biến nông sản….Đồng thời, góp phần đưa sản xuất nông nghiệp từ manh mún, nhỏ lẻ sang quy mô lớn, tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cho năng suất, giá trị cao, cung ứng sản phẩm chất lượng ra thị trường.
Có thể khẳng định, kinh tế trang trại là một bước phát triển mới của kinh tế hộ gắn với mục tiêu sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Thông qua các mô hình sản xuất đã dần hình thành cách thức liên kết sản xuất trong nông dân, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên nghiệp, nâng cao giá trị nông sản và đời sống của nhân dân.
Sự phát triển của kinh tế trang trại đã dần khẳng định vị trí rò nét trong quá trình địa phương xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là đã giải quyết được những vấn đề mà kinh tế hộ gia đình trước đây khó có thể làm được. Đó là, áp dụng nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hàng hoá lớn; tạo sự liên kết hợp tác dịch vụ sản xuất cũng như thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; chủ động tiếp cận thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm… Thực tế cho thấy, mô hình kinh tế trang trại đã góp phần tăng nguồn thu nhập cho nông dân, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác, đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo, giúp nông dân vươn lên làm giàu; giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động, góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn.
Kinh tế trang trại ngày càng được người dân đầu tư sản xuất và đã xuất hiện những điển hình tiên tiến, những mô hình mới trong phát triển kinh tế trang trại với cách quản lý khoa học, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Thông qua những mô hình này, người dân địa phương có cơ hội tiếp cận, học hỏi cách làm hay, từng bước nhân rộng, tạo ra những thay đổi căn bản trong đời sống vật chất, tinh thần của nhiều hộ gia đình, do đó đã có cơ hội tích cực góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Theo quy định của Nhà nước, khi được cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, ngoài chính sách tín dụng, các chủ trang trại còn được hưởng chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, lao động, khoa học công nghệ, bảo hộ đầu tư... từ đó tạo động lực cho người sản xuất nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, liên kết và hình thành mô hình sản xuất khép kín. Hơn thế, khi quy mô trang trại lớn hơn, chủ trang trại phải thay đổi nhận thức tự nâng cao năng lực quản lý, điều hành sản xuất để đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường. Vì vậy, việc cấp Giấy chứng nhận trang trại đối với các trang trại chăn nuôi, trồng trọt quy mô lớn là hết sức cần thiết.
2.1.5. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho phát triển kinh tế trang trại
Trong quá trình phát triển, các trang trại đã nhận được nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển, như các chính sách về đất đai, chính sách giao rừng, cho thuê rừng trồng là rừng sản xuất, chính sách về thuế, chính sách khuyến nông, tín dụng, lao động - đào tạo, thị trường, vệ sinh môi trường... Từ khi có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, các trang trại đã chủ động tiếp cận được các chính sách để củng cố, phát triển kinh tế trang trại.
Trong năm 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã soạn thảo Quyết định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trình Thủ tướng Chính phủ ban hành:
Tại dự thảo Quyết định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ trang trại như: Hỗ trợ thành lập khu trang trại, hỗ trợ về đất đai, hỗ trợ xây dựng hạ tầng…
Cụ thể, đối với việc hỗ trợ thành lập khu trang trại, tùy theo điều kiện của địa phương, UBND xã quy hoạch khu phát triển kinh tế trang trại và cho thuê đất làm kinh tế trang trại theo quy định hiện hành. Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng đường, hệ thống cấp thoát nước tới khu trang trại.
Dự thảo nêu rò, UBND cấp xã lập dự án, báo cáo dự án lên UBND cấp
huyện phê duyệt và hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương.
Về đất đai, theo dự thảo, chủ trang trại được cấp có thẩm quyền cho thuê đất ổn định lâu dài từ quỹ đất của địa phương hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành.
Bên cạnh đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần theo dự án 50% chi phí làm đường, xây dựng hệ thống điện đến chân hàng rào trang trại. Mức hỗ trợ tối đa không quá 2 tỷ đồng/trang trại.
Chủ trang trại cũng được ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần theo hợp đồng 50% tiền thuê cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến, tư vấn xây dựng dự án/phương án kinh doanh. Mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/trang trại/2 năm đầu.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần, 100% chi phí cấp giấy chứng nhận và chi phí áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) hoặc quy trình thực hành nông nghiệp tốt khác đối với từng trang trại hoặc hợp tác xã của các chủ trang trại.
Theo dự thảo, Nhà nước khuyến khích trang trại xây dựng thương hiệu riêng hoặc tham gia xây dựng thương hiệu của hợp tác xã của các chủ trang trại. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% chi phí tham gia hội trợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp đối với các trang trại hoặc hợp tác xã trang trại.
Ngoài ra, theo dự thảo, trang trại trồng rừng sản xuất được Ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần chi phí cấp giấy chứng chỉ rừng bền vững, với mức
200.000 đồng/ha nếu trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn. Trang trại nuôi trồng thủy sản được ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần đến 30% kinh phí xây dựng các hạng mục công trình xử lý nước thải, ao lắng. Mức hỗ trợ không quá 300 triệu đồng/trang trại; hỗ trợ 50% chi phí lồng bè của trang trại nuôi thủy sản trên biển.
Dự thảo nêu rò, UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa
phương ban hành chính sách hỗ trợ bổ sung cho trang trại trên địa bàn. Nhà nước khuyến khích thành lập các hiệp hội, hợp tác xã của các chủ trang trại.
Hai trong số nhiều chính sách quan trọng đã ban hành có tác động ảnh hưởng lớn đến kinh tế trang trại cần đặc biệt quan tâm:
+ Thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT: Thông tư số 27/2011/TT- BNN&PTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Thông tư có hiệu lực từ ngày 28/05/2011.
+ Nghị định số 55/2015/NĐ-CP: Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị định có hiệu lực từ ngày 25/7/2015.
a) Thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT:
Thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.Theo thông tư này, UBND cấp huyện, thành phố sẽ giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến công tác cấp mới, cấp đổi, cấp lại GCN kinh tế trang trại. Phòng NNPTNN là đơi vị chủ trì triển khai quy trình này, cơ quan phối hợp UBND xã, thị trấn và các cơ quan lien quan (Quy trình cấp mới, cấp đổi, cấp lại GCN kinh tế trang trại đã có tại các huyện, thành phố trực thực tỉnh).
b) Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/8/2015 thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phụ vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Theo Nghị định này, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại được tổ chức tín dụng cho vay
không có tài sản bảo đảm theo 8 mức:
1- Tối đa 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (trừ trường hợp nêu tại mức 3).
2- Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn, cá nhân và hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có tham gia trong liên kết sản xuất nông nghiệp với hợp tác xã hoặc doanh nghiệp (trừ trường hợp nêu tại mức 3)
3- Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
4- Tối đa 300 triệu đồng đối với tổ hợp tác và hộ kinh doanh.
5- Tối đa 500 triệu đồng đối với hộ nuôi trồng thủy sản, hộ khai thác hải sản xa bờ có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với tổ chức chế biến và xuất khẩu trực tiếp.
6- Tối đa 1 tỷ đồng vớ hợp tác xã, chủ trang trại hoạt đồng trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực nông nghiệp.
7- Tối đa 2 tỷ đồng đối với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ, các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản, liên hiệp hợp tác xã hoạt đọng trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp không bao gồm các đối tượng thuộc mức 8.
8- Tối đa 3 tỷ đồng đối với liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ.
Nghị định nêu rò, lãi suất cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn do khách hàng và tổ chức tín dụng thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.
Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách
hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thỏa thuận thời hạn cho vay, thời hạn duy trì hạn mức tín dụng đối với khách hàng.
Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn trả nợ gốc và lãi đối với các khoản cho vay lưu vụ theo quy định.
2.2. Tình hình phát triển của trang trại gà trên thế giới và của Việt Nam
2.2.1.Trên thế giới
Nước Mỹ là nơi có kinh tế trang trại rất phát triển.Năm 1950 ở Mỹ có
5.648.000 trang trại và có xu hướng giảm dần về số lượng. Năm 1960 còn 3.962.000, năm 1978 còn 2.954.000và năm 2010 còn 1.925.000. Như vậy số lượng trang trại từ 1950 đến 2010 giảm bình quân là 2,6%. Trong khi đó diện tích bình quân của trang trại cũng tăng lên, năm 1950 là 86 ha, năm 1960 là 120 ha, năm 1978 là 151 ha và năm 2010 là 198,7 ha, diện tích trang trại tăng bình quân hàng năm 2%.
Ở Châu Âu, năm 1950 có 453.000 trang trại, đến năm 1987 giảm xuống
254.000 trang trại. Tốc độ giảm bình quân hàng năm là 2,1%. Nước Pháp năm 1955 có 2.285.000 trang trại, năm 1993 còn 801.400 trang trại, tốc độ trang trại giảm bình quân hàng năm là 2,7%. Diện tích bình quân của trang trại qua các năm có xu hướng tăng lên (nước Anh năm 1950 là 36 ha, năm 1987 là 71 ha, ở Pháp 1955 là 14 ha, năm 1985 là 35,1 ha, ở Cộng hoà Liên Bang Đức năm 1949 là 11 ha, năm 1985 là 15 ha, Hà Lan 1950 là 7 ha, năm 1987 là 16 ha).
Như vậy, ở các nước tư bản Tây Âu và Mỹ, số lượng trang trại đều có xu hướng giảm, quy mô trang trại lại tăng lên. Ở Châu Á, kinh tế trang trại trong nông nghiệp chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, dân số nên có những đặc điểm khác với trang trại ở các nước Âu - Mỹ về nhiều mặt, đặc biệt là về số lượng và quy mô trang trại. Điều đáng chú ý là các nước và lãnh thổ ở khu vực Châu Á, do đất canh tác trên đầu người vào loại thấp nhất trên thế giới, hiện nay bình quân có 0,15 ha trên đầu người, điển hình là các nước và lãnh thổ Đông Á, diện tích đất đai nông nghiệp bình quân đầu người vào loại thấp nhất
trên thế giới như Đài Loan (0,047 ha), Malaixia (0,25 ha), Hàn Quốc (0,053 ha), Nhật Bản (0,035 ha), trong khi đó ở các quốc gia và lãnh thổ này dân số đông nên có ảnh hưởng đến quy mô trang trại.
Phần lớn các nước Châu Á nền kinh tế còn ở trình độ thấp đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá. Trừ một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và lãnh thổ như Đài Loan... có nền kinh tế phát triển nên tác động của công nghiệp vào nông nghiệp của trang trại rất mạnh mẽ. Ở Nhật Bản, năm 1950 số trang trại là 6.176.000, năm 1993 là 3.691.000. Số lượng trang trại giảm bình quân hàng năm 1,2%. Diện tích trang trại bình quân năm 1950 là 0,8 ha, năm 1993 là 1,38 ha, tốc độ tăng diện tích bình quân hàng năm 1,3%, ở Đài Loan, năm 1955 số trang trại là 744,000 năm 1988 là 739.000. Tốc độ trang trại giảm bình quân 0,02%. Diện tích trang trại bình quân năm 1955 là 1,12 ha năm 1988 là 1,21 ha. Tốc độ tăng diện tích trang trại bình quân hàng năm 0,2%, ở Hàn Quốc, năm 1953 có 2.249.000 trang trại, năm 1979 giảm xuống 1.172.000 trang trại. Số lượng trang trại giảm bình quân hàng năm 0,7%, diện tích bình quân của trang trại tăng bình quân hàng năm là 0,9%.
Do bình quân ruộng đất thấp nên ở một số nước và lãnh thổ Châu Á, Nhà nước đã quy định mức hạn điền với nông dân như ở Nhật Bản, Hàn Quốc (không quá 3 ha) Ấn Độ (không quá 7,2 ha). Ở Nhật bản năm 1990 số trang trại dưới 0,5 ha chiếm 41,9%, từ 0,5% ha đến 1 ha chiếm 30,7% trên 1 ha chiếm 25,6%. Ở Hàn Quốc năm 1985 diện tích trang trại dưới 0,5 ha chiếm 29,7%; từ 0,5 đến 1 ha chiếm 34,7% trên 1 ha chiếm 35,6%.
Như vậy ở Châu á nói chung hiện tượng tích tụ ruộng đất diễn ra chậm nên tình trạng phân tán manh mún ruộng đất cũng là một trong những trở ngại trong vấn đề phát triển kinh tế trang trại. Trong sự phát triển kinh tế trang trại gia đình, vấn đề tích tụ ruộng đất để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh không chỉ chịu sự tác động từ cạnh tranh, phân hoá mà còn chịu tác động từ chính sách luật pháp của Nhà nước.
Bảng 2.1. Các nước có số lượng gà nhiều nhất thế giới
Đơn vị tính: 1000 con
Tên nước | Đơn vị | Số lượng | |
1 | China | 1000 Con | 4.702.278 |
2 | Indonesia | 1000 Con | 1.341.784 |
3 | Brazil | 1000 Con | 1.205.000 |
4 | India | 1000 Con | 613.000 |
5 | Iran (Islamic Republic of) | 1000 Con | 513.000 |
6 | Mexico | 1000 Con | 506.000 |
7 | Russian Federation | 1000 Con | 366.282 |
8 | Pakistan | 1000 Con | 296.000 |
9 | Japan | 1000 Con | 285.349 |
10 | Turkey | 1000 Con | 244.280 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá thực trạng hoạt động và quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà thịt tại trang trại Hùng Lan, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 1
- Đánh giá thực trạng hoạt động và quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà thịt tại trang trại Hùng Lan, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 2
- Khái Quát Về Địa Phương, Trang Trại Nơi Thực Tập
- Đánh Giá Kết Quả Sxkd Của Trang Trại Trong Một Năm
- Đánh giá thực trạng hoạt động và quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà thịt tại trang trại Hùng Lan, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 6
- Đánh giá thực trạng hoạt động và quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà thịt tại trang trại Hùng Lan, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 7
Xem toàn bộ 56 trang tài liệu này.
(Theo FAO năm 2010)
2.2.2. Ở Việt Nam
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tính đến giữa năm 2009, cả nước có khoảng 150.102 trang trại, bình quân mỗi tỉnh có 2.382 trang trại, chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộvà Đồng bằng sông Hồng. Từ năm 2000 đến 2009, mỗi năm tăng thêm khoảng 8.600trang trại. Những địa phương có nhiều quỹ đất nông,lâmnghiệp vàdiệntíchmặtnướcchưa sử dụng, hay vùng kinh tế năng động, thì KTTT phát triển nhanh.
Hiện nay, có 47,2% trang trại trồng trọt nông nghiệp; 26,1% trang trại nuôi trồng thủy sản; 13,3% trang trại chăn nuôi; 0,7% trang trại lâm nghiệp và 9,7% trang trại sảnxuất, kinh doanh tổng hợp. Các loại hình trên có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăngtỉ trọng nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sôngHồng và Nam Trung Bộ đã chuyển hàng ngàn ha lúa sang nuôi trồng thủy sản. Ở nhữngvùng sản xuất nguyên liệu gắn với khu công nghiệp chế biến, như mía đường, dứa… thì trang trại trồng trọt nông nghiệp vẫn ổn định và phát triển.
Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế trang trại là 13,8%.Năm 2007, tổng vốn sản xuất của hệ thống trang trại đạt 29.320,1 tỉ