Một Số Đặc Trưng Chung Của Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Tỉnh Quảng Nam


hệ trọng của cộng đồng tộc người. Đúng vậy, mặc dù thực tế hiện nay các hoạt động bề ngoài họp thôn, làng là nhằm phổ biến, triển khai các công việc của Đảng, Nhà nước, song trong nội bộ làng của các tộc người bản địa ở Quảng Nam vẫn duy trì hình thức sinh hoạt mạn đàm, trao đổi ý kiến của những người cao tuổi trong làng và những quyết định của họ luôn có sự chi phối đến hoạt động chiếm hữu đất đai, sản xuất, quan hệ xã hội của gia đình, của cộng đồng và ngoài cộng đồng, các hoạt động văn hóa truyền thống, tín ngưỡng... của cả làng.

2.1.2. Một số đặc trưng chung của văn hóa các dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Nam

Dưới góc nhìn địa - văn hóa, tiểu vùng văn hóa xứ Quảng nói chung và nói riêng văn hóa các DTTS ở tỉnh Quảng Nam có sự hiện diện, giao hòa của hầu hết các loại hình di sản văn hóa thể hiện những đặc trưng văn hóa khác nhau, có những niên đại khác nhau, hàm chứa những nội dung lịch sử khác nhau nhưng đều gắn liền với những đặc điểm về địa lý tự nhiên và quá trình hình thành, phát triển của mảnh đất này.

Sự đa dạng, hỗn hợp đặc trưng được thể hiện rõ nét ở: (1) Sự giao lưu, gắn kết văn hóa từ quá trình tụ cư, hỗn cư và hợp cư của người Chăm, người Việt, người Hoa (Chăm – Việt Hoa); (2) Sự giao lưu, gắn kết văn hóa giữa khối cư dân đồng bằng ven biển với đồng bào các tộc người thiểu số vùng cao; và (3) cùng những ảnh hưởng không nhỏ của sự giao lưu văn hóa khu vực Đông – Tây Trường Sơn (do địa lý tự nhiên của vùng cư trú giáp Lào).

Nhà làng của các tộc người thiểu số Quảng Nam đã trở thành không gian chung, nhà làng được dựng nên từ sức mạnh và tinh thần đoàn kết của cộng đồng người miền núi. Tiêu biểu, như: Đối với đồng bào Cơtu, ngoài gươl mẹ (gươl chung của làng) thì xung quanh còn có các gươl con (gươl tô bhúh) tượng trưng cho các tộc họ trong làng; đối với đồng bào Co, Nhà làng

44


được làm theo kiểu nhà dài ở từng nóc, là nơi sinh sống của nhiều hộ gia đình… Chính đặc điểm văn hóa này tạo dựng cho đồng bào có ý thức rất cao về dòng tộc, làng gốc không gian sinh tồn, tinh thần cố kết cộng đồng, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi đối với làng của mình.

Quá trình cộng cư giữa các dân tộc anh em đã đem lại nét đặc trưng trong văn hóa phi vật thể của các DTTS ở tỉnh Quảng Nam, đó là tính đa dạng giá trị văn hóa đặc sắc trong đời sống xã hội mang tính bản sắc truyền thống và khác biệt của từng tộc người (từ ngôn ngữ, các vật dụng trong cuộc sống hàng ngày, đến kiến trúc nhà làng và nhà ở, phong tục, tập quán, lễ hội, hôn nhân, tang ma, thờ cúng...). Một số minh chứng đã cho thấy, như: (i) Tộc người Cơ tu (ở các huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang…) với nghệ thuật trang trí nhà Gươl, cồng chiêng, nói lý - hát lý, các điệu dân ca - dân vũ (có điệu múa Tâng tung- Da dá của Cơ tu là di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia), nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Cơ Tu (di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia)…; (ii) Các tộc người Cor, Cadong, Xêđăng (ở các huyện Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My) với tập quán, các nghi lễ, nghệ thuật diễn xướng dân gian (hát đối đáp ting ting của người Ca Dong, biểu diễn nhạc cụ đấu chiêng của người Cor, đàn Klôngpút của người Ca dong), nghề dệt thổ cẩm (nghề dệt dồ của người Xêđăng dưới chân núi Ngọk Linh, dệt thổ cẩm Bhnoong ở Phước Sơn), nghề ủ rượu cần của người Cadong ở Bắc Trà My, đồng bào Cor (Bắc Trà My) với đặc trưng hình ảnh “cây nêu” văn hóa truyền thống sử dụng trong lễ cúng (nghi lễ dựng cây nêu và bộ Gu của người Cor là di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia)…; (iii) Với tộc người Gié – Triêng có những bài hát ru, hát trong khi dệt vải và trống H’gơ r của nhóm địa phương Tà Riềng (Gié – Triêng)... Qua đó tạo ra bức tranh sinh động, đa sắc văn hóa đang hiện hữu trong đời sống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

45


Thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam - 7

của nhân dân các vùng, miền làm cho văn hóa Quảng Nam thêm đa dạng phong phú.

Từ việc chịu tác động khách quan của nhu cầu sinh tồn trong điều kiện tự nhiên và thể hiện trong văn hóa - lối sống, tất cả những điều đó đã tạo nên những đặc tính tư duy đã trở thành phẩm chất của con người xứ Quảng nói chung và các tộc người bản địa khu vực miền núi Quảng Nam nói riêng. Bên cạnh, sự ý thức của đồng bào rất cao về dòng tộc, về làng gốc không gian sinh tồn, về tinh thần cố kết cộng đồng, thì họ còn có những đặc tính về: sự cần cù, sáng tạo, thông minh, cởi mở, khoan hòa nhưng rất kiên trung, bất khuất. Những phẩm chất này giúp cho họ và con người xứ Quảng nói chung luôn hiên ngang trong quá trình chống chọi với thiên tai, địch họa cũng như khát vọng vươn lên trong quá trình xây dựng, phát triển địa phương ngày nay.

2.1.3. Khái quát chung về văn hoá các dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My

Huyện Bắc Trà My (được tách ra từ tháng 8-2003 cùng với huyện Nam Trà My từ huyện Trà My cũ của tỉnh Quảng Nam) là một trong những huyện thuộc vùng núi cao của tỉnh Quảng Nam. Vị trí của Bắc Trà My nằm ở 15017'13'' đến 18018'00'' vĩ độ bắc, 1080 09'16'' đến 108017'58'' kinh độ đông. Cách Tam Kỳ 50 km về hướng Tây Nam; có phía Đông Đông Bắc giáp huyện Núi Thành, Tiên Phước và phía Nam giáp huyện Trà Bồng – tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây Bắc giáp huyện Phước Sơn; phía Tây – Tây Nam giáp huyện Nam Trà My; và phía Bắc giáp các huyện Tiên Phước, Hiệp Đức.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trà My (cũ) đã được chọn làm căn cứ cách mạng của Khu V. Đây là khu căn cứ của cơ quan Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu V trong kháng chiến chống Mỹ - cứu nước (1960

– 1973). Khu di tích này được xem là một trong những khu căn cứ địa đầu


46


tiên của Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu V, góp phần làm nên thắng lợi trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 823,05 km2. Huyện có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm có thị trấn Trà My (là trung tâm huyện lỵ) và 12 xã (Trà Đốc, Trà Bui, Trà Dương, Trà Đông, Trà Giang, Trà Giác, Trà Ka, Trà Giáp, Trà Nú, Trà Sơn, Trà Kót, Trà Tân).

Tuyến đường ĐT 616 nối liền Bắc Trà My - Tiên Phước - Tam Kỳ là tuyến đường giao thông chính của Bắc Trà My với ngoài huyện.

Dân số toàn huyện Bắc Trà My là 39.600 người, chủ yếu là các cư dân bản địa, trong đó: Dân tộc Kinh: 20.148 (51,41%), Dân tộc Cadong: 13.372 (34,12%), Dân tộc Xêđăng: 115 (0,26%), Dân tộc Cor: 4.290 (10,95%), Dân tộc Mơnông: 690 (1,76%), Dân tộc khác: 579 (1,77%). Dân cư phân tán, mật độ dân số bình quân: 47,26 người/km2.

Về căn bản, nét văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My thể hiện tập trung ở các tộc người Cadong, Xêđăng, Cor và Mơnông; họ cùng có chung đặc điểm với văn hóa các dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Nam như đã nêu. Điển hình, như:

Về nhà chung của cộng đồng làng: có nhà Rông người Xơ đăng, nhà Cợt người Cor…

Về kiểu nhà ở truyền thống: "Nhà Xlúp" của người Cor; nhà sàn thấp vừa hình chữ nhật của người Xê đăng theo kiểu nhà dài thường cả đại gia đình ở chung; nhà sàn của người M'nông làm bằng lá cọ, sàn nhà bằng lồ ô, phên tường làm bằng vỏ cây ươi hay cây chò; nhà dài của người Cadong.

Nhiều lễ hội truyền thống, ăn tết mùa tiêu biểu của đồng bào dân tộc ở Bắc Trà My, đó là: Lễ ăn mừng lúa mới (Ka pêê nau); Tục cúng máng nước đầu năm của người Cadong; Tết giã rạ, Lễ ăn mừng lúa mới (Xa pa nưu), Lễ ăn trâu huê (Xa ố piêu) của người Cor và Cadong,… Hình ảnh đặc trưng “cây


nêu” nét văn hóa truyền thống của đồng bào Cor sử dụng trong lễ cúng. Tập quán, các nghi lễ, nghệ thuật diễn xướng dân gian của các tộc người Cor, Cadong, Xêđăng.

Về nhạc cụ dân tộc có: Đàn đá (phau), đàn vơró, đàn kadlốc, kèn amáp, sáo talía của người Cor; đàn nhị, ống vỗ kloong bút, trống, chiêng, cồng, tù và, đàn sáo dọc, đàn dool (giàn ống hoạt động nhờ sức nước) của người Cadong... cùng với các làn điệu dân ca, dân vũ.

2.2. Thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2015- 2020

2.2.1. Việc ban hành văn bản chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Nam và huyện Bắc Trà My

Từ năm 2011 đến nay, trên cơ sở các chương trình mục tiêu lớn của Trung ương, tỉnh Quảng Nam đã ban hành 19 nghị quyết chuyên đề và 15 chính sách đặc thù hỗ trợ, phát triển vùng dân tộc thiểu số, chủ yếu tập trung cho 6 huyện miền núi cao[21]. Trong đó, tiêu biểu là: Từ năm 2012, để triển khai chính sách bảo tồn và phát triển văn các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Căn cứ vào điều kiện thực tế và yếu tố đặc thù về tộc người ở các huyện miền núi của Quảng Nam trong đó có huyện Bắc Trà My, HĐND tỉnh Quảng Nam ban hành Nghị quyết số 55/2012/NQ-HĐND ngày 19 tháng 9 năm 2012 về Chương trình tổng thể phát triển kinh tế xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2016 và định hướng đến năm 2020. Tiếp đó, ngày 01 tháng 10 năm 2013, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Kế hoạch bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số (bao gồm các dân tộc Cơ tu, Giẻ - Triêng, Xơ đăng và Cor) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Theo kế hoạch này, mục tiêu đến năm 2015, cơ bản đưa văn hóa


các dân tộc thiểu số ra khỏi nguy cơ bị mai một, cần bảo vệ khẩn cấp và bước đầu phát huy giá trị di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc; 50 - 60% thôn, làng của đồng bào các dân tộc thiểu số có nhà sinh hoạt cộng đồng tự chủ chương trình hoạt động. Đồng thời mỗi huyện có đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ phát triển ít nhất 1 nghề truyền thống; 4 dân tộc thiểu số hiện có trên địa bàn tỉnh được kiểm kê di sản văn hóa của dân tộc mình; hoàn thành bộ chỉ số phát triển văn hóa các dân tộc đến năm 2020. Giai đoạn từ 2016 - 2020 tiếp tục đẩy mạnh khai thác, bảo tồn các giá trị văn hóa đặc trưng; 70 - 85% số làng có nhà văn hóa tự chủ chương trình hoạt động. Mỗi huyện có đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ, phát triển ít nhất 2 nghề truyền thống, được hỗ trợ, phát triển các loại hình dân ca, dân vũ hoặc hoạt động du lịch đặc trưng. góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Kế hoạch này được triển khai thực hiện tại các huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Hiệp Đức, Nam Trà My, Bắc Trà My và huyện Núi Thành có số lượng dân cư tập trung vừa đủ để hình thành nên sắc thái văn hóa riêng của mỗi dân tộc. Đối tượng thực hiện là đồng bào 04 dân tộc thiểu số Cơ tu, Giẻ - Triêng, Xơ đăng và Cor.

Trên cơ sở tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 55/2012/NQ-HĐND về Chương trình tổng thể phát triển kinh tế xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2016 và định hướng đến năm 2020 và Kế hoạch của UBND tỉnh về bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số (bao gồm các dân tộc Cơ tu, Giẻ - Triêng, Xơ đăng và Cor) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, Tỉnh uỷ Quảng Nam nhiệm kỳ XXI đã ra Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17/8/2016 về phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự án lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016

- 2020, định hướng đến năm 2025.

Năm 2019, UBND tỉnh đã ban hành hai đề án: “Hỗ trợ bảo tồn, phát


49


huy văn hóa đặc trưng các DTTS tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019 - 2025”; và “Hỗ trợ phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam đến năm 2025”. Cùng năm này, căn cứ vào điều kiện thực tế và đặc thù của các tộc người thiểu số huyện Bắc Trà My, UBND tỉnh Quảng Nam ra Quyết định số 1660/QĐ- UBND ngày 05 tháng 6 năm 2019 về Phê duyệt Đề án Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020 huyện Bắc Trà My

Căn cứ vào lợi thế so sánh của địa phương trong phát triển du lịch vùng núi với nhiều di tích lịch sử cách mạng và danh thắng, dựa trên việc triển khai 02 đề án của UBND tỉnh: “Hỗ trợ bảo tồn, phát huy văn hóa đặc trưng các DTTS tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019 - 2025”; và “Hỗ trợ phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam đến năm 2025”, HĐND huyện Bắc Trà My ra Nghị quyết số 58/2019/NQ-HĐND ngày 21/5/2019 về phát triển du lịch huyện Bắc Trà My giai đoạn 2019 - 2025, định hướng đến năm 2030; đồng thời, huyện còn ban hành các văn bản trong đó có 3 đề án về lĩnh vực văn hóa cấp huyện và xây dựng đề án bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.[44]

Thông qua việc ban hành có hiệu lực các văn bản thực hiện chính sách bảo tồn - phát triển văn hóa các DTTS tại huyện Bắc Trà My, chính quyền huyện và các xã, thị trấn trên địa bàn Bắc Trà My đã kịp thời đẩy mạnh các kênh truyền thông tuyên truyền phổ biến việc thực hiện chính sách này đến các xã, thị trấn và thôn làng.

2.2.2. Kết quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015- 2020

Căn cứ các chủ trương và chính sách của cấp trên về dự án bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào các tộc người thiểu số, cấp ủy đảng và chính quyền huyện Bắc Trà My đã đưa vào chương trình hành động để tổ chức thực tiễn. Trên những cơ sở này, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa


truyền thống của đồng bào DTTS ở huyện Bắc Trà My luôn được chính quyền huyện quan tâm, đầu tư triển khai.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của UBND huyện Bắc Trà My, Phòng Văn hóa huyện đã từng bước phối hợp khá tốt với Phòng Dân tộc về công tác tham mưu cho UBND huyện điều hành hoạt động tổ chức thực thi chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số. Đồng thời, Phòng Văn hóa cùng với Phòng Dân tộc và các đơn vị phòng ban có liên quan theo định kỳ cũng đã chỉ đạo hoạt động chuyên môn cho chính quyền cấp xã trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn mình. Ngoài ra, mạng lưới nhân lực tham gia công tác bảo tồn văn hóa trên địa bàn cũng được mở rộng hoạt động đến tuyến xã, thôn làng. Chính nhờ vậy, công tác triển khai chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS theo kế hoạch được duyệt về cơ bản là đảm bảo thông suốt.

Đối với các đề án “Hỗ trợ bảo tồn, phát huy văn hóa đặc trưng các DTTS tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019 - 2025”; và “Hỗ trợ phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam đến năm 2025” trước khi phê duyệt, tại hội nghị tham vấn cộng đồng ở 2 huyện miền núi Đông Giang và Bắc Trà My do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam tổ chức đã chú trọng lấy ý kiến của 40 già làng, trưởng bản đến từ 7 huyện miền núi góp ý vào dự thảo đề án cũng đã vỡ vạc nhiều trăn trở[10]. Riêng, Đề án “Hỗ trợ bảo tồn, phát huy văn hóa đặc trưng các DTTS tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019 - 2025” được xây dựng dựa trên sự phong phú, đa dạng của diện mạo văn hóa miền núi xứ Quảng với hơn 130 nghìn người đồng bào DTTS của 4 thành phần tộc người là Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng và Co đang sinh sống[10]. Đối tượng áp dụng đề án là toàn bộ không gian văn hóa, đời sống sinh hoạt của cộng đồng các DTTS. Trong đó, ưu tiên cho việc bảo tồn, phát huy những di sản đang có nguy cơ mai một, cần bảo vệ khẩn cấp; những di sản có thể xây dựng thành sản phẩm phục vụ phát triển du lịch. Phạm vi triển khai đề án thuộc các huyện miền núi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/07/2023