KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Với những kết quả đạt được thông qua nghiên cứu đề tài: "Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực từ thực tiễn Ban Quản lý dự án Điện 1 – Chi nhánh Tập đoàn Điện lực Việt Nam", luận văn có những đóng góp chủ yếu sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận cơ bản về thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, làm rò khái niệm về nguồn nhân lực; khái niệm, nội dung, các bước thực hiện, các yếu tổ ảnh hưởng đến chính sách phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
- Trên cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, tác giả phân tích thực trạng thực hiện chính sách tại Ban Quản lý dự án Điện 1 – Chi nhánh Tập đoàn Điện lực Việt Nam để thấy được những tồn tại, những vấn đề còn hạn chế từ đó đưa ra một số giải pháp thực thi chính sách tại đây để khắc phục những hạn chế, đạt được hiệu quả cao theo đúng mục tiêu của chính sách.
Tác giả đã đưa ra một số giải pháp như:
(1) Hoàn thiện thể chế, chính sách về phát triển nhân lực.
(2) Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên và các đối tượng có liên quan trong thực hiện chính sách phát triển nhân lực tại đơn vị.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Chung Về Việc Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ban Quản Lý Dự Án Điện 1
- Một Số Giải Pháp Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ban Quản Lý Dự Án Điện 1
- Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực từ thực tiễn Ban Quản lý dự án Điện 1 – Chi nhánh Tập đoàn Điện lực Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
(3) Tăng cường sự phối hợp của các cấp, các đơn vị liên quan trong công tác thực hiện chính sách phát triển nhân lực.
(4) Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá trong quá trình thực hiện.
(5) Đổi mới công tác quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách.
hiện.
(6) Đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ trong quá trình thực
Thực hiện các giải pháp nêu trên sẽ góp phần tích cực vào công tác phát
triển đội ngũ nhân lực của Ban quản lý dự án Điện 1 – Chi nhánh Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong thời gian tới
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Tập đoàn Điện Lực Việt Nam cần đầu tư nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực chung của toàn Tập đoàn, để từ đó các đơn vị sẽ có căn cứ để xây dựng kế hoạch triển khai cho đơn vị mình. Việc này sẽ đảm bảo tính thống nhất, có định hướng trong việc hoạch định, xây dựng và thực thi chính sách PT NNL trong toàn Tập đoàn, đồng thời cũng góp phần tiết kiệm chi phí khi triển khai.
2.2. Đối với Ban quản lý dự án Điện 1
- Về việc xây dựng, hoạch định chính sách PT NNL của Ban QLDA 1 cần phải bám sát, tuân thủ theo đúng kế hoạch, chính sách của EVN nhưng đồng thời cũng phải có sự nghiên cứu, đề xuất những chính sách phát triển cho các lĩnh vực đặc thù mà Ban QLDA 1 đang hoạt động (như nguồn nhân lực cho quản lý các dự án nhiệt điện khí, nhà máy điện mặt trời, năng lượng tái tạo…). Như vậy, đơn vị sẽ có sự chủ động và đáp ứng đúng thực tế yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các nhiệm vụ được giao.
- Ban QLDA 1 cần chú trọng, đào tạo đội ngũ làm công tác thực thi chính sách PTNNL, đây là những nhân sự góp phần rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của quá trình thực thi chính sách. Hiện tại, đội ngũ cán bộ làm công tác này của Ban QLDA 1 còn rất thiếu và làm việc chủ yếu là kiêm nhiệm nên làm việc chưa được tập trung dẫn tới chưa thực sự phát huy tối đa hiệu quả của các chính sách đề ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban quản lý dự án điện 1 (2016 đến 2020), Báo cáo tổng kết công tác quản trị các năm 2016 đến 2020,
2. Ban quản lý dự án điện 1 (2016 đến 2020), Báo cáo nhân sự, đào tạo các năm 2016 đến 2020,
3. Nguyễn Khắc Bình (2018), Bài giảng Tổng quan về chính sách công, Học viện Khoa học xã hội.
4. Chu Văn Cấp, Trần Ngọc Tình (2015), Giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc và những gợi mở cho Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
5. Nguyễn Vân Ðiềm và Nguyễn Ngọc Quân ( 2007), Giáo trình quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
6. Trần Khánh Đức (2014), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam,
7. Hoàng Minh Lợi (2018), Chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Nhật Bản và Hàn Quốc – gợi ý cho Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
8. Nguyễn Tiệp (2018), Giáo trình Nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Lao động xã hội,
9. Vũ Mạnh Toàn (2019), Bài giảng phân tích chính sách công, Học viện Khoa học xã hội,
10. Từ điển tiếng Việt thông dụng (1998), Nhà xuất bản Giáo dục,
11. Nguồn nhân lực, Wikipedia, https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngu%E1%BB%93n_nh%C3%A2n_l%E1%BB%B1c, 24/6/2020.
12. WB. World Development Indicators. - London: Oxford, 2000.