Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk - 2


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành đã dành sự quan tâm đặc biệt, đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS. Hệ thống cơ sở hạ tầng KT-XH được đầu tư khá đồng bộ; giáo dục, y tế được quan tâm, an sinh xã hội được đảm bảo; công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả to lớn, đời sống của nhân dân vùng đồng bào DTTS được nâng lên rò rệt; kinh tế, xã hội phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, vị thế đất nước trên trường quốc tế được nâng lên, niềm tin của nhân dân nhất là đồng bào DTTS đối với Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố và tăng cường. Chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, vận hội như hiện nay.Đó là yếu tố thuận lợi cơ bản cho sự nghiệp phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS trong thời gian tới.

Bên cạnh những thành tựu to lớn có tính lịch sử đất nước ta đạt được hơn 30 năm đổi mới, đời sống của một bộ phận đồng bào DTTS còn rất nhiều khó khăn; tình trạng di cư tự do, tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt chưa được giải quyết thấu đáo; khoảng cách giàu nghèo giữa vùng đồng bào DTTS so với vùng phát triển có xu hướng gia tăng; vùng đồng bào DTTS là vùng được hưởng lợi từ thành quả đổi mới ít hơn, dễ bị tổn thương hơn trong cơ chế thị trường và biến đổi khí hậu, rất cần được sự quan tâm đầu tư để phát triển hơn nữa.

Biến đổi khí hậu, cùng với sự diễn biến bất thường của thời tiết gây nên thiên tai bão lũ, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn tác động xấu đến vùng đồng bào DTTS. Một bộ phận đồng bào DTTS phải di dời nhà cửa, ruộng vườn để xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, giao thông, công trình trọng điểm quốc gia, việc tái định cư chưa được quan tâm đúng mức nên đời sống còn nhiều khó khăn.


Một số tệ nạn xã hội như “cờ bạc”, “ma túy”, “rượu chè”, và phong tục tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ như “làm ma to”, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống... tác động xấu đến đời sống, nhất là suy thoái giống nòi và giảm chất lượng dân số vùng đồng bào DTTS.

Địa bàn vùng đồng bào DTTS là nơi xa xôi cách trở, biên giới, thuận lợi cho các loại tội phạm ma túy, buôn bán người hoạt động; đối tượng phạm tội nguy hiểm lẩn trốn, gia tăng nguy cơ mất an ninh, an toàn cho người dân sinh sống ở vùng này.

Chính sách đầu tư cho vùng đồng bào DTTS được ban hành nhiều, khá đồng bộ, bao phủ hết các mặt của đời sống xã hội nhưng thiếu nguồn lực thực hiện, không đạt được mục tiêu đề ra, tác động không tốt đến tâm lý của đồng bào, xuất hiện ý kiến cho rằng việc cân đối, phân bổ nguồn lực đầu tư của ngân sách Nhà nước chưa công bằng. Vùng đồng bào DTTS chịu thiệt thòi hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Trên thế giới và khu vực xu thế hòa bình, hợp tác cùng phát triển vẫn là chủ đạo. Bên cạnh đó mâu thuẫn, xung đột, ly khai vẫn là các yếu tố không thể xem thường, có thể tác động không mong muốn đến vùng đồng bào DTTS nhất là hoạt động mê tín dị đoan, tà đạo, tác động xấu đến đời sống tinh thần của nhân dân.

Toàn cầu hóa, hội nhập toàn diện giữa các nước trên thế giới và khu vực đang diễn ra mạnh mẽ; tác động của công nghệ, công nghiệp 4.0 đến tất cả quốc gia trong đó có vùng đồng bào DTTS.

Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk - 2

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng cùng với tần suất của các khủng hoảng về kinh tế, xã hội, dịch bệnh…diễn biến phức tạp thì đây cũng là các là đối tượng dễ bị ảnh hưởng và tổn thương nhất từ các khủng hoảng đó.

Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình ở các nước xã hội chủ nghĩa bằng các chiêu bài: dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc.


Xác định vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản và lâu dài, Đắk Lắk triển khai Nghị Quyết số 24-NQ/TW và Tỉnh ủyĐăk Lắkban hành Chương trình số 18 –Ctr/TUngày 14/5/2003 về công tác dân tộc trong tình hình mới;ban hành Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 17/8/2016 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự án lớn vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016 – 2020; UBND tỉnh Đắk Lắk xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược và Chương trình hành động của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh; phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020; chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện công tác dân tộc gắn với việc triển khai kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm.

Những thành tựu đạt được trong thực hiện chính sách dân tộc, đoàn kết dân tộc thời gian qua chính là sự nỗ lực vượt bậc của cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể từ trung ương, tỉnh, huyện đến cơ sở; bên cạnh đó có sự đồng thuận của Nhân dân các dân tộc trong huyện, đã vượt qua khó khăn, phát huy được các nguồn lực và tiềm năng, thế mạnh của huyện để phát triển.

Phát huy được vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các ngành, các cấp trong việc phát động quần chúng nhân dân, nêu cao tinh thần đoàn kết, bình đẳng, tương ái, tương trợ nhằm hỗ trợ cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số phát triển. Đồng thời, đã làm tốt công tác giáo dục, nâng cao nhận thức, ngăn chặn và đẩy lùi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát huy vai trò của già làng, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, động viên nhân dân hăng hái lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo, tham gia xây dựng chính quyền, đoàn thể ngày càng vững mạnh, thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật.Trong lãnh đạo,


chỉ đạo, quản lý, điều hành để xây dựng được những Nghị quyết, Kế hoạch phù hợp trong từng thời gian; xác định những vấn đề cần phải đầu tư trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn làm cơ sở cho việc xác định cơ cấu đầu tư một cách hợp lý, không dàn trải và có hiệu quả.

Tính đến tháng 12 năm 2020, toàn huyện có 4.863hộ nghèo/19.037 hộ dân toàn huyện, chiếm tỷ lệ 25,53%; hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là 1.958 hộ, chiếm 40,26% hộ nghèo toàn huyện; trình độ sản xuất, thâm canh còn lạc hậu, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm. Chất lượng giáo dục trong học sinh dân tộc thiểu số nhìn chung còn thấp, đào tạo nghề chưa được quan tâm đúng mức. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho đồng bào còn hạn chế. Một số bản sắc văn hóa truyền thống ở một số buôn bị mai một, mức hưởng thụ văn hóa còn thấp, tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan còn xảy ra,một số nơi còn xảy ra hoạt động tôn giáo trái phép nhưng chưa được xử lý kịp thời; trình độ đội ngũ cán bộ, công chức còn thấp so với mặt bằng chung, một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở có nơi chưa thật sự vững mạnh, thiếu sâu sát với Nhân dân, chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên một bộ phận Nhân dân chưa hiểu rò chính sách của Đảng và Nhà nước; bên cạnh đó huyệnM’Drắk đã tăng cường phân cấp đầu tư cho các địa phương, nhưng có lúc, có nơi thực hiện chưa tốt, làm ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của việc thực hiện các chính sách.

Chính vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống; phát hiện các vấn đề tồn tại, hạn chế để tìm giải pháp tổ chức thực hiện, khắc phục những bất cập nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M’Drắk là điều cần thiết và cấp bách. Từ thực tiễn công tác trong lĩnh vực quản lý phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tác giả chọn đề tài: “Thực


hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài tốt nghiệp cao học ngành Chính sách công tại Học viện Khoa học Xã hội.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Liên quan đến đề tài nghiên cứu này đã có nhiều công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số với một số công trình tiêu biểu như sau:

Tác giả Hoàng Văn Hoa và Lê Du Phong trong cuốn sáchPhát triển kinh tế- xã hội các vùng dân tộc và miền núi theo hưởng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1998) đã đề cập, phân tích tình hình phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc và khu vực miền núi.Nội dung chính sách dân tộc được đề cập mang khía cạnh vững chắc,góp phần định hướng chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng dân tộc và miền núi, nhất là trong quá trình chuyển đổi kinh tế hướng vào thị trường hiện nay ở nước ta.[19]

Tác giả Nguyễn Minh Trí (2019) có nghiên cứu tiêu đề “Ưu tiên các chính sách đặc thù hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số và miền núi” đã phân tích: Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh Đắk Lắk đã thu được một số kết quả bước đầu [23].

