Tiếp Cận Của Các Đối Tượng Về Luật Thi Đua, Khen Thưởng Nguồn: Kết Quả Điều Tra Xã Hội Học Đề Tài Độc Lập Cấp Nhà Nước "cơ


Theo như kết quả của cuộc điều tra xã hội học của Đề tài độc lập cấp Nhà nước "Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới công tác TĐKT trong giai đoạn hiện nay", năm 2013 do Viện Khoa học tổ chức nhà nước là cơ quan chủ trì, cho thấy kết quả tiếp cận của các đối tượng về Luật TĐKT chủ yếu được giá đã được tiếp cận ở mức "đã được nghe đọc" đối với mọi đối tượng (bao gồm các tổ chức khu vực nhà nước, hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, cộng đồng dân cư). Cụ thể:

Biểu đồ 3 4 Tiếp cận của các đối tượng về Luật thi đua khen thưởng 1

Biểu đồ 3.4: Tiếp cận của các đối tượng về Luật thi đua, khen thưởng Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học Đề tài độc lập cấp Nhà nước "Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới công tác TĐKT trong giai đoạn hiện nay"

Thứ hai, hạn chế trong áp dụng pháp luật các quy định về thanh tra, ki m tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các vi phạm trong công tác thực hiện pháp luật TĐKT

Một là, thanh tra, kiểm tra có ý nghĩa then chốt, quyết định hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về công tác TĐKT. Tuy nhiên, trong những năm qua, công tác này chưa được tổ chức, đơn vị thực hiện thường xuyên. Công tác thanh tra, kiểm tra chủ yếu theo định kỳ hàng năm hoặc theo đợt phát


động PTTĐ, kết thúc phong trào TĐKT còn rất hạn chế. Một số đơn vị còn có biểu hiện nhận thức chưa đầy đủ, vì vậy còn hiện tượng buông lỏng, chưa thực sự sát sao, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chưa được đề cao. Từ đó dẫn đến việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về TĐKT còn hạn chế…

Hai là, về việc giải quyết các đơn thưa khiếu nại, tố cáo: Trong 4 năm (2015- 2018), Ban TĐKT Trung ương đã tiếp nhận và giảiaquyết hoặc phối hợp giải quyết hơn 3500 đơn, thư khiếu nại, tố cáo trực tiếp từ công dân hoặc qua bưu điện (Qua các báo cáo hằng năm của Ban TĐKT Trung ương ).

Về nội dung các đơn thư chủ yếu liên quan đến việc thực hiện các chế độ, chính sách khen thưởng của Nhà nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhìn chung công tác giải quyết đơn, thư khiếu nại tố cáo vẫn còn hiện tượng xử lý theo cảm tính, nể nang hoặc có cả những tiêu cực trong đó. Thực tiễn cho thấy số cá nhân đã lợi dụng những thiếu sót, kẽ hở trong quy định về thủ tục hoặc do trách nhiệm, năng lực trong thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lầm công tác thẩm định, tham mưu, cho nên đã để xuất hiện tình trạng một số cá nhân, tổ chức khai không đúng thành tích để được tặng các HTKT, DHTĐ. Ngược lại, có những cá nhân, tập thể lập được nhiều thành tích trong công tác lại không được xem xét để khen thưởng vì những hạn chế trong các thủ tục, quy trình hành chính… dẫn đến có đơn khiếu nại, tố cáo của người lao động, quần chúng nhân dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Ba là, bên cạnh đó, công tác xử lý các vi phạm trong thực hiện pháp luật TĐKT còn gặp những hạn chế mà chủ yếu do việc các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật TĐKT chưa đầy đủ, toàn diện. Vì vậy, dù thực tế có tình trạng vi phạm pháp luật TĐKT nhưng không đơn giản để xử lý mặc dù đã có kết luận của kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm mới chỉ dừng ở mức độ xử lý với chủ yếu là hình thức nhắc nhở nên hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra chưa kết quả cao.


3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

3.2.2.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng tuy thường xuyên được bổ sung, hoàn thiện, song còn c những bất cập, hạn chế. Một số đơn vị chưa chủ động trong việc nghiên cứu các quy định và triển khai thực hiện, còn trông chờ vào văn bản hướng dẫn của cấp trên.

Một là, pháp luật TĐKT hiện nay còn nhiều quy phạm mang tính tùy nghi, đồng thời phụ thuộc nhiều vào môi trường thi đua, môi trường lao động, đặc điểm của từng đơn vị, địa phương.

Ví dụ, trong quy định về nội dung tổ chức phong trào thi đua, khoản 1,2 Điều 5 Nghị định số 91/2018/NĐ-CP quy định:

“Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải khoa học, phù hợp với thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương và có tính khả thi. 2. Căn cứ đặc điểm, tính chất công tác, lao động, nghề nghiệp, phạm vi và đối tượng tham gia thi đua để đề ra nội dung, hình thức tổ chức phát động thi đua cho phù hợp. Coi trọng việc tuyên truyền về nội dung và ý nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của quần chúng” [17].

Hay như việc thành lập Hội đồng TĐKT, điểm b khoản 2 Điều 62 Nghị định 91/2017/NĐ-CP quy định: "Các Phó Chủ tịch khác và các ủy viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định"… [16].

Và còn rất nhiều quy định như vậy, dẫn đến tình trạng giữa các đơn vị, địa phương còn có sự vênh nhau trong thực hiện cũng như kết quả thực hiện pháp luật TĐKT.

Hai là, quy định một số danh hiệu thi đua chưa bao quát hết các phong trào từ cơ sở. DHTĐ của tập thể, cá nhân được quy định trong pháp luật TĐKT là áp dụng chung trong phạm vi toàn quốc, tuy nhiên, thực tiễn các PTTĐ cơ sở lại rất đa dạng, phong phú, được quy định bởi nhiệm vụ, kế


hoạch, mục tiêu, tính đặc thù của người lao động, môi trường thi đua… Do đó, các quy định từ đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện dù được thường xuyên bổ sung (cá nhân tham gia đào tạo, bồi dưỡng; cá nhân nghỉ thai sản; cá nhân chuyển công tác; cá nhân được điều động, biệt phái; cá nhân tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, có hành động dũng cảm; cá nhân bị kỷ luật…) nhưng vẫn không bao quát hết được.

Ba là, một số quy định về thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng còn thể hiện sự bất cập, không hợp lý. Bất cập này xuất phát từ việc các cấp hành chính trong bộ máy nhà nước cồng kềnh, nhiều cấp bậc, nên chưa phân định được cụ thể. Việc phân định thẩm quyền giữa cấp Bộ, cấp Tổng cục, cấp Cục - Vụ - Viện, cấp Phòng- Ban… còn chưa được rõ ràng, nhiều khi còn chồng lấn. Ví dụ: đối với danh hiệu "Cờ thi đua cấp Bộ" đều thuộc thẩm quyền tặng của cả cấp Bộ và cấp Tổng cục. Quy định về "tư cách pháp nhân" để xét tặng danh hiệu "Lao động tiên tiến", "Tập thể lao động tiên tiến", "Chiến sĩ thi đua cở ở"… ở Điều 43 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP còn chưa được hướng dẫn cụ thể, không đồng bộ với khái niệm "tư cách pháp nhân" trong pháp luật Việt Nam.

Bốn là, quy định tiêu chuẩn của một số danh hiệu thi đua chưa phù hợp; căn cứ để xét tặng là sáng kiến cũng chưa rõ ràng khó thực hiện. Hạn chế này cũng bất cập từ thực tiễn phong phú của các phong trào thi đua. Hiện nay, việc xét tặng sáng kiến một mặt dựa trên pháp luật TĐKT, mặt khác thực hiện theo Điều lệ sáng kiến quy định tại Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ Ban hành Điều lệ sáng kiếnvà Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN của Bộ khoa học công nghệ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 13/2012/NĐ-CP. Tuy nhiên, thực tiễn việc thực hiện nhiệm vụ trong cuộc sống rất đa dạng, phong phú, nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Ngay bản thân khái niệm "sáng kiến" ở nhiều nơi còn không thống nhất.

Năm là, một số quy định về thủ tục, hồ sơ còn rườm rà, phức tạp chưa


đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính, nhiều trường hợp còn gây khó khăn cho các đối tượng đề nghị khen thưởng.

Thứ hai, sự tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội tác động tới việc thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng

Như phân tích ở chương 2, các yếu tố trên có tác động hai chiều đối với kết quả thực hiện pháp luật TĐKT. Việc tổ chức, phát động các PTTĐ, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về TĐKT có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố trên, đặc biệt ở đối với khối các các địa phương. Tốc độ phát triển kinh tế, sự xa cách về địa lý, sự khác biệt trong lối sống, tập quán, văn hoá, trình độ dân trí… đã ảnh hưởng không nhỏ tới thực hiện pháp luật TĐKT.

Thứ ba, việc ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin chưa được thực hiện triệt để và đồng bộ trong thực hiện pháp luật TĐKT. Phần mềm quản lý TĐKT chưa được thống nhất dùng trong các Bộ, ban, ngành, địa phương trong cả nước. Hiện vẫn còn xử lý lưu trữ dữ liệu do từng cơ quan, địa phương thực hiện theo phương pháp thủ công. Do đó việc quản lý, xử lý, thống kê và đưa thông báo gặp nhiều vướng mắc và khó thực hiện.

3.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, hiệu quả thực hiện pháp luật TĐKT phụ thuộc chặt chẽ vào trách nhiệm và nhận thức của cá nhân người đứng đầu đơn vị. Do vậy mà ở một số nơi, một số lúc, công tác TĐKT có những kết quả và hiệu ứng khác nhau, có những nơi công tác TĐKT đi vào thực chất, tạo môi trường TĐKT lành mạnh, công bằng, khuyến khích người lao động, mang lại hiệu quả cao; nhưng cũng cũng có lúc, có nơi công tác TĐKT lại hình thức, tình trạng "làm cho có", "phát nhưng không động", công tác khen thưởng nể nang, không công bằng... Cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu của một số cơ quan, đơn vị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong thực hiện pháp luật TĐKT. Hội đồng TĐ-KT ở một số nơi chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong tham mưu, chỉ đạo, tổ


chức các PTTĐ và bình xét khen thưởng; việc kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, liên tục. Một số nơi PTTĐ còn tình trạng hình thức, chưa tạo được động lực thi đua trong đội ngũ người lao động, các tầng lớp nhân dân; chưa gắn kết được giữa thực hiện pháp luật TĐKT với thực hiện nhiệm vụ chính trị; Một số DHTĐ, HTKT chưa cụ thể về tiêu chí, nội dung, chưa thực sự gắn với lợi ích của người lao động, người dân; kết quả của các PTTĐ chưa được lấy làm căn cứ để khen thưởng.

Thứ hai, bộ máy tổ chức làm TĐKT chưa được quan tâm đúng mức. Tổ chức bộ máy, làm công tác TĐKT chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Đội ngũ cán bộ luôn thay đổi trong từng năm, không ổn định. Đội ngũ chuyên trách thực hiện công tác TĐKT các cấp nhìn chung chưa đồng đều, tính chuyên nghiệp chưa cao, đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, năng lực và khả năng nghiên cứu còn hạn chế; thiếu kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn PTTĐ. Vì vậy việc tham mưu tổ chức PTTĐ và thực hiện công tác khen thưởng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thứ ba, công tác kiểm tra, thanh tra chấp hành các qui định của pháp luật về TĐKT còn chưa thường xuyên, liên tục; hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra chưa cao. Việc phân tách từng chủ thể có dấu hiệu vi phạm trong thực hiện pháp luật TĐKT chưa rõ ràng, chưa có các chế tài xử lý đối với từng chủ thể. Việc công khai hoá các thủ tục trong thực hiện pháp luật TĐKT chưa được thực hiện đồng bộ, do đó cũng dẫn đến các thủ tục chưa được rà soát, giảm tải theo xu hướng chung hiện nay.


Tiểu kết Chương 3

Nền tảng của pháp luật thi đua, khen thưởng ngày nay được hình thành rất sớm, ngay sau khi thành lập nước, được đánh dấu bởi Quốc lệnh 10 điểm thưởng ngày 26/01/1946. Sự thay đổi, bổ sung, hoàn thiện của pháp luật thi đua, khen thưởng gắn liền với những giai đoạn của cách mạng dân tộc, dần đần được định hình cho hệ thống pháp luật thi đua, khen thưởng như hiện nay. Năm 2003, với sự ra đời của Luật Thi đua, Khen thưởng, các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng đã được pháp luật điều chỉnh rất cụ thể và toàn diện. Hiện nay, hệ thống pháp luật thi đua, khen thưởng được phát triển rất đa dạng và bao quát được toàn diện các nôi dung của công tác thi đua, khen thưởng.

Thực trạng thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởnghiện nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực, những phong trào thi đua yêu nước được phát động ở nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương đã thu hút được người dân, người lao động tham gia. Những tấm gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt được phát hiện, khen thưởng, biểu dương, tôn vinh kịp thời và đã có sức lan tỏa nhất định trong xã hội. Điều này không những thay đổi, nâng cao được nhận thức của mọi người về tính tích cực của công tác thi đua, khen thưởng, mà giúp cho mọi người nhận ra được rằng, thi đua chính là động lực để hoàn thiện chính bản thân mình và xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, cũng còn những hạn chế trong việc thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng hiện nay, thể hiện ở tính hình thức của nhiều phong trào thi đua, tính chuyên nghiệp trong tổ chức thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng, thủ tục, hồ sơ còn phức tạp, khó tiếp cận, qua nhiều cấp trung gian, công tác tuyên truyền còn chưa phát huy tốt hiệu quả, còn để xảy ra tình trạng khen thưởng chưa đúng người, đúng việc… Nguyên nhân của những hạn chế này, ngoài những bất cập đến từ hệ thống pháp luật thi đua, khen thưởng chủ yếu đến từ sự nhận thức chưa đầy đủ của các cá nhân, đặc biệt của một số thủ


trưởng đơn vị, cũng như trình độ chuyên môn, thẩm định hồ sơ của các cán bộ phụ trách công tác thi đua, khen thưởng… Việc nhận diện và làm rõ sự tác động của các yếu tố này là cơ sở để từ đó đề xuất ra các quan điểm và giải pháp cho việc thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng trong cuộc sống.

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí