Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 10

thực hiện công tác tuyên truyền chính sách giảm nghèo bền vững đảm bảo đồng bộ, hiệu quả. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến kiến thức công tác giảm nghèo để mọi người dân hiểu được về chủ trương đúng đắn, tầm quan trọng của công tác giảm nghèo. Tuyên truyền công tác giảm nghèo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để thực hiện các chuyên mục thông tin tuyên truyền, phản ánh các hoạt động giảm nghèo, các gương điển hình, mô hình hiệu quả…từ đó nâng cao ý thức vươn lên trong lao động sản xuất, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng.

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền từ tuyên truyền miệng, tổ chức hội nghị, các buổi họp xóm, khu dân cư, họp chi bộ, sinh hoạt các hội đoàn thể, trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với người nghèo, các hộ gia đình nghèo; tuyên truyền qua các khẩu hiệu pa nô, áp phích, qua tờ rơi, báo chí, các buổi phát thanh địa phương.

Cần phát huy và tăng cường vai trò, trách nhiệm của MTTQ, các đoàn thể nhân dân trong việc vận động nhân dân, hộ nghèo, những hộ có đủ sức lao động nhưng ỷ lại, lười lao động để thoát nghèo. Khuyến khích các tổ chức chính trị xã hội đặc biệt là đoàn viên thanh niên, sinh viên tình nguyện lên vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới sinh hoạt cùng nhân dân để tuyên truyền, phổ biến kiến thức văn hóa, nếp sống văn minh, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất…

Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền thì cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị và sự tham gia của người dân. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, người dân hiểu được bản thân sẽ phải làm gì dưới sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước; từ đó chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đạt hiệu quả và thành công.

3.2.2. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức làm chính sách giảm nghèo bền vững

Bộ máy, cán bộ làm công tác giảm nghèo hết sức quan trọng trong công cuộc giảm nghèo nhanh và bền vững tại địa phương. Thành lập các Ban Chỉ đạo các cấp để chỉ đạo, phối hợp, giám sát, xét duyệt các công tác trong lĩnh vực giảm nghèo bền vững. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị doanh nghiệp trong việc thực hiện công tác giảm nghèo. Phân công trách nhiệm giúp đỡ hộ nghèo; tạo điều kiện khuyến khích, động viên các hộ tham gia đăng ký thoát nghèo; tập trung ưu tiên hỗ trợ giúp đỡ những hộ đăng ký thoát nghèo.

Thường xuyên kiện toàn, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy chế hoạt động của các Ban chỉ đạo kịp thời khi có sự thay đổi nhân sự. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng thành viên Ban chỉ đạo; lấy kết quả thực hiện từng năm theo lĩnh vực được phân công của từng thành viên Ban chỉ đạo để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm của từng cá nhân.

Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác chính sách giảm nghèo vừa có tâm, vừa có phẩm chất đạo đức, vừa có chuyên môn nghiệp vụ tốt đảm bảo việc thực hiện chính sách có hiệu quả. Bên cạnh đó cần thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và trang bị thêm kiến thức cần thiết về công tác dân vận; cử đi đào tạo, bồi dưỡng đối với các trường hợp mới được tuyển dụng hoặc mới điều chuyển công tác khác đến.

Đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt và trách nhiệm cho cán bộ thực hiện công tác giảm nghèo từ huyện đến cơ sở cần quan tâm đến chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ ở địa phương, cơ sở như ưu đãi, thu hút và chế độ phụ cấp.

3.2.3. Tăng cường sự phối kết hợp giữa các ngành và chính quyền địa phương trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Để thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đạt hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các cơ quan, ban, ngành, MTTQ và các tổ chức đoàn thể các cấp trong quá trình thực hiện chính sách. Thực tiễn cho thấy thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các sở,

ban, ngành liên quan đến công tác chỉ đạo, tuyên truyền và triển khai thực hiện chính sách, qua đó công tác giảm bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã đạt được những kết quả tích cực.

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 10

Hằng năm phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, tổ chức các lớp tập huấn, truyền thông về các chính sách xuất khẩu lao động. Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, tại các xã, thị trấn về tiến độ giải ngân nguồn vốn các chương trình, chất lượng và hiệu quả của một số mô hình.

Tăng cường sự tham gia của người dân trong suốt quá trình thực hiện Chương trình từ khâu xác định đối tượng thụ hưởng đến khâu lập kế hoạch, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện để đảm bảo tính công khai, minh bạch và tính trách nhiệm trong quá trình thực hiện.

Có thể khẳng định rằng, nhờ sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ của các cơ quan liên quan và chính bản thân người dân nên việc tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã được thực hiện một cách thuận lợi và mang lại kết quả khá cao.

3.2.4. Điều chỉnh quy hoạch, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới

Tổ chức rà soát, quy hoạch lại vùng sản xuất theo hướng hiệu quả, phù hợp bền vững, đáp ứng thị trường tiêu thụ sản phẩm; tập trung chỉ đạo phát triển các loại cây trồng, vật nuôi đã được xác định thành hàng hóa, chất lượng cao. Xây dựng quy hoạch phát triển thủy lợi để phục vụ nước tưới cho các vùng sản xuất và đường nội đồng để vận chuyển hàng hóa. Xây dựng chuồng trại gia súc đảm bảo hợp vệ sinh, tổ chức di chuyển chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở đạt 100%. Rà soát, quy hoạch các vùng sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Tập trung phát triển các cây trồng, vật nuôi mũi nhọn đã được xác định hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm đủ tiêu

chuẩn để cạnh tranh tốt trên thị trường. Tạo điều kiện tốt cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư vào vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết trong sản xuất các sản phẩm hàng hóa trọng yếu, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Tìm kiếm đối tác, hợp tác cùng phát triển giữa bốn nhà, gồm: Nhà quản lý, nhà khoa học, nhà đầu tư bao tiêu sản phẩm và nhà nông.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội tập trung tuyên truyền và chỉ đạo sản xuất, định hướng cho nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sản xuất hàng hóa theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường với phương châm sản xuất ra sản phẩm để bán và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Vận động nhân dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, thay đổi tập quán sản xuất cũ, lạc hậu bằng phương pháp sản xuất mới phù hợp.

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện công tác giảm nghèo bền vững

Thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời chỉ đạo, khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo các chính sách, dự án tác động tích cực đến đời sống của người nghèo, hộ nghèo.

Phải có cơ chế kiểm tra, giám sát rò ràng, minh bạch. Gắn trách nhiệm cụ thể của các cấp quản lý để thực hiện hiệu quả. Tổ chức đánh giá kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, đảm bảo chất lượng, phản ánh đúng thực trạng tại địa phương để triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo đa chiều một cách hiệu quả. Đồng thời lựa những đối tượng nghèo kinh niên chuyển sang chính sách bảo trợ xã hội.

Chính quyền các cấp cần công khai các dự án đầu tư, tổng mức nguồn lực của các dự án và điều kiện để người nghèo có thể tham gia nhiều hơn vào quá trình triển khai.

Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể, nhân dân thường xuyên giám sát, phản biện xã hội đảm bảo sự công bằng cho các đối tượng chính sách, tạo niềm

tin cho nhân dân và và người nghèo đối với chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện xây dựng kế hoạch kiểm tra các xã, thị trấn (định kỳ 6 tháng, 01 năm). Trên cơ sở kết quả kiểm tra, giám sát có biện pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quá trình triển khai thực hiện. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, của HĐND, MTTQ các đoàn thể và Ban chỉ đạo các cấp, trong đó đánh giá kết quả thực hiện gắn liền với sơ kết, tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai chương trình.

3.2.6. Tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

Hà Quảng là huyện nghèo, thu ngân sách hằng năm đạt thấp, không có ngân sách địa phương bố trí hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách từ Trung ương cấp để thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững. Vì vậy để huy động được các nguồn vốn khác và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả cần tập trung vào những vấn đề sau:

Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn, tập trung chủ yếu vào các kênh sau: Vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng từ các đoàn thể nhân dân và vốn từ các tổ chức kinh tế, xã hội khác, vốn từ các nguồn vốn tín dụng ưu đãi...

Nguồn vốn của nhà nước đầu tư cho mục tiêu giảm nghèo là rất quan trọng nhưng không thể thụ động trông chờ vì đó là nguồn ngân sách nhà nước có hạn và phân bổ mỗi năm đều khác nhau và phải đầu tư vào nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội.

Khuyến khích các Hợp tác xã, các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhanh các loại hình thương mại, dịch vụ, nhất là các siêu thị mi ni tại các hộ gia đình; xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch tại khu vực Bãi Tình (xã Thanh Long), thác Nặm Ngùa (xã Ngọc Động), làng nghề giấy bản Lũng Quang (thị trấn Thông Nông), làng nghề hương Nà Kéo (xã Trường Hà).. để phát triển nông nghiệp, nông thôn tạo điều kiện giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương.

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động; tư vấn các thị thường có thu nhập cao; mở rộng các hình thức đào tạo nghề, liên kết, liên thông để tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp, lồng ghép các chương trình, dự án đào tạo nghề cho người nghèo để tạo việc làm tại chỗ, tham gia lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động.

Tiểu kết chương

Cách mạng công nghiệp thứ 04 đã mở ra nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội cùng với những thành tựu đổi mới của đất nước, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên công cuộc giảm nghèo của nước ta có những thuận lợi nhất định. Tuy nhiên, để hướng tới giảm nghèo toàn diện, khách quan, công bằng và hiệu quả là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội và trách nhiệm, nghĩa vụ của chính người dân.

Với mục tiêu tăng cường thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, trong chương 3 luận văn đã xây dựng hệ thống các giải pháp dựa trên lý luận và thực tiễn. Các giải pháp được xây dựng thành 02 nhóm gồm giải pháp chung và giải pháp cụ thể. Về giải pháp cụ thể có 06 nội dung: (1) Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chính sách; (2) Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện chính sách cho đội ngũ cán bộ công chức làm chính sách giảm nghèo bền vững; (3) tăng cường sự phối, kết hợp giữa các ngành và chính quyền địa phương trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững; (4) điều chỉnh quy hoạch, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới; (5) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững; (6) tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững.

Những giải pháp trên sẽ góp phần tăng cường thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua huyện Hà Quảng đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo của huyện đạt được nhiều kết quả, từ năm 2016-2020 rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 2020 toàn huyện đã giảm được trung bình mỗi năm 6,45%/năm. Công tác giảm nghèo đã góp phần tăng thu nhập, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận với dịch vụ phúc lợi xã hội, sản xuất, kinh doanh, tự lực vươn lên thoát nghèo; từng bước nâng cao mức sống, điều kiện sống và chất lượng sống cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa hộ giàu và hộ nghèo.

Hiệu quả của của Chương trình giảm nghèo trong 05 năm qua không chỉ đơn thuần mang tính an sinh xã hội mà còn mang tính nhân văn sâu sắc; có ý nghĩa hết sức quan trọng trên nhiều lĩnh vực cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà còn tạo cơ hội bình đẳng cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội.

Thông qua khái quát thực trạng, những thành tựu nổi bật cũng như hạn chế, bất cập trong thực hiện chính sách giảm nghèo, từ đó đưa ra các phương hướng, giải pháp cụ thể để tăng cường thực hiện chính sách giảm nghèo có hiệu quả và giảm nghèo một cách bền vững hơn. Muốn điều đó trở thành hiện thực, thì mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi cán bộ, đảng viên cần phát huy vai trò, nêu cao ý thức trách nhiệm tạo nên nguồn sức mạnh mỗi khi tổ chức triển khai thực hiện công tác giảm nghèo trong mọi lĩnh vực.

Với những nhận thức đúng đắn về công tác giảm nghèo, kết hợp với sự đoàn kết, cố gắng của cán bộ, nhân dân các dân tộc huyện Hà Quảng trong những năm tiếp theo công tác giảm nghèo sẽ đạt được hiệu quả cao hơn góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển, người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc phấn đấu hết năm 2025 huyện Hà Quảng cơ bản thoát khỏi huyện nghèo theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2020-2025.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí