Thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 8

sáng kiến và các mô hình quản trị rừng và ứng dụng công nghệ trong quản trị rừng. Thực hiện mô hình xưởng sơ chế gỗ rừng trồng liên kết với công ty chế biến gỗ: Các hộ gia đình tham gia mô hình trồng rừng tự liên kết với nhau và thành lập một nhóm để hỗ trợ nhau trong sản xuất, quản lý mô hình và bán sản phẩm, hình thành vùng nguyên liệu đủ lớn với việc mở rộng diện tích hàng năm để có thể dễ dàng hơn trong việc liên hệ với các doanh nghiệp có uy tín để bán sản phẩm.

Xây dựng hương ước thôn bản hướng đến quản trị rừng tốt: Bản hương ước phải được chính quyền địa phương phê duyệt; được toàn thể người dân tôn trọng và tuân thủ nghiêm.

Chính quyền huyện sẽ vận dụng tốt các chính sách của Trung ương, đồng thời ban hành nhiều chính sách khác như tiến hành cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhà nước. Khuyến khích xã hội hoá lâm nghiệp, nguồn vốn của các doanh nghiệp cổ phần, tư nhân hoặc các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực này sẽ được huy động để giảm các chi phí ngân sách nhà nước trên địa bàn, tạo thêm việc làm mới, đảm bảo lợi ích kinh tế của doanh nghiệp và người dân. Khuyến khích các doanh nghiệp và người dân hướng đầu tư vào các loại lâm sản mang lại hiệu quả kinh tế cao như trồng tre, trúc, cây keo, thông… vừa đảm bảo phủ xanh đồi núi trọc và nâng cao thu nhập cho người dân và doanh nghiệp.

Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng huyện Hà Quảng (Theo Quyết định số 372/QĐ-SNN, ngày 01 tháng 7 năm 2020 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh trồng rừng sản xuất năm 2020 thuộc Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng huyện Hà Quảng).

Bảng 3.1. Tiến độ thực hiện trồng rừng sản xuất của huyện Hà Quảng từ năm 2020-2023.


TT

Hạng mục


ĐVT

Khối lượng (ha)


Kế hoạch thực hiện

Năm

2020

Năm

2021

Năm

2022

Năm

2023

Năm

2020

Năm

2021

Năm

2022

Năm

2023


1

Trồng rừng sản

xuất


ha


10,9


10,9





2

Chăm

sóc rừng trồng


ha


10,9


10,9


10,9


10,9


10,9


3

Bảo vệ rừng rừng

trồng


ha


10,9


10,9


10,9


10,9


10,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 8

Tạo điều kiện cho các Tổ chức thực hiện dự án trồng rừng như: Văn bản thỏa thuận giữa tổ chức Actionaid Việt Nam và UBND huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020.Dự án PFG kết hợp hài hòa với Dự án Phát triển Hệ thống Quản lý Thông tin ngành Lâm nghiệp (FORMIS) với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của Bộ Ngoại giao Phần Lan. Điều này sẽ tạo điều kiện tự chủ và huy động vốn, mở rộng sản xuất trong xu thế hội nhập. Ðiều đó có lợi cho doanh nghiệp và người trồng rừng

3.4.2. Một số giải pháp có hiệu quả

Để thực hiện có hiệu quả Quyết định số 886/QĐ - TTg, ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020, thì cần tập trung thực hiện 5 giải pháp sau:

3.4.2.1. Tuyên truyền, phổ biến, chính sách pháp luật và vận động các cấp, các ngành, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân thực hiện tốt chính sách phát triển rừng sản xuất tại địa phương.

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, Đảng viên, nhân dân , trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã, thị trấn của huyện về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển rừng sản xuất. Qua đó nêu cao ý thức trách nhiệm thống nhất tư tưởng, hành động trong toàn Đảng bộ huyện để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước.

- Đề cao trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; trách nhiệm và năng lực quản lý, điều hành của các cấp chính quyền; sự chủ động tham mưu, đề xuất của ngành kiểm lâm đảm bảo đồng bộ, thiết thực, hiệu quả trong việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy và các Chương trình như: Chương trìnhsố 10-CTr/HU, ngày 15 tháng 6 năm 2017 của Huyện ủy Hà Quảng về “Nâng cao nhận thức cho nhân dân thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội” giai đoạn 2016-2020.

- Các cấp ủy Đảng cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Nghị quyết và Chương trình hành động của Huyện ủy về về phát triển và bảo vệ rừng. Nhận thức sâu sắc và đầy đủ các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và điều kiện bảo đảm thành công của việc phát triển rừng sản xuất.

Nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò phát triển rừng góp phần vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cải thiện môi trường sinh thái; gia tăng giá trị sản xuất, pháttriển kinh tế rừng, bảo vệ môi trường, hạn chế xói mòn, tạo vùng nguyên liệu tậptrung, góp phần chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tổ chức triển khai các văn bản, chính sách bảo vệ và phát triển rừng sản xuất thông qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề.

Bồi dưỡng, giáo dục pháp luật cho nhân dân; Phát huy văn hóa làng xã tạo nên một sứcsống, sự bền vững, kỳ diệu của làng Việt như: nếp sống, tín

ngưỡng, phong tục, luật tục, hương ước, quy ước. Trong đó hương ước, luật tục là công cụ quản lý đời sống cộng đồng cũng như trong bảo vệ và phát triển rừng. Luật tục là những quy ước không thành văn có phạm vi điều chỉnh các lĩnh vực của quan hệ xã hội: Lĩnh vực tổ chức quản lý cộng đồng; lĩnh vực ổn định trật tự an ninh và đảm bảo lợi ích cộng đồng; lĩnh vực tôn trọng, tuân thủ, bảo vệ phong tục tập quán, lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai và tài nguyên rừng.

3.4.2.2. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ

- Ưu tiên các nghiên cứu cải thiện giống cây trồng, thâm canh rừng, nhập nội giống chất lượng cao, giống biến đổi zen phục vụ phát triển rừng sản xuất; việc quản lý giống phải được quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo giống cây trồng có chất lượng cao và tăng năng suất. Giống cây trồng cần phải được cung cấp từ các vườn giống cây đã được nhà nước cho phép sản xuất có uy tín trên thị trường. Tạo điều kiện để đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu trên địa bàncông nghệ chế biến sau dăm gỗ. Thực hiện tốt pháp lệnh và các quy định của nhà nước về quản lý giống cây trồng. Nâng cao trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong quản lý giống cây trồng nói chung và cây trồng rừng nói riêng. Tuyên truyền vận động rộng rãi trong nhân dân về vai trò công tác giống trong trồng rừng; kịp thời khuyến cáo để nhân dân sử dụng các giống mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

- Có chế gắn kết các tổ chức nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp và người trồng rừng. Kết hợp nghiên cứu với đào tạo và khuyến lâm giữa sản xuất và chế biến tiêu thụ sản phẩm tạo thành chuỗi nghiên cứu khép kín trong đào tạo, chuyển giao kho học công nghệ. Mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật hoặc thông qua các mô hình khuyến lâm để tuyên truyền khuyến cáo rộng rãi trong nhân dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác rừng trồng. Xây dựng các mô hình kinh doanh rừng trồng lâu dài,

liên tục và kinh tổng hợp rừng trồng; các mô hình rừng đa tầng có năng suất, hiệu quả kinh tế cao đồng thời đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng. Đổi mới chính sách nhân rộng mô hình khuyến lâm, dựa trên đánh giá toàn diện (về hiệu quả, phương pháp, qui trình, tính phù hợp, các điều kiện và kênh nhân rộng), nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ nhân rộng (thông tin, tuyên truyền giống, vật tư thiết yếu, hợp tác và liên kết sản xuất, người tiên phong, kênh lan tỏa doanh nghiệp - nông dân, tiếp cận vốn và thị trường).

- Khuyến khích xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến tổng hợp gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ; Quan trọng nhất với người tham gia sản xuất rừng vẫn là khâu tiêu thụ. Căn cứ vào điều kiện khí hậu, đất đai và tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn, một số loài cây phù hợp với vùng sinh thái cần được lựa chọn nhằm phát triển nhanh, có khả năng thích ứng, chống chịu được sâu bệnh hại và các điều kiện bất lợi của môi trường; cho năng suất cao, sản phẩm chất lượng tốt, đáp ứng được mục đích kinh doanh, phù hợp nhu cầu thị tr- ường để đảm bảo thu được hiệu quả kinh tế cao; đảm bảo môi trường sinh thái, bảo vệ và cải tạo đất, bảo vệ nguồn nước và có khả năng kinh doanh lâu dài, bền vững

Cùng với việc hiện thực các cam kết quốc tế về minh bạch nguồn gốc gỗ sắp, việc phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản chắc chắn phải phù hợp với luật pháp quốc tế. Điều này cũng đặt người sản xuất rừng vào tâm thế của những doanh nhân với thị trường rộng lớn hơn là chỉ cung cấp nguyên liệu tại chỗ.

3.4.2.3. Quản lý quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp

Cần phải quy hoạch vùng nguyên liệu, gắn với chế biến sâu nhằm tăng tỷ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện và tăng thị phần trong ngành nông nghiệp, một trong các giải pháp quan trọng đối với phát triển Rừng sản xuất là hình thành các vùng nguyên liệu bền vững (vùng nguyên liệu trúc, keo, ...). Gắn với nó là phát triển và liên kết với hệ thống tái cơ cấu ngân sách khuyến nông nhà nước dựa trên phân định rò “khuyến nông sinh kế” (hướng đến các địa bàn nghèo) và “khuyến nông sản xuất hàng hóa” (hướng đến các

địa bàn thuận lợi cho sản xuất hàng hóa lớn). Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bên tham gia khuyến nông ở các cấp tỉnh và huyện như là một bộ phận của cơ chế “Ban chỉ đạo” hiện có của Chương trình Nông thôn mới do ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) chủ trì để tư vấn, lập kế hoạch, lồng ghép vốn, giám sát và đánh giá các hoạt động khuyến nông và hỗ trợ sản xuất của các bên trên địa bàn. nhất việc tiêu thụ nguyên liệu thô.

3.4.2.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo mới, đào tạo lại, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực cho cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật; đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông - khuyến lâm cơ sở; thực hiện tốt việc quản lý hỗ trợ công tác đào tạo khuyến lâm cho hộ, nhóm hộ chủ chốt hoặc chủ các trang trại lâm nghiệp.

Tập huấn nâng cao năng lực quản lý rừng bằng cách hỗ trợ những hộ sống dựa vào rừng đánh giá được nguồn tài nguyên hiện có; thúc đẩy quản lý rừng có sự tham gia.

Tập huấn lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng: Trao quyền quản lý sử dụng tài nguyên rừng cho cộng đồng, chia sẻ nguồn lợi về việc quản lý sử dụng tài nguyên rừng từ Ủy ban nhân dân xã.

Tập huấn phân tích phát triển thị trường lâm sản ngoài gỗ: Tạo cho người dân năng lực tiếp cận thị trường và tăng giá trị hàng hóa; lập kế hoạch gây trồng, thu hái, chế biến lâm sản ngoài gỗ để tăng giá trị thương mại; giảm thiểu rủi ro khi đầu tư gây trồng và thu hái chế biến lâm sản ngoài gỗ.

Tập huấn kỹ năng máy tính, điện thoại thông minh ứng dụng PFG để nâng cao năng lực cho cộng đồng trong việc sử dụng công nghệ để quản lý rừng và kết nối thị trường thông qua việc sử dụng ứng dụng quản trị rừng.

Tập huấn về gỗ hợp pháp/ gỗ có chứng chỉ: Để cộng đồng chủ động trong các hoạt động trồng rừng, phát triển rừng tại địa phương và cung cấp cho thị trường gỗ nguyên liệu có giá trị, đảm bảo tính hợp pháp và thân thiện với môi trường.

Tập huấn về sản xuất và chăm sóc cho các thành viên cộng đồng và đối tác về hình thức ản xuất cây con, kỹ thuật trồng rừng và chăm sóc rừng. Nâng

cao nhận thức về tác động tích cực của việc trồng rừng từ đó cộng đồng tích cực tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững: cộng đồng có cơ hội cải thiện thu nhập từ rừng, có động lực và chủ động trồng rừng trên diện tích đất trống, đồi núi trọc và tại đất rừng đã được giao khoán.

3.4.2.5. Phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, ban ngành, ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, thôn, xóm, doanh nghiệp, các hộ gia đình thực hiện trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện

- Đối với cấp huyện: Thành lập Ban chỉ đạo Đề án phát triển rừng do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban. Phó ban là Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thông huyện, các thành viên là lãnh đạo các Phòng chức năng, Ban ngành, các hiệp hội. Ban chỉ đạo có trách nhiệm giúp UBND huyện chỉ đạo cấp xã thực hiện tốt nội dung triển khai trên địa bàn. Tham mưu, đề xuất với UBND huyện về cơ chế chính sách phù hợp, kịp thời nhằm đẩy nhanh tiến độ. Đồng thời giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Tổ chức hội nghị về phát triển trồng rừng kinh tế và trồng cây nguyên liệu hàng năm do UBND huyện chủ trì để thảo luận và thống nhất định hướng phát triển trồng rừng kinh tế và trồng cây nguyên liệu trong năm và những năm tới, điều chỉnh kế hoạch, quy hoạch cho phù hợp với từng địa phương, đơn vị. Giao kế hoạch cụ thể cho từng đơn vị, coi đây là một chỉ tiêu đánh giá, thi đua việc lãnh đạo kinh tế - xã hội của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương cấp xã và các ban ngành liên quan.

UBND huyện tổ chức các hội thảo có sự tham gia của chính quyền huyện, xã, các doanh nghiệp và đại diện một số người dân để bàn bạc, làm rò cách thức hoạt động, trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong quá trình triển khai thực hiện đề án.

UBND huyện chủ trì việc thu hút và kêu gọi sự đầu tư của các doanh nghiệp vào việc phát triển rừng sản xuất; tạo môi trường hành lang pháp lý và các điều kiện khác thuận lợi cho các doanh nghiệp và người dân trong quá trình sản xuất; giám sát và đánh giá định kỳ việc thực hiện đề án.

Phòng NN&PTNT huyện chủ trì phối hợp với các phòng, ban ngành để triển khai Đề án. Thực hiện quản lý chuyên ngành trong các lĩnh vực giống cây trồng, khoa học kỹ thuật trồng và kinh doanh rừng trồng, khai thác và tiêu thụ sản phẩm.

Phòng Tài chính - Kế hoạch căn cứ vào Đề án tổng thể và chỉ tiêu hàng năm để tham mưu cho UBND huyện về các chính sách đầu tư, hỗ trợ, chế độ khen thưởng...; phối hợp với Phòng NN&PTNT trong việc tìm hiểu và xác minh các thông tin có liên quan đến năng lực của các doanh nghiệp. Phân công trách nhiệm:

Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm rà soát, phối hợp với Phòng NN&PTNT, UBND xã trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất, trong đó có đất lâm nghiệp.

Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm chịu trách nhiệm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng, chăm sóc đến tận các hộ nông dân trên địa bàn huyện.

Trạm Bảo vệ thực vật kiểm tra theo dòi nắm tình hình sâu, bệnh gây hại, có đủ các phương án, vật liệu ứng phó phòng trị bệnh.

Hạt Kiểm lâm Hà Quảng kiểm tra theo dòi, có phương án dự báo phòng, chống cháy rừng và khai thác rừng trái phép.

Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vay vốn phát triển trồng rừng.

Các tổ chức đoàn thể: Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cùng phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển trồng rừng.

-Đối với cấp xã, thị trấn: Thành lập Ban tổ chức thực hiện cấp xã do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, phó ban là cán bộ phụ trách Nông - Lâm, các thành viên là cán bộ khuyến nông - khuyến lâm, Trưởng thôn, bản... Nhiệm vụ của Ban tổ chức thực hiện giúp UBND xã thực hiện tốt dự án ở địa phương, chỉ đạo các thôn, bản và nhân dân làm tốt nội dung, tiến độ chương trình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022