Thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - 2


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Các Văn kiện quan trọng của Đảng trong các giai đoạn trước đây, Cương lĩnh năm 2011 đã đưa ra các quan điểm, định hướng lớn về phát triển giáo dục và Đào tạo: “Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu xã hội”. Chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội 2011-2020 xác định: "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt". Các văn kiện quan trọng khác của Đảng, Nhà nước trong nhiệm kỳ Đại hội XI, XII tiếp tục cụ thể hóa chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo.

Nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ viên chức ngành giáo dục, Hội nghị Trung ương 6 khóa XI chỉ rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp bách”, đòi hỏi phải: xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý… trong toàn hệ thống giáo dục quốc dân, tiếp tục cần được cụ thể hóa trong từng giai đoạn”.

Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, nhất là yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thì việcthực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk hiện nay việc thực thi chính sách, pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục đã bộc lộ những yếu kém, bất cập như còn thiếu tính đồng bộ, tính thống nhất; chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục nằm ở nhiều văn bản; nội dung điều chỉnh còn chung chung, chưa hoàn toàn phù hợp; số lượng định biên và cơ cấuviên chức ngành giáo dụccòn gò bó, cứng nhắc; có nơi thiếu, nơi thừa, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của từng cơ sở đào tạo, đặc biệt ở những vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...; các quy định về


quản lý viên chức ngành giáo dục còn phân tán, chồng chéo, thiếu thống nhất, chưa có sự phân cấp, phân quyền rõ ràng rành mạch; tiêu chuẩn đối với viên chức ngành giáo dục còn nhiều mâu thuẫn và chưa ăn khớp; công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành giáo dục chậm được đổi mới, tiền lương, phụ cấp và các đãi ngộ khác đối với viên chức ngành giáo dục chưa được giải quyết một cách cơ bản, còn nhiều bất hợp lý; nhiều vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục chưa được điều chỉnh, bổ sung kịp thời...

Để tạo được một hệ thống chính sách quản lý viên chức ngành giáo dục có sự đổi mới cơ bản, có hệ thống quy phạm, nguyên tắc, định hướng và mục đích pháp lý đầy đủ, rõ ràng, đồng bộ, thống nhất, có tính khả thi và hiệu quả cao đáp ứng được các yêu cầu đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền, đặc biệt là yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra nhiều vấn đề lý luận, pháp lý cần phải giải đáp thấu đáo, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” là yêu cầu tất yếu khách quan, cấp thiết cả về lý luận, pháp lý và thực tiễn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: “Thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” cho thấy các nhà khoa học đã tiếp cận vấn đề theo nhiều cách, với những cấp độ khác nhau:

Thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - 2

Christian Batal (2002) “Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước” đã trình bày cơ sở lý luận và các phương pháp tổ chức điều hành nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước có hiệu quả.

John W Boudreau (2005) “Quản trị nguồn nhân lực” đề cập đến một loạt các vấn đề về quản lý nguồn nhân lực như: phương pháp chẩn đoán trong quản lý nguồn nhân lực; những điều kiện bên ngoài tác động đến quản lý nhân sự; tuyển chọn, đào tạo nhân viên; hệ thống tiền lương, các khoản trợ cấp.


Building offcial management manual (xây dựng sổ tay quản lý viên chức) hoặc Building Department Administration (xây dựng các cơ quan hành chính) của Tổ chức ICC (International Code Council).

Ở Việt Nam, đã có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về viên chức ở những cấp độ và nội dung khác nhau, cụ thể:

TS. Thang Văn Phúc, TS. Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thu Huyền (2004) “Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới” là một cuốn sách tham khảo, giới thiệu về tổ chức nhà nước, bộ máy hành chính, lịch sử nền công vụ, chế độ quản lý công chức của tám nước trên thế giới: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc Anh, Mỹ; giới thiệu những chế độ chính sách của mỗi nước như: chế độ tuyển chọn, đào tạo, thi tuyển đánh giá đề bạt, bãi nhiệm, lương bổng, phụ cấp, chế độ luân chuyển công chức, sử dụng nhân tài, tăng cường giám sát…

TS. Thang Văn Phúc và TS. Nguyễn Minh Phương đồng chủ biên (2005), “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức” đã phân tích vai trò, đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đối với việc hoàn thiện thể chế quản lý cán bộ, công chức, viên chức và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại.

TS. Nguyễn Minh Phương (2005), Bộ Nội vụ: Đề tài cấp Bộ “Luận cứ khoa học phân định công chức với viên chức” đã phân tích thực trạng phân định công chức với viên chức ở nước ta từ 1945 đến nay và đưa ra những nhận xét, đánh giá, so sánh giữa công chức với viên chức thông qua các nội dung quản lý như tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, tiền lương v.v… Xây dựng những quan điểm, nguyên tắc và các tiêu chí phân định công chức với viên chức.

GS.TS. Phạm Hồng Thái (2009) về “Sự điều chỉnh của pháp luật về viên chức”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 1 đã bàn đến cách tiếp cận khi nghiên cứu xây dựng Luật Viên chức; phân loại và đề xuất kết cấu, bố cục của dự Luật viên chức.


TS. Trần Anh Tuấn (2011) “Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 8

Ths. Lê Minh Hương (2012) “Một số vấn đề về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức theo Nghị định số 29/NĐ-CP của Chính phủ”. Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 5.

Nguyễn Thu Hằng (2013), Quản lý nhà nước đối với viên chức y tế ngànhxây dựng ở Việt Nam hiện nay, luận văn thạc sĩ Chính sách công, Học viện Hành chính.Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLNN đối với viên chức ngành y tế thông qua việc phân tích, làm rõ khái niệm, nội dung, phương pháp, công cụ của QLNN đối với viên chức ngành y tế,khẳng định của sự cần thiết của QLNN đối với viên chức y tế, đồng thời tổng kết kinh nghiệm trong quản lý viên chức y tế của các nghành, lĩnh vực khác nhau để lược thuật những giá trị tương đồng và rút ra bài học kinh nghiệm cho QLNN đối với viên chức y tế ngành xây dựng;luận văn đã phân tích QLNN đối với viên chức y tế ngành xây dựng ở Việt Nam trong thời gian vừa qua để đánh giá về những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng này; trên cơ sở đóluận văn đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường QLNN đối với viên chức y tế ngành xây dựng ở Việt Nam trong thời gian tới.

Nguyễn Ngọc Thuý (2018), Quản lý viên chức ngành y tế - từ thực tiễn bệnh viện Phụ sản Trung ương, luận văn thạc sĩ Chính sách công, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đã xây dựng cơ sở lý luận về quản lý viên chức; Phân tích thực trạng quản lý viên chức ngành y tế tại bệnh viện Phụ sản Trung ươngvàđánh giá về những kếtquả đạt được, chỉ rõ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong quản lý viên chức ngành y tế tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, qua đó đề xuất các quan điểm vả giải pháp góp phần tăng cường quản lý viên chức ngành y tế tại bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Tình hình nghiên cứu trên đây cho thấy, các công trình khoa học, đề tài nghiên cứu, sách chuyên khảo, bài báo trong chừng mực nhất định đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng vềthực hiện chính sách pháp


luật về quản lý viên chức ngành giáo dục tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên biệt về thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên biệt về thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk dưới góc độ chính sách công.Với kết quả nghiên cứu của luận văn, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần khắc phục tình trạng nêu trên.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích của luận văn

Luận văn hướng tới làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục; phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đó tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, qua đóluận văn đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm nhằm thực hiện tốt chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dụctại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ của luận văn

Để đạt được mục đích trên đây, luận văn có nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận của chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục thông qua việc luận giải, làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò viên chức ngành giáo dục; phân tích rút ra khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, chủ thể thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục.

Thứ hai, luận văn phân tích thực trạng thực hiệnchính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, để đánh giá chung về những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế, bất cập này.


Thứ ba, luận văn đề xuất các quan điểm và giải phápbảo đảmthực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dụctại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Dưới góc độ tiếp cận của khoa học chính sách công về thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức, luận văn xác định phạm vi nghiên cứu về không gian làtại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; phạm vi về thời gian từ năm 2017 đến nay; phạm vi nội dung là thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục gắn với thẩm quyền của UBND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk bao gồm: viên chức giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1. Phương pháp luận của luận văn

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách pháp luật về quản lý viên chức nói chung, chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục nói riêng. Luận văn có kế thừa, phát triển những kết quả và kinh nghiệm về thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục của các công trình khoa học có liên quan.

5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Các phương pháp tác giả sử dụng trong luận văn gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, lịch sử, thống kế, so sánh, xã hội học, dự báo để chọn lọc những tri thức khoa học nhằm thực hiện mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu.


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Những kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, góp phần bổ các luận cứ khoa học vào sự phát triển của khoa học chính sách công, nâng cao nhận thức lý luận, kinh nghiệm thực tiễn về tổ chứcthực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục, đồng thời làm sáng tỏ những quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục trong lịch sử, hiện tại và tương lai.

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong hoạch định, thực thi chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục, tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở Việt Nam.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục.

Chương 2: Thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dụctại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Chương 3: Quan điểm và giải thực hiện chính sách pháp pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC

1.1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách công

1.1.1. Một số khái niệm

Chính sách: “Chính sách” là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về định nghĩa chính sách. Từ điển tiếng Anh (Oxford English Dictionary) định nghĩa, “chính sách” là một đường lối hành động được thông qua và theo đuổi bởi chính quyền, đảng, nhà cai trị, chính khách… Với cách giải thích này, chính sách không chỉ là một quyết định mà nó còn là một đường lối, một phương hướng hành động.David Easton (năm 1953), định nghĩa chính sách… bao gồm một chuỗi các quyết định và các hành động phân phối của các giá trị.Theo từ điển tiếng Việt, “Chính sách là chiến lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào một đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra”[36, tr.157]. Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ.Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của một chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”[35, tr.475]

Chính sách công: Chính sách công: Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chính sách công, có một số định nghĩa rất phức tạp nhưng cũng có một số định nghĩa rất đơn giản. Thomas Dye (năm 1972) định nghĩa “chính sách công là bất kỳ những gì nhà nước lựa chọn làm hoặc không làm”[54]. Ông William Jenkins (năm 1978) định nghĩa “Chính sách công là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau được ban hành bởi một hoặc một nhóm các nhà hoạt động chính trị liên quan đến lựa chọn các mục tiêu và các phương tiện để đạt mục tiêu trong một tình huống xác định thuộc phạm vi thẩm quyền”[55]. Theo James Anderson (năm 1984) đưa ra định nghĩa chung hơn về chính sách công. Ông cho rằng, “chính sách công là một đường lối hành động có mục đích được ban hành bởi một hoặc một tập hợp các hoạt động để giải

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 19/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí