Theo Dòi, Kiểm Tra, Đôn Đốc Việc Thực Hiện Chính Sách.


từ các tổ chức chính trị xã hội như Hội phụ nữ, Đoàn TNCS HCM, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…trong việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS ở các địa phương.

Hoạt động phân công, phối hợp cần được thực hiện theo tiến trình, có kế hoạch một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS ở mỗi địa phương.

1.3.4. Duy trì thực hiện chính sách.

Đây là những hoạt động nhằm bảo đảm cho chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTStồn tại được và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế.Muốn vậy phải có sự đồng tâm, hợp lực của chính quyền địa phương các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Nếu việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTSgặp phải những khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan nhà nước sử dụng hệ thống công cụ quản lý tác động nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS. Đồng thời các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ động xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù cho địa phương để tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTScho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của từng vùng, miền, địa phương. Ở các địa phương, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp như BDT, Sở, Phòng Nôngnghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các tổ chức chính trị xã hội ở các cấp cùng tổ chức các hoạt động để cho chính sách luôn được thực hiện

1.3.5. Điều chỉnh giải pháp thực hiện chính sách.

Điều chỉnh giải pháp thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTSđược thực hiện bởi cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện chính sách này.Để cho thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào


DTTSngày càng phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và tình hình kinh tế xã hội; đặc biệt là mức sống của đồng bào dân tộc ở địa phương. Theo quy định, cơ quan nào ban hành chính sách thì được quyền điều chỉnh, bổ sung giải pháp thực hiện chính sách. Nhưng trên thực tế, việc điều chỉnh các biện pháp, cơ chế đểthực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTSdiễn ra rất năng động, linh hoạt. Do đó, chính quyền địa phương các cấp mà thường trực tham mưu là cơ quan dân tộc các cấp và các cơ quan nhà nước phối hợp thực hiện chính sách như Tài chính, Nông nghiệp, Tài nguyên và Môi trường cùng phải chủ động điều chỉnh biện pháp, điều chỉnh cơ chế chính sách đặc thù của địa phương để thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS; góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

1.3.6. Theo dòi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách.

Nhiệm vụ này được tiến hành thông qua các khâu cơ bản như: qua báo cáo của địa phương, của ngành liên quan nhằm tìm hiểu xem các hoạt động có được triển khai như kế hoạch hay không; qua kiểm tra, giám sát thực tế nhằm tìm hiểu xem các hoạt động dự trù được triển khai như thế nào tại thực tiễn thông qua các chuyến đi giám sát tại địa bàn.

Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk - 5

Kiểm tra, theo dòi sát sao tình hình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS, vừa kịp thời bổ sung, hoàn thiện các giải pháp thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS; kịp thời phát hiện bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện chính sách và giải quyết các vướng mắc đó.Bên cạnh đó, thông qua công tác kiểm tra, theo dòi cũng vừa chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS,giúp cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS ở địa phương.


1.3.7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm.

Đánh giá, tổng kết trong bước tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTSlà quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo, điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực hiệnchính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS. Ngoài ra, còn xem xét cả vai trò, chức năng của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và người dân trong việc tham gia thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS.Đối tượng được xem xét, đánh giá tổng kết về chỉ đạo điều hành thực hiệnchính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTSlà các cơ quan Nhà nước từ Trung ương (UBDT, các bộ có liên quan) đến cơ sở (UBND các cấp, các cơ quan chuyên môn của UBND các cấp như BDT, Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường ...).Ngoài ra còn xem xét cả vai trò, chức năng của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong việc tham gia thực hiệnchính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS.

Bên cạnh việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương các cấp, chúng ta cần xem xét, đánh giá việc thực hiện của các đối tượng tham gia thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS bao gồm các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách này. Đặc biệt cần chú trọng đến đối tượng là người dân tộc thiểu số ở những khu vực kinh tế đặc biệt khó khăn, ở vùng sâu vùng xa.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS

Quá trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTSdiễn ra trong thời gian dài và có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân.Do đó, kết qủa tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:

Về yếu tố khách quan:


-Tính chất của vấn đề chính sách có tác động trực tiếp đến cách giải quyết vấn đề bằng chính sách đơn giản, liên quan đến một số ít đối tượng chính sách thì công tác tổ chức triển khai thực hiện sẽ thuận lợi hơn các vấn đề phức tạp có quan hệ với nhiều đối tượng trong xã hội.

- Các nhóm đối tượng chính sách được thể hiện trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội về cả quy mô và ý thức, trình độ, nguồn lực của người dân và chất lượng hoạt động công vụ của bộ máy chính quyền địa phương tham gia vào quản lý điều hành phát triển KTXH ở vùng đồng bào DTTS.

-Môi trường thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS chứa đựng các thành phần vật chất và phi vật chất tham gia thực hiện chính sách như các nhóm lợi ích có được từ chính sách trong xã hội; Khi một xã hội ổn định, ít biến động sẽ đưa đến sự ổn định về hệ thống chính sách, cũng góp phần thuận lợi cho thực hiện chính sách, sự tham gia của các nhà đầu tư vào quá trình xây dựng KTXH ở địa phương sẽ hiệu quả hơn, thu hút được nhân tài vào làm việc tại vùng đồng bào DTTS. Ngược lại, nó sẽ kìm hãm, ngăn trở các hoạt động này, dẫn đến thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KTXH kém hiệu quả.

Do đó, bộ máy chính quyền địa phương phải giữ vững, ổn định tình hình trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi, môi trường thông thoáng thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển, tạo môi trường thu hút vốn đầu tư, thu hút cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, có tinh thần trách nhiệm cao vào tham gia thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KTXH ở vùng đồng bào DTTS.

- Đặc tính của đối tượng chính sách: Trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KTXH ở vùng đồng bào DTTS cần quan tâm đến những tính chất đặc trưng như tính tự giác, tính kỷ luật, tính sáng tạo, lòng quyết tâm, tính truyền thống... của đồng bào DTTS. Do đó chính quyền địa phương và các


tổ chức chính trị xã hội ở địa phương cần biết cách khơi gợi hay kiềm chế nó để có được kết quả tốt nhất cho quá trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KTXH ở địa phương.

Về yếu tố chủ quan:

Các yếu tố chủ quan thuộc về bộ máy chính quyền địa phương các cấp, do cán bộ, công chức chủ động chi phối quá trình thực hiện chính sách được coi là những yếu tố chủ quan. Các yếu tố này bao gồm:

- Thực hiện đúng, đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS.

Tổ chức thực hiện chính sách là giai đoạn đưa chính sách vào cuộc sống, từ khâu hướng dẫn, thông tin, phân công trách nhiệm, chuẩn bị các điều kiện tài chính, nhân lực cần thiết bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ yêu cầu qui định trong chính sách. Trước khi triển khai phạm vi rộng, đối với một số chính sách có thể làm thí điểm. Do đặc điểm tự nhiên và dân cư, tổ chức thực hiện chính sách ở vùng dân tộc có nhiều điểm khác biệt với khu vực nông thôn đồng bằng. Những yếu tố về thời gian, môi trường sống và phong tục, tập quán, cách thức thông tin chính sách, nguồn lực cần được chú trọng.Các khu vực dân cư khác nhau có những cách tiếp cận khác nhau, cần được cụ thể hóa phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.

- Năng lực thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS của cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý nhà nước.

Đây là yếu tố đóng vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách. Năng lực thực hiện của cán bộ, công chức là thước đo bao gồm nhiều tiêu chí như: đạo đức công vụ, năng lực thiết kế tổ chức, năng lực thực tế, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó được với những tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS.


- Điều kiện vật chất cần cho quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS.

Đây là yếu tố có vị trí quan trọng để cùng với các yếu tố khác giúp quá trình thực hiện chính sách hiệu quả. Để thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS thì chính quyền địa phương phải bố trí ngân sách, nguồn vốn tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài nước và sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chương trình mục tiêu của Chính phủ, của tỉnh để thực hiện chính sách phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS đạt hiệu quả.

- Sự đồng tình ủng hộ của người dân là nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành công của chính sách hỗ trợ phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS. Đây là vấn đề hết quan trọng, do đó chính quyền địa phương phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ thực hiện.Như vậy, một chính sách muốn được triển khai thực hiện tốt vào đời sống xã hội cần phải có sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân.

Tiểu kết chương 1

Chính sách hỗ trợ phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS là bộ phận cấu thành của chính sách Nhà nước, có vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách quốc gia, thể hiện vai trò kết nối cùng các chính sách khác nhằm tạo ra động lực để thúc đẩy vùng DTTS phát triển một cách bền vững nhằm đạt mục tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng vùng đồng bào DTTS.

Nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS là công việc hết sức cần thiết để vận dụng, thực hiện có hiệu quả các chính sách của Nhà nước đã ban hành.

Chương 1 đã tập trung làm rò một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài như: dân tộc, dân tộc thiểu số, chính sách công, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện chính sách công, thực


hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số.Bên cạnh đó, trong chương 1 của luận văn cũng đã trình bày về kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở một số địa phương trên cả nước, để từ đó tham khảo và rút ra bài học kinh nghiệm đối với huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn ở Chương 1, luận văn sẽ làm sáng tỏ thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk trong Chương 2. Đây cũng là cơ sở, là gợi ý, nền tảng để tác giả đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk ở Chương 3.


Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘCTHIỂU SỐ TẠI HUYỆN M’DRẮK,TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk

M'Drắk là một huyện nằm ở cửa ngò phía Đông của tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 90 km, có Quốc lộ 26, Quốc lộ19C, Đường Trường Sơn Đông đi qua; có vị trí địa lý: phía Đông giáp thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, phía Nam giáp huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa và huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, phía Bắc giáp huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.

Huyện M’Drắkcó địa bàn rộng với nhiều đồi núi, diện tích tự nhiên 133.748 ha; huyện có 13 xã, thị trấn với 173 thôn, buôn và tổ dân phố(có 40 buôn đồng bào dân tộc thiểu số ); dân số trên 72 nghìn người, gồm 17 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số có 8.076 hộ với 38.004 khẩu, chiếm 48,61 % dân số toàn huyện; dân tộc thiểu số người Ê đê có 4.156 hộ với 18.879 khẩu, chiếm 24.15 % dân số toàn huyện; cư trú nhiều tại xã Krông Jing có 1.173 hộ với 7.786 khẩu, chiếm 41,24% của dân số dân tộc Ê đê; dân tộc H’Mông có

2.036 hộ với 10.527 khẩu, chiếm tỷ lệ 13,46 % dân số toàn huyện, cư trú nhiều tại xã Cư San với 1.240 hộ với 5.984 khẩu chiếm tỷ lệ 56.84% của dân số dân tộc H’Mông; dân tộc Nùng 684 hộ với 2.866 khẩu, chiêm tỷ lệ 3.66 % dân số toàn huyện, cư trú nhiều tại xã Krông Á 321 hộ với 1.395 khẩu, chiếm tỷ lệ 48,67% dân số của dân tộc Nùng); các dân tộc cư trú đan xen tại các xã, thị trấn. Đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc trong huyện nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng ngày càng được nâng lên rò nét, do sản xuất

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí