Cụ Đỗ Văn Khải Con Trưởng Của Cụ Luận Được Cụ Đỗ Văn Hài Nuôi Làm Con Nuôi (Bác Nuôi Cháu Vì Không Có Con Trai Nối Dõi).

Đào Trọng Khôi, sinh năm 1998, là con thứ hai của ông Giang và bà Hồng, hiện đang là học sinh mẫu giáo.

XIV. Các con của ông cần và bà hương


1. Đào Tố Trâm


Đào Tố Trâm, sinh năm 2003, là con gái đầu cả ông Cần - bà Hương.

đời thứ chín


Tính đến tháng 12 năm 2002 (Nhâm Ngọ) danh sách đời thứ 9 có như sau:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

(Viết theo thứ tự cành trên trở xuống)


Nhà có gia phả như Nước có quốc sử - 15

1. Đào Nguyễn Trâm Anh (Gái)


Đào Nguyễn Trâm Anh, sinh năm 1994, là con thứ nhất của ông Đào Ngọc Tuấn và bà Nguyễn Phương Liên.

Hiện đang là học sinh tiểu học.


2. Đào Nguyễn Duy Anh (Trai)


Đào Nguyễn Duy Anh, sinh năm 2000 là con thứ hai của ông Đào Ngọc Tuấn và bà Nguyễn Phương Liên.

3. Đào Diệu Linh (Gái)


Đào Diệu Linh, sinh năm 1993 là con thứ nhất của ông Đào Anh Tú và bà Nguyễn Bích Lê, Đào Ngọc Bình Thiên, sinh tháng 03-2003 (con thứ 2)

4. Đào Ngọc Bình Thiên (Trai)


5. Đào Dũng Trí (Trai)


Đào Dũng Trí, sinh năm 1998 là con thứ 1 của ông Đào Anh Dũng và bà Công Thị Vân Hương.

6. Đào Ngọc Huấn (Trai)


Đào Ngọc Huấn, sinh năm 1983 là con trưởng của ông Đào Minh Khai và bà Phùng Thị Sinh.

Học xong phổ thông cơ sở, ở nhà sản xuất nông nghiệp. Vợ tên Là:

Mới sinh con đầu tên là:


Nơi ở hiện nay: Xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

7. Đào Thị Thanh Huệ (Gái)


Đào Thị Thanh Huệ, sinh tháng 10 năm 1985 là con thứ hai của ông Đào Minh Khai và bà Phùng Thị Sinh.

Học xong tiểu học ở nhà sản xuất nông nghiệp.


8. Đào Đình Luyện (Trai)


Đào Đình Luyện, sinh năm 1987 (11/1987) là con thứ 3 của ông Đào Minh Khai và bà Phùng Thị Sinh.

Học xong tiểu học ở nhà sản xuất nông nghiệp.


9. Đào Thị Kim Dung (Gái)


Đào Thị Kim Dung, sinh tháng 11 năm 1989 là con thứ 4 của ông Đào Minh Khai và bà Phùng Thị Sinh.

Hiện tại học sinh.


10. Đào Thị Hồng Nhung (Gái)


Đào Thị Hồng Nhung sinh tháng 2 năm 1992 là con thứ 5 của ông Đào Minh Khai và bà Phùng Thị Sinh.

Hiện tại đang đi học.


Tổng cộng đến tháng 12 năm 2002, đời thứ 9 có được 10 người (gồm 5 trai + 5 gái) (chỉ thống kê họ Nội).

Quan hệ họ ngoại


Gia phả cụ Thư để lại không nói đến họ Ngoại của các đời trước. Ông Đài viết phần này căn cứ vào mối quan hệ họ hàng bên ngoại hiện nay của cụ Thư (đời thứ 5), có tham khảo ý kiến ông Đỗ Văn Huỳnh 78 tuổi là chắt nội của cụ Đỗ Văn Luận (bố vợ cụ Thư) để con cháu cụ Thư biết họ hàng bên ngoại của mình như thế nào mà truyền lại cho các đời sau:

Cụ Đỗ Văn Luận thân sinh ra cụ Điều, cụ Lộc là con trai thứ hai của cụ Đỗ Phúc Mỹ, người cùng xã Vân Cốc xưa (nay là xã Vân Phúc) nhà ở xóm côi thôn Vĩnh Thọ.

Cụ Luận có 3 anh em trai, anh cả là Đỗ Văn Hoài, em trai là Đỗ Văn Thông (một thầy thuốc bắc giỏi nổi tiếng thời đó).

Không nhớ tuổi cụ Luận - chỉ biết ngày giỗ là 4 tháng 6 âm lịch và mất trước cụ Bà. Cụ Bà thường gọi là cụ Ngữ theo tên hiệu diệu không nhớ họ tên chính. Ngày giỗ 19/2 âm lịch. Được biết cụ Ngữ thỉnh thoảng xuống chơi nhà chăm con cháu vào những năm 1932 - 1933 - Cụ già lắm, chống gậy đi còng, tính tình xởi lởi. Cụ hay ngồi sưởi nắng ở sân nói chuyện với các cháu.

Hai cụ Luân và Ngữ sinh được 7 người con: con trai trưởng là Đỗ Văn Khải và 6 người con gái.

I. Cụ Đỗ Văn Khải con trưởng của cụ Luận được cụ Đỗ văn Hài nuôi làm con nuôi (Bác nuôi cháu vì không có con trai nối dõi).

Cụ Khải là anh cả của cụ Điếu và cụ Lộc, thuở trước có làm chức Phó lý ở làng Vĩnh Thọ gia đình làm nông nghiệp, kinh tế trung nông - cụ Bà hiệu diệu Quang. Hai cụ sinh được hai người con trai và một con gái.

Ông Cường là con trưởng của cụ Khải, thường gọi là ông Mục Cường (chức Kỳ Mục làng Vĩnh Thọ) Ông Hùng là con thứ hai, làm nông nghiệp, nhà rất nghèo.

Một bà con gái (lúc nhỏ thường gọi là Tý nheo, lấy chồng là Doãn Văn Tín ở làng Vĩnh Khang, cụ Khải mất tháng 9/1949 (75 tuổi) trong trường hợp bị giặc Pháp bắn chết tại bờ ao nhà ông Đoàn Mạo (con cụ y) trong cuộc càn quét vào xóm Ngọc Long xã Hồng Châu huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc. Thời gian này gia đình sơ tán từ xóm côi Vĩnh Thọ sang ở nhờ nhà cụ y (cụ y là em gái cụ Khải, mẹ đẻ ra ông Đoàn Mạo. Hôm đó giặc tràn đến, cụ Khải ra nấp ở bụi tre bờ ao nhà ông Đoàn Mạo bị giặc bắn chết.

II. Sáu người con gái của cụ Luận là các em cụ Khải có tên là


1. Cụ Chi hiệu diệu Thức là chị nhất (không nhớ tuổi và ngày mất) chồng là Đào Văn Yên con cụ Đào Văn Bình bác ruột của cụ Thư - do đó mà các con cụ Yên và con cụ Thư vừa là anh em con chú con bác, vừa là con Bá con Dì. Gia đình hiện nay ở xã Hồng Châu huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc.

2. Cụ y - lấy chồng về xóm Ngọc Long, xã Hồng Châu, huyện Yên Lạc (không nhớ tuổi và ngày giỗ) - con trai cả là ông Đoàn Mạo liệt sĩ hy sinh trong chống Pháp năm 1952 khi ông làm cán bộ xã đội du kích

Hai con trai là ông Thuổi và ông Thành làm nông nghiệp cùng ở làng.


3. Cụ Đỗ Thị Thiện hiệu diệu Điều, sinh năm 1883 (Quý Mùi) mất năm 1964 (13/12 Quý Mão) là vợ cụ Đào Văn Thư (có tiểu sử đã viết ở phần ba, trang 34).

4. Cụ Phúc (gọi theo hiệu diệu, không rõ tên chính).


- Chồng là cụ Hoàng Văn Thịu (thường gọi là cụ Thọ, Thịu), người làng Vĩnh Phúc xã Vân Phúc - làm nghề đan thuyền nan.

Hai cụ sinh ra 3 ông: Đoàn Hảo, ông Thuật, ông Tố là con trai, và 2 bà Đoài, bà Diện là con gái.

- Ông Hảo có một con trai là Cầu - liệt sĩ chống Mỹ các cụ và các ông con trai nay đã mất cả chỉ còn các cháu ở xã Vân Phúc.

5. Cụ Tý và chồng là người làng Vĩnh Thọ xã Vân Phúc (không nhớ tên, tuổi, nay đã mất. Hai cụ có một trai tên là Phùng Văn Mỹ có thời kỳ làm bí thư Đảng Bộ xã

Vân Phúc. Ông Mỹ đã mất, hiện còn bà vợ nay đã 90 tuổi, sống ở quê - cùng với con trai là Phùng Văn Thọ đại tá quân đội nghỉ hưu.

Ông Mỹ còn có hai con trai là: Ông Phú trước kia đi ngành cơ yếu quân đội, nay về nghỉ hưu có gia đình ở Hà Nội.

- Ông Phùng Văn Chiến nguyên lái xe quân đội nghỉ hưu nay ở phố Cửa Tiền - thị xã Sơn Tây, Cu Tý có hai bà con gái là Cún lớn và Cún con.

+ Bà Cún lớn bây giờ gọi theo tên chồng là bà Bình (năm nay 80 tuổi, mẹ Việt Nam anh hùng, chồng là ông Bình người làng Vĩnh Khang, cán bộ thông tin xã hy sinh trong trận chống giặc Pháp càn quét vào làng ngày 20/10/1950.

Ông Bà có hai con đều là liệt sĩ chống Mỹ là Doãn Văn Thấn và Doãn Văn

Yên.


Bà Bình là bí thư Đảng Bộ xã Vân Nam từ sau cải cách ruộng đất. Hiện nay ở

với con trai út là Doãn Văn Dậu, nhà giáp ranh với nhà Tý Cao, và Đức Hợi (con rể bà Đường ở Vĩnh Khang).

Bà Bình có một con gái là Doãn Thị Hòa nay là giáo viên trườngTrung học cơ sở Sơn Tây.

+ Bà Cún con bây giờ gọi là Bà Sự, chồng ở xóm Còi thôn Vĩnh Thọ xã Vân Phúc. Năm 1934 đến 1939, Bà là người giúp việc cho Bà Điển gánh hàng ra chợ Bãi và cơm nước sinh hoạt trong gia đình trông các cháu nhỏ.

6. Cụ Đỗ Thị Thêm là con út của cụ Luận là vợ hai của cụ Thư, sinh năm 1897 - mất năm 1982 (ngày 9/11 Nhâm Tuất) thọ 86 tuổi tiểu sử ghi ở phần ba trang 37.

III. Hệ trưởng nam cúng giỗ tổ tiên bên ngoại


- Ông Mục Cường sinh được 3 người con trai:


+ Con trưởng: Đỗ Văn Huynh (nay đã mất)


+ Con thứ hai: Đỗ Văn Nghênh (đã mất)


+ Con thứ ba: Đỗ Văn Huỳnh hiện ở quê.

- Ông Đỗ Văn Huynh sinh được 3 người con trai:


+ Con trưởng là Đỗ Văn Cờ.


+ Con thứ hai: Đỗ Văn Pháo.


+ Con thứ ba: Đỗ Văn Thao


Hiện nay ông Đỗ Văn Cờ là người chịu trách nhiệm cúng giỗ Tổ Tiên bên ngoại theo hệ trưởng.

- Gia đình hiện nay vẫn ở vườn đất thừa kế hương hỏa của các cụ để lại - tại xóm Cỏi, thôn Vĩnh Thọ, xã Vân Phúc.

Về phía nhà ta, kể từ khi cụ Thư và cụ Điều từ trần, gia đình nhà ta không đến "góp giỗ" nữa vì các con cháu cụ Thư đi công tác xa đồng thời do ảnh hưởng chiến tranh.

Chỉ cứ đến Tết Âm Lịch, thì ông Mô và bà Đường ở quê, mang lễ vàng nhang đến nhà anh Cờ để bái vọng tổ tiên bên ngoại.

Sau khi ông Mô, Bà Đường mất, thì ông Đài từ năm 1978 về nghỉ hưu, và bấy giờ là anh Thìn, tiếp tục thực hiện cơ lệ này.

Phần bốn


Giỗ, tết và mồ mả


I. Giỗ và tết


Từ xưa việc giỗ, tết thường quy định như sau:


1. Mỗi người ai cũng có trách nhiệm trực tiếp cúng giỗ, và cúng tết với Bố, mẹ để ra mình.

2. Hệ trưởng nam có trách nhiệm chính cúng giỗ và Tết đối với Bố mẹ và đối với Tổ tiên các đời từ tam đại trở lên, các hệ thứ phải theo, đóng góp lễ cho trưởng nam. Do vậy cụ Thư trước đây phải trực tiếp cúng giỗ cụ Nghĩa, cụ Mỹ và hàng năm đến ngày giỗ và Tết các cụ từ ba đời trở lên (cụ Thông, cụ Xưng, cụ Tô) đều phải đến góp giỗ, góp Tết (đưa lễ) cho cụ Khán Yên ở Trăng Lan (bây giờ là xã Hồng Châu - huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc) và đúng đến ngày Tết, ngày giỗ phải có mặt tại nhà trưởng nam để làm lễ.

3. Trường hợp người quá cố không có con trai thường trưởng nam phân công trách nhiệm cho người em hoặc cháu cúng giỗ, ví dụ cụ Tịch quá cố, chỉ có một con gái lấy chồng, thì cụ Thư phân công cho ông Mô là cháu làm nhiệm vụ cúng giỗ chú.


II. Mồ mả


1. Phần mộ các đời trước


- Giống như phân công cúng giỗ, việc trông nom mồ mả cũng quy định chi hệ trưởng nam phải chịu trách nhiệm bằng "Cúng ai thì trông nam mồ mả người ấy, cúng đến đời nào thì phải trông nom mồ mả đến các đời ấy".

Hiện nay các chi họ không ai biết phần mộ cụ Đào Phúc Tô đời 1, và cụ Đào Văn Xứng đời 2, ở đâu? Có hai khả năng:

Khả năng 1 bằng mộ còn ở đâu đó, nhưng ngày xưa hệ trưởng là cụ Hương Thêu phụ trách, không truyền lại được cho các đời sau.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022