnh. Ngoài ra, chỉ riêng duy trì các tuyến phố điểm về quảng cáo cũng vô cùng khó khăn.

Ngoài phố Lê Trọng Tấn với thuận lợi là tuyến phố mới nên được lựa chọn thí điểm xây dựng tuyến phố kiểu mẫu về quảng cáo, Hà Nội chủ trương xây dựng tuyến phố điểm quảng cáo, biển hiệu trên địa bàn mỗi quận, huyện; phường. Quận Cầu Giấy có tuyến phố Trần Đăng Ninh, Lê Văn Lương, Trần Duy Hưng, Trung Kính… là tuyến phố điểm về biển hiệu, bảng quảng cáo. Quận Thanh Xuân không chỉ có phố Lê Trọng Tấn mà 7 tuyến phố dọc sông Tô


Lịch cũng đã trở thành tuyến phố điểm quảng cáo, biển hiệu gần 2 năm nay. Các huyện, thị xã như Đan Phượng, Sơn Tây cũng có đến trên 10 tuyến phố điểm biển hiệu, quảng cáo ở mỗi địa bàn.

Hiện tại, ở các quận, huyện vẫn đang nỗ lực duy trì trật tự của các tuyến phố điểm biển hiệu, biển quảng cáo. Một số phường như Trung Hòa (Cầu Giấy) không chỉ xây dựng một tuyến phố điểm mà còn đã mở rộng sang phố Lê Văn Lương và Trần Duy Hưng. Qua tìm hiểu, ông Bùi Minh Hoàng - Trưởng phòng Quản lý văn hóa (Sở VH&TT Hà Nội) cho biết: Hà Nội đang chủ trương nhân rộng các tuyến phố điểm biển hiệu, biển quảng cáo… để không chỉ mỗi địa bàn là 1 tuyến phố mà 2, 3 tuyến phố và thậm chí là nhiều hơn nữa. Bởi việc chuẩn chỉnh về kích thước biển, bảng đã giúp bộ mặt đô thị khang trang hơn.

Cũng theo ông Bùi Minh Hoàng, theo phản ánh của báo chí về việc treo biển quảng cáo trên các thành cầu vượt trên địa bàn thành phố; ông cho rằng, hoạt động quảng cáo đó không phải tự phát mà là thí điểm của Hà Nội. “Sở VH&TT đã đề xuất với UBND thành phố, với Chính phủ xin thí điểm lắp biển quảng cáo bên ngoài thành cầu. Chúng tôi vẫn đang lắng nghe ý kiến của Nhân dân và các nhà quản lý để có đánh giá và biện pháp chung, có thể bổ sung hình thức quảng cáo này cho cả tuyến phố điểm” ông Hoàng nhấn mạnh.

Ủng hộ những ý tưởng này, song thạc sĩ Nguyễn Phan Anh - Chuyên gia marketing online, giảng viên trường Đại học Thương mại nhấn mạnh, cần rút kinh nghiệm để ý tưởng không làm hạn chế sự sáng tạo của các thương hiệu và gây nhầm lẫn về thương hiệu. “Các thương hiệu có bản sắc riêng sẽ phải xem xét, nếu như thuê mặt bằng tại đây. Việc đồng nhất về màu sắc biển hiệu vô hình trung đã làm giảm giá trị mặt bằng cho thuê” - ông Phan Anh nói. Được biết, quận Thanh Xuân đã ký Quy định quản lý tạm thời tuyến đường Lê Trọng Tấn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, quy định đã “nới” một số điều về biển hiệu. Hiện tại chỉ quản lý về cao độ nền biển hiệu chỉ cao từ 3 - 3,2m, điều này giúp biển hiệu đồng đều, thẳng hàng, ngăn nắp. Còn màu sắc, cho phép màu sắc theo logo đã đăng ký, yêu cầu không dùng màu sắc phản cảm và vật liệu có độ phản quang lớn hơn 70%.

Hà Nội sẽ còn có nhiều biện pháp chấn chỉnh hoạt động quảng cáo, mở rộng các tuyến phố điểm để tạo dựng nét đẹp văn minh đô thị. Tuy nhiên, thành


công hay thất bại sẽ của mỗi con đường mỗi tuyến phố là sự cộng hưởng từ ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật của nhân dân.

Theo PGS.TS Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội Khóa XIII cho rằng: “Tôi đồng tình xây dựng các tuyến phố điểm, các tuyến phố kiểu mẫu về quảng cáo. Nhưng có lẽ chúng ta chỉ nên dừng ở việc quy định về kích thước biển hiệu, biển quảng cáo… không nên đưa ra quy định về kiểu dáng, màu sắc vì đây là đặc thù riêng cho mỗi thương hiệu. Lỗi của việc thực hiện sai chính là tầm nhìn của người tham mưu còn hạn chế, chưa dài hơi”

Ngoài việc xây dựng các tuyến phố điểm về quảng cáo, thành phố Hà Nội còn hướng tới thực hiện tốt công tác quy hoạch quảng cáo ngoài trời với quyết tâm loại bỏ cơ chế “xin - cho”.

Thành phố Hà Nội đã phê duyệt dự thảo triển khai quy hoạch quảng cáo ngoài trời đến năm 2020, định hướng đến năm 2050 nhằm quản lý hiệu quả bảng quảng cáo ngoài trời, thu ngân sách nhà nước, đồng thời loại bỏ cơ chế “xin - cho” trong việc cấp giấy phép quảng cáo. UBND thành phố Hà nội đã ban hành Quyết định 1997/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2050. Theo Dự thảo kế hoạch triển khai Quyết định trên, tổng số vị trí theo quy hoạch cũ là 525 vị trí. Trong đó sẽ có 130 vị trí hủy bỏ, 46 vị trí điều chỉnh, 40 vị trí bổ sung mới. Tổng số bảng quảng cáo sau điều chỉnh quy hoạch là 435 vị trí. Các bảng quảng cáo sẽ được thu hồi và tổ chức đấu thầu theo quy hoạch đảm bảo đúng quy định.

Một bước tiến trong quản lý, tổ chức triển khai thực hiện pháp luật được thành phố đưa ra thực hiện đó là loại bỏ cơ chế “xin - cho” trong hoạt động cấp giấy phép quảng cáo. Trước đó, Thanh tra thành phố đã có kết luận về hoạt động này. Theo đó, từ năm 2012 đến năm 2017, Sở VH-TT tiếp nhận 824 lượt hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thực hiện quảng cáo và thông báo sản phẩm quảng cáo. Qua kiểm tra xác suất 319 hồ sơ, có 221 trường hợp không có văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo. Thanh tra Thành phố kiểm tra xác suất 12 hồ sơ cấp phép lần đầu, cho thấy: Có 3 trường hợp có hợp


đồng thuê đất nhưng hết hạn từ năm 2013, năm 2015, còn 9 trường hợp không có hợp đồng thuê đất với người có quyền sử dụng đất hợp pháp…

Từ trước đến nay, các doanh nghiệp quảng cáo đều tự thuê, mua đất của người dân, tự xin cấp phép nên có những vị trí không đảm bảo mỹ quan, quy hoạch, trật tự đô thị. Bên cạnh đó, doanh nghiệp không thông báo doanh thu, kê khai nộp thuế cho các bảng quảng cáo trên. “Doanh nghiệp cho thuê quảng cáo trên cột bao nhiêu năm, không ai thu thuế, sau khi quy hoạch áp dụng sẽ giải quyết được vấn đề này”

Theo một đại diện Sở Văn hóa Thể thao thành phố Hà Nội cho biết, Sở sẽ có văn bản trả lời các ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp quảng cáo, trong đó tập trung 4 vấn đề chính, trong đó nổi bật là vấn đề thu hồi, đấu thầu các bảng quảng cáo. Theo quy định tại Luật Quảng cáo 2012 và Nghị định 181 của Chính phủ có quy định mọi vị trí quảng cáo đều phải qua đấu thầu. Bản thân các doanh nghiệp quảng cáo cũng cơ bản nhất trí với phương án đấu thầu là phương án công khai, minh bạch nhất. Trong dự thảo kế hoạch cũng đã ghi rõ ưu tiên cho các đơn vị đang có ở trên vị trí đó. Hiện tại, cơ bản cần xác định sau khi thu hồi thì đấu thầu ra sao, ưu tiên như thế nào đảm bảo tính công khai, minh bạch.

1.4.2. Kinh nghiệm quốc tế

- Kinh nghiệm của Singapore

Thứ nhất, yêu cầu về giấy phép đối với biển quảng cáo thương mại ngoài trời ở Singapore: So với Singapore, pháp luật Việt Nam quy định phân biệt việc cấp phép hay không cấp phép đối với công trình quảng cáo thương mại ngoài trời dựa trên kích thước của bảng, biển quảng cáo đó, chứ không quy định loại trừ biển hiệu được trưng bày bởi các tổ chức tôn giáo, từ thiện… như Singapore. Ngoài ra, một hoặc một chuỗi các biển hiệu quảng cáo với tổng diện tích nếu nhiều hơn 5 mét vuông thì phải đăng ký giấy phép ở Singapore. Trong khi đó, ở Việt Nam thì bảng, biển quảng cáo thương mại ngoài trời có thể lớn hơn mà không cần xin giấy phép xây dựng như đã nêu trên.

Thứ hai, về phân loại biển quảng cáo và biển hiệu thông thường: Pháp luật Singapore quy định rằng: nếu một tấm biển ngoài trời không bao gồm bất kì


biểu trưng, biểu tượng, ký hiệu, thông báo, đại diện hoặc thiết bị trực quan nào về thương hiệu hoặc nhãn hiệu nhằm quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ, thì không được xem là biển quảng cáo, mà thuật ngữ pháp lý gọi chung là “biển hiệu”. Do đó, thủ tục pháp lý liên quan đến biển hiệu thông thường sẽ có một số điểm khác với biển quảng cáo, nhất là lệ phí phải nộp cho cơ quan chức năng, quy định cấm những nơi được hiển thị. Điều đó có nghĩa, nếu một tấm biển ngoài trời không nhằm mục đích thương mại, không nhằm mục đích quảng bá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để sinh lợi thì không được xem là quảng cáo; như vậy pháp luật Singapore chỉ ghi nhận quảng cáo nhằm mục đích thương mại.

Điều này so với pháp luật Việt Nam thì có sự khác biệt:

Một là, pháp luật Việt Nam ghi nhận hai loại hình quảng cáo với hai mục đích khác nhau bao gồm: quảng cáo thương mại và quảng cáo phi thương mại. Cụ thể, khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 định nghĩa: Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch


vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự;

chính sách xã hội; thông tin cá nhân”.

Hai là, Singapore có Hệ thống cấp phép quảng cáo ALS trực tuyến. Các chủ thể trước khi dựng một tấm biển ngoài trời thường phải nộp đơn xin tư vấn qua hệ

thống trực tuyến ALS để được đánh giá chính xác loại biển của mình là biển hiệu thông thường hay biển quảng cáo, tránh những sai phạm trong việc thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời. Đây là một điểm rất tiến bộ của hệ thống pháp luật Singapore, mà trong lộ trình dài khi hoàn thiện các quy định của pháp

luật Việt Nam, chúng ta có thể xem xét, nghiên cứu để ứng dụng.

Thứ ba, pháp luật Singapore có quy định chi tiết mô tả cụ thể từng loại biển, bảng quảng cáo và quy định cấm hiển thị đối với biển, bảng quảng cáo thương mại ngoài trời. So với Singapore, pháp luật Việt Nam không quy định rõ ràng trong Luật Quảng cáo như Singapore, mà chỉ điều chỉnh thông qua việc triển khai cụ thể các Đề án, phương án quy hoạch quảng cáo ngoài trời dựa trên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2023