thẩm vụ án hình sự nói chung, vụ án xâm phạm sở hữu nói riêng. Đồng thời, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của Viện trưởng VKS, sự phối hợp giữa các Phó viện trưởng phụ trách trên cơ sở chỉ đạo chung của Viện trưởng.
Bên cạnh đó, VKSND cấp huyện và VKSND cấp tỉnh phải có sự phối hợp trong hoạt động nghiệp vụ và quản lý, chỉ đạo, điều hành. Đặc biệt, trong công tác kháng nghị phúc thẩm án hình sự, trước khi ban hành kháng nghị phúc thẩm thì VKSND cấp huyện phải trao đổi để xin ý kiến của Phòng THQCT và kiểm sát xét xử phúc thẩm hình sự (Phòng 7); đảm bảo các kháng nghị có chất lượng, được cấp tỉnh bảo vệ và Tòa phúc thẩm chấp nhận.
Tiểu kết Chương 3
Qua thực tiễn công tác THQCT của VKSND huyện huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những hạn chế, khuyết điểm nhất định như việc Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Tòa án nhân dân cấp tỉnh hủy án để điều tra, xét xử lại với nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Vì vậy, nhu cầu đặt ra giải pháp trong thời gian tới là một yêu cầu cấp thiết, trong phạm vi của luận văn tác giả đề ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng THQCT của VKS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói chung và vụ án xâm phạm sở hữu nói riêng tại huyện Chơn Thành mà trọng tâm là hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động THQCT tại phiên tòa xét xử sơ thẩm; nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, giám sát của HĐND và công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo đơn vị; nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức, phẩm chất của các KSV, trình độ nghiệp vụ mà quan trọng nhất là kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa; tăng cường phối quan hệ phối hợp giữa nội bộ ngành và cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ Kiểm sát viên.
KẾT LUẬN
Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ quan tư pháp, trong đó có VKSND. VKSND ra đời ngày 26/7/1960, qua quá trình phấn đấu và trưởng thành, VKSND đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền tự do dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Nghị quyết số 08-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW cũng như Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức VKSND năm 2014 đã đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó có VKSND. Hoạt động THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói chung và vụ án xâm phạm sở hữu nói riêng của VKSND nhằm mục đích chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước liên tục diễn biến phức tạp, tăng nhanh về số vụ, số người phạm tội, phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, nhất là các vụ án liên quan đến xâm phạm sở hữu. Thực tiễn THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu trên địa bàn huyện Chơn Thành trong thời gian qua đã đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tích cực đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội. Trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến nay không có trường hợp nào VKSND huyện Chơn Thành truy tố mà Tòa án tuyên không phạm tội. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp tòa án trả điều tra bổ sung, án hủy có trách nhiệm vụ của VKS, cho thấy chất lượng THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu đạt hiệu chưa quả cao, cần phải nghiêm túc nhìn nhận những hạn chế để nâng cao hơn nữa chất lượng khâu công tác này.
Có thể bạn quan tâm!
- Hạn Chế, Thiếu Sót Trong Thực Hành Quyền Công Tố Và Nguyên Nhân
- Yêu Cầu Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hành Quyền Công Tố Trong Giai Đoạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Xâm Phạm Sở Hữu
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu từ thực tiễn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước - 10
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu từ thực tiễn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước - 12
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích và đưa ra khái niệm quyền công tố, THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu; xác định đối
tượng, nội dung, phạm vi THQCT của VKS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu; nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu. Đồng thời, qua thực tiễn THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, luận văn phân tích những nội dung THQCT đúng và THQCT sai, xác định các nguyên nhân và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói chung và vụ án xâm phạm sở hữu nói riêng.
Tác giả tin tưởng rằng, trong thời gian tới, công tác THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói chung và vụ án xâm phạm sở hữu tố nói riêng sẽ đạt được những kết quả tốt hơn, đáp ứng với tiến trình cải cách tư pháp, góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Thị Thu An (2016), Nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong giải quyết các vụ án hình sự ở Thành phố Hải Phòng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Hà Nội.
2. Trần Thị Quỳnh Anh (2019), Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên - Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, Hà nội, tr25
3. Ban Cán sự Đảng – Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008) Tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp, Hà Nội.
4. Phạm Văn Beo (2010), Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. TS. Dương Thanh Biểu (2007) Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
6. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
7. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 26/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
8. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
9. Bộ Chính trị (2014), Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
10. TS. Lê Cảm (2001), Những vấ đề lý luận về chế định quyền công tố (nhìn từ gốc độ nhà nước pháp quyền), Tạp chí chuyên ngành Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.
11. Bùi Trí Dũng (2008), Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử hình sự ở tỉnh An Giang, Luận văn thạc sỹ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Văn Điền (2017), Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữu theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. TS. Trần Văn Độ (2001) Một số vấn đề về quyền công tố, Tạp chí khoa học pháp luật 3/2001, Hà Nội.
14. Lương Thúy Hà (2012), Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện trong cải cách tư pháp ở nước ta, Luận văn thạc sĩ, Học viện KHXH – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
15. Nguyễn Quốc Hân (2021), Vướng mắc khi thực hành quyền công tố trong giải quyết nguồn tin về tội phạm lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông, Tạp chí Kiểm sát (số 4), tr.30-35.
16. Bùi Thúy Hằng (2016), Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố trong các vụ án hình sự đáp ứng yêu cầu áp dụng nguyên tắc tranh tụng ở Việt Nam hiện nay”, luận văn thạc sĩ, Học viện KHXH – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
17. Nguyễn Thị Mỹ Hiệp (2018), Đánh giá chứng cứ trong các vụ án về xâm phạm sở hữu từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh, Luận văn thạc sĩ, Học viện KHXH – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
18. Lê Thị Tuyết Hoa (2002) Quyền công tố ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Viện Nghiên cứu nhà nước và pháp luật.
19. Nguyễn Thị Khánh Hòa (2020), Thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc, Học viện KHXH - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
20. Dương Thị Thu Hòa (2015), Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, Luận văn thạc sĩ, Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội.
21. Lê Thanh Hưng (2015), Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân, Luận văn thạc sĩ, Học viện KHXH – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
22. Đồng tác giả Lê Thị Thùy Hương, Nguyễn Thu Quý (2021), Bài viết Kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Tạp chí Kiểm sát (số 13), tr.3-8.
23. Lương Đức Huyên (2020), Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ, Học viện KHXH – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
24. Trần Thị Liên – Nguyễn Việt Khánh Hòa (2020), bất cập trong các quy định về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát ở giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Tạp chí nhà nước và pháp luật (số 6), tr25-29.
25. Lỗ Thị Loan (2016), Thực hành quyền công tố tại phiên tòa sơ thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội.
26. Mai Thị Nam (2008), Chất lượng tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội
27. NXB Lao động - Xã hội (2013) Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ, Hà Nội.
28. Trần Thị Minh Ngọc (2011), Kháng nghị phúc thẩm các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Hà Tĩnh, một số vấn đề lý luận và thực tiễn - Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học quốc gia Hà nội, tr24.
29. Ngô Hồng Phúc (2003), Vấn đề nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự, Tạp chí TAND, Hà Nội.
30. Nguyễn Thái Phúc (1999), Một số vấn đề về quyền công tố của Viện kiểm sát, Kỷ yếu đề tài cấp bộ: Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay.
31. Nguyễn Hữu Phước (2016), Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ, Học viện KHXH – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
32. Đinh Văn Quế (2004), Đặc điểm chung các tội xâm phạm sở hữu, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Phan Vạn Quốc (2016), Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đối với các tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn tỉnh Bình Định”, Luận văn thạc sĩ, Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội.
34. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, ban hành ngày 26/11/2003, Thư viện pháp luật điện tử.
35. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự, ban hành ngày 27/11/2015, Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
36. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ban hành ngày 15/4/1992, Thư viện pháp luật điện tử.
37. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ban hành ngày 28/11/2013, Thư viện pháp luật điện tử.
38. Quốc hội (1981), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, ban hành ngày 04/7/1981, Thư viện pháp luật điện tử.
39. Quốc hội (1992), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, ban hành ngày 08/10/1992, Thư viện pháp luật điện tử.
40. Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, ban hành ngày 02/4/2002, Thư viện pháp luật điện tử.
41. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, ban hành ngày 24/11/2014, Thư viện pháp luật điện tử.
42. Trần Văn Quý (2017), Chất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp, Luận án tiến sĩ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
43. Phan Thị Sa (2018), Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sĩ, Học viện KHXH – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
44. Trần Đại Thắng (2005), “Lịch sử hình thành và phát triển Viện công tố - tiền thân của Viện kiểm sát nhân dân, giai đoạn 1945 - 1955”, Kiểm sát.
45. TS. Lê Hữu Thể (2008), Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
46. TS. Nguyễn Thị Thúy, Vụ trưởng Vụ pháp chế và Quản lý khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao “Những nội dung mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015”, tài liệu tập huấn các bộ luật được Quốc hội khóa XIII thông qua, Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2016.
47. Lê Trung Tiến (2018), Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Học viện KHXH – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
48. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (1998), Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 02/01/1998 về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 1985 đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu” của BLHS năm 1999, Hà Nội.
49. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP-TANDTC của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Hà Nội.
50. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS, Hà Nội.
51. Tòa án nhân dân tối cao, VKSND tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp (2001), Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS năm 1999, Hà Nội.