Để thực hiện tốt pháp luật TĐKT cẩn có sự tham mưu, trực tiếp thực hiện, triển khai các quy định pháp luật TĐKT. Điều đó được thể hiện trong việc tổ chức bộ máy làm công tác TĐKT bao gồm Hội đồng TĐ-KT, Vụ, Ban, Phòng TĐ-KT và cán bộ phụ trách công tác TĐKT về cơ bản đã bảo đảm tính toàn diện và đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.
Tuy nhiên, thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam hiện nay vẫn còn những bất cập, hạn chế tố như:
Hệ thống các văn bản pháp luật TĐKT còn nhiều khoảng trống, các mối quan hệ trong lĩnh vực TĐKT chưa được ghi nhận, quy định đầy đủ. Việc phân cấp, phân quyền trong công tác TĐKT chưa được rõ ràng, cụ thể và thống nhất thực hiện ở các nơi. Các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện các DHTĐ, HTKT còn chung chung, chưa sát hợp với thực tiễn… Pháp luật TĐKT có chứa đựng nhiều quy phạm tùy nghi, là nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện pháp luật TĐKT chưa được thống nhất. Bên cạnh đó, việc hướng dẫn của cấp trên đối với các vướng mắc, phát sinh của cấp dưới trong nhiều trường hợp chưa đảm bảo tính thiết thực, phù hợp với đặc thù của từng tổ chức, địa phương... Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới các văn bản pháp luật TĐKT luôn được sửa đổi, bổ sung trong thời gian ngắn.
Thực hiện pháp luật TĐKT trong việc tổ chức, triển khai các phong trào thi đua còn mang tính hình thức, chưa đảm bảo trọng tâm, trọng điểm, chưa thu hút được sự quan tâm của người dân, người lao động. Bên cạnh đó, việc thành lập và hoạt động của các cụm, khối thi đua chưa thực sự có hiệu quả. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật TĐKT còn hạn chế, các cá nhân, tập thể chưa nhận thức được đúng vị trí, ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật TĐKT, dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Việc áp dụng các quy định pháp luật về khen thưởng chưa được thực hiện hiệu quả. Còn xảy ra các trường hợp sai sót trong xác định thẩm quyền xét tặng, hình thức khen thưởng, các điều kiện, tiêu chuẩn và chế độ khen
thưởng. Ngoài ra, trong THPL về khen thưởng, tính độc lập chưa được đảm bảo. Việc thực hiện pháp luật TĐKT còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính trị, ngoại giao, văn hóa, tài chính,... ảnh hưởng tính độc lập. Điều này dẫn tới tình trạng khen thưởng chưa đúng người, đúng việc, tạo tâm lý tiêu cực tới người dân, người lao động và làm giảm sự tôn vinh, suy tôn đối với những người được khen thưởng xứng đáng do có thành tích thực chất.
Chưa có sự thống nhất trong thực hiện các quy định pháp luật TĐKT về thành lập hệ thống tổ chức, bộ máy, cán bộ làm công tác TĐKT trong các tổ chức, địa phương trên cả nước.
Trong quá trình đổi mới hiện nay, để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra, đòi hỏi phải nghiên cứu pháp luật TĐKT và thực hiện pháp luật TĐKT để nhận diện các hạn chế, nguyên nhân và đề xuất các quan điểm, giải pháp để khắc phục.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay - 1
- Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Pháp Luật Thi Đua, Khen Thưởng
- Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Thực Hiện Pháp Luật Thi Đua, Khen Thưởng Ở Việt Nam
- Những Vấn Đề Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án Nhưng Chưa Được Giải Quyết Thấu Đáo Hoặc Chưa Được Đặt Ra
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
Vì những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài "Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay" để nghiên cứu trong phạm vi Luận án Tiến sĩ, ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án là góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật TĐKT, đánh giá khái quát thực trạng thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam, xác định các quan điểm và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành được mục tiêu trên, luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
Một là, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, chỉ ra được những nội dung đã được các công trình nghiên cứu làm rõ mà Luận án có thể kế thừa, phát triển, những vấn đề Luận án cần tiếp tục nghiên cứu.
Hai là, nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật TĐKT bao gồm: khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò, các hình thức thực hiện pháp luật TĐKT và các yếu tố tác động tới thực hiện pháp luật TĐKT. Đồng thời nghiên cứu việc thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở một số nước trên thế giới và nhận định một số giá trị tham khảo đối với Việt Nam.
Ba là, nghiên cứu, phân tích đánh giá khái quát quá trình phát triển của pháp luật TĐKT ở Việt Nam, thực trạng thực hiện pháp luật TĐKT hiện nay, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của kết quả, hạn chế.
Bốn là, từ kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn xác các quan điểm và đề xuất các giải pháp thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam hiện nay, trong đó có sự tham khảo, nghiên cứu thực tiễn việc thực hiện pháp luật TĐKT ở một số nước trên thế giới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
Luận án nghiên cứu thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam hiện nay, qua thực tế một số Bộ, ban, ngành và khu vực hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời, luận án so sánh và rút ra những điểm tương đồng và khác biệt về thực hiện pháp luật TĐKT ở một số nước trên thế giới, có giá trị tham khảo ở Việt Nam.
- Về thời gian:
Luận án nghiên cứu thực hiện pháp luật TĐKT chia thành hai giai đoạn từ sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa năm 1945 cho tới nay, trong đó tập trung giai đoạn từ năm 2003, khi lần đầu tiên Quốc hội ban hành Luật TĐKT.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề liên quan. Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật nói chung và pháp luật TĐKT, thực hiện pháp luật TĐKT nói riêng; các quan điểmacủa Đảng và Nhà nước ta về việc thực hiện pháp luật TĐKT.
Cơ sở lý luận nêu trên là nền tảng tư tưởng, lýaluận để nghiên cứuavấn đề THPL TĐKT trong qua trình đổi mới ở nước ta hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên nền tảng cơ sở lý luận nêu trên, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng trong tất cả 04 chương của Luận án để luận giải thuyết phục của các nội dung liên quan đến Luận án, đặc biệt là những đánh giá, tổng hợp, sử dụng tài liệu, số liệu trong các công trình nghiên cứu đã công bố và các báo cáo tổng kết của các cơ quan có thẩm quyền về thực hiện pháp luật TĐKT.
- Phương pháp lịch sử: phương pháp này được sử dụng trong chương 2 và chương 3 để tìm hiểu khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật TĐKT và thực hiện pháp luật TĐKT, đánh giá thực trạng pháp luật, thực hiện pháp luật TĐKT trong bối cảnh cụ thể về điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở Việt Nam.
- Phương pháp thống kê: phương pháp này được sử dụng trong chương 1 và chương 3 của Luận án nhằm tập hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và thực trạng thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp so sánh luật học: phương pháp được sử dụng trong chương 2 nhằm đối chiếu, so sánh pháp luật TĐKT của một số nước với pháp luật TĐKT ở Việt Nam, rút ra điểm khác biệt và tương đồng có thể tham khảo.
5. Điểm mới về khoa học của luận án
- Luận án đưa ra cách tiếp cận vấn đề thực hiện pháp luật TĐKT từ góc độ lý luận và lịchasử nhà nướcavà pháp luật.
- Luận án xây dựng khái niệm thực hiện pháp luật TĐKT làm nền tảng xuyên suốt nội dung trong Luận án; chỉ ra được một số đặc điểm, hình thức thực hiện pháp luật TĐKT; phân tích các nội dung điều chỉnh của pháp luật về TĐKT và vai trò, các yếu tốt tác động đến thực hiện pháp luật TĐKT.
- Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và quá trình thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam theo các giai đoạn trước năm 2003 và từ năm 2003 đến nay, gắn với các hình thức thực hiện pháp luật; từ đó, rút ra các ưu điểm, hạn chếavà nguyên nhân của các ưu điểm, hạn chế đó trong thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án đưa ra những quanađiểm và đề xuất các giải phápacó tính khảathi trong thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phầnalàm sáng tỏ thêm một số nội dung lý luận thực hiện pháp luật TĐKT.
6.2. Về mặt thực tiễn
Những quan điểm, giải pháp được đề xuất trong Luận án có thể làm tàialiệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt các cơ quan, tổachức, cá nhân làm công tác TĐKT. Luận án được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập về pháp luật nói chung và về pháp luật TĐKT nói riêng trong chương trình giảng dạy trung cấp, cao cấp lý luận chính trị hiện nay ở nước ta.
7. Về bố cục của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết cấu làm 4 chương 12 tiết.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2. Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở
Việt Nam hiện nay
Chương 3. Thực trạng thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng Việt Nam hiện nay
Chương 4. Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
* Đề tài nghiên cứu khoa học và sách
- Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước của Nguyễn Thế Thắng, Những vấn đề lý luận chung về TĐKT [114]. Tác giả đã trình bày, phân tích một số quan điểm của C.Mác, Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về TĐKT; phân tích vai trò của Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể đối với công tác TĐKT. Bên cạnh đó, đề tài cũng phân tích được đặc điểm, vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức các PTTĐ yêu nước, công tác khen thưởng đối với việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, từ đó nêu lên được tính cấp thiết phải đổi mới công tác TĐKT.
- Đề tài khoa học cấp Bộ của Nguyễn Thị Phương Lan, Cơ sở khoa học xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác TĐKT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay [63]. Đề tài đi sâu phân tích nguyên nhân của sự yếu kém trong công tác TĐKT; khái quát một cách tương đối có hệ thống, chi tiết một số vấn đề lý luận liên quan đến quản lý nhà nước về công tác TĐKT. Bên cạnh đó, Đề tài đã phân tích, làm rõ được thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác TĐKT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, qua những số liệu điều tra khảo sát cụ thể, nhóm tác giả đã khái quát lên được bức tranh thực trạng qua những biểu đồ minh họa sinh động, từ đó đưa ra được những đánh giá chung, những ưu điểm cũng như những hạn chế, bất cập và nguyên nhân. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả thực hiện Đề tài đã đưa ra được những đề xuất, kiến nghị có giá trị tham khảo về định hướng, giải pháp để xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác TĐKT ở nước ta phù hợp với nhu cầu và đặc điểm phát triển trong giai đoạn mới.
- Cuốn sách Đảng, Bác Hồ với thi đua yêu nước và công tác thi đua khen thưởng của Nxb Lý luận chính trị [88]. Được xuất bản nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc (1948- 2008). Cuốn sách giới thiệu với độc giả những tác phẩm của Hồ Chủ tịch, những chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nghị định của Chính phủ, những bài viết, bài phát biểu của các nhà lãnh đạo kiệt xuất như Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Phan Văn Khải, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa... trong suốt 60 năm (1948-2008). Ngoài ra, cuốn sách nêu sơ lược những thành tích xuất sắc của các đơn vị điển hình trong PTTĐ yêu nước và công tác thi đua khen thưởng. Cuốn sách của tác giả đã phân những vấn đề lý luận, quan điểm của Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như chính sách của Đảng và Nhà nước ta về thi đua yêu nước và công tác TĐKT.
- Cuốn sách của Lê Quang Thiệu, Chủ tịch Hồ Chí Minh với PTTĐ yêu nước [107]. Nội dung chính của cuốn sách này bao gồm các bài viết tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác thi đua và PTTĐ yêu nước như: Công việc hằng ngày là nền tảng của thi đua; thi đua phải có mục đích, phải có kế hoạch tỉ mỉ; thi đua phải có sự lãnh đạo đúng... Cuốn sách cho người đọc nhìn rõ hơn những thành tựu to lớn của cách mạng Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều gắn kết chặt chẽ với tổ chức thực hiện có hiệu quả PTTĐ ái quốc trên cả nước.
- Cuốn sách của Nguyễn Thế Thắng, Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ chương chính sách của Đảng, Nhà nước ta về công tác TĐKT [112]. Cuốn sách đi sâu phân tích các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác TĐKT; nêu và phân tích cho người đọc thấy được khái quát các chính sách của Đảng và Nhà nước ta về TĐKT.
- Cuốn sách Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Giá trị lý luận và thực tiễn đối với PTTĐ yêu nước hiện nay (Kỷ yếu Hội thảo cấp