có thể cùng với công ty quảng cáo vạch ra mục tiêu, chiến lược và hình thức quảng cáo phù hợp, cũng như đo lường đánh giá hiệu quả của quảng cáo; vì vậy sẽ rất hữu ích cho các sinh viên Marketing và Mỹ thuật công nghiệp, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành quảng cáo và các doanh nghiệp đang có ý đinh quảng cáo trên phương tiện truyền thông. Công trình tiếp theo là “Những khía cạnh tâm lý trong quảng cáo thương mại”, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội (2015) của tác giả Nguyễn Hữu Thụ cung cấp các tri thức, quy luật cơ bản, cốt lõi nhất của tâm lý con người, cơ chế vận hành các hiện tượng tâm lý trong hoạt động quảng cáo thương mại, các hình thức và hướng nghiên cứu quảng cáo thương mại phổ biến hiện nay;
Ngoài ra, có các luận văn, luận án khoa học ở các trường Đại học, Học viện, Viên nghiên cứu. Luận án Tiến sĩ Văn hóa học “Giá trị văn hóa của Quảng cáo ở Việt Nam hiện nay” (năm 2012) của tác giả Đỗ Quang Minh cho chúng ta thấy một cái nhìn tổng quát trên sự phân tích, tìm hiểu giá trị văn hóa của quảng cáo, một yêu cầu đặt ra là quảng cáo phù hợp với nền văn hóa, văn minh. Luận án Tiến sĩ Luật kinh tế “Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam hiện nay” (năm 2016) của tác giả Hồ Thị Duyên là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống các vấn đề lý luận về hành vi quảng cáo đặc biệt là khái niệm, đặc điểm và cấu thành của hành vi này, qua đó xác định pháp luật để nhận diện và xử lý đối với hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, chỉ ra những hạn chế mà pháp luật về hành vi quảng cáo cần phải khắc phục và hoàn thiện trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại” (2015) của Nguyễn Thị Tâm đề xuất những phương hướng, kiến nghị những giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về quảng cáo thương mại nói riêng và pháp luật về quảng cáo nói chung.
Ngoài ra, một số luận văn nghiên cứu về hoạt động quảng cáo như: Luận văn Thạc sỹ Quản lý Văn hóa “Quản lý hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” (2016) của tác giả Nguyễn Mạnh Hà, Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương đánh giá về công tác quản lý hoạt động
quảng cáo thương mại và những tác động của quảng cáo đối với kinh tế - xã hội qua đó cung cấp thêm thông tin cơ bản cho doanh nghiệp quảng cáo, giúp người làm quảng cáo đi đúng hướng trong thời đại công nghệ 4.0
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề thực hiện pháp luật về quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Tam Điệp. Chính vì vậy, luận văn này sẽ tập trung đi sâu vào nghiên cứu cụ thể hơn về việc thực hiện pháp luật về hoạt động quảng cáo ngoài trời để từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quảng cáo thương mại trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá đúng thực trạng thực hiện pháp luật về QCNT tại thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật đối với hoạt động QCNT trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện pháp luật về quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình - 1
- Chủ Thể, Nội Dung Thực Hiện Pháp Luật Về Quảng Cáo Ngoài Trời
- Ý Thức Pháp Luật Của Các Chủ Thể Thực Hiện Pháp Luật Về Quảng Cáo
- Năng Lực Quản Lý Của Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Quảng Cáo
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng khung lý thuyết phục vụ cho việc đánh giá việc thực hiện pháp luật về quảng cáo ngoài trời;
- Đánh giá đúng thực trạng về thực hiện pháp luật về quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình;
- Đề xuất được những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế việc thực hiện pháp luật về quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực hiện pháp luật về quảng cáo ngoài trời đối với các hoạt động QCNT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về thời gian: Luận văn thu thập số liệu về hoạt động quảng cáo ngoài trời qua 5 năm (2015-2019).
Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu về thực hiện pháp luật về quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Tam Điệp và một số đơn vị hành chính đô thị tỉnh Ninh Bình.
Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu mảng thực hiện pháp luật về quảng cáo thương mại ngoài trời. Tập trung nghiên cứu nhiều hơn về hoạt động thực hiện pháp luật về quảng cáo thương mại ngoài trời của cơ quan quản lý nhà nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như sau:
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này dùng để hệ thống hóa các số liệu về thực trạng hoạt động quảng cáo đề phân tích tình hình biến động theo thời gian.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Số liệu được tổng hợp và phân tích từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá cũng như đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời.
- Phương pháp tiếp cận liên nghành: Nghiên cứu quản lý văn hóa dưới góc độ văn hóa học.
- Sử dụng chuyên gia.
6. Đóng góp của luận văn
- Trên phương diện lý thuyết: xây dựng khung pháp lý phục vụ cho việc đánh giá việc thực hiện pháp luật về quảng cáo ngoài trời.
- Trên phương diện thực tế: góp phần đánh giá đúng thực trạng việc thực hiện pháp luật về quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
- Trong đề xuất giải pháp: đề xuất được những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế việc thực hiện pháp luật về quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phụ lục và Mục lục, Bảng biểu, hình ảnh, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về thực hiện pháp luật đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời.
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI
1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về quảng cáo ngoài trời
1.1.1. Thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích mà các chủ thể pháp luật bằng hành vi của mình thực hiện các qui định pháp luật trong thực tế đời sống. Thực hiện pháp luật bao gồm: tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật; sử dụng pháp luật; áp dụng pháp luật.
- Tuân thủ pháp luật: là hình thức thực hiện những qui phạm pháp luật mang tính chất ngăn cấm bằng hành vi thụ động, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không làm những việc mà pháp luật cấm.
- Thi hành pháp luật: là hình thức thực hiện những qui định trao nghĩa vụ bắt buộc của pháp luật một cách tích cực trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng những hành động tích cực.
- Sử dụng pháp luật: là hình thức thực hiện những qui định về quyền chủ thể của pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật chủ động, tự mình quyết định việc thực hiện hay không thực hiện điều mà pháp luật cho phép.
- Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những qui định pháp luật hoặc chính hành vi của mình căn cứ vào những qui định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hay chấm dứt một quan hệ pháp luật.
1.1.2. Thực hiện pháp luật về quảng cáo
Tại Điều 2, Luật Quảng cáo năm 2012 (được Quốc hội thông qua ngày 21/6/2012) quy định như sau: “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân” [41, tr.1].
Từ khái niệm quảng cáo nêu trên, trở lại với khái niệm thực hiện pháp luật chúng ta có thể nhận thấy thực hiện pháp luật về quảng cáo có 04 hình thức, cụ thể là:
- Tuân thủ pháp luật quảng cáo: là hình thức thực hiện những qui phạm pháp luật mang tính chất ngăn cấm bằng hành vi thụ động, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không làm những việc mà Luật quảng cáo cấm.
VD: một công dân không thực hiện những hành vi vi phạm được qui định trong Luật quảng cáo, tức là công dân đó tuân thủ những qui định của Luật này.
- Thi hành pháp luật quảng cáo: là hình thức thực hiện những qui định trao nghĩa vụ bắt buộc của Luật luật quảng cáo một cách tích cực trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng những hành động tích cực.
VD: một người thực hiện các thủ tục về cấp phép quảng cáo, tức là người đó đã bằng hành động tích cực thi hành qui định về pháp luật quảng cáo.
- Sử dụng pháp luật quảng cáo: là hình thức thực hiện những qui định về quyền chủ thể của pháp luật về quảng cáo, trong đó các chủ thể pháp luật chủ động, tự mình quyết định việc thực hiện hay không thực hiện điều mà pháp luật quảng cáo cho phép.
- Áp dụng pháp luật quảng cáo: là hình thức thực hiện pháp luật quảng cáo, trong đó nhà nước thông qua cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những qui định pháp luật hoặc chính hành vi của mình căn cứ vào những qui định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hay chấm dứt một quan hệ pháp luật về quảng cáo.
VD: cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật tuyên phạt doanh nghiệp quảng cáo không xin phép.
Từ những nhận định trên có thể khái quát lại rằng: Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả phí hoặc không để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.
So với khái niệm thực hiện pháp luật thì thực hiện pháp luật về quảng cáo cụ thể hơn trong lĩnh vực quảng cáo. Theo đó, tuy rằng về hình thức có thể giống nhau nhưng nội dung là khác nhau.
Thực hiện pháp luật về quảng cáo là quá trình hoạt động có mục đích mà các chủ thể pháp luật bằng hành động của mình thực hiện các qui định pháp luật về quảng cáo trong thực tế đời sống.
1.1.3. Thực hiện pháp luật về quảng cáo ngoài trời
* Đối với nhà nước
Thực hiện pháp luật về quảng cáo là hoạt động có mục đích của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm cho những quy định của pháp luật về quảng cáo đi vào thực tiễn đời sống xã hội, nhằm bảo đảm trật tự, an toàn và công bằng xã hội; nhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo.
Để thực hiện pháp luật về quảng cáo nói chung trong đó có hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời, Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm trật tự kỷ cương, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động này.
Từ nhận định trên có thể thấy việc thực hiện pháp luật về quảng cáo thương mại ngoài trời đối với các cơ quan nhà nước có những đặc điểm nổi bật là:
- Về chủ thể: Các cơ quan nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông qua việc ban hành hệ thống văn bản quản lý theo thẩm quyền nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội về hoạt động quảng cáo, đưa ra các quy định nhằm tác động đến đối tượng thực thi pháp luật nhằm đảm bảo cho hoạt động quảng cáo đi vào nền nếp, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thực hiện pháp luật.
Nhà nước thông qua đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp tổ chức tiếp nhận, xử lý hồ sơ, giải quyết nhu cầu quảng cáo, cấp phép quảng cáo, tiếp thị của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Thường xuyên theo dõi việc thi hành pháp luật về quảng cáo; tổ chức thanh kiểm tra, đánh giá, giám sát việc
thực hiện các quy định pháp luật về quảng cáo; kịp thời tham mưu cho cho cơ quan, người có thẩm quyền xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về quảng cáo theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động quảng cáo ngoài trời luôn có sự thay đổi và biến động ngày càng mạnh mẽ, có tính thời sự cao, gắn liền với quá trình công nghệ hóa, toàn cầu hóa về kinh tế. Do đó các cơ quan nhà nước cần thường xuyên cần tích cực đẩy mạnh hoạt động theo dõi thi hành pháp luật, tổng kết thực tiễn nhằm kịp thời ban hành các chủ trương, chính sách, pháp luật sát hợp với tình hình thực tế, có tính khả thi, tính dự báo cao.
- Sự đa dạng và phức tạp của hoạt động quảng cáo. Có thể thấy quảng cáo là hoạt động hết sức phức tạp, gắn liền với quá trình xúc tiến thương mại của thương nhân. Thương nhân thông qua hoạt động quảng cáo nhằm xúc tiến thương mại; với mong muốn hàng hóa dịch vụ của mình đến ngày càng gần hơn, nhiều hơn đối với người tiêu dùng và đạt được lợi nhuận cao nhất. Để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa đội ngũ thương nhân và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng, ban hành chính sách phù hợp, vừa khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân phát triển sản xuất, vừa đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng; tránh xung đột về lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
* Đối với thương nhân
Điều 102 Luật Thương mại 2005 quy định: “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình” [76, tr.2]. Có thể hiểu rằng quảng cáo thương mại là hoạt động sử dụng các phương tiện quảng cáo nhằm xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu, đưa thông tin hàng hóa, dịch vụ tới khách hàng.
Thực hiện pháp luật về quảng cáo ngoài trời là quá trình hoạt động có mục đích mà các chủ thể pháp luật bằng hành vi của mình thực hiện các qui định pháp luật về quảng cáo được thực hiện ở ngoài trời để giới thiệu, đưa thông tin