Giải Pháp Về Hoạt Động Của Địa Phương Khi Hiện Thực Hoá Các Chính Sách Bảo Tồn Và Phát Triển Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Huyện Bắc Trà My,


tuổi. Nên vấn đề cấp thiết hiện nay trong đổi mới chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, đó là phải ưu tiên áp dụng chính sách cho các nghệ nhân tổ chức truyền dạy di sản văn hóa, như: duy trì mở các lớp truyền dạy cho thế hệ trẻ của tộc người mình trên địa bàn huyện về nghệ thuật không gian văn hóa cồng chiêng; sử dụng các nhạc cụ dân tộc và các làn điệu hát dân ca, dân vũ; truyền dạy nghề đan lát; am hiểu ngôn ngữ tộc người để giữ gìn tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số… nhằm gìn giữ và lưu truyền những bản sắc truyền thống dân tộc.

3.2. Giải pháp về hoạt động của địa phương khi hiện thực hoá các chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam hiện nay

3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, đổi mới nhận thức từ trong Đảng về sức mạnh nội sinh của văn hoá các tộc người thiểu số

Trước hết, các cấp ủy Đảng từ cấp ủy tỉnh Quảng Nam đến huyện ủy Bắc Trà My và các đảng ủy cấp xã trực thuộc huyện Bắc Trà My cần đề cao và chủ động lồng ghép việc định hướng triển khai chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trong nghị quyết của cấp ủy mình (nghị quyết chuyên đề) nhằm mở đường tạo lập môi trường thuận lợi cho quá trình thực thi chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My.

Để tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trên địa bàn huyện Bắc Trà My, cần bảo đảm trong cơ cấu đội ngũ nhân sự lãnh đạo chủ chốt cả cấp huyện và cấp xã phải chiếm một tỷ lệ đáng kể là những cán bộ, đảng viên người đồng bào tộc người thiểu số tại chỗ. Có như vậy, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo việc thực thi chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số được theo đuổi đến cùng, hoạt động thực chất.


Mỗi đảng viên phải là người gương mẫu đi đầu thực hiện bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số bằng chương trình hành động cụ thể hàng ngày, phải có cách nhìn đúng đắn, nhạy bén về các vấn đề của thời đại; kiên quyết khắc phục cho được những tập tục lạc hậu.

Tiếp tục phát huy tốt hơn vai trò tích cực trong vận động, đoàn kết, tập hợp của Mặt trận, các đoàn thể trong xây dựng và phát triển văn hóa các tộc người thiểu số, tích cực tham gia phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy sức mạnh, khối đại đoàn kết dân tộc. Cần chú trọng vào hiệu quả khi tăng cường công tác dân vận, nhất là sử dụng phương thức tuyên truyền miệng thông qua mạng lưới cán bộ huyện/ xã để tạo sự đồng thuận của đồng bào DTTS trong triển khai chính sách.

Trong từng thôn làng hiện vẫn còn tồn tại ở mức độ không nhỏ về vai trò, chức năng của người chủ làng, các người già làng và những người có uy tín. Do đó, để phát huy nét tích cực về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người chủ làng và những già làng, những người có uy tín tiêu biểu trong cộng đồng để họ tham gia vào công việc của làng, thôn khi triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách Nhà nước về bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó, nêu cao ý thức sưu tầm, lưu giữ và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa của cộng đồng tộc người trong đời sống xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

3.2.2. Đổi mới cách thức bảo tồn từ phía chính quyền để xác lập cách nhìn nhận đúng đắn trong thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Sự vào cuộc gìn giữ từ đồng bào miền núi là quan trọng, song phải trên cơ sở của sự nhìn nhận đúng đắn về cách thức bảo tồn từ phía chính quyền, các ngành hữu quan từ góc nhìn thực hiện chính sách. Theo đó:

Đề cao vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương, nhất là người đứng đầu trong quá trình kết nối toàn diện với các chương trình, dự án có liên


quan để phù hợp với thực tiễn nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng và đặc điểm của đời sống tinh thần của cộng đồng từng tộc người. Đồng thời, cần kết hợp và vận dụng linh hoạt nhiều phương thức hổ trợ của Nhà nước để thực thi chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số nhằm phù hợp đặc điểm, phong tục tập quán của đồng bào ở đây.

