Tiếp Tục Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Thi Đua, Khen Thưởng


07/4/2014 của Bộ Chính trị; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TĐKT và các văn bản hướng dẫn thi hành để góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, người lao động, quần chúng nhân dân về vị trí, vai trò của công tác TĐKT, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của bộ, ngành, địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các PTTĐ, phát huy sức mạnh của hệ thống cơ quan truyền thông từ Trung ương đến các địap hương, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp giữa cơ quan làm công tác TĐKT với cơ quan thông tin, truyền thông trong việc phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến, các gương người tốt, việc tốt.

Đẩy mạnh thực hiện chương trình phối hợp giữa Ban TĐ-KT Trung ương với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí Trung ương. Các cơ quan truyền thông của bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về TĐKT; các PTTĐ, nêu gương các điển hình tiên tiến, những thành quả của các PTTĐ trên các lĩnh vực của đời sống, xã hội; tổ chức các cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt… tích cực mở dành nhiều thời gian, thời lượng, mở thêm chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền và nêu gương các điển hình tiên tiến; tập trung tuyên truyền về những thành quả của các PTTĐ trên các lĩnh vực của đời sống. Qua đó, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm, tạo không khí thi đua sôi nổi trong các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các Bộ, ngành, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể và các địa phương cần xây dựng chương trình, kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng các nhân tố mới, điển hình


tiên tiến trong các PTTĐ và tạo điều kiện để các điển hình tiên tiến, các tập thể, cá nhân được phong tặng các danh hiệu vinh dự nhà nước và khen thưởng bậc cao được tuyên truyền, báo cáo điển hình tạo sự lan tỏa trong xã hội.

4.2.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật thi đua, khen thưởng

Để thực hiện pháp luật TĐKT có hiệu quả trong thực tiễn, đòi hỏi hệ thống pháp luật TĐKT phải được hoàn thiện. Từ đó động viên được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, của cả hệ thống chính trị để thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, hoàn thiện quy định của pháp luật để giải quyết được các vướng mắc chồng chéo về đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng giữa các cấp, các ngành, quy trình thủ tục, thẩm quyền khen thưởng và phong tặng các danh hiệu, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường vai trò quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật TĐKT phải xác định cụ thể các yêu cầu sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Thứ nhất, việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật TĐKT cần phải phù hợp với các quy định của Hiến pháp; đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất đồng bộ trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ hai, phân cấp về thẩm quyền và các HTKT cho các bộ, ngành, địa phương, mặt trận tổ quốc, đoàn thể và cấp cơ sở trong việc sử dụng các HTKT, kịp thời động viên người lao động trực tiếp. Hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền khen thưởng theo hướng tránh trùng lặp, đẩy mạnh phân cấp cho bộ, ngành, địa phương. Luật chỉ quy định thẩm quyền đối với đối tượng, tiêu chuẩn của các DHTĐ và HTKT cấp Nhà nước; còn lại xây dựng nguyên tắc chung về việc xác định thẩm quyền quy định đối tượng, tiêu chuẩn của các DHTĐ và HTKT để các bộ, ngành, địa phương quy định cụ thể. Bổ sung quy định về việc phân định rõ thẩm quyền khen thưởng theo chức năng quản lý nhà nước của bộ, ngành và chức năng quản lý nhà nước theo địa phương để tránh tình trạng khen thưởng chồng chéo, trùng lặp giữa quản lý ngành dọc và địa phương.

Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay - 18


Thứ ba, hệ thống hóa, điều chỉnh bổ sung một số quy định về DHTĐ và các HTKT cho phù hợp với công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Hoàn thiện hệ thống hình thức khen thưởng, bao gồm số lượng, tên gọi, đối tượng và tiêu chuẩn của mỗi hình thức khen thưởng. Trong một số HTKT cần bổ sung đối tượng là tập thể nhỏ và người lao động trực tiếp; doanh nhân, trí thức, nhà khoa học; cá nhân, tập thể người nước ngoài; cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài… phù hợp với thực tiễn ngày càng đa dạng trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.

Đồng thời cần cụ thể hóa các nguyên tắc bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng và quan tâm khen thưởng cơ sở, vùng biên giới, hải đảo và vùng dân tộc thiểu số trong các quy định về tiêu chuẩn DHTĐ, HTKT.

Bên cạnh đó, cần bổ sung một số quy định nguyên tắc về đối tượng, tiêu chuẩn nhằm "tôn vinh, khen thưởng kịp thời, xứng đáng những doanh nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, khắc phục những bất cập trong quá trình triển khai thực hiện, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, toàn diện để thực hiện tốt công tác TĐKT, cũng như quản lý nhà nước đối với việc tổ chức các giải thưởng tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân. Ngoài ra, còn có các tổ chức khác như bệnh viện tư, trường học tư... cũng có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, cần nghiên cứu, rà soát, bổ sung quy định để bảo đảm bao quát hết các nhóm đối tượng trong khu vực ngoài Nhà nước.

Thứ tư, bảo đảm tính thống nhất, minh bạch, khả thi và hiệu quả trong việc thực hiện các quy định của Luật TĐKT. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực TĐKT để đơn giản hóa thủ tục, góp phần giảm chi phí của Nhà nước, cơ quan (có trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính) và cá nhân có liên quan; đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí cho đối tượng thực hiện thủ


tục hành chính và cơ quan giải quyết thủ tục hành chính. Bổ sung quy định "ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác TĐKT và trong hệ thống TĐKT" là một nội dung quản lý nhà nước về TĐKT.

4.2.3. Nâng cao chất lượng, đổi mới hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp và cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng Trong thực hiện pháp luật TĐKT, Hội đồng TĐ-KT và cơ quan làm

công tác TĐKT có vị trí, vai trò rất quan trọng trong tham mưu cho thủ trưởng đơn vị ban hành các chính sách để triển khai thực hiện pháp luật TĐKT trong phạm vi quản lý. Để nâng cao chất lượng, đổi mới hoạt động của Hội đồng TĐKT các cấp và cơ quan làm công tác TĐKT cần thực hiện một số giải pháp:

Thứ nhất, thực hiện theo các Điều 61, 62, 63 của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ về chi tiết thi hành một số Điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. Trong đó cần lưu ý: Một là, Chủ tịch Hội đồng TĐKT phải là thủ trưởng đơn vị, để việc quyết định ban hành các văn bản, chính sách được thống nhất, kịp thời. Hai là, thành viên Hội đồng TĐKT bao gồm đầy đủ thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, để tạo ra được sự dân chủ cao nhất. Ba là, vai trò của cơ quan thường trực Hội đồng TĐKT phải được đề cao, đối với các đơn vị có bộ phận chuyên trách là công tác TĐKT như Vụ, Ban, Phòng TĐKT thì thủ trưởng đơn vị đó phải là Phó Chủ tịch hoặc Uỷ viên thường trực của Hội đồng TĐKT.

Thứ hai, phương thức họp của Hội đồng TĐKT cần được thực hiện linh hoạt và hiệu quả. Một là, các kỳ họp của Hội đồng không nên quá xa tránh việc dồn các hồ sơ khen thưởng, không đảm bảo tính kịp thời. Hai là, đối với các đơn vị có số lượng tổ chức trực thuộc nhiều, cần nghiên cứu mô hình Hội đồng TĐKT rút gọn hoặc Thường trực Hội đồng TĐKT để khi cần thiết có thể họp thảo luận và lấy ý kiến kịp thời. Thường trực Hội đồng TĐKT được coi là Hội đồng TĐKT rút gọn trong đó bao gồm Chủ tịch Hội đồng TĐKT,


các Phó Chủ tịch, đại diện cấp uỷ và công đoàn cùng cấp và thủ trưởng cơ quan chuyên trách TĐKT. Cần phân cấp cụ thể những công việc thuộc thẩm quyền của Thường trực Hội đồng TĐKT và những công việc thuộc thẩm quyền của Hội đồng TĐKT. Ba là, các hình thức lấy ý kiến Hội đồng TĐKT cần áp dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện của đơn vị. Có thể tiến hành lấy ý kiến trực tiếp tại cuộc họp, có thể

Thứ ba, cần tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể trong Hội đồng TĐKT. Trong đó đặc biệt lưu ý tới tổ chức Đảng và Công đoàn, tuỳ vào cấp hành chính và quy mô người lao động, đại diện tổ chức Đảng và Công đoàn sẽ là Phó Chủ tịch Hội đồng TĐKT vì đây là tổ chức bảo vệ quyền lợi của người lao động, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người lao động và là kênh tham khảo quan trọng trong việc đánh gía mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người lao động.

Thứ tư, cần tạo vị trí độc lập tương đối cho cơ quan làm công tác TĐKT. Một mặt thực hiện theo các quy định của Nghị định số 122/2005 ngày 05/10/2005 của Chính phủ về quy định tổ chức làm công tác TĐKT, đặc biệt nguyên tắc "tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng chịu sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan cùng cấp". Dù tổ chức làm công tác TĐKT là cán bộ, phòng, ban hay là Vụ.. thì cần có mối liên hệ trực tiếp với Thủ trưởng cơ quan cùng cấp, không nên có một cấp trung gian khác. Như vậy thì một mặt tạo được sự chủ động của tổ chức làm công tác TĐKT trong việc tham mưu thủ trưởng đơn vị ra những quyết sách được kịp thời; mặt khác khi triển khai các quyết sách đó được đúng đắn và không bị ảnh hưởng bởi một khâu trung gian khác.

4.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng

Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác TĐKT có vai trò đặc biệt quan trọng trong thực hiện pháp luật TĐKT. Để nâng cao chất lượng đội ngũ này, cần thực hiện một số giải pháp sau đây:


Thứ nhất, tiếp tục thực hiện Thông báo số 120-TB/TW ngày 18/01/2013 của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, triển khai đồng bộ việc giảng dạy về bộ môn TĐKT trong chương trình đạo tạo cao cấp lý luận chính trị và trung cấp lý luận chính trị ở hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính tri tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường bộ ngành. Cần đánh giá hiệu quả của việc giảng dậy bộ môn TĐKT trong thời gian qua, để từ đó có cơ sở điều chỉnh về cả nội dung giáo trình và cơ chế triển khai, đồng thời cập nhật các tri thức mới về TĐKT cho phù hợp với thực tiễn.

Thứ hai, tăng cường tổ chức các lớp tập huấn và hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác TĐKT. Nội dung để cập nhật những chính sách mới, những quy định pháp luật TĐKT mới; trao đổi nghiệp vụ giữa các đơn vị; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện pháp luật TĐKT trong thực tiễn. Từ đó nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật TĐKT đồng thời đảm bảo được sự thống nhất, đồng bộ trong cả nước.

Thứ ba, tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, trong đó chú trọng việc lựa chọn những cán bộ có đủ phẩm chất, tư cách, bản lĩnh để tham mưu thủ trưởng trong việc thực hiện pháp luật TĐKT trong phạm vi quản lý. Cán bộ trực tiếp làm phải am hiểu pháp luật TĐKT, có sự nhạy bén trong quan sát, nắm bắt tình hình, môi trường thi đua trong đơn vị, địa phương, đồng thời linh hoạt trong xử lý các tình huống phát sinh.

Thứ tư, có chính sách thu hút và hỗ trợ cán bộ làm công tác TĐKT lâu dài, ổn định. Để việc tham mưu lãnh đạo thực hiện pháp luật TĐKT có hiệu quả, cần thiết phải theo dõi sát sao việc triển khai các PTTD cũng như thực hiện các chính sách khen thưởng trong đơn vị. Nhận thức được những tác động cũng như sự thay đổi trong thực tiễn, từ đó đưa tham mưu thực hiện được hiệu quả. Đồng thời, đối với các cá nhân, tập thể, phải có sự tư vấn, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng và kế hoạch phát triển chung, trong đó có kế hoạch


về công tác TĐKT của cá nhân, tập thể đó. Do vậy, cần phải có những cán bộ làm công tác TĐKT ổn định trong thời gian dài, như vậy thì việc thực hiện pháp luật TĐKT mới đạt hiệu quả cao.

4.2.5. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin trong thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng

Hiện nay, với sự phát triển mạnh của cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ đã được sử dụng nhiều trong lĩnh vực quản lý nhà nước và đạt được nhiều kết quả tích cực. Không nằm ngoài xu hướng đó, để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong THPL TĐKT đạt được hiệu quả cao, cần áp dụng các giải pháp sau đây:

Thứ nhất, tạo một phần mềm quản lý dữ liệu TĐKT chung cho toàn quốc, do Ban TĐKT Trung ương quản lý, trong đó phân cấp sử dụng cho các Bộ, ngành, địa phương trong việc cập nhật dữ liệu. Các Bộ, ngành, địa phương, cũng có phần mềm quản lý dữ liệu TĐKT riêng, đồng bộ với phần mềm chung của Ban TĐKT Trung ương.

Thứ hai, ngoài chức năng quản lý phần mềm có tính năng tổng hợp, thông báo và chiết xuất dữ liệu để sau khi có dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương cập nhât, phải có thông báo đến các đơn vị chủ quản những cá nhân, tập thể nào có khả năng đủ điều kiện, tiêu chuẩn để khen thưởng. Từ đó, các đơn vị có thể chủ động phát hiện và có các biện pháp bồi dưỡng những nhân tố đó. Như vậy, một mặt đảm bảo tính chủ động, kịp thời, không bỏ sót các cá nhân, tập thể có thành tích, một mặt tạo điều kiện cho các tập thể, cá nhân theo dõi được hồ sơ thi đua của bản thân.

Thứ ba, cần có sự liên kết giữa phần mềm quản lý TĐKT và các phần mềm quản lý công tác khác như việc xử phạt vi phạm hành chính, quản lý thuế, quản lý cán bộ... để tạo ra kết quả nhiều mặt của cá nhân, tập thể đề nghị khen thưởng. Như vậy việc thực hiện pháp luật TĐKT được chính xác, toàn diện hơn.


Thứ tư, để giảm thiểu thủ tục hành chính, phần mềm cần triệt để sử dụng các văn bản điện tử, đặc biệt khi thực hiện chế độ báo cáo, công văn giữa các đơn vị. Đồng thời, các hồ sơ báo cáo thành tích của các ứng viên khen thưởng cũng phải được số hoá để phục vụ công tác lưu trữ, kiểm soát thông tin đối với số lượng lớn hồ sơ như hiện nay.

4.2.6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý khiếu nại tố cáo trong thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng

4.2.6.1. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan, tổ chức đối với việc thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng

Thứ nhất, đưa kết quả kiểm tra, giám sát ra trước các phiên họp của Hội đồng TĐ-KT để xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong trường hợp có vi phạm trong thực hiện pháp luật TĐKT.

Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong quản lý thực hiện pháp luật TĐKT. Cần có hướng dẫn cụ thể về nội dung thanh tra, kiểm tra trách nhiệm; thanh tra, kiểm tra theo định kỳ hoặc theo đợt phát động PTTĐ, sơ kết, tổng kết phong trào TĐKT, hoặc thanh tra đột xuất khi thấy có khiếu nại, tố cáo liên quan tới thực hiện pháp luật TĐKT. Trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật, trong kết luận và báo cáo kết quả nêu rõ nguyên nhân, xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể liên quan và kiến nghị cụ thể hình thức xử lý đối với những hành vi vi phạm đó. Với sự ảnh hưởng quan trọng của công tác TĐKT trong xã hội, Thanh tra Chính phủ cần đưa nội dung công tác này vào chương trình hằng năm. Đồng thời có hướng dẫn các cơ quan thanh tra của các đơn vị xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, trong đó có thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện pháp luật TĐKT. Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ cần nghiên cứu sớm ban hành Thông tư hướng dẫn trình tự, thủ tục và phạm vi thanh tra trách nhiệm THPL về TĐKT để bảo đảm thực hiện thống nhất trong cả nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023