VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
DƯƠNG VIẾT LONG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 2
- Mục Tiêu Và Nội Dung Của Chính Sách Xây Dựng Nông Thôi
- Theo Dõi Kiểm Tra, Đôn Đốc Việc Thực Hiện Chính Sách
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
DƯƠNG VIẾT LONG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG
Ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HỒ VIỆT HẠNH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi thực hiện từ tháng 7 năm 2020 và hoàn thành vào tháng 2 năm 2021. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Các kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng với bất kỳ công trình nào khác.
NGƯỜI CAM ĐOAN
Dương Viết Long
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 12
1.1. Chính sách xây dựng nông thôn mới 12
1.2. Quá trình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới 17
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới 20
1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại một số địa phương và bài học cho huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 22
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG.. 29
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 29
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 37
2.3. Kết quả thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 51
2.4. Đánh giá chung về việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 62
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG TRONG THỜI GIAN TỚI 68
3.1. Phương hướng, mục tiêu thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 68
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 70
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ Ban chỉ đạo
CDCCLĐ Chuyển dịch cơ cấu lao động
CNH-HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa
ĐHQGHN Đại học quốc gia Hà Nội
DTTS Dân tộc thiểu số
HTX Hợp tác xã
KH Kế hoạch
KT-XH Kinh tế xã hội
MTQG Mặt tiêu quốc gia
MTTQ Mặt trận tổ quốc
NTM Nông thôn mới
PTDTNT Phát triển dân tộc thiểu sô
PTNT Phát triển nông thôn
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
UBND Uỷ ban nhân dân
XDNTM Xây dựng nông thôn mới
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát về các chủ thể thực hiện chính sách xây dựng NTM tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 36
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát về thực hiện công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách xây dựng NTM tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 38
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về việc thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách xây dựng NTM tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 42
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát về công tác phân công, phối hợp thực hiện 44
chính sách xây dựng NTM tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 44
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát về công tác duy trì chính sách xây dựng NTM tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 45
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về công tác điều chỉnh thực hiện chính sách
xây dựng NTM tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 46
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát về công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách xây dựng NTM tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 50
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát về công tác đánh giá tổng kết thực hiện 50
chính sách xây dựng NTM tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 50
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong 10 năm qua, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã trở thành một phong trào sôi nổi, rộng khắp trên cả nước và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tạo nên bước ngoặt lớn trong phát triển nông thôn nước ta. Bộ mặt nông thôn khởi sắc rõ rệt, từng bước gắn phát triển toàn diện nông thôn với cơ cấu lại và đổi mới mô hình tăng trưởng ngành nông nghiệp, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân, tạo nền tảng ổn định chính trị, xã hội. Giai đoạn 2011 - 2015, trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, ngân sách hạn hẹp, Nhà nước vẫn ưu tiên hàng năm tăng nguồn lực đầu tư cho Chương trình với số tiền huy động được là khoảng 851.380 tỷ đồng đầu tư cho Chương trình này. Trong đó: vốn huy động từ ngân sách nhà nước là 266.785 tỷ đồng (chiếm 31,3%), từ nguồn tín dụng là 434.950 tỷ đồng (chiếm 51,1%), từ doanh nghiệp là 42.198 tỷ đồng (chiếm 5,0%) và từ cộng đồng dân cư là 107.447 tỷ đồng (chiếm 12,62%). Riêng ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình là 98.664 tỷ đồng (11,6%), trong đó, ngân sách trung ương
16.400 tỷ đồng, ngân sách địa phương các cấp 82.264 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp trong giai đoạn 1 chưa được chủ động bố trí và hàng năm thông báo chậm nên ảnh hưởng nhiều đến tiến độ và hiệu quả triển khai chương trình, cũng như phần nào dẫn đến tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới. Giai đoạn 2016 - 2019: Tính đến tháng 9/2019, tổng nguồn lực huy động thực hiện Chương trình khoảng 1.567.091 tỷ đồng, bao gồm: Vốn ngân sách Trung ương: 37.900 tỷ đồng (2,4%), trong đó: vốn đầu tư phát triển là 27.960 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 9.940 tỷ đồng. Vốn ngân sách đối ứng trực tiếp của địa phương: 182.724 tỷ đồng (11,7%). Vốn lồng ghép từ Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn nông thôn: 182.709 tỷ đồng (11,7%). Vốn tín dụng:
958.859 tỷ đồng (61,2%). Vốn doanh nghiệp: 76.411 tỷ đồng (4,9%) và Vốn huy động người dân và cộng đồng đóng góp: 128.488 tỷ đồng (6,2%). Tính chung trong cả 9 năm qua, cả nước đã huy động được 2.418.471 tỷ đồng (tương đương khoảng 110 tỷ USD). Trong đó, ngân sách nhà nước các cấp hỗ trợ trực tiếp cho chương trình là 319.289 tỷ đồng (bình quân khoảng 35,9 tỷ đồng/xã trong 9 năm), chiếm 13,2%; chủ yếu là ngân sách địa phương các cấp (264.988 tỷ, chiếm 83% tổng ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp), ngân sách trung ương là 54.300 tỷ (chiếm 17% ngân sách nhà nước các cấp) [49].
Tổng kết Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến tháng 10/2019, cả nước đã có 4.665 xã (52,4%) đã được cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 35,3% so với cuối năm 2015 (là thời điểm tổng kết giai đoạn 1) và hoàn thành vượt 2,4% so với mục tiêu 10 năm (2010 - 2020) của Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao cho trong thời gian đầu thực hiện Chương trình. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Hồng (đạt 84,86%), Miền núi phía Bắc (đạt 28,6%) đã hoàn thành vượt mục tiêu 5 năm (2016 - 2020) được Thủ tướng Chính phủ giao; có 36/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoàn thành sớm và vượt mục tiêu 5 năm được Thủ tướng Chính phủ giao; có 08 tỉnh, thành phố đã có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương và Cần Thơ). Trong số các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, có 87 xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 và 42 xã vùng bãi ngang ven biển, hải đảo.
Đồng thời, đã có 63 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và đã có xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Bình quân cả nước đạt 15,32 tiêu chí/xã, hoàn thành vượt mục tiêu 5 năm (2016 - 2020) được Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó, có 02/7 vùng và 19/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành và vượt mục