Trong cuộc kháng chiến chống thực Pháp và đế quốc Mỹ, đội ngũ công nhân hùng hậu tại đồn điền CADA đã được giác ngộ cách mạng và trở thành lực lượng nòng cốt; Đồn điền CADA trở thành cơ sở vững chắc trong công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Miếu thờ CADA cũng là nơi diễn ra một số cuộc họp của Chi bộ Đảng đồn điền CADA, là nơi đặt hộp thư để trao đổi và nhận nhiệm vụ, báo cáo của cơ sở cách mạng ở đồn điền. Từ cuối năm 1946 đến cuối năm 1969, miếu là nơi tổ chức kết nạp đảng viên, đoàn viên, là nơi sinh hoạt của Chi đoàn thanh niên, Công đoàn, Đội tự vệ mật. Là một kiến trúc trong tổng thể khu Di tích lịch sử CADA, Miếu thờ CADA đã cùng với công nhân, cán bộ chiến sỹ nơi đây góp phần viết lên trang sử hào hùng của nhân dân Đắk Lắk nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân, đế quốc. Chính những giá trị lịch sử to lớn đó, ngày 17/9/2012, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp hạng Miếu thờ CADA là Di tích lịch sử Quốc gia.
Thác Drai Dăng nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 30 km về phía Đông, thuộc địa phận xã Ea Knuếc, huyện Krông Pắc. Trong tiếng Ê đê: Drai có nghĩa là thác, Dăng có nghĩa là dài (thường được sử dụng trong cách đo chiều dài), theo như giải thích của bà con nơi đây: Dăng ở đây là chiều dài của những dấu tích (vết chém dài). Như vậy, Drai Dăng có nghĩa là thác dài hay là thác có dấu tích của những vết chém dài.
Nằm trên dòng suối Ea Knuếc, thác Drai Dăng được bắt nguồn từ cầu 21 (Km 21 - quốc lộ 26) chảy qua thôn Tân Sơn, xã Ea Knuếc. Trước đây đầu nguồn thác là dòng suối hiền hòa chảy xuống. Vào năm 1992, Binh đoàn 12 đã ngăn dòng suối phía trên đầu dòng thác, tạo thành hồ nước và xây đập bờ kè làm thủy điện phục vụ việc tưới tiêu và sinh hoạt trong khu vực. Năm 2006, đập thủy điện bị phá bỏ, hiện nay vẫn còn lại hồ nước và bờ tràn ngay trên đầu dòng thác.
Drai Dăng là một trong những thắng cảnh đẹp, còn lưu giữ được vẻ hoang sơ, thác gồm có 3 tầng chính: Tầng thứ nhất là hệ thống đập tràn của thủy điện trước đây, dòng nước đổ xuống qua hai bậc tam cấp uốn lượn như dải lụa trắng; Tầng thứ hai là dòng thác chính, tầng thác này được tạo bởi những cột đá, tảng đá lớn nằm
thoai thoải, trên bề mặt đá là vô vàn nấc thang nhỏ tựa như những vết chém của kiếm. Vào mùa khô, lượng nước đổ về ít, chảy len qua các khối đá nhẹ nhàng, êm dịu như giấc ngủ của thiếu nữ Tây Nguyên giữa đại ngàn xanh thẳm; Mùa mưa, nước thác đổ mạnh xuống như muốn gột rửa tất cả để bắt đầu cho một mùa mới đầy hy vọng và sức sống. Nước tuôn qua các các cột đá lớn nhỏ, cao thấp tạo thành các cột nước như những mạch nước ngầm. Tầng thứ ba của thác là tầng cuối đón nhận dòng chảy tạo thành một hồ nước trong xanh.
Ngày 16/5/2012, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành quyết định xếp hạng Thác Drai Dăng là Di tích Danh lam thắng cảnh cấp tỉnh.
Di chỉ khảo cổ học Buôn Mrâo ở thôn 1A, xã Hòa Tiến, huyện Krông Pách phân bố ở phần chân núi thấp, ba mặt chung quanh được bao bọc bởi một vùng ruộng trũng, tập trung nửa gò phía Đông Nam, trong khu vực rẫy cà phê của các hộ gia đình, với diện tích phân bố khoảng 10.000 m2. Qua khai quật, đã phát hiện 5 mộ táng gồm 3 mộ vò, chôn cùng độ sâu xuất lộ so với mặt đất từ 35cm đến 55cm và 2 mộ huyệt đất, có di cốt người tìm thấy trong mộ ở độ sâu 60cm. Đồ tùy táng gồm 2 rìu đá, trong đó có 1 rìu có vai, 4 đồ xếp dọc một bên thân từ hông xuống chân người chết. Cả 2 mộ huyệt đất đều chôn người chết theo tư thế nằm thẳng và một bên thân đều được đặt 4 đồ gốm tùy táng. Trong hố khai quật cũng thu được 117 hiện vật đồ đá, hàng trăm mảnh vỡ đồ đá, mảnh tước các loại. Đối với đồ gốm, mảnh gốm, với diện tích 48 m2 khai quật, địa tầng di tích chỗ dày nhất là 60cm đã thu được trên 2 vạn mảnh gốm. Đây là di chỉ khảo cổ học có mật độ tập trung mảnh gốm cao nhất từ trước đến nay đã được khai quật ở tỉnh Đắk Lắk. Các hiện vật trên cho thấy, cư dân Buôn Mrâo đã chuyển từ giai đoạn hậu kỳ đá mới sang giai đoạn sơ kỳ thời đại đồ đồng, có niên đại cách đây khoảng từ 3.000 đến 3.500 năm trở lên. Hồ chứa Krông Buk Hạ nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40 km, thuộc xã Ea Phê, huyện Krông Pắc. Hồ chứa có dung tích chứa gần 110 triệu m3 nước, năng lực tưới tiêu 11.400 ha diện tích cây trồng các loại, cung cấp nước sinh hoạt cho 72.000 hộ dân; đồng thời có tác dụng phòng chống lũ lụt hằng năm ở khu vực hạ lưu, nuôi trồng thủy sản và cải tạo cảnh quan môi trường…
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung, Chủ Thể Thực Hiện Chính Sách Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Vật Thể
- Các Điều Kiện Đảm Bảo Thực Hiện Chính Sách Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Vật Thể
- Những Yếu Tố Tác Dộng Đến Thực Hiện Chính Sách Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Vật Thể Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắc, Tỉnh Đắk Lắk
- Thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 8
- Phương Hướng Bảo Đảm Thực Hiện Chính Sách Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Vật Thể Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắc, Tỉnh Đắk Lắk
- Thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 10
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
cho huyện Krông Pắc và một phần huyện Ea Kar. Công trình Krông Buk Hạ mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời là nơi trữ nước tránh ngập úng vào mùa mưa.
Hồ Ea Nhái là một hồ chứa thuộc Nông trường Thắng Lợi, có diện tích khoảng 3 km2, chứa nước để cung cấp cho tưới tiêu cà phê và lúa của toàn Nông trường Thắng Lợi. Hồ cũng là điểm du lịch.
2.2.2. Các nội dung thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc
2.2.2.1. Về xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
Nhìn chung, những năm qua, được sự quan tâm đầu tư và chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp với các Sở ban ngành của tỉnh mà trong thời gian qua huyện Krông Pắc đã triển khai tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể của huyện đạt nhiều kết quả tốt, trong đó có hoạt động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như các quy định chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của huyện với sự tham mưu của phòng Văn hóa và thông tin, huyện đã lên kế hoạch chi tiết, cụ thể triển khai thực hiện các nội dung trong quy hoạch, kế hoạch và chương trình thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện. Việc lập kế hoạch này không chỉ nhằm vào các mục tiêu thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện mà còn xác định và phân công cụ thể trách nhiệm của các đơn vị (phòng) chức năng chuyên môn có liên quan cũng như phối hợp tổ chức thực hiện.
2.2.2.2. Về phổ biến, tuyên truyền chính sách
Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách được coi là nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, nhằm tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Biện pháp quan trọng hàng đầu là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở ban ngành của tỉnh, sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị huyện, nhất là Phòng Văn hóa - Thông tin, Đài truyền thanh huyện
đối với công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, của Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo tổ chức nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết, đề án, chương trình thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở các cơ quan có liên quan, nhận thức sâu sắc quan điểm, mục tiêu về thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương.
Phòng Văn hóa - Thông tin tham mưu UBND huyện phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn để trao đổi, phổ biến nội dung các cam kết cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn di sản.
2.2.2.3. Về phân công, phối hợp các bên liên quan
Để đảm bảo thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện một cách đồng bộ, đáp ứng với mục tiêu chinh sách đề ra, huyện Krông Pắc đã chỉ đạo các phòng ban có liên quan đến thực thi chính sách xây dựng kế hoạch, phân công trách nhiệm triển khai, đồng thời nghiên cứu đề xuất cơ chế thuộc thẩm quyền của địa phương để đề xuất, kiến nghị tỉnh xem xét những khó khăn, hạn chế, để tạo hành lang thông thoáng cho thực thi chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện. Xác định du lịch là ngành kinh tế dịch vụ có giá trị cao, thu hút nhiều lao động, thông qua đó làm cho giá trị văn hóa của dân tộc được thấm sâu, được lan tỏa trong nước và quốc tế, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng về lĩnh vực du lịch và bảo tồn văn hóa dân tộc gắn với các di tích lịch sử - văn hóa nhằm phát triển du lịch đồng bộ, bền vững.
Từ cấp Bảo tàng tỉnh, trong đó có phòng Quản lý và phát huy giá trị di tích, đã chỉnh sửa bổ sung các điều, khoản để tham mưu cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình UBND tỉnh ban hành Quyết định quy chế Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã đề nghị UBND tỉnh ban hành các Quyết định và bàn giao quyền quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích cho các địa phương như: Di tích lịch sử CADA, xã Ea Yông, huyện Krông Pắk cho UBND
huyện Krông Pắk; Di tích Miếu thờ CADA cũng giao cho UBND huyện quản lý. Sau thì UBND huyện giao cho Phòng Văn hóa và Thông tin huyện quản lý.
2.2.2.4. Về duy trì thực hiện chính sách
Để duy trì thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể trên địa bàn huyện, UBND huyện đã giao nhiệm vụ cho các địa phương và các phòng ban có liên quan triển khai thực hiện chương trình trong kế hoạch công tác hàng năm. Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện đã tham mưu cho UBND tỉnh, các Sở ban ngành của tỉnh ban hành các văn bản để triển khai tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện. Thời gian qua, việc thực hiện các chính được duy trì thường xuyên. Các văn bản tham mưu, chỉ đạo, điều hành, phối hợp trong chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện từng bước được xây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày càng có hiệu quả trong việc bảo tồn di sản văn hóa.
2.2.2.5. Về điều chỉnh chính sách phù hợp với điều kiện địa phương
Huyện Krông Pắc là đơn vị hành chính cấp huyện, do đó chỉ tập trung thực hiện các chính sách chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa do trung ương, tỉnh ban hành chứ không có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách. Tuy nhiên, để chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể trên địa bàn huyện phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế của địa phương, huyện cũng đã rà soát và kiến nghị cấp trên điều chỉnh, bổ sung một số nội dung phù hợp với điều kiện của huyện, như kiến nghị UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện các giải pháp nhằm bảo tồn, tôn tạo các di tích đã xuống cấp.
2.2.2.6. Về theo dòi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc
Tăng cường thực thi chính sách, pháp luật chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện; Ðặc biệt, tập trung đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, nhắc nhở các tổ chức, cá nhân nghiêm túc chấp hành quy định của pháp luật về di tích, tích cực tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn
hóa và danh lam thắng cảnh tại địa phương, không để xảy ra các sai phạm nghiêm trọng phải xử lý theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
2.2.2.7. Về đánh giá, tổng kết chính sách
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo vệ di sản văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, cần đề xuất giải pháp, kiến nghị bổ sung, sửa đổi nội dung chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tuy nhiên, việc đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể trên địa bàn huyện cũng còn chưa được quan tâm, thực hiện thật bài bản; thường lồng ghép đánh giá kết quả việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về văn hóa, xã hội hoặc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, văn hóa, dịch vụ du lịch thương mại,... theo sự chỉ đạo của Sở Văn hóa Thể thao Du lịch, Ủy ban nhân dân huyện.
2.2.3. Đánh giá chung việc thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc
2.2.3.1. Ưu điểm
- Bảo vệ giá trị văn hóa vật thể: Thực hiện Luật Di sản Văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã làm tốt công tác kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn, đánh giá thực trạng về công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích đã được xếp hạng. Đồng thời, tổ chức điều tra, khảo sát, nghiên cứu lập hồ sơ khoa học đề nghị các cấp xếp hạng các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn toàn tỉnh.
Ngày 15/3/2012, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 1286/UBND-VHXH về việc phê duyệt và công bố Danh mục di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh tiềm năng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã căn cứ về điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, tiến hành lập hồ sơ khoa học di tích trình cấp có thẩm quyền xem xét, xếp hạng di tích, đây là cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo, xây dựng các dự án trùng tu, tôn tạo, bảo quản, phục hồi các giá trị di tích, góp phần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, phát triển du lịch của tỉnh. Thông tư số 15/2019/TT-
BVHTTDL ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
Di tích lịch sử Đồn điền Ca Đa được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 02/1999/QĐ-BVHTTDL, ngày 16/01/1999 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thực hiện Quyết định số 3229/QĐ-UBND, ngày 08/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc giao quyền quản lý Nhà nước đối với Di tích lịch sử cấp Quốc gia; đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện, phòng Văn hóa và Thông tin huyện Krông Pắc, lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Ea Yông, thống nhất bàn giao hồ sơ, tài liệu và hiện vật, tài sản hiện có của Di tích lịch sử cấp Quốc gia Đồn điền Ca Đa cho Ủy ban nhân huyện Krông Pắc trực tiếp quản lý. Đến ngày 15/3/2016, Ủy ban nhân dân huyện Krông Pắc đã kí Quyết định số 794/QĐ-UBND, giao quyền quản lý Nhà nước đối với Di tích lịch sử cấp Quốc gia đồn điền Ca Đa thuộc xã Ea Yông cho Phòng Văn hóa và Thông tin huyện.
Trong thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, Di tích đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương trùng tu, tôn tạo tại Quyết định số 1497/QĐ- UBND ngày 11/6/2009 của UBND tỉnh Đắk Lắk với tổng kinh phí 10.604.000.000đ. Dự án đầu tư trùng tu, tôn tạo Di tích lịch sử cấp Quốc gia Đồn điền Ca Đa đã được triển khai thực hiện hoàn thành giai đoạn 1: xây dựng lại 02 nhà làm việc số 7 và số 8, hệ thống sân phơi; trong thời gian tới sẽ tiếp tục đầu tư các hạng mục thuộc giai đoạn 2 của Dự án gồm: xây dựng tường rào, nhà để xe, công trình vệ sinh, hệ thống điện, nước…
Di tích lịch sử Địa điểm Miếu thờ tại Đồn điền CADA, tại xã Ea Yông, huyện Krông Pắc được xếp hạng là di tích quốc gia tại Quyết định số 3518/2012/QĐ- BVHTTDL ngày 17/9/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đến ngày 06/10/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã kí Quyết định số 2328/QĐ-UBND, giao quyền quản lý Nhà nước đối với Di tích lịch sử cấp Quốc gia Miếu thờ CADA thuộc xã Ea Yông cho Ủy ban nhân dân huyện Krông Pắc. Khu vực bảo vệ Di tích
được xác định thực theo Biên bản và bản đồ các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ. Di tích đã được tu bổ, tôn tạo hạng mục Khu Miếu thờ CADA tại Quyết định số 2073/QĐ-SVHTTDL ngày 31/10/2012 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với tổng kinh phí là: 1.564.533.000đ.
Vấn đề hàng đầu của công tác nghiên cứu bảo tồn di tích, di vật khảo cổ trước hết là chỉnh lý - bảo lưu toàn bộ thông tin khoa học quan trọng nhất của từng địa điểm; nghiên cứu đề xuất bảo tồn các địa điểm khảo cổ phục vụ nghiên cứu và du lịch. Những thông tin cần được cập nhật cho các di tích gồm: Vị trí địa lý; lịch sử phát hiện, thám sát - khai quật và nghiên cứu; tính chất khảo cổ học; tầm vóc di tích trong không gian phẳng và trong địa tầng; hiện vật khảo cổ học được phát hiện và nơi lưu trữ, trưng bày hiện nay; mẫu vật khảo cổ học từng được giám định; các nhận định của những nhà nghiên cứu... Tuy nhiên các di chỉ sau khai quật chỉ dừng lại ở việc báo cáo kết quả thu được, mà chưa đề xuất đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích khảo cổ đó. Di chỉ khảo cổ học Buôn Mrâo cũng không nằm ngoài số lớn đó.
- Phát huy giá trị văn hóa vật thể
Vai trò giáo dục văn hóa của các di tích lịch sử là cách thức tiếp cận lịch sử nhanh chóng, thiết thực nhất đối với học sinh, vừa đưa các bài học sách vở trở nên gần gũi, trực quan hơn, vừa góp phần giáo dục truyền thống yêu nước đến với giới trẻ. Chính vì vậy, từ lâu Di tích lịch sử Đồn điền CADA dã troở thành một địa chỉ đỏ để các học trò trên địa bàn huyện Krông Pắc đến tham quan, học tập. Tuy nhiên, công tác phát huy giá trị di sản vẫn còn vấp nhiều khó khăn. Mặc dù Di tích Đồn điền CADA (xã Ea Yiêng, huyện Krông Pắc) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư trùng tu nhưng do thiếu kinh phí nên nhiều hạng mục vẫn chưa được tôn tạo. Hiện quần thể di tích này đang trong tình trạng xuống cấp nhanh chóng. Trong đó đặc biệt là tường rào, nhà làm việc của chủ lớn, nhà truyền thống, nhà ở công nhân, nhà kho, nhà máy xay ướt cà phê, trạm cân, khu y tế… đang ở trong tình trạng hoang hóa, hư hỏng nặng nề và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, điểm di tích nổi tiếng này cũng chưa tạo được sức hút đối với du khách trong và