Người Bán Phải Giao Hàng Đúng Địa Điểm Và Đúng Thời Hạn

Tính đến ngày 01/6/2012, Công ty TNHH ITG - Phong Phú còn nợ Công ty Petrolimex Đà Nẵng số tiền là 3.773.752.825đ (bao gồm nợ gốc và lãi tạm tính).

Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng yêu cầu: Buộc Công ty TNHH ITG Phong Phú phải thanh toán:

+ Số tiền hàng còn nợ: 2.456.364.482đ

+ Tiền lãi tính đến 01/6/2012: 242.793.490đ

+ Tiền lãi tính từ ngày 01/6/2012 đến ngày xét xử (20/12/2013) là: 2.456.364.482đ * 1%/tháng * 18 tháng 20 ngày = 458.521.370đ.

Tổng cộng tiền hàng và tiền lãi chậm thanh toán:

2.456.364.482đ + 242.793.490đ + 458.521.370đ = 3.157.679.342đ.

+ Tiền phạt do vi phạm hợp đồng là 8%/giá trị vi phạm: 1.074.594.853đ * 8% = 85.967.588đ

Tổng số tiền Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng yêu cầu Tòa án buộc Công ty TNHH ITG Phong Phú phải thanh toán là : 3.157.679.342đ + 85.967.588đ = 3.243.646.930đ. Đồng thời, Công ty TNHH ITG Phong Phú phải trả cho Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng hệ thống bể chứa và công nghệ nhập xuất tại LPG, gồm 02 bồn chứa LPG 50 tấn và hệ thống thiết bị xuất nhập.

- Về phía bị đơn, Công ty TNHH ITG Phong Phú thừa nhận việc ký kết hợp đồng và các phụ lục hợp đồng về việc mua bán hàng hóa và đầu tư công nghệ với Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng, cũng như đồng ý mức lãi suất 8% như ý kiến của nguyên đơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Chính vì vậy mà Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã áp dụng các Điều 24, Điều 50, Điều 297, Điều 301, Điều 306 LTM 2005 buộc: Công ty TNHH ITG Phong Phú phải thanh toán cho Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng tổng số tiền: 3.243.646.930đ. Đồng thời, buộc Công ty TNHH ITG – Phong Phú phải trả lại cho Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng toàn bộ hệ thống bể chứa và công nghệ nhập xuất LPG tại Công ty TNHH ITG – Phong Phú .

Trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay thì thực trạng các bên sau khi đã nhận đầy đủ số lượng hàng hóa theo quy định của hợp đồng nhưng lại không tiến

Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam - 8

hành thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ giá trị hàng hóa đã nhận được thường xuyên xảy ra. Đây là thực trạng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của bên bán. Khi đó sẽ xảy ra tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng.

Tranh chấp trở nên phức tạp và khó giải quyết hơn khi các bên để vụ việc kéo dài và không giải quyết dứt điểm. Trong khi đó, tại thời điểm tiến hành giao nhận hàng do tin tưởng bạn hàng nên quá trình giao nhận hàng diễn ra không đúng như quy định tại hợp đồng, thiếu cơ sở chứng minh đã giao hàng đầy đủ và đảm bảo chất lượng. Việc bên mua không tự nguyện thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ tiền hàng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bên bán.

2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên

Những điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định từ Điều 34 đến Điều 62 LTM 2005 và từ Điều 30 đến Điều 65 trong Công ước Viên 1980. Nhìn chung các quy định về quyền và nghĩa cụ các bên trong luật VN và Công ước Viên 1980 có nội dung tương tự nhau.

2.3.1. Nghĩa vụ của người bán

2.3.1.1. Nghĩa vụ giao hàng

Một trong những nghĩa vụ cơ bản của người bán là nghĩa vụ giao hàng. Có thể nói rằng, khác với LTM 1997, LTM 2005 có sự quy định chi tiết, rõ ràng hơn về nghĩa vụ giao hàng của người bán, phù hợp với pháp luật quốc tế về thương mại, cụ thể là Công ước viên 1980 về HĐMBHHQT. Theo nguyên tắc, hàng hóa phải phù hợp với quy định của hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể, hàng hóa được coi là không phù hợp với điều kiện của hợp đồng[Điều 35 Công ước viên 1980].

2.3.1.2. Người bán phải giao hàng đúng địa điểm và đúng thời hạn

Người bán có nghĩa vụ giao hàng trực tiếp cho người mua hay đại diện của người mua. Nếu hợp đồng mua bán quy định cả việc vận chuyển hàng hóa thì người bán phải giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên để chuyển giao cho người mua.

Trong trường hợp hợp đồng không quy định sự tham gia của người vận chuyển (giao hàng tại kho của người bán) và đối tượng mua bán hàng hóa của vật đặc định hoặc là hàng đồng loại phải được trích ra từ một khối lượng chung xác định hay phải được chế tạo, sản xuất thì người bán có nghĩa vụ phải đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua. Ví dụ theo hợp đồng mua bán lúa mì với điều kiện giao hàng tại kho của người bán thì người bán phải đặt dưới quyền định đoạt của người mua số lượng hàng hóa. Mục 3 Điều 31 Công ước viên 1980, Điều 35 LTM 2005 còn quy định, trong những trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì người bán có nghĩa vụ đặt hàng dưới sự kiểm soát, định đoạt của người mua tại nơi mà người bán có trụ sở thương mại vào thời điểm ký kết hợp đồng.

Hàng hóa phải được giao đúng thời hạn được quy định trong hợp đồng. Nếu trong hợp đồng các bên chỉ thỏa thuận thời hạn mà không thỏa thuận thời điểm giao hàng thì hàng hóa được giao trong mọi thời điểm trong thời hạn đó. Để bảo vệ lợi ích cho người mua trong trường hợp này, pháp luật yêu cầu người bán phải có nghĩa vụ thông báo trước cho bên mua về thời điểm giao hàng[Điều 37 LTM].

2.3.1.3. Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu và quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa

Người bán có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu của người mua đối với hàng hóa đã bán để người mua không bị người thứ ba tranh chấp [Điều 45 LTM 2005, Điều 443 BLDS 2005, Điều 41 Công ước Viên 1980]. Như vậy, người bán không những có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa, bảo đảm hàng hóa phải phù hợp với các điều kiện của hợp đồng mà còn phải bảo đảm hàng được giao không bị người thứ ba tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu, trừ trường hợp người mua đồng ý nhận hàng đang có sự tranh chấp đó.

Theo quy định tại Điều 46 LTM 2005, Điều 42 Công ước Viên 1980 thì người bán có nghĩa vụ giao hàng không ràng buộc bởi bất kỳ quyền hạn nào của người thứ ba trên cơ sở sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ khác mà người bán đã biết hoặc không thể biết vào thời điểm ký kết hợp đồng, với điều kiện nếu các quyền hạn đó được hình thành trên cơ sở sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ khác.

Việc người bán vi phạm nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu và quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa chỉ cho phép người mua quyền khiếu kiện, còn việc người mua có thực hiện được quyền khiếu kiện của mình hay không, điều này còn phụ thuộc vào một số điều kiện do luật định. Theo quy định tại Điều 47 LTM và Điều 443 Công ước viên 1980 thì trong trường hợp hàng hóa có tranh chấp của người thứ ba, nếu người mua không thông báo ngay hay trong một thời hạn hợp lý với người bán tính chất của tranh chấp (quyền hay yêu sách của thứ ba) kể từ thời điểm người mua biết hay đáng lẽ ra phải biết về những yêu sách đó, người bán sẽ không chịu trách nhiệm. Ở đây có thể nhận thấy rằng, LTM yêu cầu phải thông báo ngay, còn Công ước Viên yêu cầu phải thông báo trong một thời hạn hợp lý. Thời hạn này theo quy định được xác định phụ thuộc vào tính chất của tranh chấp cũng như thực tế của giao dịch thương mại cụ thể và các hoàn cảnh thực tế. Tuy nhiên, nếu người bán tại thời điểm ký kết hợp đồng đã biết hay không thể không biết về những tranh chấp đó mà không thông báo cho người mua thì phải chịu trách nhiệm ngay cả khi người mua không thông báo cho người bán trong thời hạn hợp lý nói trên. Đây là một trong những quy định mới của LTM 2005 so với LTM 1997.

2.3.1.4. Nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hóa

Chứng từ liên quan đến hàng hóa theo HĐMBHH bao gồm hóa đơn thương mại, chứng từ đóng gói… Trong trường hợp hàng hóa là nông sản , thưc phẩm thì chứng nhận khử trùng, chứng nhận kiểm dịch thực vật… Trong nhiều trường hợp, biên bản giám định hàng hóa tại thời điểm giao hàng cũng được coi là một trong những chứng từ quan trọng mà người bán phải có nghĩa vụ giao hàng cho người mua.

Ngoài những nghĩa vụ cơ bản nói trên, trong trường hợp HĐMBHH quy định người mua hoặc đại diện của người mua kiểm tra chất lượng của hàng hóa trước khi giao hàng thì người bán có nghĩa vụ phải bảo đảm cho người mua hoặc đại diện của người mua tham gia kiểm tra hàng hóa [Điều 44 LTM].

Một khác biệt đáng kể trong quy định của Luật VN và Công ước Viên 1980 về vấn đề này chính là việc quy định thời gian khiếu nại về hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Theo đó, thời gian khiếu nại về hàng hóa không phù hợp với hợp

đồng theo Luật VN tối đa là 6 tháng (phù hợp với các hợp đồng nội địa) còn theo Công ước Viên là 2 năm. Điều này có thể được giải thích là do LTM 2005 được soạn thảo chủ yếu dành cho các hợp đồng nội địa còn Công ước Viên 1980 thì được áp dụng cho các HĐMBHHQT với tính phức tạp và thời gian thực hiện lâu hơn các hợp đồng nội địa. Nếu HĐMBHH áp dụng Luật VN thì điều khoản này sẽ rất có lợi cho người bán nhưng lại thiệt cho người mua. Do vậy, khi tiến hành thỏa thuận hợp đồng, các DNVN nên xem xét cẩn thận trước khi lựa chọn luật áp dụng.

2.3.2. Nghĩa vụ của người mua

2.3.2.1. Nghĩa vụ thanh toán

Người mua có nghĩa vụ thanh toán cho người bán theo thời hạn được hợp đồng quy định, tức là phải áp dụng các biện pháp và tuân thủ các thủ tục được hợp đồng hay luật pháp quy định để thực hiện thanh toán. Thông thường, các bên tự thỏa thuận tất cả các điều kiện của việc thanh toán như: phương thức thanh toán, phương tiện thanh toán, địa điểm, thời hạn thanh toán, trong trường hợp không có sự thỏa thuận của các bên về điều kiện thanh toán trong hợp đồng thì sẽ áp dụng các quy phạm pháp luật lựa chọn [32, tr270]. Một trong những vấn đề mới được đưa vào LTM 2005 là quyền ngừng thanh toán tiền mua hàng. Nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận khác thì người mua có quyền tạm ngừng việc thanh toán trong những trường hợp: Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối; Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp và tranh chấp đó chưa được giải quyết xong; Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng và người bán chưa khắc phục xong sự không phù hợp đó[Điều 51]. Có thể nhận thấy rằng, các quy định nói trên được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc thiện chí và trung thực trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng.

Nói đến nghĩa vụ thanh toán của người mua không thể không nói đến những trường hợp khi trong hợp đồng các bên không thỏa thuận giá cả hay cách thức xác định giá của hàng hóa thì người mua phải thanh toán như thế nào. Điều 52 LTM quy định rằng, trong trường hợp không có thỏa thuận về giá của hàng hóa hay không có thỏa thuận về phương thức xác định giá và cũng không có bất kỳ sự chỉ

dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hóa được xác định theo giá của loại hàng hóa đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hóa, phương thức thanh toán và các điều kiện khác ảnh hưởng đến giá.

Trong trường hợp hợp đồng không quy định thời hạn thanh toán, thì người mua có nghĩa vụ thanh toán khi người bán đã đặt hàng hay chứng từ liên quan đến hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua theo quy định của hợp đồng. Ngoài ra, theo quy định của Điều 50 LTM 2005, người mua có nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng và sự mất mát, hư hỏng này xảy ra sau thời điểm chuyển quyền sở hữu, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của người bán.

Theo quy định của pháp luật Pháp hay Hoa Kỳ thì thanh toán phải được thực hiện tại địa điểm giao hàng, còn theo quy định của pháp luật Đức, Công ước Viên 1980 thì thanh toán phải được thực hiện nơi có trụ sở thương mại của người bán trong trường hợp không có sự thỏa thuận khác. LTM hiện nay [Điều 54] đã tìm thấy được sự tương thích với pháp luật quốc tế về thương mại, chỉ khác nhau ở chỗ, LTM không quy định ai phải chịu chi phí phát sinh trong trường hợp người bán thay đổi trụ sở thương mại.

2.3.2.2. Người mua có nghĩa vụ phải nhận hàng đúng thời hạn được quy định trong hợp đồng, kiểm tra chất lượng hàng hóa

Người mua phải thực hiện mọi hành vi để người bán có thể thực hiện giao hàng theo quy định của hợp dồng. Ngoài ra, người mua còn phải kiểm tra chất lượng hàng hóa trước thời điểm giao hàng nếu trong hợp đồng có sự thỏa thuận của các bên[Điều 38].

Theo quy định của Điều 44 LTM 2005, người bán không phải chịu những khiếm khuyết của hàng hóa mà bên mua đã biết hay không thể không biết trong quá trình kiểm tra nhưng không thông báo cho người bán biết trong một thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hóa. Mặc dù, có sự kiểm tra của bên mua nhưng bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa, nếu người mua không thể phát hiện được những khiếm khuyết đó trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán biết và không thể không biết những khiếm khuyết đó

nhưng không thông báo cho bên mua. Còn nếu các bên có thỏa thuận thời hạn thông báo về sự không phù hợp của điều kiện của hợp đồng thì người bán sẽ không chịu trách nhiệm nếu người mua không thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa trong thời hạn đã thỏa thuận. Nghĩa vụ này của người mua được quy định tại Khoản 1 Điều 39 Công ước Viên 1980. Ngoài ra, khác với pháp luật VN, Khoản 2 Điều 39 Công ước Viên 1980 còn có quy định trong trường hợp các bên không thỏa thuận về thời hạn thông báo thì thời hạn thời hạn thông báo sẽ là hai năm kể từ thời điểm hàng hóa đã thực sự được giao cho người mua.

2.4. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng

2.4.1. Khái niệm

Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng là hậu quả pháp lý bất lợi mà bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu khi có hành vi vi phạm hợp đồng đã cam kết.

Theo Khoản 12 và 13 Điều 3 LTM 2005:

Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các hoặc theo quy định của LTM.

Vi phạm hợp đồng bao gồm vi phạm cơ bản và vi phạm không cơ bản. Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

2.4.2. Các hình thức trách nhiệm pháp lý

LTM 2005 [Mục 1, Chương VII] đã quy định bên vi phạm phải chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm các thỏa thuận giữa các bên chủ thể. Các hình thức chế tài thương mại theo quy định tại Điều 292 là:

- Buộc thực hiện đúng hợp đồng;

- Phạt vi phạm;

- Buộc bồi thường thiệt hại;

- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;

- Đình chỉ thực hiện hợp đồng;

- Hủy bỏ hợp đồng;

- Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật VN, điều ước quốc tế mà VN là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

Việc áp dụng các chế tài là cần thiết bởi lẽ nó không chỉ tạo ra sự công bằng cho các bên mà còn có tính răn đe, giúp các chủ thể có ý thức tuân thủ pháp luật hơn.

2.4.2.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng

Theo quy định của LTM, khi một bên trong hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định trong hợp đồng thì bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc áp dụng biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh[Điều 297]. Thông thường, đây là biện pháp được ưu tiên áp dụng trước khi áp dụng các biện pháp khác. Chế tài này áp dụng trong trường hợp:

- Khi bên vi phạm giao thiếu hàng thì phải giao đủ hàng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hóa hoặc giao hàng khác thay thế theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại để thay thế nếu không được sự chấp nhận của bên bị vi phạm.

- Khi bên vi phạm không thực hiện theo quy định nêu trên thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hóa ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hóa và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.

- Bên bị vi phạm phải nhận hàng và thanh toán tiền hàng nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Bên vi phạm có thể gia hạn một thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

2.4.2.2. Phạt vi phạm

Đối với vấn đề phạt vi phạm hợp đồng, Công ước Viên 1980 không có quy định gì về vấn đề này. Vì vậy, hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về chế tài này giữa các nước theo hệ thống luật Civil Law và các nước theo hệ thống luật Common Law.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2023