Chính quyền địa phương sở tại (chính quyền tỉnh Quảng Nam và huyện Bắc Trà My) một mặt cần phải chú trọng duy trì và nhân rộng các mô hình các loại hình câu lạc bộ gắn bó với tính bản địa cho người dân tự quản, tự trao truyền. Đồng thời, phía chính quyền các cấp (tỉnh, huyện) cần có sự cam kết mạnh mẽ bằng chương trình hành động áp dụng các chính sách hỗ trợ đối với các mô hình khả thi, như: mô hình các loại hình câu lạc bộ gắn bó với tính bản địa (như mô hình đội trống chiêng “nhí” với lớp học về văn hóa trống chiêng kết hợp các điệu múa của tộc người mình là một ví dụ tiêu biểu) để tập trung đầu tư, sưu tầm có hệ thống nhằm đưa dần vào chương trình giảng dạy nhà trường. Cùng với đó là đẩy mạnh việc hoàn thiện giáo án/ giáo trình riêng giảng dạy tiếng nói, chữ viết tộc người trong các trường học ở huyện có đông đồng bào tộc người bản địa – trước hết và cấp bách, cần ưu tiên nơi mà một số nhóm dân tộc có tiếng nói, chữ viết đã mai một. Đây cũng là giải pháp khắc phục có tính hiệu quả, đưa văn hóa truyền thống (trong đó có ngôn ngữ, chữ viết) trở thành tiết học bổ ích tại các trường phổ thông, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và làm quen dần với văn hóa nguồn cội.

Do hiện nay có một bộ phận đáng kể người DTTS, nhất là lớp trẻ biết ngôn ngữ bản địa, biết đến bài hát truyền thống, điệu múa và sử dụng nhạc cụ truyền thống của tộc người mình còn ít. Nên việc thực hiện chính sách cần tập trung duy trì ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như các bài hát, điệu múa và nhạc cụ truyền thống là các yếu tố quan trọng để nhận diện đặc trưng của các DTTS, đặc biệt là ưu tiên cấp thiết đối với các nhóm địa phương của tộc người có quy mô dân số nhỏ.

70


Trước thực trạng các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam tại khu vực thị trấn, các xã, thôn làng ở vùng thấp, vùng có trục lộ giao thông đi qua, mô hình làng, bản truyền thống đã bị phá vỡ; thay vào đó xu hướng lập làng, làm nhà rãi ra, kéo dài theo trục giao thông là phổ biến; nhiều làng muốn di dời đến nơi gần trục giao thông. Phải chăng trong thực hiện chính sách đối với nhiều mô hình làng văn hoá dân tộc thiểu số, chính quyền nên tham vấn ý kiến cộng đồng các tộc người sở tại để định hướng thiết kế những ngôi làng lưu giữ các đặc điểm cư trú truyền thống của các dân tộc cùng với các thiết chế văn hoá khác, cảnh quan tự nhiên, khôi phục các làng nghề truyền thống để không chỉ là bảo tồn, mà còn là điểm giới thiệu cho du lịch văn hoá dân tộc - du lịch sinh thái.

Mặt khác, vì nhà làng là một biểu tượng văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc cố kết các thành viên trong cộng đồng lại với nhau để duy trì và bảo lưu những giá trị văn hóa mỗi dân tộc, nên trước tình trạng khan hiếm vật liệu tự nhiên trong việc bảo tồn nhà làng của đồng bào tộc người thiểu số bản địa, chính quyền tỉnh Quảng Nam và huyện Bắc Trà My cần sớm tổ chức cho đồng bào dân tộc trồng các loại tranh, cọ theo quy hoạch xác định để cung cấp vật liệu lợp nhà và thay thế khi cần. Đồng thời, nên có sự hỗ trợ phối hợp giữa các bên liên quan như ngành văn hóa, các tổ chức hỗ trợ tài chính, già làng trưởng bản, thống nhất về mô hình kiến trúc và vật liệu trước khi xây mới hoặc sửa chữa nhà làng nhằm đảm bảo yếu tố truyền thống phù hợp với văn hóa mỗi dân tộc, tránh nguy cơ hiện đại hoá nhà làng.

Trong phát triển ở khía cạnh quản lý Nhà nước về kinh tế đối với khu vực như huyện Bắc Trà My, khi làm du lịch miền núi yêu cầu phải triển khai lồng ghép vào trong chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, phải xác định lấy yếu tố gốc là phát huy từ văn hóa bản địa của cộng đồng (chứ không phải dựng lên những khu du lịch thật đẹp nhưng không có

71


hồn, không tạo được sức hấp dẫn, trải nghiệm thú vị của các điểm đến du lịch). Trong đó, cần xác định chú trọng việc bảo tồn và duy trì bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các tộc người miền núi theo nguyên tắc gắn kết môi trường cư trú sinh sống của họ với việc quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng (có thể phân cấp, sử dụng và bảo vệ quản lý rừng dưới hình thức tự quản cộng đồng theo các giá trị hương ước của luật tục). Có như vậy, vừa phát huy được lợi thế so sánh , vừa tạo được nhiều điều kiện cho cộng đồng các tộc người miền núi trong hoạt động trao truyền, phục hồi, sáng tạo và thụ hưởng các giá trị văn hóa truyền thống tộc người theo cách của họ mà giá trị hương ước phù hợp của luật tục đã định hướng.

Giải pháp bảo tồn và phát triển văn hóa các tộc người thiểu số huyện Bắc Trà My trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, đó là cần ưu tiên gắn liền việc triển khai chương trình kinh tế - xã hội bằng: các mô hình sinh kế tại chỗ, giải quyết việc làm ổn định; tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, hỗ trợ kỹ thuật canh tác, đầu tư thủy lợi, giống, vật tư… phải tính đến sự phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương… Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam và huyện Bắc Trà My cần đẩy mạnh thủ tục chuyển đổi quy hoạch 3 loại rừng để cấp thêm đất sản xuất cho người dân tái định cư công trình thủy điện Sông Tranh 2, với diện tích mỗi hộ khoảng 4 - 5ha; phê duyệt dự án đầu tư ổn định đời sống sản xuất cho người dân sau tái định cư dự án thủy điện.

Từ đặc điểm về tâm lý, tình cảm, tính cộng đồng và cái chung nhất là tập quán vẫn còn và sẽ còn tồn tại của văn hóa làng, nên chính quyền cần vận dụng sự tôn trọng truyền thống, tập quán pháp, có lợi trong quản lý, điều hành nhân dân không chỉ trong đời sống xã hội, chính trị mà còn trong phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá làng, các tập quán pháp tốt đẹp của các tộc người miền núi trong

72


bối cảnh hiện nay cũng là để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở những khu vực này.

3.2.3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Đổi mới cách thức để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền nội dung chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên cơ sở làm rõ lợi ích mang lại trong thực hiện chính sách này; cũng như về tầm quan trọng của việc tiếp cận giáo dục trong giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội. Có như vậy, mới có thể kịp thời gia tăng nhận thức sâu sắc và tạo chuyển biến thói quen tích cực cho đồng bào các tộc người thiểu số, khắc phục các rào cản tập quán, tâm lý, nhất là các tộc người có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn, có tỷ lệ học sinh đúng tuổi thấp.

Xây dựng chương trình truyền thông phù hợp với các yếu tố về văn hóa, giới, lứa tuổi và dân tộc. Phát triển các mô hình truyền thông hiệu quả tại cộng đồng, đẩy mạnh truyền thông về giá trị và cái đẹp của ngôn ngữ dân tộc thiểu số; mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân về giáo dục trong xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường phổ biến pháp luật, thông tin về các cơ chế chính sách dân tộc nói chung và chính sách liên quan đến giáo dục cho vùng DTTS nói riêng.

Đẩy mạnh việc áp dụng cơ chế duy trì và phát triển ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số, như: khuyến khích, bắt buộc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong giáo dục bậc tiểu học. Nâng chỉ tiêu giáo viên tiểu học là người dân tộc thiểu số, biết tiếng dân tộc thiểu số là một nội dung bắt buộc trong thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.

73


3.2.4. Phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở trong triển khai chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Trong triển khai chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số phải thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm gia tăng vai trò trách nhiệm tham gia và năng lực sáng tạo của các chủ thể, nhất là chủ làng, các già làng, những người có uy tín tiêu biểu trong làng, sự tham gia tích cực của nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hóa, khôi phục các loại hình văn hóa văn nghệ, làng nghề truyền thống ở các làng xã.

Đối với các hạn mức hỗ trợ cụ thể cho từng loại hình văn hóa từ các Đề án “Hỗ trợ bảo tồn, phát huy một số loại hình văn hóa các DTTS miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020 - 2025” trong quá trình triển khai trên địa bàn huyện Bắc Trà My, cần phải đảm bảo dựa trên nguyên tắc có sự tham gia, giám sát của cộng đồng, lấy cộng đồng làm chủ thể trung tâm. Trong đó tập trung các mục tiêu cụ thể cần được hỗ trợ bảo tồn, đó là: ngôn ngữ, chữ viết; xây dựng mới và sửa chữa nhà làng truyền thống cho các thôn; bảo tồn, phát huy nghề dệt và trang phục truyền thống; hỗ trợ các thôn, các trường phổ thông dân tộc nội trú chiêng, trống để duy trì, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ; phục dựng, bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống; hỗ trợ bảo tồn, phát huy các loại hình nghệ thuật dân gian...

Trên địa bàn huyện cần tăng cường tái rà soát các thôn làng, tham khảo ý kiến của nghệ nhân để có cơ sở đánh giá đúng hiện trạng thực chất, nhu cầu của từng nhóm dân tộc, từng làng để đầu tư cho chính xác, trọng điểm. Đổi mới cơ chế chính sách đối với nghệ nhân để họ truyền dạy di sản văn hóa cho thế hệ sau, hướng dẫn từng loại hình nghệ thuật cho dân tộc mình thông qua các loại hình câu lạc bộ gắn bó với tính bản địa. Cần tập trung ưu tiên sưu

74


tầm các loại hình văn hóa dân gian của bốn nhóm tộc người (Cor, Xê Đăng, Ca Dong, Mơ Nông).

Đối với việc sưu tầm thống kê danh mục di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào miền núi hay việc lựa chọn đầu tư xây dựng nhà làng và nhà ở, thì cần chú trọng khảo sát nhu cầu và ý kiến nguyện vọng của cộng đồng địa phương. Bởi vốn văn hóa đồng bào DTTS không chỉ có cồng chiêng, trang phục, kiến trúc nhà ở, lễ hội sinh hoạt mà giá đỡ quan trọng của nó còn là hệ thống kho tàng tri thức bản địa về sản xuất, sinh kế của họ.

Hình 3.1. Các hoạt động trong đời sống hằng ngày - vốn tri thức bản địa, cũng đồng thời là bản sắc văn hóa của đồng bào miền núi

3 3 Những đề xuất kiến nghị 3 3 1 Đề xuất kiến nghị đối với Trung ương 1

3.3. Những đề xuất kiến nghị

3.3.1. Đề xuất kiến nghị đối với Trung ương

Một là, do tỷ lệ 33,64% hộ nghèo (tính đến cuối năm 2019) tại huyện Bắc Trà My là còn cao. Trong hoàn cảnh như vậy, cần nghiên cứu chính sách kêu gọi đầu tư mạnh mẽ hơn, cần có những doanh nghiệp đến với miền núi đầu tư, giải quyết việc làm tại chỗ, liên kết cùng người dân để họ có điều kiện sản xuất và ổn định đầu ra sản phẩm. Khi bài toán về thu nhập được giải quyết thì câu chuyện thoát nghèo của người dân mới hiệu quả. Việc trồng cây gì, nuôi con gì với kiểu phân tán, nhỏ lẻ thì hiệu quả tác động giảm nghèo không thể ngay tức khắc, lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Và các chính sách giảm

75

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 26/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí