Thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 8


ngoài nước. Nguyên nhân một phần do yếu tố khách quan như môi trường thời gian, mưa nắng, một phần do chủ quan như một số cơ quan, ban, ngành, chính quyền địa phương chưa nhận thức đúng về ý nghĩa của công tác bảo tồn, phát huy di tích, còn coi đây là công việc riêng của ngành văn hóa. Bên cạnh đó, người dân địa phương chưa có ý thức trong việc bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa lịch sử của di tích...

- Quản lý Nhà nước đối với di sản vật thể trên địa bàn

Hiện nay, một bộ phận vô vùng quan trọng của di sản văn hóa đó là các di tích lịch sử văn hóa kể cả cấp quốc gia hay ở địa phương có nguy cơ bị hủy hoại và nhiều di tích đang đối mặt với nguy cơ biến mất. Nhiều di tích đã được xếp hạng cũng đang bị vi phạm hay xuống cấp, chưa kể một số di tích được trùng tu, tôn tạo không đúng khoa học.

Quản lý Nhà nước về di sản văn hóa là sử dụng cơ chế, chính sách thông qua bộ máy quản lý tác động có tính chất định hướng tới cộng đồng xã hội nhằm đạt được mục tiêu đề ra mà không làm thay và đặc biệt là không khoán trắng cho cộng đồng. Mục tiêu cao nhất đặt ra cho công tác quản lý di sản văn hóa là bảo tồn lâu dài các yếu tố gốc cấu thành giá trị di sản và phát huy giá trị di sản phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, cần có cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước và Hội di sản văn hóa để tạo ra sức mạnh tổng hợp, hỗ trợ cho công tác quản lý di sản văn hóa. Đây là những nhân tố tác động tích cực tới hiệu quả quản lý Nhà nước về di sản văn hóa. Xây dựng và củng cố hệ thống quản lý và khoa học đủ mạnh, có khả năng triển khai trong đời sống xã hội các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa.

- Tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di tích

Để tuyên truyền, quảng bá về giá trị của hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đến Nhân dân trong nước, bạn bè quốc tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên tổ chức các hoạt động gắn liền với quảng bá di sản, như: Tổ chức vinh danh, ca ngợi giá trị truyền thống lịch sử, cảnh đẹp của di tích tại các buổi lễ đón bằng xếp hạng di tích tại địa phương; tổ chức các hoạt động trưng bày, triển lãm để quảng bá, giới thiệu điểm đến các di tích; Năm 2018, đã phối hợp


với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình phối hợp tổ chức tuyên truyền các giá trị di sản văn hóa trong các trường học trên địa bàn tỉnh, giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa cho các em học sinh, sinh viên tham quan, học tập tại các di tích.

Để công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh thực hiện thống nhất, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước, tỉnh đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức quán triệt, tuyên truyền giới thiệu sâu rộng các văn bản luật, dưới luật, như: Luật Di sản văn hóa; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; các Nghị định của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của tỉnh có liên quan về di sản văn hóa đến các cấp chính quyền địa phương, cộng đồng. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, như: Hội nghị, hội thảo, tập huấn chuyên môn, ban hành các văn bản quản lý nhà nước, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Do đó, công tác quản lý di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh được thực hiện có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi thể, không ngừng hướng tới mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

- Đầu tư đối với các di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện Krông Pắc đến năm 2020

Di tích Đồn điền CADA thuộc địa bàn xã Ea Yông, huyện Krông Pắc được xếp hạng là di tích Quốc gia tại Quyết định số 02/1999/QĐ-BVHTT ngày 26/01/1999 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Di tích đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương trùng tu, tôn tạo tại Quyết định số 1497/QĐ-UBND ngày 11/6/2009 của UBND tỉnh Đắk Lắk với tổng kinh phí 10.604.000.000đ.

Thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 8

Di tích lịch sử Địa điểm Miếu thờ tại Đồn điền CADA, tại xã Ea Yông, huyện Krông Pắc được xếp hạng là di tích quốc gia tại Quyết định số 3518/2012/QĐ- BVHTTDL ngày 17/9/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Di tích đã được


tu bổ, tôn tạo hạng mục Khu Miếu thờ CADA tại Quyết định số 2073/QĐ- SVHTTDL ngày 31/10/2012 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với tổng kinh phí là: 1.564.533.000đ.

Thời gian trở lại đây, hạ tầng Đắk Lắk đã được liên tục đầu tư phát triển. Nhiều công trình, dự án giao thông trọng điểm được triển khai đầu tư mang tính động lực có thể kể đến như vành đai phía Đông, vành đai phía Tây 2; nâng cấp mở rộng Quốc lộ 29; xây dựng đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang (Khánh Hòa), cao tốc Buôn Ma Thuột - Liên Khương (Lâm Đồng); dự án đường sắt Buôn Ma Thuột - Tuy Hòa (Phú Yên), phát triển cảng hàng không Buôn Ma Thuột thành cảng hàng không quốc tế… Hạ tầng giao thông với hệ thống đường bộ, đường sắt và hàng không tích hợp được đầu tư đồng bộ, tiện ích gia tăng và cộng đồng dân cư hình thành nhanh chóng đã làm thay đổi diện mạo, bộ mặt của cả khu vực. Đây chính là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản, thu hút các nhà đầu tư. Mới đây tỉnh Đắk Lắk ký biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư cho dự án Tổ hợp du lịch sinh thái hồ Ea Nhái tại huyện Krông Pắc và huyện Cư M'gar do Công ty cổ phần tập đoàn FLC làm chủ đầu tư, với vốn đầu tư dự kiến

10.000 tỷ đồng.

- Nguồn nhân lực tham gia công tác bảo tồn và phát huy di tích

Nguồn nhân lực tham gia nhiệm vụ quản lý, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trên địa bàn huyện còn hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Vẫn chưa có những cán bộ chuyên trách mảng thực hiện chính sách về di sản văn hóa. Đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên đa số chưa được đào tạo bài bản, ít có điều kiện đi tham quan học tập ở trong nước và quốc tế; còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, ngoại ngữ để thuyết minh, giới thiệu, quảng bá các giá trị di tích cho du khách nước ngoài khi đến tham quan, học tập, nghiên cứu tại di tích. Trong khi, đội ngũ thực hiện lãnh đạo, quản lý Nhà nước về di tích còn kiêm nhiệm, phụ trách nhiều lĩnh vực nên việc tìm hiểu, nghiên cứu về di tích chưa nhiều, ít sâu sát với thực tiễn, công tác chỉ đạo, điều hành hiệu quả chưa cao.


2.2.3.2. Những hạn chế trong việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc và nguyên nhân

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa ở địa phương chưa thường xuyên, liên tục, sâu rộng; ý thức chấp hành quy định pháp luật của người dân về di sản văn hóa còn hạn chế.

- Công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với đơn vị chủ sở hữu di tích trách nhiệm quản lý chưa rò ràng, còn bất cập, khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị đối với di tích danh lam thắng cảnh. Nhiều di tích chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Hiện nay, công tác bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di tích gắn với với phát triển du lịch (nhất là di tích danh lam thắng cảnh) còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định đất lâm nghiệp, đất rừng đặc dụng, phòng hộ, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi đầu tư dự án tại di tích đã được xếp hạng.

- Di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc qua thời gian, các hạng mục, cồng trình của di tích (mái ngói, tường nhà, sàn gỗ) đã xuống cấp; các hiện vật, tư liệu, hình ảnh trưng bày tại di tích còn ít, di tích chưa có tường rào bảo vệ, điện, nước, nhà để xe, hiện vật trưng bày và các công trình phụ trợ khác để bảo vệ và phát huy giá trị di tích phục vụ khách tham quan.

- Một số di tích danh lam thắng cảnh có giá trị tiềm năng về cảnh quan tự nhiên, môi trường sinh thái để phát triển du lịch. Tuy nhiên, vào mùa khô dòng thác bị khô cạn, giảm vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên của di tích; đường vào di tích còn cách xa trung tâm, đi lại còn khó khăn, khó thu hút đầu tư để phát triển du lịch, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Công tác bảo vệ môi trường, phòng chống cháy rừng tại một số điểm di tích danh lam thắng cảnh chưa đảm bảo.

- Chất lượng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh chưa đồng đều, còn hạn chế về trình độ, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ so với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Đội ngũ thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị của di tích còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng, chuyên


môn ngoại ngữ để thuyết minh, giới thiệu, quảng bá di tích cho khách nước ngoài khi đến tham quan, học tập, nghiên cứu tại di tích.

2.2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng

- Nguyên nhân chủ quan: Công tác đầu tư tại di tích chưa trọng tâm, trọng điểm, còn dàn trải nên việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích hiệu quả chưa cao. Một số hạng mục công trình của di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc qua thời gian chịu sự tác động của môi trường tự nhiên đã xuống cấp, hư hỏng do chưa bố trí nguồn kinh phí kịp thời để trùng tu, tu bổ, bảo vệ và phát huy giá di tích. Nguồn nhân lực phục vụ công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích ở các cấp còn mỏng, yếu và thiếu, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn; năng lực chuyên môn của đội ngũ làm công tác quản lý, hướng dẫn, thuyết minh tại di tích còn hạn chế (chưa được đào tạo chuyên sâu). Thời gian thực hiện các thủ tục thỏa thuận, thẩm định, phê duyệt việc bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích phải qua nhiều bước, kéo dài, nhiều điểm còn chồng chéo giữa quy định của pháp luật về di sản với quy định pháp luật hiện hành có liên quan, gây khó khăn trong công tác tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích.

- Nguyên nhân khách quan: tại địa phương, đơn vị được giao quản lý trực tiếp đối với di tích nhưng chưa có chương trình, giải pháp và chủ động lập Dự án kêu gọi đầu tư phát triển du lịch gắn với hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Việc kiểm tra, giám sát về công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích, hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích ở một số địa phương chưa thường xuyên, để theo dòi, kịp thời chấn chỉnh những sai phạm về hoạt động di tích. Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa chưa thường xuyên, liên tục. Nhận thức của một bộ phận Nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn hạn chế, dẫn đến tình trạng người dân tự lấn chiếm đất đai, xâm hại di tích.

Ngoài ra, Công tác triển khai phân cấp quản lý các di tích trên địa bàn còn nhiều vướng mắc, chưa phù hợp, nguồn kinh phí đầu tư để bảo quản, phục hồi các di tích trên địa bàn còn hạn chế, việc phát huy các giá trị tiềm năng của di tích còn bất cập. Tại địa phương nơi có di tích được xếp hạng còn trông chờ vào sự quan tâm


đầu tư kinh phí của nhà nước vì cho rằng di tích đã được công nhận thì nhà nước phải đầu tư trùng tu, tu bổ, tôn tạo di tích. Đội ngũ thực hiện công tác quản lý về di tích ở các cấp còn kiêm nhiệm, nhất là cấp huyện, cấp xã nên việc học tập, tìm hiểu, nghiên cứu chưa nhiều, ít có thời gian sâu sát với thực tiễn, nên chất lượng tham mưu chưa cao. Đội ngũ làm công tác di sản văn hóa không ổn định, thường xuyên thay đổi, luân chuyển công tác, tính chuyên nghiệp không cao, trong khi đó công việc này đòi hỏi phải có thời gian, kinh nghiệm và quá trình công tác gắn bó lâu dài. Chế độ hỗ trợ cho đội ngũ làm công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc trực tiếp đối với di tích trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm đúng mức, nhằm tạo động lực để động viên họ yên tâm công tác, cống hiến trong việc thực hiện bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc tại địa phương.

Việc lập hồ sơ xếp hạng di tích trước năm 2011 còn bất cập: Trước năm 2001 khi Luật Di sản văn hóa và Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL, ngày 14/7/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh chưa ban hành nên việc lập hồ sơ chưa thống nhất, đảm bảo đúng yêu cầu. Hơn nữa, ở thời điểm đó, công nghệ đo đạc, vẽ bản đồ còn lạc hậu nên việc khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích chưa được chặt chẽ, bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích chưa được số hóa. Ngoài ra, một số di tích khoanh vùng các khu vực bảo vệ quá rộng, khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ, chuyển đổi mục đích sử dụng đất di tích, lập quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư, tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích.

2.2.3.4. Những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk

Di sản văn hóa được xem là nguồn lực quan trọng để phát triển ngành du lịch. Nhiều địa phương trong nước nhờ làm tốt công tác bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị của di sản mà trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch hấp dẫn, thu hút được nhiều du khách đến tham quan. Ở tỉnh Đắk Lắk, trong quá trình thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích đã nhận được sự quan tâm phối hợp giữa các cấp, các ngành trong


việc tổ chức nhiều hoạt động “về nguồn”, tuyên truyền di sản văn hóa trong các trường học, tổ chức học tập ngoại khóa tại di tích lịch sử - văn hóa; tổ chức các chương trình du lịch nhằm giới thiệu các di tích văn hóa, lịch sử, các danh lam thắng cảnh cho du khách đến tham quan du lịch.

Nhiều di tích lịch sử - văn hóa đã thực hiện tốt vai trò giáo dục văn hóa, lịch sử dân tộc cho khách tham quan, tiêu biểu như: Nhà đày Buôn Ma Thuột, Đình Lạc Giao, Đồn điền và Miếu thờ CADA, Biệt điện Bảo Đại. Một số di tích danh lam thắng cảnh tiêu biểu trên địa bàn tỉnh có giá trị tiềm năng đã được các tổ chức, cá nhân quan tâm đầu tư, khai thác du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Công tác quản lý nhà nước về di tích: Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa, công tác chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích tại địa phương. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có sự chuyển biến tích cực, ý thức chấp hành và tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa trong Nhân dân được nâng lên, người dân đã có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh tại địa phương, góp phần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Nhìn chung, các đơn vị, địa phương trong công tác quản lý nhà nước đã tuân thủ quy định của pháp luật về di sản văn hóa và di tích; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, nhắc nhở các tổ chức, cá nhân nghiêm túc chấp hành quy định của pháp luật về di tích, tích cực tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh tại địa phương, không để xảy ra các sai phạm nghiêm trọng phải xử lý theo quy định của pháp luật về di tích.

Về nguồn nhân lực tham gia bảo vệ, chăm sóc, duy trì các hoạt động văn hóa và phát huy giá trị di tích, cho đến hiện tại Di tích lịch sử Miếu thờ tại Đồn điền CADA, huyện Krông Pắc chỉ có 01 người.

Chất lượng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trên địa bàn huyện còn hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ,


năng lực so với yêu cầu thực tiễn đặt ra, nhất là đội ngũ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị của di tích (hướng dẫn viên, thuyết minh viên), đa số chưa được đào tạo bài bản, ít có điều kiện đi tham quan học tập ở trong nước và quốc tế; còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, ngoại ngữ để thuyết minh, giới thiệu, quảng bá các giá trị di tích cho du khách nước ngoài khi đến tham quan, học tập, nghiên cứu tại di tích.

Đội ngũ thực hiện lãnh đạo, quản lý về di tích còn kiêm nhiệm, phụ trách nhiều lĩnh vực, nhất là cấp huyện, cấp xã nên việc tìm hiểu, nghiên cứu về di tích chưa nhiều, ít sâu sát với thực tiễn, công tác chỉ đạo, điều hành hiệu quả chưa cao.

2.3. Bài học kinh nghiệm

- Bám sát sự chỉ đạo của Đảng và sự điều hành của chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ sở, triển khai nghiêm túc và đồng bộ các quy định về quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản từ Trung ương đến địa phương;

- Xuất phát từ thực tế quản lý của địa phương, chủ động tham mưu ban hành các chỉ thị, nghị quyết, quy chế, đề án, kế hoạch, các văn bản quản lý di sản gắn với phát triển du lịch, tạo sự cân bằng giữa bảo tồn di sản và khai thác du lịch;

- Tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ, ban, ngành Trung ương, tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế trong việc điều chỉnh, lập và triển khai các dự án tu bổ, tôn tạo di tích, đầu tư hạ tầng du lịch, nghiên cứu khoa học và xúc tiến, quảng bá di sản.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý di sản văn hóa ngày càng chuyên nghiệp, chủ động học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm quản lý di sản văn hóa trong và ngoài nước.

- Xây dựng cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực di sản là trung tâm trong công tác bảo tồn di sản, để họ trở thành chủ thể trong công tác quản lý di sản, và di sản phải song hành cùng với sinh kế của cộng đồng địa phương.

- Đồng hành cùng doanh nghiệp, hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, để họ không chỉ là doanh nghiệp “khai thác” mà còn là doanh nghiệp “bảo tồn” các giá trị di sản văn hóa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022