nghèo cũng cần được tập trung, hạn chế chính sách nhỏ lẻ mới tạo được động lực mạnh mẽ trong giảm nghèo ở miền núi. Vì vậy, Chính phủ cần ban hành cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và doanh nghiệp thực hiện liên kết chuỗi giá trị.
Hai là, Trung ương cần có chính sách đặc thù đầu tư phát triển nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi; cần có chính sách đặc thù cho cán bộ xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào tộc người thiểu số.
3.3.2. Đề xuất kiến nghị đối với địa phương
Một là, dù trong điều kiện nào chăng nữa, việc thực thi chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số đều yêu cầu chính quyền huyện Bắc Trà My phải đảm bảo dựa trên nguyên tắc có sự tham gia, giám sát của cộng đồng, lấy cộng đồng làm chủ thể trung tâm.
Hai là, để đảm bảo góp phần cách thức thực thi hiệu quả chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, chính quyền địa phương cần đổi mới cơ chế chia sẻ lợi ích giữa cộng đồng với Nhà nước, giữa chủ đầu tư dự án và người dân trong quá trình tổ chức thực hiện các chính sách, dự án kinh tế xã hội trên địa bàn. Mà trong đó, việc triển khai chính sách tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất khu vực có đông đồng bào tộc người thiểu số là một điển hình, chính quyền địa phương (cả cấp tỉnh Quảng Nam và huyện Bắc Trà My) phải đổi mới cơ chế chính sách về tạo dựng điều kiện môi trường sinh kế thích hợp và giữ gìn giá trị bản sắc văn hóa tộc người cho người dân TĐC vùng dự án thủy điện. Hơn nữa, việc kiến nghị này còn xuất phát từ yếu tố đất đai là cội nguồn của mọi vấn đề rất nhạy cảm, nên cần ưu tiên giải quyết vừa cấp bách vừa lâu dài để các hộ tái định cư là đồng bào tộc người thiểu số sớm ổn định và phát triển sản xuất, tái thiết cuộc sống. Vì vậy, cần tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương và các sở ngành có
chức năng và liên quan tập trung dành quyền ưu tiên trong việc tìm kiếm, rà soát quỹ đất sản xuất để gia tăng tính chủ động trong giải quyết về nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào tái định cự trên địa bàn huyện Bắc Trà My.
Nói cách khác, phải đề cao trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương, nhất là người đứng đầu trong quá trình kết nối toàn diện với các chương trình, dự án có liên quan để phù hợp với thực tiễn nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng và đặc điểm của đời sống tinh thần của cộng đồng từng tộc người trên địa bàn.
Tiểu kết chương 3
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Vấn Đề Thực Tiễn Đặt Ra Trong Thực Hiện Chính Sách Bảo Tồn Và Phát Triển Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Huyện Bắc Trà My, Tỉnh Quảng Nam
- Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Chính Sách Bảo Tồn Và Phát Triển Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Huyện Bắc Trà My, Tỉnh Quảng Nam Hiện Nay
- Giải Pháp Về Hoạt Động Của Địa Phương Khi Hiện Thực Hoá Các Chính Sách Bảo Tồn Và Phát Triển Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Huyện Bắc Trà My,
- Thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam - 12
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Luận văn tập trung đề xuất hai nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn hiện nay, cụ thể đó là:
(1) Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam hiện nay: đề xuất 04 giải pháp cụ thể.
(2) Nhóm giải pháp về hoạt động của địa phương khi hiện thực hoá các chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam hiện nay: đề xuất 04 giải pháp cụ thể.
Đồng thời để góp phần triển khai có hiệu quả các nhóm giải pháp nêu trên, kết quả luận văn còn đề xuất hai nhóm kiến nghị đối với Trung ương và đối với địa phương.
KẾT LUẬN
Trong mối quan hệ bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, thì bảo tồn văn hóa dân tộc giữ vai trò của yếu tố ổn định, là cơ sở kế thừa các giá trị bản sắc để thúc đẩy phát triển văn hóa dân tộc bền vững; còn phát triển văn hóa dân tộc là ở trạng thái động, lấy đời sống văn hoá cùng với sự vận hành của giá trị văn hóa làm đối tượng, hướng đến mục tiêu cao nhất là phát triển con người. Từ cơ sở này, có thể hiểu: thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa là việc tổ chức hoạt động của các chủ thể tham gia vào quá trình triển khai chương trình hành động về lĩnh vực văn hóa bằng các công cụ, giải pháp đã xác lập trong các quyết định pháp lý nhằm hiện thực hóa mục tiêu xác định của nhà nước về bảo tồn và phát triển văn hóa. Thông qua khái niệm này, luận văn tập trung trình bày có hệ thống về quy trình sáu bước thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa. Đồng thời, chỉ ra chính sách bảo tồn và phát triển văn các dân tộc thiểu số ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay; và phân tích các tác động của yếu tố văn hóa; tác động của yếu tố kinh tế; tác động của yếu tố con người đến quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS. Đây là vấn đề lý luận về thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS.
Trên cơ sở giới thiệu những nét chung về các DTTS ở tỉnh Quảng Nam, đặc biệt phân tích một số đặc trưng chung của văn hóa các DTTS ở tỉnh Quảng Nam; và khái quát những nét chính của văn hóa các DTTS ở huyện Bắc Trà My. Đây là căn cứ đối chiếu tập trung nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn các DTTS ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2015- 2020: (1) Công tác ban hành văn bản chính sách bảo tồn và phát triển văn các DTTS của tỉnh Quảng Nam và huyện Bắc Trà My; (2) Thực tiễn kết quả đạt được trong quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn các DTTS ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015- 2020; (3) Tập trung phân tích làm rõ mười
một vấn đề bất cập đang đặt ra (như đã nêu trong luận văn) trong thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn các DTTS ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Đây là luận cứ thực tiễn để đề xuất hai nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn hiện nay, cụ thể đó là:
(1) Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam hiện nay: đề xuất 04 giải pháp cụ thể.
(2) Nhóm giải pháp về hoạt động của địa phương khi hiện thực hoá các chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam hiện nay, cụ thể đề xuất:
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, đổi mới nhận thức từ trong Đảng về sức mạnh nội sinh của văn hoá các tộc người thiểu số;
- Đổi mới cách thức bảo tồn từ phía chính quyền để xác lập sự đúng đắn trong thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS;
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS;
- Phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở trong triển khai chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS.
Đồng thời để góp phần triển khai có hiệu quả các nhóm giải pháp nêu trên, kết quả luận văn còn đề xuất hai nhóm kiến nghị đối với Trung ương và đối với địa phương. Hầu mong đóng góp vào việc tham mưu đến các cấp ủy Đảng và chính quyền huyện Bắc Trà My nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung nhằm góp phần thực thi hiệu quả chính sách bảo tồn và phát huy văn hóa các DTTS, vì sự phát triển ổn định và bền vững đối với khu vực 09 huyên miền núi Quảng Nam./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Nguyên Anh (2006), Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi, Nxb Thế giới, Hà Nội.
2. Vũ Ngọc Anh (2011), Những nét cơ bản về chính sách, nguồn http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn.
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2019), Quyết định số 209/QĐ- BVHTTDL ngày 18/01/2019 về phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
4. Chính phủ (2010), Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, Hà Nội.
5. Chính phủ (2011), Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 về công tác dân tộc, Hà Nội.
6. Trương Minh Dục và Trương Phúc Nguyên (2018), “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số – Giải pháp quan trọng bảo đảm quyền bình đẳng dân tộc ở Việt Nam”, Truy cập tháng 10/2018.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
8. Đảng bộ huyện Bắc Trà My (2020), Nghị quyết số 04-NQ/ĐH ngày 30- 7-2020 Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bắc Trà My khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
9. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hoá giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
10. Xuân Hiền (2018), Bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số và phát triển du lịch miền núi: Cần hiểu và làm đúng để phát triển, nguồn http://baoquangnam.vn/ cập nhật ngày 30.11.2018.
11. HĐND huyện Bắc Trà My (2019), Nghị quyết số 58/2019/NQ-HĐND ngày 21-5-2019 về phát triển du lịch huyện Bắc Trà My giai đoạn 2019 - 2025, định hướng đến năm 2030.
12. HĐND tỉnh Quảng Nam (2012), Nghị quyết số 55/2012/NQ-HĐND ngày 19 tháng 9 năm 2012 về Chương trình tổng thể phát triển kinh tế xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2016 và định hướng đến năm 2020.
13. Lê Chi Mai (năm 2001), Các vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách, Nxb. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
14. Lê Thị Mai (2017), Văn hóa Quảng Nam - một góc nhìn, nguồn http://ttvhqnam.vn/ cập nhật ngày 24-4-2017.
15. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
16. Đình Nam (2019), Phó Thủ tướng gặp người thiểu số có uy tín ở Quảng Nam, nguồn http://baochinhphu.vn/ cập nhật ngày 27-5-2019.
17. Nhiều tác giả (1996), Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
18. Quốc hội (2001), luật số 28/2001/QH2001 ngày 29-6-2001 Luật di sản văn hóa, Hà Nội.
19. Quốc hội (2019), Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 về Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Hà Nội.
20. Lê Quân – Đăng Nguyên – Vương Hoàng (2019), Bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số miền núi: Nhận diện và giải pháp, nguồn http://baoquangnam.vn/ cập nhật ngày 16-11-2019.
21. Tấn Sỹ (2020), Quảng Nam triển khai nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ, phát triển dân tộc thiểu số, nguồn http://baoquangnam.vn/ cập nhật ngày 02-3-2020.
22. Ngô Đức Thịnh chủ biên (2010), Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1270/QĐ-TTg, ngày 27-7- 2011 về phê duyệt đề án “Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”, Hà Nội.
24. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 1557/QĐ-TTg, ngày 10/9/2015 về Phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015, Hà Nội.
25. Tỉnh ủy Quảng Nam (2015), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI giai đoạn 2015-2020.
26. Tỉnh uỷ Quảng Nam nhiệm kỳ XXI (2016), Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17/8/2016 về phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự án lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.
27. Trung tâm Tư vấn Quản lý Bền vững Tài nguyên và Phát triển Văn hóa Cộng đồng Đông Nam Á - CIRUM (2017), Vai trò và ý nghĩa của làng, bản và rừng cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Truy cập tháng 02/2019.
28. UBND tỉnh Quảng Nam (01-10-2013), Kế hoạch bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số (bao gồm các dân tộc Cơ tu, Giẻ - Triêng, Xơ đăng và Cor) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
29. 29. UBND huyện Bắc Trà My (2017), Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2017 về triển khai thực hiện “Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015- 2020" trên địa bàn huyện.
30. UBND tỉnh Quảng Nam (2019), Quyết định số 1660/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2019 về Phê duyệt Đề án Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020 huyện Bắc Trà My.
31. Ủy ban dân tộc, UNDP và Irish Aid (2017), Tổng quan thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số (Lưu hành nội bộ), Hà Nội – Tháng 5 năm 2017.
32. Uỷ ban quốc gia về Thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa (1992), Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hà Nội.
33. Hoàng Vinh (1997), Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. G.Roskin Michael, Robert L. Cord, Jame A. Medeiros, Walter S. Jones, Political Science – An Introduction (tenth edition), Pearson Prentice Hall 2008.
35. http://bactramy.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=676&Group=35& NID=566&quang-truong-van-hoa--noi-hoi-tu-sac-mau-van-hoa-cac- dong-bao-dan-toc-vung-cao-bac-tra-my&language=en-US
36. http://baotang.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=63&Group=53&NI D=1830&van-hoa-lang-cac-dan-toc-thieu-so-quang-nam
37. http://bandantoc.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=109&Group=84 &NID=9606&quang-nam-bao-ve-khan-cap-van-hoa-dan-toc-thieu-so
38. http://baoquangnam.vn/chinh-tri/toan-van-dien-van-le-ky-niem-20-tai- lap-va-42-nam-giai-phong-quang-nam-48130.html
39. http://bandantoc.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=109&Group=73 &NID=9630&thanh-tuu-ve-cong-tac-dan-toc-cua-quang-nam-sau-2- nam-tai-lap-tinh
40. http://baoquangnam.vn/xa-hoi/tim-huong-giam-ngheo-cho-mien-nui-bai- 2-tac-dong-tu-goc-110787.html