Khái Niệm Về Tranh Chấp Trong Giao Kết Và Thực Hiện Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa

hàng hóa đúng mục đích mà còn phải đảm bảo hàng hóa không có bất kì một “khuyết tật pháp lý” nào để bên mua có toàn quyền làm chủ đối với hàng hóa đã mua.

Theo Điều 62 LTM năm 2005, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, quyền sở hữu hàng hóa cũng có thể được chuyển giao từ bên bán sang bên mua ở những thời điểm khác nhau, tùy theo tính chất của hàng hóa và phương thức mua bán.

Đối với hàng hóa mua bán là động sản, thì quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao từ bên bán sang bên mua khi bên bán giao hàng cho bên mua, tức là bên mua đã có quyền chiếm hữu đối với hàng hóa. Đối với hàng hóa mua bán là bất động sản, việc giao nhận hàng hóa được thực hiện thông qua việc giao nhận chứng từ về hàng hóa, thì quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao cho bên mua khi bên bán hoàn tất việc chuyển giao các chứng từ về hàng hóa đó cho bên mua.

Đối với hàng hóa mua bán mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì sở hữu hàng hóa được chuyển giao cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục chuyển đăng kí quyền sở hữu đối với hàng hóa từ người bán sang người mua hay đăng kí quyền sở hữu đối với hàng hoá cho bên mua.

Trường hợp hàng hóa không dịch chuyển khi giao nhận và cũng không có chứng từ về hàng hóa, quyền sở hữu hàng hóa được coi như là đã chuyển giao tại địa điểm và thời gian hợp đồng có hiệu lực.

Trường hợp mua bán hàng hóa theo phương thức mua sau khi sử dụng thử, thì trong thời hạn dùng thử, hàng hóa vẫn thuộc sở hữu của bên bán.Tuy nhiên, trong thời hạn dùng thử, quyền sở hữu hàng hóa của bên bán bị hạn chế, bên bán không được bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm cố hàng hóa khi bên mua chưa trả lại.

Trường hợp hàng hóa được mua bán theo phương thức trả chậm, trả dần, thì bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với hàng hóa đã giao cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác [Điều 461 BLDS].

2.5.3.2. Bên mua hàng có nghĩa vụ nhận hàng

Nhận hàng là nghĩa vụ cơ bản của bên mua [Điều 56 LTM]. Nhận hàng là việc bên mua công nhận nghĩa vụ giao hàng của bên bán, tức là bên mua đã nhận hàng về mặt pháp lý. Bên mua hàng có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận. Khi nhận hàng, bên mua phải thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng; cần lưu ý, việc nhận hàng tại thời điểm giao hàng không đồng nghĩa với việc nguời mua đã chấp nhận hàng hóa được giao mà mới chỉ là tiếp nhận hàng về mặt thực tế. Theo LTM, sau khi giao hàng, bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa đã được giao, nếu các khiếm khuyết của hàng hóa không thể phát hiện trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua. Đối với hàng hóa phải bảo hành thì bên mua còn phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành. Chỉ đến khi nào bên bán không còn trách nhiệm gì đối với hàng hóa đã bán thì bên bán mới được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.

- Khi bên bán đã sẵn sàng giao hàng đúng hợp đồng, mà bên mua không tiếp nhận thì bên mua vi phạm hợp đồng và phải chịu các biện pháp chế tài theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, bên bán phải áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp điều kiện và khả năng cho phép và với chi phí hợp lí để lưu giữ, bảo quản hàng hóa, và có quyền yêu cầu bên mua thanh toán chi phí đã bỏ ra. Đối với hàng hóa có nguy cơ bị hư hỏng thì bên bán có quyền bán hàng hóa và trả cho bên mua khoản tiền thu được từ việc bán hàng hóa sau khi trừ đi chi phí hợp lý để bảo quản và bán hàng hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

2.5.3.3.Bên mua có nghĩa vụ thanh toán

Thanh toán là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng theo thỏa thuận và các bên có thỏa thuận về phương thức, thời hạn và thời điểm thanh toán. Bên mua phải thực hiện đúng nội dung này theo thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về những nội dung cụ thể liên quan đến việc thanh toán, thì áp dụng quy định của pháp luật:

Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam - 10

- Địa điểm thanh toán: Theo LTM, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về địa điểm thanh toán cụ thể thì bên mua phải thanh toán cho bên bán tại một trong các địa điểm sau đây:

1. Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán;

2. Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán được tiến hành đồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ (Điều 54).

- Thời hạn thanh toán : Trường hợp các bên không có thỏa thuận, thời hạn thanh toán được xác định là:

1. Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá;

2. Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hoá trong trường hợp có thỏa thuận về việc bên mua có quyền kiểm tra hàng hoá trước khi giao [Điều 55].

Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng, trong trường hợp hàng hóa mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra.

Khi người mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì người bán cũng có thể căn cứ vào Điều 308, Điều 310 và Điều 312 LTM để tạm ngừng giao hàng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng.

- Xác định giá thanh toán theo quy định tại Điều 52 LTM:

Trường hợp không có thoả thuận về giá hàng hoá, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hoá được xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.

- Chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán: Trường hợp bên mua chậm thanh toán tiền hàng và các chi phí hợp lý khác thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại

thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác[Điều 306 LTM]. Quy định này của LTM có sự khác biệt với quy định của BLDS về xử lý vi phạm chậm thanh toán tiền trong hợp đồng mua bán tài sản, theo đó trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Có thể nhận thấy quy định của LTM về xử lý vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán phù hợp với yêu cầu của quan hệ mua bán hàng hóa trong thương mại, đáp ứng yêu cầu vận động của vốn kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

- Nếu không có thỏa thuận khác, bên mua có quyền ngừng thanh toán tiền mua hàng trong những trường hợp sau đây:

+ Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán;

+ Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;

+ Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó;

+ Trường hợp tạm ngừng thanh toán vì hàng hóa là đối tượng của tranh chấp hoặc hàng hóa giao không phù hợp với hợp đồng mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của pháp luật.

2.5.4. Rủi ro đối với hàng hóa

Về nguyên tắc chung, việc xác định trách nhiệm chịu rủi ro đối với hàng hóa trước hết cần căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì áp dụng quy định của pháp luật. Từ các Điều 57 đến 61 của LTM 2005, vấn đề xác định trách nhiệm về rủi ro đối với hàng hóa được xác định như sau:

Thứ nhất, trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.

Thứ hai, chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định: nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên, (trừ trường hợp có thoả thuận khác).

Thứ ba, chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển (ví dụ: người làm dịch vụ logictic): nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;

2. Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.

Trong trường hợp này cần phải phân biệt “người nhận hàng để giao” là người đại diện cho bên mua hay bên bán? nếu là người đại diện cho bên bán, thì bên mua không thể phủ nhận rủi ro đối với hàng hóa khi bên mua mới nhận chứng từ sở hữu hàng hóa mà chưa nhận được hàng hóa như trường hợp 1 của quy định.

Thứ tư, chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.

Ngoài ra, trong các trường hợp khác, rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng. Bên mua không chịu

rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa, nếu hàng hóa không được xác định rõ ràng bằng kí mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kì cách thức nào.

2.5.5. Giải quyết tranh chấp

2.5.5.1. Khái niệm về tranh chấp trong giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

Trong những năm gần đây, số lượng các vụ án liên quan đến HĐMBHH luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng các vụ án kinh tế đã được thụ lý và giải quyết. Hiểu rõ bản chất của HĐMBHH nhằm xác định đúng cấp cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp xảy ra trong thực hiện hợp đồng là rất cần thiết.

Khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên đã được ghi nhận tại Điều 238 LTM năm 1997: "Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại". Trong các loại hình tranh chấp thương mại, tranh chấp trong quan hệ HĐMBHH là rất phổ biến.

LTM năm 2005 được ban hành thay thế LTM năm 1997 không quy định về khái niệm tranh chấp thương mại nói chung cũng như tranh chấp trong quan hệ HĐMBHH nói riêng. Tuy nhiên theo tinh thần chung của pháp luật hiện hành, có thể hiểu tranh chấp phát sinh trong giao kết và thực hiện HĐMBHH là sự mâu thuẫn hay xung đột về quyền và lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa, phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung hợp đồng đã thỏa thuận.

Theo tính chất của chủ thể, tranh chấp phát sinh trong giao kết và thực hiện HĐMBHH bao gồm hai loại là các tranh chấp không có yếu tố nước ngoài và các tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài được thể hiện ở chỗ một bên hoặc các bên tham gia quan hệ HĐMBHH là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ HĐMBHH có tranh chấp phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản có tranh chấp liên quan đến nước ngoài.

2.5.5.2.Phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

Một nguyên tắc giải quyết chung khi xảy ra tranh chấp thương mại là ưu tiên hàng đầu cho việc hòa giải giữa các bên, chỉ khi các bên không thương lượng được với nhau do mâu thuẫn về lợi ích thì khi đó các bên mới lựa chọn con đường giải quyết khác theo quy định của pháp luật hiện hành của VN. Nếu trong HĐMBHH không quy định hình thức bắt buộc phải áp dụng khi có tranh chấp xảy ra trong thực hiện hợp đồng thì các bên có thể lựa chọn con đường giải quyết sau:

- Thương lượng;

- Hòa giải;

- Giải quyết tại trọng tài;

- Giải quyết tại tòa án

Thương lượng

Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không cần đến vai trò của người thứ ba. Đặc điểm của thương lượng là các bên cùng nhau trình bày quan điểm, tìm ra các biện pháp thích hợp, trên cơ sở đó đi đến thống nhất để giải quyết các bất đồng. Thương lượng đòi hỏi các bên phải có thiện chí, trung thực, hợp tác, đồng thời phải có kiến thức cần thiết về chuyên môn và pháp luật. Kết quả của thương lượng thường là những cam kết, thỏa thuận về những giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ những bất đồng phát sinh mà các bên thường không nhận thức được trước đó.

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp thường được các bên sử dụng trước tiên khi phát sinh tranh chấp. Thông qua phương thức này, phần lớn các tranh chấp trong quan hệ HĐMBHH đã được giải quyết vì những ưu điểm là tiết kiệm được chi phí thời gian, tiền bạc, giữ được bí mật hoạt động kinh doanh và uy tín cho nhau, đáp ứng cơ hội của các hoạt động kinh doanh. Nhà nước khuyến khích các bên có tranh chấp áp dụng phương thức này. Vì thế, các bên có toàn quyền thỏa thuận mọi vấn đề về địa điểm, thời gian, nội dung và cách thức cụ thể giải quyết tranh chấp. Pháp luật không có quy định cụ thể cho phương thức này.

Hòa giải

Khác với thương lượng, hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba độc lập do hai bên cùng chấp nhận hay chỉ định, đóng vai trò trung gian để hỗ trợ các bên nhằm tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết xung đột. Kết quả hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng của trung gian hòa giải, quyết định cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp không phải của trung gian hòa giải mà hoàn toàn phụ thuộc các bên tranh chấp.

Hòa giải viên thông thường là những cá nhân, tổ chức có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm về những vụ việc có liên quan đến tranh chấp phát sinh. Có hai hình thức hòa giải chủ yếu là hòa giải trong thủ tục tố tụng và hòa giải ngoài thủ tục tố tụng. Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại mới có trong pháp luật VN. Phương thức này hiện nay chỉ thường được áp dụng trong các quan hệ kinh doanh, cụ thể là quan hệ HĐMBHH, có yếu tố quốc tế.

Hình thức giải quyết này có nhiều ưu điểm: thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn bất kỳ người nào làm trung gian hòa giải cũng như địa điểm tiến hành hòa giải. Họ không bị gò bó về mặt thời gian như trong thủ tục tố tụng tại tòa án. Hòa giải mang tính thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các mối quan hệ kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên. Hòa giải là mong muốn của các bên dàn xếp vụ việc sao cho không có bên nào bị thua cuộc, không dẫn đến tình trạng đối đầu, thắng thua như quá trình kiện tụng tại tòa án.

Hình thức giải quyết này đặc biệt hiệu quả khi giải quyết những tranh chấp kinh doanh, thương mại mang tính chất kỹ thuật (xây dựng, tài chính … ). Vì rằng, các bên trong vụ việc tranh chấp hoàn toàn có quyền chủ động trong việc tìm kiếm một hòa giải viên có đủ hiểu biết để tham gia giải quyết tranh chấp. Nhưng trong thực tiễn kiện tụng tại tòa thì các bên không có quyền lựa chọn cán bộ giải quyết trừ một số trường hợp phải thay đổi hội đồng xét xử theo quy định của pháp luật. Một điều quan trọng khác mà các nhà kinh doanh cũng rất quan tâm là khi giải quyết

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2023