bằng con đường này các bên kiểm soát được các tài liệu chứng cứ có liên quan (những bí mật kinh doanh) trong khi giải quyết tại tòa án thì các yêu cầu này không được đảm bảo do tòa án thực hiện xét xử theo nguyên tắc công khai.
Bên cạnh những ưa điểm trên, giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa giải vẫn còn tồn tại những nhược điểm nhất định: Việc hòa giải có được tiến hành hay không phụ thuộc vào sự nhất trí của các bên, hòa giải viên không có quyền đưa ra một quyết định ràng buộc hay áp đặt bất cứ vấn đề gì đối với các bên tranh chấp thỏa thuận hòa giải không có tính bắt buộc thi hành như phán quyết của trọng tài hay của tòa án. Thủ tục này ít được sử dụng nếu các bên không có sự tin tưởng với nhau.
Trọng tài
Giải quyết tại trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và ngày càng được các nhà kinh doanh ưa chuộng. Đó là hình thức giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn, trong đó bên thứ ba trung gian (trọng tài viên) sau khi nghe các bên trình bày sẽ ra quyết định có tính bắt buộc đối với các bên tranh chấp.
Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này là có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên; tính nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật. Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc án, quyết định trọng tài không được công bố công khai, rộng rãi. Theo nguyên tắc này họ có thể giữ được bí quyết kinh doanh cũng như danh dự, uy tín của mình. Giải quyết trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho mình. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, đây là ưu thế vượt trội so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa giải. Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào.
Nhược điểm: Giải quyết bằng phương thức trọng tài đòi hỏi chi phí tương đối cao, vụ việc giải quyết càng kéo dài thì phí trọng tài càng cao. Việc thi hành quyết
định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định của tòa án.
Tòa án
Trong các phương thức giải quyết nêu trên thì phương thức giải quyết bằng trọng tài và tòa án đã được pháp luật quy định thành các chế độ pháp lý hoàn chỉnh. Do đó, thủ tục giải quyết tranh chấp trong quan hệ HĐMBHH tại trọng tài, tòa án phải được tiến hành theo đúng các thủ tục tố tụng của trọng tài, tòa án do pháp luật quy định. Giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành. Khác với trọng tài, giải quyết tranh chấp theo thủ tục tư pháp tại tòa án gắn liền với quyền lực nhà nước.
Việc đưa tranh chấp ra xét xử tại tòa án có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm nhất định, ưu điểm của hình thức giải quyết tranh chấp thông qua tòa án là: Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó khi đã đưa ra tòa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức này cũng có những nhược điểm nhất định vì thủ tục tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó. Bên cạnh đó, nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ.
Chính vì những nhược điểm này mà hình thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án ít khi được các thương nhân lựa chọn và các thương nhân thường xem đây là phương thức lựa chọn cuối cùng của mình khi các phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài không mang lại hiệu quả.
Thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp thương mại là hai năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 219 LTM 2005.
Như vậy, sự ra đời của hai văn bản pháp luật quan trọng này đã góp phần giải quyết những vấn đề bất cập còn tồn tại của cơ chế pháp luật trước đây. Đó là:
- Vấn đề chồng chéo, trùng lắp và thiếu nhất quán giữa các văn bản pháp luật cùng điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa đã được giải quyết bằng cách: BLDS 2005 đưa ra các khái niệm, phạm trù mang tính quy định chung mà các văn bản pháp luật điều chỉnh các chủng loại hợp đồng khác nhau không cần quy định chỉ cần dẫn chiếu tới quy định chung đó là được.
- BLDS 2005 không quy định nội dung nào là nội dung chủ yếu, bắt buộc đối với tất cả các hợp đồng mà chỉ quy định có tính chất định hướng [Điều 402]. Quy định mới tạo ra tính khả thi áp dụng cho cả hợp đồng và cho thấy các quy định về hợp đồng trong BLDS đã thể hiện vai trò là quy phạm pháp luật về đối tượng hợp đồng.
- BLDS 2005 có quy định mới ghi nhận vấn đề phát sinh từ thực tế, cụ thể về quyền cầm giữ tài sản trong hợp đồng dân sự [Điều 416], quy định về quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng song vụ, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất và về hụi, họ, biểu, phường [Điều 479]. Do đó, BLDS 2005 đã điều chỉnh vấn đề nguy cơ không thực hiện hợp đồng, các quan hệ thực tế đang diễn ra trong đời sống dân sự mà nhiều vụ kiện tòa án chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp.
- LTM 2005 chỉ quy định những nội dung mang tính chuyên ngành về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại trong đó chủ yếu là HĐMBHH và hợp đồng cung ứng dịch vụ theo hướng bỏ ra khỏi LTM 1997 những quy định trùng về hợp đồng liên quan đến chào hàng, nội dung chủ yếu của hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
2.6. Đánh giá về thực trạng thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp
2.6.1. Tình hình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế VN đang trên đà phát triển, hoạt động kinh doanh, thương mại tăng trưởng một cách mạnh mẽ. Nhưng bên cạnh đó, các vụ tranh chấp về kinh doanh, thương mại, đặc biệt là các HĐMBHH gia tăng một cách đáng kể.
Số vụ tranh chấp về HĐMBHH có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Điển hình là theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân hai cấp tại thành phố Đà Nẵng thì số vụ tranh chấp HĐMBHH năm 2011, chỉ là 55 vụ nhưng đến năm 2012 đã là 115 vụ, tăng 48%. Được thể hiện rõ qua bảng biểu sau:
Bảng 2.1: Số vụ án về tranh chấp HĐMBHH so với các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại khác qua các năm 2011, 2012, 2013
Số vụ TC HĐMBHH Số vụ TC KDTM khác | |
2011 | 61/245 vụ |
2012 | 122/326 vụ |
2013 | 202/459 vụ |
Có thể bạn quan tâm!
- Người Bán Phải Giao Hàng Đúng Địa Điểm Và Đúng Thời Hạn
- Các Nội Dung Khác Của Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa
- Khái Niệm Về Tranh Chấp Trong Giao Kết Và Thực Hiện Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa
- Xây Dựng Và Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Thương Mại Hiện Hành Về Mua Bán Hàng Hóa Thống Nhất Trong Luật Pháp Quốc Gia Và Phù Hợp Với Thông
- Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam - 13
- Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
60.00%
40.00%
20.00%
0.00%
(Nguồn: Tòa án hai cấp tại thành phố Đà Nẵng.)
Tỷ lệ % | |
2011 | 24.90% |
2012 | 37.40% |
2013 | 44.10% |
2011
2012
2013
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ % số vụ tranh chấp HĐMBHH trong tổng thể các loại hình tranh chấp KDTM khác.
(Nguồn: Tập bài giải luật kinh tế, giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại .)
Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy được vào năm 2011, số vụ tranh chấp HĐMBHH chỉ chiếm 24,9% so với các vụ tranh chấp kinh doanh thương mại khác như tranh chấp hợp đồng tín dụng, tranh chấp hợp đồng đầu tư xây dựng, tranh chấp hợp đồng đầu tư…; nhưng năm 2012, số vụ tranh chấp này đã tăng lên 37,4% và đến năm 2013 thì đã tăng đến 44,1%. Như vậy, tỷ lệ số vụ án tranh chấp HĐMBHH tăng dần qua từng năm và chiếm số lượng lớn so với các tranh chấp kinh doanh thương mại khác. Vậy những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là gì?
2.6.2. Nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp từ HĐMBHH. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan về các quy định thiếu đồng bộ, rườm rà, lạc hậu của hệ thống pháp luật thì còn phải kể đến những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía DN, như:
Hợp đồng được ký kết sơ sài, không quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bên. Trên thực tế, rất nhiều hợp đồng xuất nhập khẩu tất cả điều khoản chỉ nằm trong một trang giấy A4.
Nhiều DN thiếu biện pháp phòng ngừa rủi ro, hoặc chưa am hiểu về các chế tài và các biện pháp có thể bảo vệ mình, cũng như cách vận dụng các chế tài này.
Do vi phạm chất lượng, số lượng, chủng loại và giấy tờ tài liệu kèm theo hàng hóa:
Đối với hàng hoá có giá trị tương đối lớn hoặc rất lớn, thông thường bên bán hàng yêu cầu bên mua hàng đặt trước một lượng tiền nhất định dưới dạng tiền đặt cọc, tiền ứng trước tương đương với một phần giá trị khối lượng hàng đặt mua. Khi bên bán hàng cầm tiền tạm ứng của bên mua mới đi mua hoặc đặt hàng từ các hãng sản xuất.
Phía người bán do sự thiếu hiểu biết hoặc do cố tình mua loại hàng hoá, thiết bị cùng loại nhưng không bảo đảm chất lượng theo hợp đồng giao kết giữa hai bên quy định. Khi bên mua phát hiện hành vi giao hàng không đúng theo hợp đồng của bên bán, bên mua sẽ không nhận hàng và đề nghị trả lại số tiền đã đặt cọc. Khi đó sẽ xảy
ra tranh chấp giữa các bên về việc phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại, cũng như đề nghị trả lại số tiền đặt cọc đã giao.
Do đã nhận tiền đặt trước (đặt cọc) nhưng không giao hàng:
Trong một số trường hợp, sau khi đã nhận tiền đặt cọc hoặc tạm ứng trước một phần tiền mua hàng của bên mua, bên bán hàng đã không giao hàng cho bên mua mà chiếm đoạt hoặc sử dụng số tiền đó vào mục đích khác, hết thời hạn thực hiện hợp đồng vẫn không tìm được hàng để giao cho bên mua.
Theo quy định của BLDS, nếu bên bán mới nhận khoản tiền đặt cọc mà hợp đồng không có thoả thuận khác thì đương nhiên bên bán phải trả cho bên mua với tổng số tiền là 200% giá trị khoản tiền đặt cọc đã nhận khi từ chối thực hiện hợp đồng.
Đối với khoản tiền tạm ứng mua hàng bên bán đã nhận của bên mua thì không thể xử lý như đối với khoản tiền đặt cọc được. Trường hợp này, cần hiểu là bên bán đã chấp nhận bán cho bên mua số lượng hàng hoá có giá trị tương đương với số tiền đã nhận. Vì bất cứ lý do gì (ngoài những lý do pháp luật đã loại trừ), cần tôn trọng và áp dụng nguyên tắc bên bán phải có trách nhiệm giao cho bên mua khối lượng hàng hoá tương đương giá trị tiền đã nhận tại thời điểm đó. Có nghĩa tại thời điểm nhận tiền tạm ứng, bên bán có nghĩa vụ giao cho bên mua đủ số lượng hàng hoá tương đương số tiền theo giá trị hợp đồng.
Khi bên bán không thực hiện được hợp đồng, tức là có vi phạm xảy ra, bên bán có trách nhiệm phải trả bên mua đúng số lượng hàng hoá tương đương với tỷ lệ giá trị hợp đồng đã ký kết mới bảo đảm quyền lợi của bên mua. Nếu hợp đồng không có thoả thuận khác về phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại thì chỉ có thể áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự để giải quyết nội dung tranh chấp.
Việc bên bán tự nguyện hoàn trả số tiền đặt cọc, tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại là rất khó. Do đó, cần có một đơn vị chuyên nghiệp giúp bạn giải quyết tranh chấp và thu hồi vốn một cách hiệu quả.
Một trường hợp điển hình như: Ngày 18/9/2006, Xí nghiệp tư doanh H.Trang ký hợp đồng mua cà phê với doanh nghiệp tư nhân Đ.Mãi với số lượng 60 tấn cà phê hạt Rxô với giá bình quân là 24.250 đồng/kg. Tổng giá trị hai hợp đồng đã ký
kết là 1.455.000.000 đồng. Bên bán phải giao 1/2 số lượng hàng trước ngày 15/11, số lượng còn lại giao trước ngày 15/12. Bên mua ứng trước cho bên bán số tiền tương ứng 80% giá trị hàng, trị giá 1.150.000.000 đồng. Sau khi nhận tiền tạm ứng, nội bộ DN tư nhân Đ.Mãi gặp khó khăn do chồng của chủ DN ốm chết nên không tổ chức thu mua được hàng, không thực hiện nghĩa vụ giao hàng đúng thời hạn như thoả thuận trong hợp đồng cho Xí nghiệp tư doanh H.Trang.
Ngày 30/11/2006, bà Đặng Thị Thuỳ Tr, Giám đốc Xí nghiệp H.Trang khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại, đề nghị Toà án giải quyết buộc bà Nguyễn Thị M, chủ DN Đ.Mãi phải giao đủ 60 tấn cà phê hạt Rxô có chất lượng theo thoả thuận tại hợp đồng đã ký và trả cho DN Đ.Mãi số tiền 305.000.000 đồng như thoả thuận trong hợp đồng đã ký.
