Các Bên Có Đủ Điều Kiện Về Nuôi Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Tại Thời Điểm Phát Sinh Quan Hệ Nuôi Con Nuôi

đã ghi: “Công nhận rằng nuôi con nuôi quốc tế là đem lại mái ấm gia đình cho trẻ em không tìm được một gia đình thích hợp tại nước gốc của mình”.[15].

Việc lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ em thì làm con nuôi nước ngoài là giải pháp cuối cùng vì lợi ích của trẻ. Tại Điều 5 Luật nuôi con nuôi năm 2010 cũng đã quy định thứ tự ưu tiên khi lựa chọn gia đình thay thế. Cụ thể:

- Thứ nhất: Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

- Thứ hai: Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;

- Thứ ba: Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;

- Thứ tư: Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Thứ năm: Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.

Việc cho trẻ làm con nuôi nước ngoài là giải pháp cuối cùng, bởi nhiều trẻ em sẽ gặp phải khó khăn để có thể hòa nhập với môi trường mới như ngôn ngữ, tâm lý, thói quen sinh hoạt, môi trường sống…Nếu so sánh điều kiện vật chất thì có thể trẻ sẽ có điều kiện sống tốt hơn nhưng liệu trẻ có cảm thấy hạnh phúc với gia đình mới hay không khi trẻ phải xa người thân, xã quê hương? Có thể xảy ra tình trạng trẻ không tìm được hạnh phúc thực sự khi sống trong môi trường mới. Vì vậy để có thể tìm gia đình thay thế cho trẻ ở trong nước Luật nuôi con nuôi năm 2010 đã quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc tìm gia đình thay thế cho trẻ để tăng thêm cơ hội cho trẻ được nhận làm con nuôi trong nước. Việc tìm mái ấm cho trẻ là trách nhiệm từ cấp xã đến tỉnh, và Trung ương. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết tại trụ sở trong thời hạn 60 ngày; cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 60 ngày; Bộ Tư pháp có trách nhiệm thông báo tìm người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Nếu hết thời hạn quy định

như trên mà không tìm được người trong nước nhận làm con nuôi thì việc cho trẻ làm con nuôi nước ngoài được xem xét giải quyết. Trong trường hợp đang xem xét, giới thiệu cho trẻ làm con nuôi nước ngoài mà có người trong nước nhận trẻ làm con nuôi thì cũng được xem xét giải quyết [22, Điều 36]. Như vậy, trong mọi trường hợp việc cho làm con nuôi trong nước đều được ưu tiên, xem xét giải quyết, đối với những trường hợp chưa tìm được đích danh xin trẻ làm con nuôi trong nước có thể đăng ký nhu cầu nhận nuôi con nuôi theo Điều 16 của Luật nuôi con nuôi năm 2010. Như vậy Luật nuôi con nuôi năm 2010 đã có những quy định mới chặt chẽ, cụ thể trong việc cho trẻ làm con nuôi nước ngoài, đảm bảo ưu tiên cho trẻ được nhận làm con nuôi trong nước, giúp cho trẻ có điều kiện hòa nhập vào đời sống cộng đồng của dân tộc Việt Nam.

Tại hội nghị sơ kết 03 năm thi hành Luật Nuôi con nuôi năm 2010 và 02 năm thi hành Công ước LaHay, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng đã đánh giá số lượng trẻ em được giải quyết ở nước ngoài đã giảm mạnh do đó cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc Điều 15 Luật nuôi con nuôi năm 2010 về nhiệm vụ tìm gia đình thay thế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để tạo cơ hội cho những trẻ em này được làm con nuôi trong nước…[30].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

2.2. Điều kiện công nhận nuôi con nuôi thực tế

Việc nuôi con nuôi thực tế trước đây chưa được quy định trong pháp luật vì vậy các trường hợp phát sinh quan hệ nuôi con nuôi thực tế chưa được công nhận. Đến ngày 01/01/2011 khi Luật nuôi con nuôi có hiệu lực thi hành, nuôi con nuôi thực tế đã được quy định trong luật. Tại khoản 1 Điều 50 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định về điều khoản chuyển tiếp như sau:

Nuôi con nuôi thực tế theo Luật nuôi con nuôi năm 2010 - 6

“Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;

b) Đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên đều còn sống

c) Giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.”

Từ những quy định trên ta thấy để việc nuôi con nuôi chưa đi đăng ký nhưng đã phát sinh trên thực tế được pháp luật công nhận thì phải là công dân Việt Nam với nhau và công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới nước láng giềng làm con nuôi trước ngày 01/01/2011 mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 03 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nuôi con nuôi) thỏa mãn ba điều kiện nêu trên. Như vậy về nguyên tắc, mục đích nuôi con nuôi tại thời điểm xác lập quan hệ nuôi con nuôi thực tế cũng giống như nuôi con nuôi có đăng ký.

2.2.1. Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi

2.2.1.1. Nuôi con nuôi thực tế phát sinh tại thời điểm Luật HN&GĐ năm 1959 đang có hiệu lực pháp luật

* Điều kiện đối với cha mẹ nuôi

Có thể nói rằng Luật HN&GĐ năm 1959 là đạo luật đầu tiên quy định về nuôi con nuôi và chỉ được quy định duy nhất một nội dung đó là việc nuôi con nuôi phải được Ủy ban hành chính công nhận và ghi vào sổ hộ tịch [18, Điều 24], điều kiện về người nhận nuôi và người được nhận nuôi chưa được luật đề cập đến. Có thể nói giai đoạn này, pháp luật điều chỉnh về nuôi con nuôi rất sơ sài, không có quy định gì về điều kiện đối với cha mẹ nuôi, tư

cách, phẩm chất đạo đức cũng như điều kiện cơ bản cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng con nuôi nên nhiều trường hợp nhận con nuôi không vì lợi ích của con nuôi mà xuất phát từ lợi ích của cha, mẹ nuôi như nuôi con nuôi để có thêm người làm mà không phải trả tiền lương, nuôi con nuôi khuếch trương quyền thế của gia đình....

* Điều kiện đối với con nuôi

Đối tượng của người được nhận làm con nuôi không bị giới hạn về độ tuổi nên con nuôi có thể là trẻ em, trẻ vị thành niên hay người đã thành niên đều có thể nhận làm con nuôi. Vì vậy, quan hệ nuôi con nuôi trong thời kỳ này rất nhiều trường hợp không đạt được mục đích, ý nghĩa mà Đảng và Nhà nước ta hướng đến đó là đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ được làm con nuôi, tạo gắn kết lâu dài, bền vững cho cha mẹ nuôi và con nuôi.

2.2.1.2. Nuôi con nuôi thực tế phát sinh tại thời điểm HN&GĐ năm 1986 đang có hiệu lực pháp luật

So với Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986 có bước phát triển về về nội dung và hình thức. Trong giai đoạn này, điều kiện nuôi con nuôi đã được luật quy định. Cụ thể:

* Điều kiện đối với người nhận nuôi

Tại Điều 35 Luật HN&GĐ năm 1986 quy định người nhận nuôi “phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên”. Đây là điều kiện duy nhất đối với người nhận nuôi, việc quy độ tuổi chênh lệch giữa cha mẹ nuôi và con nuôi là cần thiết trong quan hệ nuôi dưỡng, giáo dục cũng như truyền thống đạo đức của dân tộc ta trong mối quan hệ cha mẹ và con, là cơ sở để khẳng định cha mẹ nuôi là người đã trưởng thành, có trải nghiệm cuộc sống để chăm sóc, giáo dục con. Nếu độ tuổi của cha mẹ nuôi và con nuôi chênh lệch quá ngắn (10 hoặc 15 tuổi) không những ảnh hưởng đến việc giáo dục con mà sẽ còn phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội như xâm hại tình dục trẻ em...; các

yếu tố về điều kiện kinh tế, sức khỏe, tư cách đạo đức của người nhận nuôi...chưa được đề cập trong giai đoạn này. Vì vậy, đây là mặt hạn chế của Luật HN&GĐ năm 1986, lợi ích của trẻ được nhận làm con nuôi chưa được đảm bảo một cách tốt nhất.

* Điều kiện đối với người được nhận nuôi

Theo quy định tại Điều 35 Luật HN&GĐ năm 1986, người được nhận nuôi là “người từ 15 tuổi trở xuống mới được nhận làm con nuôi. Trong trường hợp con nuôi là thương binh, người tàn tật hoặc làm con nuôi người già yếu cô đơn thì con nuôi có thể trên 15 tuổi”.

Người con nuôi dưới 15 tuổi có thể được nhận làm con nuôi, đây là độ tuổi trẻ chưa thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, thể chất và trí tuệ của trẻ còn non nớt cần phải có người chăm sóc, nuôi dưỡng nên đối tưởng trẻ được nhận làm con nuôi trong trường hợp này là hợp lý.

Việc quy định trẻ trên 15 tuổi có thể được cho làm con nuôi của thương binh, người tàn tật hoặc người già yếu cô đơn là không hợp lý, mặc dù việc cho làm con nuôi trong những trường hợp trên thể hiện tinh thần tương thân tương ái, sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, cô đơn không người thân thích. Nhưng xét về bản chất và ý nghĩa của việc nuôi con nuôi là nhằm tìm kiếm gia đình thay thế cho trẻ em, đảm bảo cho trẻ được nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường tốt nhất, vì lợi ích và tương lai của trẻ, nếu như việc làm con nuôi của những trường hợp trên sẽ không đảm bảo được việc nuôi dưỡng, quá trình phát triển, ổn định của trẻ sau này.

2.2.1.3. Nuôi con nuôi thực tế phát sinh tại thời điểm Luật HN&GĐ năm 2000 đang có hiệu lực pháp luật

Luật HN&GĐ năm 1986 mặc dù đã có những quy định tiến bộ, phát triển so với pháp luật thời kỳ trước, song Luật gia đời trong điều kiện đất

nước còn gặp nhiều khó khăn, chế định nuôi con nuôi còn sơ sài, điều kiện nuôi con nuôi còn thiếu cơ sở, quyền và lợi ích của các bên chưa được pháp luật bảo vệ. Luật HN&GĐ năm 2000 đã được ban hành thay thế cho Luật HN&GĐ năm 1986, theo quy định của Luật năm 2000 thì điều kiện nuôi con nuôi đã được quy định chi tiết, cụ thể hơn rất nhiều, thuận lợi cho quá trình áp dụng và giải quyết việc nuôi con nuôi.

* Điều kiện đối với người nhận nuôi

Theo quy định tại Điều 69 thì người nhận nuôi phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành

vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Theo quy định của

BLDS năm 1995, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người đã thành

niên (từ đủ 18 tuổi trở lên), không phải là người mất năng lực hành vi dân sự và

không phải là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự [16, Điều 21]. Điều

kiện trên là cần thiết đảm bảo cho trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt nhất trong

môi trường gia đình. Nếu cho làm con nuôi của những người bị hạn chế hoặc

mất năng lực hành vi thì vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng con nuôi không thể đảm

bảo được bởi vấn đề của bản thân người hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân

sự cũng không tự quyết định được thì không thể thực hiện quyền làm cha, mẹ,

không thể bày tỏ ý chí của mình trong việc nuôi con nuôi. Trong khi đó việc

nuôi con nuôi là vì lợi ích tốt nhất cho trẻ nên chỉ có người có năng lực hành vi

dân sự đầy đủ mới đủ điều kiện nhận nuôi con nuôi.

- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên

Đây là quy định kế thừa Luật HN&GĐ năm 1986, việc quy định độ

tuổi tối thiểu của cha, mẹ nuôi đối với việc nhận con nuôi là phù hợp với

truyền thống, đạo đức cũng như ứng xử của những thành việc trong gia đình,

phù hợp với phong tục tập quán của người Việt Nam ta, việc quy định độ tuổi

nhất định để đảm bảo cha, mẹ nuôi có thể chăm sóc, nuôi dạy, giáo dục con

nuôi được hiệu quả nhất.

Luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu mà không quy định độ tuổi tối đa vì

việc quy định độ tuổi tối đa là không cần thiết bởi mục đích của việc nuôi con

nuôi là tạo cho trẻ em một mái ấm gia đình, được cha, mẹ nuôi chăm sóc, nuôi

dưỡng và việc nuôi con nuôi xuất phát trên tinh thần tự nguyện của người nhận

nuôi, từ tấm lòng yêu thương trẻ em, ngoài ra còn phụ thuộc vào khả năng và

điều kiện của người nhận nuôi, sự chăm sóc, chia sẻ tình yêu thương với trẻ

không phụ thuộc vào độ tuổi của cha, mẹ nuôi nếu người nhận nuôi có thể đáp

ứng được với điều nói trên thì có khả năng nhận trẻ làm con nuôi.

Quy định về độ tuổi của người nhận con nuôi của Luật HN& GĐ năm

2000 có những điểm tương đồng với pháp luật của một số quốc gia trên thế

giới, mặc dù việc quy định độ tuổi của người nhận con nuôi tại mỗi nước có

thể khác nhau có thể quy định trực tiếp như Trung Quốc (người nhận nuôi

phải từ 30 tuổi trở lên), Pháp (bất cứ ai 28 tuổi trở lên đều có thể nhận con

nuôi), …hoặc gián tiếp như Hàn Quốc, Liên Bang Nga không quy định cụ thể

về vấn đề này, song gián tiếp hiểu rằng người nhận nuôi ít nhất phải là người

thành niên…nhưng việc quy định độ tuổi tối thiểu của cha, mẹ nuôi là cần

thiết để đảm bảo trẻ được chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng tốt nhất trong gia

đình cha, mẹ nuôi. Đồng thời cũng nhằm tránh trường hợp người nhận nuôi

lam dụng tình dục đối với con nuôi.

- Có điều kiện thực tế đảm bảo cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo

dục con nuôi.

Mặc dù pháp luật chưa quy định rõ điều kiện thực tế là gì nhưng có thể

hiểu đó là các điều kiện như sức khỏe, kinh tế, nhà ở...Đây là điều kiện hết sức

quan trọng để con nuôi có thể được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt nhất. Người nhận


nuôi phải có những điều kiện trên thì mới có khả năng chăm sóc, giáo dục con

nuôi, đảm bảo cho con nuôi được sống trong môi trường lành mạnh đủ điều kiện


phát triển cả thể chất lẫn tinh thần. Nếu người nhận nuôi không có kinh tế, chỗ ở

ổn định thì mục đích xây dựng cho trẻ một mái ấm gia đình không đạt được.

- Có tư cách đạo đức tốt.


Việc chăm sóc, nuôi dạy con nuôi trở thành người như thế nào, điều đó

phụ thuộc vào tư cách đạo đức của cha, mẹ nuôi, bởi trẻ em như tờ giấy trắng,


ngây thơ non nớt việc dạy dỗ các em trở thành người tốt hay xấu phụ thuộc


vào vai trò của cha, mẹ trong việc nuôi dạy trẻ, để con nuôi có thể được nuôi


dạy tốt thì cha, mẹ phải gương mẫu, mẫu mực, tôn trọng các giá trị đạo đức.

Đây là yếu tố cần thiết để con nuôi được sống trong môi trường lành mạnh.


- Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối

với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong


các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sứa khỏe, danh dự, nhân phẩm của người


khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người


có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành


niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm


tình dục trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp

luật, trái đạo đức xã hội.


Việc quy định như trên để đảm bảo cho con nuôi được sống trong môi

trường tốt nhất. Tuy nhiên, đối với nuôi con nuôi thực tế có phải đáp ứng đủ


05 điều kiện trên hay không, bởi do tính chất đặc thù của con nuôi thực tế đó


là đã phát sinh quan hệ nuôi dưỡng trên thực tế nên có thể sẽ có rất nhiều


trường hợp tại thời điểm phát sinh việc nuôi con nuôi sẽ không đáp ứng đủ


các điều kiện như trên nhưng đến thời điểm đi đăng ký thì đáp ứng đủ điều


kiện đăng ký nuôi con nuôi theo pháp luật hiện hành. Vì vậy pháp luật nên

hướng dẫn cụ thể đối với những trường hợp này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2023