Từ những kết quả đạt được và hạn chế nêu trên, trong giai đoạn tiếp theo, tỉnh Đắk Lắk cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số với một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

Thứ nhất, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của


Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Thứ hai, tham mưu ban hành và tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh, cụ thể: (1) Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường;

(2) Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; (3) Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS, miền núi; (4) Phát triển giáo dục và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (5) Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch;

(6) Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; (7) Thực hiện bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; (8) Tập trung đầu tư phát triển cho nhóm dân tộc ; (9) Tăng cường và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình; (10) Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết [23].

Các tác giả Trần Văn Thuật, Nguyễn Lâm Thành, Nguyễn Hữu Hải (2002) có cuốn sách “Miền núi Việt Nam, thành tựu và phát triển những năm đổi mới”. Đây là cuốn sách viết về miền núi và vùng dân tộc với đầy đủ nội hàm, khía cạnh như: đặc điểm tự nhiên, văn hóa, xã hội, đặc điểm dân tộc và phong tục tập quán; đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam; những vấn đề về phát triển, chính sách hỗ trợ phát triển miền núi, xóa đói, giảm nghèo;


bảo vệ môi trường; văn hóa và phát triển. Một số luận điểm mới được đề cập như: tiếp cận nghèo đói dưới góc độ xã hội, xử lý mối quan hệ giữa văn hóa truyền thống của các dân tộc và văn hóa, văn minh hiện đại.[24]

Tác giả Lê Sơn có nghiên cứu với tiêu đề: “Chuẩn bị thực hiện chính sách lớn với đồng bào các dân tộc” [22]. Tác giả phân tích: Thực hiện chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số của Nhà nước, tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành một số công tác:

Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về công tác dân tộc gắn với Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Tác giả phân tích: Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, kinh tế của tỉnh phát triển chưa bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn nhiều hạn chế. Kết cấu hạ tầng KT- XH tuy đã được đầu tư xây dựng đáng kể, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; nguồn lực đầu tư phát triển còn hạn chế, việc huy động nguồn lực từ cộng đồng gặp nhiều khó khăn. Chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề còn hạn chế.Công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, xa, biên giới.Tỷ lệ hộ nghèo ở một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, kết quả giảm nghèo chưa bền vững. Kết quả xây dựng nông thôn mới ở mức thấp so với vùng miền núi phía Bắc và mặt bằng chung của cả nước (hiện có 51 xã với 28,18% được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; trong khi khu vực miền núi phía Bắc đạt 35,13% và cả nước đạt 60,82%). Từ đó tác giả nêu lên tỉnh cần đề ra: 5 nhiệm vụ, giải pháp lớn của tỉnh Lạng Sơn cần tiến hành trong thời gian sắp tới:


- Tổ chức quán triệt sâu sắc, cụ thể hóa bằng hành động Kết luận số 65- KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24- NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới. Trên cơ sở đó, ban hành Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2020-2025. Trọng tâm là thực hiện hiệu quả Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030.Phấn đấu thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu: Phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào, góp phần thực hiện mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau. Giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn, thu hẹp khoảng cách so với vùng phát triển.

- Căn cứ vào Nghị định 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Nghị định 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khẩn trương kiện toàn, nâng cao năng lực của Ban Dân tộc tỉnh, Phòng Dân tộc huyện, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới. Trọng tâm là quản lý, thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia nêu trên.

- Trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân tộc, phải kiên trì, kiên quyết thực hiện các nguyên tắc lớn là: Đại đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển; chăm lo phát triển toàn diện KT-XH vùng dân tộc

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí