Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam - 7

2.2. Giá cả, phương thức thanh toán

2.2.1. Giá cả

Điều khoản giá cả là điều khoản gắn liền với các điều khoản đối tượng hợp đồng. Giá trong hợp đồng thường được xác định dựa trên những căn cứ như đơn giá, điều kiện cơ sở tính giá, điều khoản bảo lưu về giá hàng hóa… Đối với HĐMBHHQT, giá cả cần phải được xác định trên cơ sở giá quốc tế và xuất phát từ điều kiện giao hàng. Theo nguyên tắc giá cả cần phải được quy định rõ, đúng và chính xác. Trong nhiều trường hợp người mua yêu cầu người bán ghi giá ít hơn giá thực tế để trốn thuế nhập khẩu ở nước mình, hoặc ngược lại để tránh việc kiểm soát ngoại tệ của nước mình, người mua cũng có thể yêu cầu người bán ghi giá cao hơn giá thực tế để chuyển phần chênh lệch vào tài khoản của người mua ở nước ngoài.

Mặc dù pháp luật VN chưa có quy định về hậu quả pháp lý của việc hạ thấp hay nâng cao giá ghi trong hợp đồng so với giá thực tế được các bên thỏa thuận, tuy nhiên trong thực tiễn thương mại quốc tế, việc trong hợp đồng ghi giá không đúng với thực tế thường dẫn đến việc hợp đồng không có hiệu lực pháp lý.

2.2.2. Phương thức thanh toán

Theo quy định của LTM 2005 thì bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận, bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật [Điều 50 LTM]. Tuy nhiên, quy định này rất không hợp lý bởi vì phương thức thanh toán chỉ là một trong ba nội dung của điều kiện thanh toán trong hợp đồng. Trong khi đó, theo pháp luật các nước thì HĐMBHH bao gồm phương thức, thời hạn, địa điểm thanh toán.

Thời hạn thanh toán cần phải quy định hết sức rõ ràng và chặt chẽ. Theo nguyên tắc, thời hạn thanh toán phải được xác định bởi một khoảng thời gian cụ thể, rõ ràng. Khi thỏa thuận thời hạn thanh toán không bao giờ sử dụng từ “sau”, ví dụ: Trong một hợp đồng mua bán hàng thủy sản giữa hai công ty quy định rằng người mua phải thanh toán cho người bán sau ba ngày tính từ ngày hàng đến cảng. Rõ ràng thời hạn thanh toán được quy định không rõ ràng như trên hoàn toàn bất lợi

cho người bán. Theo điều khoản này thì trong khoảng thời gian 3 ngày sau khi hàng cập cảng, việc thanh toán không thể xảy ra mà việc thanh toán chỉ được thực hiện khi hết thời hạn ba ngày đó nhưng vào chính ngày nào thì không thể xác định được.

Để tránh những rủi ro đáng tiếc, trong mọi trường hợp cần phải xác định thời hạn thanh toán bằng cách thỏa thuận: “thanh toán trước thời điểm…” hoặc “thanh toán trong khoản thời gian từ…đến…”. Ví dụ: người mua phải có nghĩa vụ thanh toán trong khoảng thời gian 20 ngày làm việc của ngân hàng tính từ ngày hàng được giao cho người vận chuyển.

2.2.3. Tình hình thực thi pháp luật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm mục tiêu xây dựng một thị trường hàng hóa (bao gồm hàng hóa hữu hình và vô hình) thống nhất toàn cầu, xóa bỏ mọi rào cản thương mại tạo điều kiện dễ dàng cho sự thông thương hàng hóa trên toàn cầu tiến tới “không biên giới về hoạt động thương mại giữa các quốc gia”, VN đã và đang xây dựng đường lối chủ trương, chính sách kinh tế đúng đắn cũng như cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, mở rộng hợp tác giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới. BLDS năm 2005 và LTM năm 2005 đã có những điểm mới phù hợp với pháp luật của các nước về hợp đồng thương mại cũng như tập quán mua bán hàng hóa quốc tế, điều này phần nào giúp cho các thương nhân VN hoạt động thương mại một cách có hiệu quả.

Tuy nhiên, trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại, thương nhân vẫn còn gặp khá nhiều lúng túng đối với chế độ pháp lý về hợp đồng thương mại được quy định trong LTM năm 2005. Cũng chính vì thế mà xảy ra rất nhiều trường hợp vi phạm HĐMBHH như hiện nay.

Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam - 7

Trong trường hợp người vi phạm hợp đồng là bên bán thì Công ước Viên 1980 [Điều 46] và LTM [Điều 297] đều quy định rằng người mua có quyền buộc người bán thực hiện một trong hai biện pháp: sửa chữa hoặc thay thế hàng hóa. Tuy nhiên, LTM năm 2005 không quy định rõ căn cứ lựa chọn biện pháp sửa chữa hay thay thế. Ngược lại, theo Công ước Viên, người mua chỉ có thể yêu cầu người bán phải giao hàng thay thế nếu sự không phù hợp của hàng hóa được giao đó cấu thành một vi phạm cơ bản

hợp đồng. Các trường hợp khác, người bán chỉ được áp dụng biện pháp sửa chữa, loại trừ hoặc khắc phục sự không phù hợp đó.

Đối với hàng hoá có giá trị tương đối lớn hoặc rất lớn, thông thường bên bán hàng yêu cầu bên mua hàng đặt trước một lượng tiền nhất định dưới dạng tiền đặt cọc, tiền ứng trước tương đương với một phần giá trị khối lượng hàng đặt mua. Khi bên bán hàng cầm tiền tạm ứng của bên mua mới đi mua hoặc đặt hàng từ các hãng sản xuất. Phổ biến loại việc này là mua các hàng hoá chế tạo, lắp ráp có xuất xứ từ nước ngoài. Do đặc điểm hàng hoá, linh kiện có xuất xứ chính gốc từ cơ sở chính của hãng sản xuất bao giờ cũng bảo đảm chất lượng và có giá cả cao hơn so với hàng cùng loại sản xuất từ các chi nhánh của hãng sản xuất đó tại các quốc gia khác, nên các nhà kinh doanh thường chấp nhận loại hàng hoá lắp ráp bởi linh kiện do cơ sở của hãng sản xuất ở các quốc gia khác sản xuất, chế tạo. Phía người mua thông thường đặt mua hàng hoá có xuất xứ từ gốc, từ chính hãng sản xuất, chế tạo. Phía người bán do sự thiếu hiểu biết hoặc do cố tình mua loại, hàng hoá, thiết bị cùng loại nhưng không bảo đảm các linh kiện được lắp ráp có xuất xứ như hợp đồng giao kết giữa hai bên.

Ví dụ điển hình: Công ty xuất nhập khẩu ngũ cốc (Grainco) ký hợp đồng mua của công ty Đạt Phát một máy phát điện 500 KVA với quy cách chất lượng là máy hiệu Misubistshi, xuất xứ Japan, model 0450B, động cơ Misubistshi, model S6A3-PTA-S, đầu phát Stamford (UK), sản xuất năm 2001 – 2002. Giá mua 57.036 USD, tương đương 858.391.800 đồng. Thỏa thuận về thanh toán:

Lần 1: Thanh toán 10% (85.839.180 đồng) ngay sau khi ký hợp đồng.

Lần 2: Thanh toán 70% (600.874.260 đồng) khi có giấy báo hàng về cảng. Lần 3: Thanh toán 17% ngay sau khi nghiệm thu máy.

Lần 4: Thanh toán 3% sau khi hết hạn bảo hành.

Công ty Grainco tạm ứng trước cho Công ty Đại Phát 80% giá trị máy khi đã đưa về lắp đặt và chạy thử tại cơ sở do công ty Grainco yêu cầu. Tuy nhiên, công ty Grainco từ chối ký biên bản nghiệm thu máy và từ chối thanh toán tiền cho công ty Đại Phát. Lý do từ chối là công ty Đại Phát xác định xuất xứ máy phát điện từ

Singapore, không phải từ Japan. Công ty Grainco yêu cầu công ty Đại Phát nhận lại máy, thanh toán trả lại cho công ty Grainco số tiền đã nhận cùng tiền lãi theo lãi suất ngân hàng từ khi nhận tiền tới khi xét xử sơ thẩm.

Diễn biến quá trình giải quyết vụ án:

Bản án kinh tế sơ thẩm số 148/KT-ST ngày 26/9/2003 của Toà án nhân dân thành phố H căn cứ các điều khoản của hợp đồng mua bán máy của hai bên, quyết định xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của công ty Grainco, buộc công ty Đạt Phát nhận lại máy, thanh toán trả cho công ty Grainco số tiền đã nhận, tiền lãi suất và tiền phí giám định máy tổng cộng là 766.642.765 đồng.

Bị đơn kháng cáo, cho rằng do máy là hàng đặt, không thể bán cho đơn vị khác, hơn nữa bên mua đã sử dụng thử máy nên chất lượng không còn đảm bảo 100%, đề nghị Toà án buộc bên mua nhận máy và tính tiền mua máy giảm giá do chênh lệch về xuất xứ.

Bản án kinh tế phúc thẩm số 107/PT-KT ngày 09/4/2004 của Toà phúc thẩm, Toà án nhân dân tối cao xử chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn, cho rằng máy có xuất xứ không đúng hợp đồng, nhưng đã được giám định là máy mới 100%, là hàng đặt nên không thể bán cho người khác, máy đã chạy thử nên không còn mới 100%, bên mua đã chấp nhận cho bên bán lắp đặt máy để sử dụng và giá của máy đã lắp đặt chênh lệch so với giá máy được ký trong hợp đồng. Do đó, Toà án cấp phúc thẩm xử buộc công ty Grainco phải nhận máy và thanh toán cho công ty Đạt Phát số tiền còn lại, buộc công ty Đạt Phát trừ số tiền chênh lệch do mua hàng sai xuất xứ.

Ngày 04/01/2005, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành kháng nghị số 01/KN-AKT đối với bản án phúc thẩm nêu trên với lập luận: Phía công ty Đạt Phát đã có lỗi mua hàng hoá không đúng chủng loại (xuất xứ) như thoả thuận tại hợp đồng, do đó, buộc công ty Đạt Phát nhận lại máy đã giao, trả lại tiền tạm ứng, lãi và chi phí phát sinh như quyết định của bản án sơ thẩm mới đúng.

Quyết định giám đốc thẩm số 09/HĐTP-KT ngày 30/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, giữ y bản án phúc thẩm [36].

Như vậy, quan điểm nhận thức nêu trong kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc xử lý vụ án này chưa được chuẩn xác khi buộc công ty Đạt Phát phải nhận lại máy, công ty Grainco được nhận lại tiền mua hàng đã thanh toán cho Công ty Đạt Phát, do đó, không được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao chấp nhận. Tuy nhiên, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã có quan điểm chấp nhận buộc bên mua phải nhận máy, nhưng bên bán phải giảm giá bán như quan điểm của Toà án cấp phúc thẩm để bảo đảm quyền lợi của hai bên.

Ví dụ thứ hai về sai chất lượng hàng hóa:

Người bán hàng là cửa hàng H.Quang, người mua hàng là công ty P.Lâm, hai bên ký Hợp đồng mua bán số 1905 ngày 19/5/2006, theo đó bên mua đặt mua một số lượng 5 mặt hàng điện tử có xuất xứ từ Mỹ trị giá 10.234 USD. Ngày 27/6/2006 hai bên ký Phụ lục hợp đồng số 1905/PL với số lượng đặt hàng 3 mặt hàng bổ sung trị giá là 1.882 USD. Tổng giá trị hai hợp đồng là 12.116 USD, tương đương 190.366.000 đồng, phía người mua đã chuyển tiền cho người bán.

Ngày 27/7/2006, cửa hàng H.Quang giao hàng, hai bên lập biên bản xác định có 3/8 mặt hàng quan trọng nhất và có giá trị nhất theo hợp đồng có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan. Phía người bán đề nghị người mua chấp nhận sử dụng hàng đã giao, cam kết bảo hành bảo đảm hoạt động tốt như hàng hoá đã thoả thuận và đồng ý chi thêm 500 USD vì lý do hàng không đúng nguồn gốc xuất xứ. Phía người mua nhận thiết bị để sử dụng và đã nhận 500 USD do người bán chuyển đến.

Sau hơn một tháng sử dụng, thiết bị hoạt động không tốt nên công ty P.Lâm đã có văn bản khiếu nại tới bên bán hàng yêu cầu nhận lại hàng hoá và bồi thường khoản tiền công ty P.Lâm phải đi thuê máy của đơn vị khác để sử dụng. Ngày 01/11/2006, công ty P.Lâm khởi kiện vụ án, đề nghị Toà án buộc cửa hàng H.Quang thực hiện yêu cầu nêu trên, cụ thể là buộc cửa hàng H.Quang nhận lại hàng đã bán và thanh toán trả 190.366.000 đồng và những thiệt hại kinh tế do công ty P.Lâm phải thuê

thiết bị từ ngày 28/9/2006 đến khi xét xử là 300.000 đồng/ngày (tương đương

42.750.000 đồng).

Diễn biến quá trình giải quyết vụ án:

Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 06/2007/KDTM-ST ngày 23/7/2007 của Toà án nhân dân quận C, thành phố H xử:

- Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là trả lại tất cả 8 mặt hàng có giá trị 190.366.000 đồng.

- Không chấp nhận yêu cầu nguyên đơn đòi bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là 42.750.000 đồng. Buộc cửa hàng H.Quang trả số tiền chênh lệch giá của 3 mặt hàng giao sai xuất xứ (theo cách tính tại văn bản định giá của Hội đồng định giá do Uỷ ban nhân dân quận thành lập theo yêu cầu của Toà án) cho công ty P.Lâm là

48.258.080 đồng.

Chủ cửa hàng H.Quang kháng cáo, đề nghị Toà án cấp phúc thẩm buộc bên mua phải nhận máy và không chấp nhận quyết định buộc cửa hàng H.Quang phải trả 48.258.080 đồng tiền chênh lệch giá máy do sai xuất xứ.

Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 1511/2007/KDTM-PT của Toà án nhân dân thành phố H xử: Không chấp nhận yêu cầu của công ty P.Lâm đòi cửa hàng H.Quang nhận lại máy đã bán, thanh toán số tiền là 233.116.000 đồng phát sinh trong hợp đồng kinh tế ngày 19/5/2006 và phụ lục hợp đồng ngày 27/6/2006, gồm giá trị hàng hoá đã mua là 190.366.000 đồng và phạt vi phạm hợp đồng là

42.750.000 đồng.

Công ty P.Lâm khiếu nại quyết định của Toà án phúc thẩm.

Theo quan điểm cá nhân là từ khi hai bên lập biên bản xác định lỗi của bên bán hàng đến khi khởi kiện, công ty P.Lâm đã có yêu cầu bên bán sửa chữa, khắc phục chất lượng hàng đã nhận là phù hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 40, khoản 2 Điều 41, Điều 49 Luật Thương mại; khoản 2 Điều 437, khoản 1 Điều 444, khoản 3 Điều 447 Bộ luật Dân sự.

Trong vụ án này, phía người bán có lỗi đã chuyển 3/8 mặt hàng cùng loại nhưng không đúng xuất xứ, phía người mua chấp nhận nhận thiết bị, máy móc để

đưa vào sử dụng với điều kiện người bán phải sửa chữa, khắc phục sai sót về tính chất của hàng hoá. Khi cửa hàng H.Quang không khắc phục được vi phạm (hàng hoá sai xuất xứ) thì công ty P.Lâm có quyền trả lại vật để lấy lại tiền, phù hợp quy định tại Điều 49 Luật Thương mại, khoản 3 Điều 447 Bộ luật Dân sự.

Công ty P.Lâm khai phải thuê máy móc thay thế máy đã mua để sử dụng và xuất trình tài liệu chứng minh thiệt hại (theo hợp đồng ký với đơn vị khác). Đây là thiệt hại thực tế, mặc dù trong hợp đồng không có quy định mức bồi thường thiệt hại, song căn cứ khoản 2 Điều 307 Bộ luật Dân sự thì công ty P.Lâm có quyền yêu cầu cửa hàng H.Quang khắc phục vi phạm (sửa chữa để máy móc có chất lượng tương đương hàng đặt mua) và bồi thường thiệt hại (tiền thuê máy).

Do đó, Toà án cần xét xử buộc cửa hàng H.Quang có trách nhiệm trả khoản tiền chênh lệch về thiết bị mua sai xuất xứ cho công ty P.Lâm và bồi thường khoản tiền thuê thiết bị mà bên mua đã chi phí nhằm khắc phục thiệt hại bằng khoản tiền thuê thiết bị đã ký kết với đơn vị khác trong thời gian chờ cửa hàng H.Quang sửa chữa, thay thế thiết bị có tính chất đúng tiêu chuẩn đã giao kết trong hợp đồng [36].

Trong trường hợp bên mua vi phạm hợp đồng thì cả LTM VN 2005 và Công ước Viên 1980 đều quy định rằng người bán có thể yêu cầu người mua thanh toán, nhận hàng hay thực hiện các nghĩa vụ khác theo đúng hợp đồng .

Về vấn đề thanh toán thì tranh chấp do lỗi của bên mua đã nhận đủ hàng, nhưng không tiến hành thanh toán hoặc tiến hành thanh toán không đầy đủ tiền hàng, là một trong những trường hợp nhiều nhất đã dẫn đến tình trạng tranh chấp HĐMBHH mà Tòa án đã thụ lý và giải quyết trong những năm qua.

Một trường hợp điển hình là tranh chấp HĐMBHH giữa nguyên đơn: Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng và bị đơn: Công ty TNHH ITG – Phong Phú. Sự việc như sau:

- Ngày 16/8/2007, Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng (sau đây gọi là Công ty Petrolimex Đà Nẵng) và Công ty TNHH ITG – Phong Phú (sau đây gọi là Công ty ITG – Phong Phú) đã giao kết hợp đồng cung cấp LPG số 01/ITGPP- Pgas/2007. Nội dung hợp đồng: Công ty ITG – Phong Phú giao cho Công ty

Petrolimex Đà Nẵng thực hiện việc xây dựng hệ thống bể chứa và công nghệ nhập khẩu LPG tại nơi sản suất của Công ty ITG – Phong Phú và Công ty Petrolimex Đà Nẵng cũng đảm nhiệm việc cung cấp LPG trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của Công ty ITG - Phong Phú. Phương thức thanh toán là Công ty Petrolimex Đà Nẵng giao hàng, xuất hóa đơn GTGT, Công ty ITG – Phong Phú thanh toán bằng chuyển khoản qua Ngân hàng. Tại phụ lục số 4 ngày 01/7/2008, hai bên xác định tổng giá trị đầu tư hai giai đoạn là 2.995.025.000đ (Điều 1) và quy định về quyền sở hữu tài sản, chuyển giao quyền sở hữu tài sản (khoản 2.1 Điều 2): “Trường hợp bên B không thanh toán đúng hạn thì bên B (Công ty TNHH ITG - Phong Phú) có trách nhiệm hoàn trả lại tài sản cho bên A (Công ty Petrolimex Đà Nẵng) thay nghĩa vụ thanh toán”.

Trên cơ sở hợp đồng cung cấp LPG số 01/ITGPP-Pgas/2007 ngày 16/8/2007, Công ty Petrolimex Đà Nẵng đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống bể chứa và công nghệ nhập khẩu PLG tại ITG - Phong Phú. Ngày 05/01/2009, các bên cũng đã ký biên bản nghiệm thu bàn giao xác định giá trị đầu tư của các giai đoạn (1,2), xác định chi tiết việc tính lãi và hoàn trả giá trị vốn đầu tư ... Ngày 15/01/2009, đại diện theo pháp luật của các bên đã ký biên bản xác định giá trị thanh toán, theo đó ITG - Phong Phú còn phải thanh toán cho Công ty Petrolimex Đà Nẵng tiền đầu tư hệ thống bồn bể, công nghệ là 2.949.893.500đ.

Cũng trên cơ sở hợp đồng nêu trên, Công ty Petrolimex Đà Nẵng đã cung cấp PLG cho Công ty ITG - Phong Phú theo hình thức thanh toán chậm. Tính đến ngày 30/11/2011, Công ty ITG - Phong Phú còn nợ Công ty Petrolimex Đà Nẵng tổng số tiền đầu tư công nghệ và tiền mua hàng là 5.783.666.419đ. Kể từ ngày 30/11/2011 đến nay, hai bên vẫn tiếp tục mua bán hàng hóa theo thỏa thuận nêu trên. Khi giao nhận hàng hóa mua bán, các bên cũng đã lập biên bản giao nhận thể hiện đầy đủ số lượng, giá trị hàng hóa thực nhận. Hàng tháng công ty Petrolimex Đà Nẵng đã lập và gửi đầy đủ các biên bản đối chiếu công nợ cho Công ty ITG Phong Phú nhưng không hiểu vì lý do gì biên bản đối chiếu công nợ không được xác nhận từ phía Công ty ITG

- Phong Phú.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2023