Doanh nghiệp Đ.Mãi không chấp nhận giao 60 tấn cà phê như hợp đồng, đề nghị Toà án xét xử để xí nghiệp H.Trang nhận lại số tiền DN Đ.Mãi được tạm ứng là 1.150.000.000 đồng.
Diễn biến giải quyết vụ án:
Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 02/2008/KDTM-ST ngày 16/5/2008 của Toà án nhân dân thành phố PK, tỉnh G nhận định DN Đ.Mãi có lỗi vi phạm hợp đồng đã ký kết, phải có trách nhiệm thực hiện tất cả những nghĩa vụ của mình đã ký kết, phía xí nghiệp H.Trang không có lỗi nên phải được hưởng tất cả các quyền lợi của mình đã ký kết, quyết định xử buộc DN Đ.Mãi phải giao cho xí nghiệp H.Trang 60 tấn cà phê Rxô chất lượng như đã giao kết trong hợp đồng, buộc xí nghiệp H.Trang giao cho DN Đ.Mãi số tiền 305.000.000 đồng.
Phía bị đơn: Bà M có đơn kháng cáo.
Ngày 29/5/2008, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh G có Kháng nghị số 05/QĐ/KNPT-P5 với nội dung: Buộc bị đơn thực hiện nghĩa vụ giao hàng là không đúng giá trị thực, gây thiệt hại cho bị đơn 12.000 kg cà phê, dẫn đến tính án phí không chính xác.
Ngày 05/9/2008, Toà án nhân dân tỉnh G có Bản án phúc thẩm số 02/2008/KDTM- PT, bác yêu cầu kháng cáo của bị đơn và bác Kháng nghị số 05/QĐ/KNPT-P5 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh G, quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Sau khi có bản án phúc thẩm, DN Đ.Mãi có khiếu nại, đề nghị Toà án nhân dân tối cao xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm với lý do chỉ chấp nhận trả xí nghiệp H.Trang số tiền tạm ứng mua hàng đã nhận.
Có ý kiến cho rằng, xí nghiệp H.Trang đã ký kết hợp đồng thì phải có trách nhiệm tôn trọng các điều khoản của hợp đồng.
Ở trường hợp này việc không thực hiện được hợp đồng nêu trên có lý do khách quan làm cho phía người bán không thể thu mua được hàng trả cho người mua; cần xem xét đó không phải là lỗi cố ý. Do đó, không thể coi xí nghiệp H.Trang đã thực hiện đủ 100% nghĩa vụ của hợp đồng để buộc DN Đ.Mãi phải thực hiện 100% nghĩa vụ đã cam kết. Đây là hợp đồng song vụ nên không thể buộc DN Đ.Mãi phải trả xí nghiệp H.Trang 60 tấn cà phê như thoả thuận ký kết trong hợp đồng, mà chỉ có thể buộc DN này trả cho bên mua 48 tấn cà phê (tương đương 80% giá trị của hai hợp đồng). Mặt khác, Toà án cũng không thể xử DN Đ.Mãi chỉ phải trả xí nghiệp H.Trang 1.150.000.000 đồng đã nhận vì tại thời điểm ký kết, số tiền đó có sức mua tương đương 48 tấn cà phê hạt cùng loại ký trong hợp đồng.
Tại thời điểm xét xử sơ thẩm, cơ quan có thẩm quyền đã xác định giá cà phê cùng loại là 32.500 đồng/kg, cao hơn rất nhiều so với giá cà phê khi ký kết hợp đồng. Do đó, cần giải quyết lại vụ án trên bằng một bản án với quyết định buộc người bán trả người mua giá trị tiền tương ứng 48 tấn cà phê cùng loại đã ký kết trong hợp đồng mới bảo vệ được quyền lợi của người mua.
Đối với loại việc này, khi quyết định giải quyết tranh chấp, vấn đề tính lãi suất ngân hàng đối với số tiền đã được bên mua giao cho bên bán không được đặt ra nếu hai bên không có thoả thuận về lãi suất tiền tạm ứng trong hợp đồng.Chỉ khi nào giải quyết theo hướng buộc DN Đ. Mãi trả cho xí nghiệp H.Trang giá trị tương đương 48 tấn cà phê hạt Rxô theo tiêu chuẩn đặt hàng mua mới bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người mua hàng[36].
Do không ký hoàn tất hồ sơ giao hàng, biên bản nghiệm thu lắp đặt, xác nhận tiền hàng: