Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế - 2

trước khi cho trẻ làm con nuôi, một số trường hợp cho trẻ em làm con nuôi vì mục đích vụ lợi, hoặc các mục đích khác trái pháp luật và đạo đức xã hội... Trong quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi còn tồn tại hiện tượng xâm phạm nghiêm trọng quyền của trẻ em như bóc lột sức lao động của trẻ, lạm dụng tình dục, bạo hành, ngược đãi đối với con nuôi...

Các văn bản pháp luật trước đây cũng như Luật Nuôi con nuôi đã có những quy định cụ thể, điều chỉnh về lĩnh vực nuôi con nuôi, song vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại giữa lý luận và thực tế trong quá trình thực hiện pháp luật. Trong thực tiễn thực hiện pháp luật nuôi con nuôi cũng còn nhiều vấn đề bất cập, vướng mắc, ngay cả ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi ở Thừa Thiên Huế là cần thiết, nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những điểm còn hạn chế của pháp luật nuôi con nuôi hiện hành.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề nuôi con nuôi đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện bởi các công trình nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau như: Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp trong chương trình hợp tác với Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) đã có chuyên đề về “Chế định nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam và quốc tế”, năm 1998; Năm 2009, tổ chức dịch vụ xã hội quốc tế (ISS) tiến hành đánh giá độc lập về tình hình nhận con nuôi từ Việt Nam dưới sự đồng ý của cơ quan UNICEF tại Hà Nội và Cục Con nuôi Bộ Tư pháp về “Nhận nuôi con nuôi từ Việt Nam”; năm 2010 Chính phủ Việt Nam và Unicef đã có “Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam”. Những tài liệu này đã giới thiệu khái quát về chế định nuôi con nuôi trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nêu thực trạng về nuôi con nuôi tại một số địa phương và giới thiệu về pháp luật nuôi con nuôi của một số nước. Bên cạnh đó còn có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài luận văn, các bài bình luận đã được công bố như:

- Luận án tiến sĩ Luật học: Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định pháp lý về nuôi con nuôi ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Phương Lan, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2007;

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của Trường Đại học Luật Hà Nội: Hoàn thiện chế định nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam, chủ nhiệm đề tài Ngô Thị Hường, năm 2007;

- Luận văn thạc sỹ luật học: Bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Hồng Trinh, Đại học Luật Hà Nội, năm 2010;

Những công trình trên đã phân tích và nêu ra một số tồn tại, bất cập trong các quy định về nuôi con nuôi của Luật Hôn nhân và gia đình cũng như các văn bản quy phạm pháp luật về nuôi con nuôi hiện hành.

Ngoài ra còn có bài viết nghiên cứu về lĩnh vực nuôi con nuôi như: “Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Phương Lan đăng trên Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội số 3 năm 2004; “Cần quy định cụ thể việc nuôi con nuôi” của tác giả Nguyễn Thanh Xuân trên tạp chí dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp số 11 năm 2010; “Về việc nuôi con nuôi giữa bố dượng hoặc mẹ kế và con riêng của vợ hoặc chồng theo Luật Nuôi con nuôi” của tác giả Nguyễn Thị Lan trên tạp chí Luật học, trường đại học Luật Hà Nội số 8 năm 2011; “Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi theo Luật Nuôi con nuôi Việt Nam” của tác giả Nguyễn Phương Lan đăng trên Tạp chí Luật học số 10 năm 2011 và nhiều công trình nghiên cứu, bài viết khác.

Nhìn chung các công trình, xuất bản phẩm trên đây đã được các tác giả nghiên cứu nghiêm túc và có nhiều đóng góp cơ bản cả về lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật liên quan đến lĩnh vực nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, cho đến nay chưa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, riêng biệt trong việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì vậy, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sĩ là cần thiết và không có sự trùng lặp.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế - 2

- Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và những quy định cơ bản của pháp luật nuôi con nuôi để đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, qua đó rút ra những kết quả đã đạt được cũng như phát hiện những vướng mắc, bất cập, những tồn tại cần tháo gỡ trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi và các biện pháp tăng cường vai trò, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đảm bảo tốt hơn quyền của trẻ em được nhận nuôi.

- Nhiệm vụ nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nuôi con nuôi và pháp luật nuôi con nuôi.

- Phân tích các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi

- Nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế, qua đó đánh giá việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Nghiên cứu, phát hiện những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thực hiện pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Nghiên cứu, đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi và một số giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi có hiệu quả.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nuôi con nuôi và pháp luật nuôi con nuôi.

- Nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật về nuôi con nuôi.

- Nghiên cứu thực trạng nuôi con nuôi và việc thực hiện pháp luật nuôi con nuôi trên thực tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu các văn bản pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi được quy định trong Bộ Luật dân sự năm 2005, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật Nuôi con nuôi năm 2010, có sự so sánh với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan điều chỉnh vấn đề nuôi con nuôi qua các giai đoạn khác nhau.

- Nghiên cứu thực trạng thực hiện việc nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2001 đến 2011 (từ thời điểm Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực).

Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi phân tích chủ yếu là các quy định của pháp luật hiện hành về nuôi con nuôi, tức là phân tích các quy định về nuôi con nuôi theo Luật Nuôi con nuôi và các văn bản dưới luật có liên quan, đồng thời có sự so sánh với các quy định tương ứng của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Tuy nhiên vì Luật nuôi con nuôi mới có hiệu lực, thời gian thực hiện áp dụng chưa được bao lâu, nên tình hình thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến nay, tức là cả trong thời gian Luật Hôn nhân và gia

đình năm 2000 có hiệu lực, có so sánh với việc thực hiện Luật Nuôi con nuôi.

Trong phạm vi của luận văn thạc sĩ, chỉ nghiên cứu việc thực hiện một số các quy định về việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi, còn các quy định khác như các quy định điều chỉnh hoạt động của các tổ chức con nuôi nước ngoài ở Việt Nam hoặc vấn đề về phí, lệ phí đăng ký việc nuôi con nuôi… không nghiên cứu.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật và duy vật lịch sử của Triết học Mác- Lê Nin; đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: phương pháp phân tích, so sánh; phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học về nhận thức và thực tiễn áp dụng pháp luật của người dân đối với vấn đề nuôi con nuôi.

Việc thực hiện đề tài sử dụng phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá các quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề nuôi con nuôi qua các giai đoạn khác nhau nhằm làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu.

6. Điểm mới và đóng góp của đề tài nghiên cứu

Với tính chất là một đề tài nghiên cứu một cách khá toàn diện, có hệ thống các vấn đề về cơ sở lý luận của pháp luật về nuôi con nuôi và thực tiễn thực hiện pháp luật pháp luật nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ mang lại một số đóng góp mới như sau:

Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích làm rõ một số vấn đề tồn tại về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi từ đó đề xuất một số kiến nghị về phương hướng xây dựng và áp dụng pháp luật.

Thứ hai, khẳng định trên cơ sở khoa học về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong việc tuân thủ, thi hành, áp dụng luật nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông qua đó, góp phần tăng cường

hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thứ ba, góp phần nâng cao nhận thức cho người dân, cho các cán bộ nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực nuôi con nuôi những hiểu biết pháp luật về nuôi con nuôi, đặc biệt là quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; góp phần ổn định các quan hệ xã hội dân sự, phục vụ tích cực cho đời sống xã hội trên cơ sở xây dựng nhà nước pháp quyền.

Thứ tư, khẳng định bản chất tiến bộ, dân chủ và ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế và pháp luật quốc tế của pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi.

Thứ năm, đề xuất các biện pháp để Luật Nuôi con nuôi đi vào đời sống xã hội nói chung và ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật nuôi con nuôi và thực hiện pháp luật nuôi con nuôi

Chương 2: Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua

Chương 3: Vướng mắc, bất cập trong thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi và một số giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả của việc nuôi con nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Chương 1‌

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI


1.1 Lý luận chung về nuôi con nuôi và pháp luật nuôi con nuôi

1.1.1 Khái niệm chung về nuôi con nuôi

Nuôi con nuôi là một hiện tượng tồn tại trong mọi chế độ xã hội. Vấn đề con nuôi liên quan không chỉ đến các quan hệ gia đình, quan hệ dân sự mà nó còn liên quan đến những vấn đề chính trị- xã hội rộng lớn khác. Ngay từ thời La Mã cổ đại đã hình thành chế định pháp luật về nuôi con nuôi. Ở Việt Nam vấn đề con nuôi cũng đã được quy định trong pháp luật từ thời phong kiến, tiêu biểu là trong bộ Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ. Hai Bộ luật này thể hiện rõ nét phong tục, tập quán truyền thống của người Việt Nam về gia đình và quy định điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi trong thời kỳ đó.

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam tập 3 của Nhà xuất bản từ điển bách khoa, Hà Nội, năm 2003, thì: “Nuôi con nuôi là việc một người (người nuôi) nhận nuôi người khác (con nuôi) nhằm tạo ra những tình cảm gắn bó giữa hai người, bảo đảm cho người con nuôi được thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt. Việc nhận nuôi con nuôi do Uỷ ban nhân dân xã/phường/thị trấn (UBND cấp xã) nơi người nuôi và của con nuôi công nhận và ghi vào sổ hộ tịch. Thông qua sự kiện pháp lý này giữa người nuôi và con nuôi phát sinh các quyền và nghĩa vụ như giữa cha mẹ đẻ và con đẻ” [38, tr.316].

Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định: “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ, con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi” [29, Đ.3]. Ta có thể xem xét khái niệm về nuôi con nuôi dưới hai góc độ: Góc độ xã hội và góc độ pháp lý:

- Dưới góc độ xã hội

Nuôi con nuôi là một hiện tượng xã hội hình thành một cách tự nhiên trong đời sống của con người, nó xuất hiện và tồn tại từ lâu trong lịch sử, thể hiện sự gắn bó giữa con người với nhau trên cơ sở vì lợi ích chung, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người và mang tính nhân đạo sâu sắc. Khi một cá nhân được tiếp nhận vào một gia đình và tạo ra những liên hệ mới mang tính chất gia đình mới, thay thế một phần hoặc toàn bộ mối liên hệ ruột thịt trước đây, những quan hệ mang tính chất gia đình này có giá trị như mối quan hệ huyết thống và được xã hội thừa nhận.

Quan hệ nuôi con nuôi có thể tồn tại dưới nhiều hình thức như nuôi con nuôi theo phong tục tập quán, nuôi con nuôi lập tự, nuôi con nuôi trên danh nghĩa, nuôi con nuôi lấy phúc…Mặc dù các hình thức nuôi con nuôi này tồn tại và xác lập các quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con, nhưng các hình thức trên đều không được pháp luật ghi nhận. Các hình thức nuôi con nuôi này trên thực tế đã hình thành quan hệ cha, mẹ và con, giữa họ đã tồn tại tình cảm yêu thương, chăm sóc, nhưng quan hệ nuôi dưỡng này thường chỉ tồn tại trên danh nghĩa giữa bên nhận nuôi và bên được nhận nuôi chứ không có ý nghĩa về mặt pháp luật. Vì vậy, về nguyên tắc những hình thức nuôi con nuôi nói trên không được công nhận về mặt pháp lý mà chỉ mới đáp ứng được nhu cầu về tình cảm giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi.

Dưới góc độ xã hội thì nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con trên thực tế giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi nhằm đáp ứng những nhu cầu về tình cảm và lợi ích giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi.

- Dưới góc độ pháp lý

Dưới góc độ pháp lý, nuôi con nuôi là một chế định đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha,

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 09/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí