Trong Quan Hệ Giữa Cha Mẹ Nuôi, Gia Đình Cha Mẹ Nuôi Với Con Nuôi

thì số trẻ em được nhận làm con nuôi trong nước là 13.748 trẻ, số trẻ em được nhận làm con nuôi nước ngoài là 5.687 trẻ. Riêng tại tỉnh Thừa Thiên Huế theo số liệu thống kê từ năm 2001 đến năm 2011 thì số trẻ em được nhận làm con nuôi trong nước là 139 trẻ, số trẻ em được nhận làm con nuôi người nước ngoài là 35 trẻ.

Tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận rằng do từ trước đến nay chúng ta chưa thực hiện tốt nguyên tắc này nên vô tình đã làm giảm cơ hội trẻ em được người trong nước nhận nuôi.

2.3.2 Các biện pháp tìm gia đình thay thế cho trẻ em

Trong việc thực hiện các biện pháp tìm gia đình thay thế theo Điều 15 Luật Nuôi con nuôi thì yêu cầu đặt ra là:

- Xác định và lập danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế

Việc trẻ em phải sống trong các cơ sở nuôi dưỡng chỉ là tạm thời và cần phải rút ngắn thời gian này để tìm gia đình thay thế. Các cơ sở nuôi dưỡng trẻ phải thường xuyên và nắm chắc danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế. Trong việc tìm gia đình thay thế cần xem xét cả hai khía cạnh: hoàn cảnh xã hội và hồ sơ pháp lý của trẻ. Theo Điều 6 Nghị định số 19/2011/NĐ- CP thì danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế trong nước phải có ý kiến phê duyệt của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội trước khi chuyển cho Sở Tư pháp, quy định này nhằm đề cao vai trò trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương và thống nhất tập trung một đầu mối trong việc xét duyệt danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ nắm được số lượng trẻ em cần tìm gia đình thay thế trên phạm vi toàn tỉnh, toàn quốc. Trên cơ sở đó có thể đề xuất ban hành các chính sách quản lý phù hợp.

- Thông báo danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế tại địa phương và trên toàn quốc

Việc lập danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế là cần thiết nhằm thực hiện nguyên tắc ưu tiên tìm gia đình trong nước cho trẻ em trước khi bắt đầu các thủ tục giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Trong thời hạn 60 ngày Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế tại tỉnh, nếu không có người nhận, Sở tư pháp chuyển danh sách cho Cục Con nuôi để Cục tiến hành thủ tục tìm cha mẹ nuôi trong nước trên phạm vi toàn quốc. Điều đó không có nghĩa là cố gắng làm mọi thủ tục cho xong và để dành trẻ em để cho làm con nuôi nước ngoài, mà phải xác định việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em phải được tiến hành một cách chủ động, tích cực từ phía các cơ quan nhà nước, tránh hình thức.

- Quản lý danh sách trẻ em cần tìm gia đình cha, mẹ nuôi trong nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Đây là một nhiệm vụ mới được quy định trong Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 19/2010/NĐ-CP, giao trách nhiệm cho Sở Tư pháp và Bộ Tư pháp trong việc quản lý danh sách trẻ cần tìm gia đình thay thế. Một trong những khó khăn trong việc quản lý danh sách này chính là thiết lập hệ thống dữ liệu trẻ em không được cha mẹ chăm sóc, bảo vệ cũng như sự biến động của trẻ em trong danh sách vì nhiều lý do như: trẻ đã được nhận làm con nuôi, trẻ được đoàn tụ gia đình, trẻ bị chết… Do đó cần sự nỗ lực trong sự phối hợp thường xuyên giữa các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Mặc dù Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP đã quy định rất cụ thể về phương pháp, cách thức thực hiện các biện pháp tìm gia đình thay thế cho trẻ em, nhưng thực tế thực hiện lại là một vấn đề cần phải xem xét lại. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, sau khi Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP có hiệu lực, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị thực hiện trên địa bàn tỉnh, giao trách nhiệm cho từng cơ quan, đơn vị thực hiện

Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế - 10

các nhiệm vụ cụ thể, trong đó giao cho Sở Lao động- Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở nuôi dưỡng báo cáo định kỳ danh sách trẻ em đang nuôi dưỡng tại về Sở Tư pháp. Sở Tư pháp cũng đã có công văn đốc thúc, nhưng cho đến nay Sở Tư pháp vẫn chưa nhận được danh sách các trẻ em cần tìm gia đình thay thế.

Công tác tham mưu quản lý về mặt nhà nước đối với các cơ sở nuôi dưỡng, từ thiện trong toàn tỉnh hiện nay còn nhiều điều bất cập. Ví dụ: trường hợp tổ ấm Bình Minh tại Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế có nuôi một số trẻ và được cho làm con nuôi, nhưng khi tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật thì không đảm bảo cơ sở pháp lý do việc thành lập tổ chức này có nhiều vấn đề chưa rõ ràng. Khi hỏi các cơ quan chức năng như: Sở Lao động- Thương binh và Xã hội; Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội; UBND huyện; UBND xã thì mọi người đều không biết và cho rằng không thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Trao đổi với cán bộ có thẩm quyền của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh về danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế cũng như danh sách trẻ em đang sống trong các cơ sở nuôi dưỡng trên toàn tỉnh hiện nay thì chỉ nhận được câu trả lời là chưa có. Qua đó thể hiện sự lơi lỏng trong thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và việc nuôi con nuôi nói riêng.

Theo khuyến nghị của các chuyên gia quốc tế về bảo vệ trẻ em thì cần phải rút ngắn nhất thời gian trẻ em sống trong các cơ sở nuôi dưỡng và sớm tìm cho trẻ em một môi trường gia đình thay thế. Do đó, Luật Nuôi con nuôi quy định các biện pháp, trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em là hoàn toàn phù hợp. Người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng phải ý thức được điều này, phải nắm chắc danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế. Nhưng dường như người đứng đầu của các cơ sở nuôi dưỡng tại Thừa Thiên Huế chưa nhận thức rõ được vấn đề này nên đã không chủ động, tích cực trong việc lập danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế.

Với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế- xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế có thể sẽ có nhiều trẻ em cần được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình. Nếu không lập được danh sách trẻ em cần tìm gia đình nuôi dưỡng thì những trẻ em này sẽ không thể có cơ hội được sống trong môi trường gia đình.

Do các tổ chức nuôi dưỡng chưa lập được danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế trên toàn tỉnh, nên UBND tỉnh cần ban hành văn bản chỉ đạo cho các cơ quan chức năng có biện pháp tích cực, thậm chí phải áp dụng chế tài để yêu cầu các tổ chức nuôi dưỡng thực hiện nhiệm vụ này.

2.4 Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi

Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi phải được quy định đầy đủ mối quan hệ giữa ba bên: cha, mẹ đẻ (gia đình gốc); cha, mẹ nuôi và các thành viên trong gia đình cha, mẹ nuôi; con nuôi. Luật Nuôi con nuôi đã có sự kế thừa các quy định trong Luật HN&GĐ năm 2000, đồng thời quy định rõ ràng, cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi và con nuôi và về nguyên tắc Luật Nuôi con nuôi đã xác định một số quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ và con đã cho làm con nuôi sẽ chấm dứt nhằm tránh tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa hai gia đình cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi.

Các quyền và nghĩa vụ cụ thể giữa các bên trong quan hệ nuôi con nuôi được Luật Nuôi con nuôi quy định cụ thể như sau:

2.4.1 Trong quan hệ giữa cha mẹ nuôi, gia đình cha mẹ nuôi với con nuôi

Luật Nuôi con nuôi không những quy định mối quan hệ giữa con nuôi với cha mẹ nuôi mà còn quy định mối quan hệ giữa con nuôi với gia đình cha mẹ nuôi. Khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi quy định: “Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác

của pháp luật có liên quan”. Như vậy, Luật Nuôi con nuôi đã quy định rõ ràng, cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi và con nuôi.

Quy định này thể hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các con; con nuôi có quyền, nghĩa vụ nhân thân và tài sản như con đẻ. Như vậy, kể từ thời điểm được nhận làm con nuôi thì giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như cha mẹ đẻ và con đẻ, được quy định từ Điều 34 đến Điều 37 Luật HN&GĐ năm 2000. Cụ thể là:

Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, chăm lo việc học tập, giáo dục con để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình và công dân có ích cho xã hội.

Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập, cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận, làm gương tốt cho con về mọi mặt, phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con. Khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan giúp đỡ để giáo dục con. Cha mẹ hướng dẫn cho con chọn nghề. Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại cho con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của BLDS.

Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con, không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, đạo đức xã hội. Cha mẹ và con có quyền thừa kế tài sản của nhau như quy định tại BLDS. Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ,

lắng nghe lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ,

đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật. Trong trường hợp gia đình có nhiều con, thì các con phải cùng nhau chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ.

Điểm mới của Luật Nuôi con nuôi là bên cạnh việc quy định con nuôi có quyền và nghĩa vụ với cha mẹ nuôi như trong quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con, Luật còn quy định về mối quan hệ giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật HN&GĐ, pháp luật dân sự. Điều đó có thể hiểu là con nuôi còn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với những người liên quan khác trong gia đình cha mẹ nuôi như ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em trong gia đình cha mẹ nuôi. Theo đó, ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu; cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại. Như vậy, cha mẹ đẻ của người nuôi được xác định là ông bà của con nuôi và giữa hai bên có quan hệ như ông bà và cháu theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 [23].

Về quan hệ giữa anh chị em thì anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Tức là giữa con nuôi và con đẻ của người nuôi có quan hệ anh chị em với nhau, nên có quyền và nghĩa vụ đối với nhau như giữa anh chị em ruột.

Mặt khác, nhằm bảo đảm sự hòa nhập một cách thực sự và toàn diện của con nuôi với gia đình cha mẹ nuôi, Luật Nuôi con nuôi quy định con nuôi được thay đổi họ theo họ của cha mẹ nuôi và trong một số trường hợp con

nuôi được xác định dân tộc theo dân tộc của cha mẹ nuôi khi con nuôi là trẻ bị bỏ rơi (Khoản 3 Điều 24). Do đó, hầu hết những trường hợp nhận nuôi con nuôi trong nước sau khi hoàn tất thủ tục nhận nuôi con nuôi thì cha mẹ nuôi đề nghị được thay đổi họ cho con nuôi theo họ của cha mẹ nuôi và muốn được ghi tên cha mẹ nuôi vào giấy khai sinh của con để mong muốn con nuôi hòa nhập một cách toàn diện vào cuộc sống gia đình của cha mẹ nuôi. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đề nghị thay đổi về dân tộc và ghi tên cha mẹ nuôi vào Giấy khai sinh của con nuôi đều được chấp nhận. Bởi theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và Thông tư số 01/2008/TT-BTP, thì cha mẹ nuôi có thể được phép thay đổi họ, tên của trẻ em theo họ, tên của cha mẹ nuôi, nhưng riêng về dân tộc thì không được phép (Điều 28 BLDS năm 2005, Khoản 3 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi). Bất cập ở đây là mặc dù đã có sự thay đổi phần khai về cha, mẹ đẻ sang cha mẹ nuôi, với những trường hợp cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi không cùng dân tộc sẽ dẫn đến dân tộc của người con trong Giấy khai sinh sẽ khác với dân tộc của cha, mẹ nuôi.

Một trường hợp thực tế vướng mắc nảy sinh khi Sở Tư pháp tiếp nhận yêu cầu thay đổi họ và ghi tên cha dượng vào Giấy khai sinh của con riêng của vợ sau khi đã hoàn tất thủ tục nhận con riêng của vợ làm con nuôi. Cụ thể cháu Huyền T sinh năm 2001 là con riêng của chị Thủy T (Giấy khai sinh của cháu T mang họ mẹ và không có tên cha). Năm 2005 chị T kết hôn với ông Patris và sinh được 2 người con. Năm 2011 ông Patris làm thủ tục nhận cháu T làm con nuôi. Sau khi có quyết định cho nhận con nuôi, ông Patris đề nghị thay đổi họ cho cháu T và yêu cầu ghi bổ sung tên của mình vào giấy khai sinh của cháu T với mong muốn sau này cháu lớn lên sẽ không mặc cảm vì giấy khai sinh của mình khác với 2 em. Nhưng yêu cầu của ông Patris không thể thực hiện được bởi đây là trường hợp nhận nuôi con nuôi, nên việc thay đổi phần khai về cha, mẹ nuôi và cha, mẹ đẻ phải tuân thủ theo quy định tại

Điều 10 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP. Tuy nhiên, nội dung Điều 10 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP không quy định việc thay đổi hoặc bổ sung phần khai về một bên cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang khai về cha nuôi hoặc mẹ nuôi mà giữ nguyên phần khai về mẹ đẻ hoặc cha đẻ còn lại. Nếu giải quyết ghi bổ sung tên ông Patris vào giấy khai sinh của cháu T. thì sẽ có nội dung của một bên là cha nuôi (ông Patris) và một bên là mẹ đẻ (bà Thủy T).

Do đó, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã có văn bản xin ý kiến Bộ tư pháp, nhưng đã hơn 01 năm Bộ Tư pháp vẫn chưa có văn bản hướng dẫn. Mục đích của ông Patris được đứng tên với tư cách là cha trong Giấy khai sinh của con nuôi để tránh mặc cảm cho con nuôi đã không đạt được.

Pháp luật cũng quy định việc con nuôi có quyền được biết về nguồn gốc của mình theo Điều 11 Luật Nuôi con nuôi. Quy định này nhằm khẳng định và bảo vệ quyền được biết về nguồn gốc của mình của trẻ em được cho làm con nuôi. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng là không ít cha mẹ nuôi, nhất là cha mẹ nuôi trong nước, luôn cố gắng che giấu nguồn gốc của con nuôi vì cho rằng nếu trẻ không biết về nguồn gốc của mình chúng sẽ yêu thương, gắn bó với cha mẹ nuôi hơn. Nhưng cha mẹ nuôi không biết rằng tới khi người con nuôi biết được sự thật sẽ dẫn đến những phản ứng tâm lý vô cùng tiêu cực, khiến cho quan hệ gia đình trở nên ngột ngạt, thậm chí là tan vỡ.

Một bạn gái khi được phóng viên báo thế giới gia đình hỏi đã phát biểu: “Nếu phát hiện mình là con nuôi thì tôi thấy mất lòng tin với gia đình. Chuyện động trời như thế mà cha mẹ cũng giấu thì còn bao nhiêu chuyện nữa mà tôi không biết? Tôi cũng thấy ganh tỵ với những đứa em vì chúng là con ruột và tôi còn sợ có ngày mình sẽ bị hắt hủi nữa... Vậy nên, khi biết được sự thật, chắc tôi tạm thời bỏ nhà đi. Tôi nghĩ, khi biết mình là con nuôi, có lẽ tôi sẽ giữ khoảng cách với những người mà mình vẫn coi là gia đình trước đây, vì tôi vẫn hơi sốc. Còn với cha mẹ ruột, nếu có thể nhận lại con thì tôi tin chắc họ luôn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2024