ràng, dễ hiểu, tránh giải thích, kết luận ngay, linh hoạt khi đặt câu hỏi, tránh phụ thuộc vào các câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, nhạy bén, chủ động đưa ra những câu hỏi phù hợp theo diễn biến tâm lý của bị cáo tại phiên tòa.
Kết quả THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu từ năm 2016 - 2020, VKSND huyện Chơn Thành đã ra quyết định truy tố 298 vụ án đối với 467 bị can. Tại phiên tòa, không có vụ án nào VKS không tham gia xét hỏi. Khi xét hỏi, KSV luôn có thái độ nghiêm túc, lịch sự, xưng hô chuẩn mực, tuân thủ đúng Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, phiên họp của Tòa án ban hành kèm theo Quyết định số 46/QĐ-VKSTC ngày 20/02/2017 của VKSND tối cao; kiểm tra, xem xét lời khai của bị cáo có phù hợp với vật chứng và các tình tiết khác của vụ án không, chủ động xét hỏi về nguồn gốc chứng cứ, tài liệu, đồ vật để làm rò bản chất vụ án, làm cơ sở để giải quyết vụ án.
Tuy nhiên, việc xét hỏi tại phiên tòa vẫn do HĐXX mà chủ yếu là Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa thực hiện nên Kiểm sát viên chưa phát huy được vai trò tích cực trong việc xét hỏi để xác định tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội. Đôi khi có những vụ án HĐXX hầu như đã hỏi cơ bản đầy đủ để xác định sự thật khách quan của vụ án, Kiểm sát viên tham gia xét hỏi để bổ sung những câu hỏi của HĐXX nhằm mục đích bảo vệ cáo trạng của mình là đúng và việc buộc tội bị cáo có tội là có căn cứ.
2.2.2.3. Thực tiễn hoạt động tranh luận
Tranh luận được bắt đầu sau khi KSV luận tội đối với bị cáo, đưa ra quan điểm về mức hình phạt và các vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Trong thời gian qua, Kiểm sát viên đã bám sát nội dung, yêu cầu của Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự [77], chuẩn bị kỹ lưỡng luận tội, căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa, ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; KSV không còn những luận điểm quy chụp, suy diễn; bình tĩnh, khách quan và tôn trọng ý kiến của những người tham gia tố tụng, ghi nhận ý kiến đúng đắn và bác bỏ những ý kiến, đề nghị
không có căn cứ pháp luật. Do đó, luận tội của KSV là phần được quan tâm theo dòi đặc biệt của những người tham dự phiên tòa, nội dung luận tội phân tích sâu sắc, khách quan, toàn diện, mang tích thuyết phục, bác bỏ những quan điểm sai trái của bị cáo, người bào chữa trong quá trình xét hỏi; luận tội có tính giáo dục và tuyên truyền pháp luật. Qua luận tội, KSV đã làm cho bị cáo, nhân dân hiểu biết thêm về pháp luật, nhận thức sâu sắc hơn về sự công minh, nghiêm trị, khoan hồng của pháp luật hình sự và chính sách của Nhà nước ta, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, nâng cao trách nhiệm trong phòng, chống tội phạm. Khi tranh luận, đối đáp, KSV đã có thái độ bình tĩnh, linh hoạt, nói to, rò ràng, chính xác, ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, lập luận, phản bác quan điểm của người bào chữa, bị cáo có tính thuyết phục hơn, có lý có tình trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan; thể hiện sự tôn nghiêm qua tư thế, tác phong của người kiểm sát. Chất lượng tranh luận của KSV tại phiên tòa từng bước được nâng lên, KSV đã tích cực, chủ động đối đáp với những lập luận sắc bén để bác bỏ ý kiến và những đề nghị không đúng của bị cáo, người bào chữa... nhằm bảo vệ quan điểm truy tố của VKS.
Trong thực tiễn, luận tội của KSV tại phiên tòa sơ thẩm thể hiện tóm tắt được nội dung vụ án, phân tích đánh giá động cơ, nguyên nhân, điều kiện phạm tội, vai trò, tính chất mức độ hành vi phạm tội của từng bị cáo, nhân thân, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, giải quyết yêu cầu bồi thường và xử lý vật chứng; KSV đã viện dẫn chứng cứ, khẳng định được tính có căn cứ của quyết định truy tố, điều đó phản ánh chất lượng THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm của KSV tại phiên tòa đã được nâng lên, góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động công tác của VKSND huyện Chơn Thành trong những năm gần đây. Đồng thời, khi THQCT tại phiên tòa, có nhiều trường hợp KSV được người tham dự tại phiên tòa đánh giá cao về khả năng nhạy bén trong tranh luận, đối đáp, trong xử lý tình huống mới phát sinh tại phiên tòa, đưa ra những lập luận sắc bén để chứng minh bị cáo có tội và được HĐXX chấp nhận, dù cho bị cáo một mực không nhận tội và kêu oan [66], [67], [68], [69], [70].
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Định Của Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Về Thực Hành Quyền Công Tố Trong Giai Đoạn Xét Xử Sơ Thẩm
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu từ thực tiễn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước - 6
- Thực Tiễn Thực Hành Quyền Công Tố Trong Giai Đoạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Xâm Phạm Sở Hữu Tại Huyện Chơn Thành, Tỉnh Bình Phước
- Yêu Cầu Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hành Quyền Công Tố Trong Giai Đoạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Xâm Phạm Sở Hữu
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu từ thực tiễn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước - 10
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu từ thực tiễn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước - 11
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
2.2.2.4. Thực tiễn hoạt động kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án
Qua 05 năm (2016-2020) VKSND huyện Chơn Thành đã THQCT tại phiên tòa sơ thẩm đối với 251 vụ/558 bị cáo về tội xâm phạm sở hữu (Bảng 2.1). Nhìn chung các luận tội, phát biểu quan điểm giải quyết về vụ án luôn cơ bản phù hợp với quan điểm của hội đồng xét xử nên được chấp nhận. Tuy nhiên, cùng có vài trường hợp còn có sự khác nhau về quan điểm giải quyết vụ án, nhất là về vấn đề mức hình phạt được áp dụng với bị cáo, trách nhiệm dân sự. Nhưng sự chênh lệch về mức án giữa đề nghị của KSV và HĐXX không lớn nên VKSND huyện chơn thành ít ban hành kháng nghị phúc thẩm. Theo (Bảng 2.2), tổng số vụ án TAND huyện Chơn thành đã xét xử trong 05 năm (2016-2020) là 558 vụ thì có 251 vụ án xâm phạm sở hữu, chiếm 45% (251/558) tổng số án hình sự đã xét xử. Trong tổng số vụ án hình sự đã xét xử thì VKSND huyện Chơn Thành chỉ kháng nghị phúc thẩm 03/558 vụ (chỉ chiếm 0,54%), trong đó riêng án xâm phạm sở hữu đã chiếm 2/3 số lượng kháng nghị phúc thẩm, chiếm 0,36% (2/558) tổng số án hình sự và 0,80% (2/251) án xâm phạm sở hữu đã xét xử, và tất cả các kháng nghị phúc thẩm này đều rơi vào thời điểm năm 2019 về tội danh về tội trộm cắp tài sản và cướp tài sản, các năm còn lại đều không có kháng nghị phúc thẩm. Trong số các vụ án hình sự mà TAND huyện Chơn Thành đã xét xử, bao gồm cả án xâm phạm sở hữu thì trong 05 năm qua, VKSND cấp trên (tỉnh Bình Phước) cũng không kháng nghị phúc thẩm vụ nào (Bảng 2.5). Quán triệt Chỉ thị số 03/2008/CT-VKSTC-VPT1 ngày 19/6/2008 và Chỉ thị số 08/2016/CT-VKSTC ngày 06/4/2016 của Viện trưởng VKSND tối cao về tiếp tục tăng cường công tác kháng nghị án hình sự: “Viện kiểm sát các cấp thường xuyên quan tâm, coi trọng công tác kháng nghị phúc thẩm, coi đây là một trong những công việc trọng tâm của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Trong kế hoạch, chương trình công tác năm phải đề ra chỉ tiêu phát hiện những bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm về áp dụng pháp luật, về thủ tục tố tụng để kháng nghị phúc thẩm, hàng năm được đánh giá thi đua đối với đơn vị” [75, tr1-2]; các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác theo các Nghị quyết số 37/2013/QH13 và Nghị quyết số 111/2015/QH13 của Quốc hội, Quyết
định số 379/QĐ-VKSTC ngày 10/10/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao; VKSND huyện Chơn Thành xác định công tác kháng nghị phúc thẩm án hình sự là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của công tác THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp. Từ đó, đơn vị đã đề ra các chỉ tiêu, giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện hàng năm.
Để công tác kháng nghị phúc thẩm án hình sự nói chung, đối với các vụ án xâm phạm sở sở hữu nói riêng đạt hiệu quả, được Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước chấp nhận; trước khi ban hành kháng nghị, lãnh đạo VKSND huyện Chơn Thành trao đổi trước với Phòng THQCT và kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự (gọi tắt là Phòng 7) của VKSND tỉnh Bình Phước. Đồng thời, lãnh đạo VKSND huyện Chơn Thành luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng nghiệp vụ bằng nhiều hình thức cho KSV THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói chung và vụ án xâm phạm sở hữu nói riêng; lựa chọn và tổ chức các phiên toà rút kinh nghiệm theo thần cải cách tư pháp có sự tham dự của nhiều KSV trong đơn vị; qua đó, đã phát huy được trí tuệ tập thể trong giải quyết án, phát hiện được một số vi phạm trong hoạt động xét xử của Tòa án, kiên quyết ban hành kháng nghị. Vì vậy, trong những năm qua, công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự tại VKSND huyện Chơn Thành đã có chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy số lượng kháng nghị không nhiều nhưng các kháng nghị phúc thẩm luôn đảm bảo hình thức đúng Mẫu số 15 ban hành kèm theo Quy chế 505; về nội dung kháng nghị đã chỉ ra được vi phạm của bản án sơ thẩm, phân tích đánh giá được việc bản án áp dụng mức hình phạt đối với bị cáo là chưa phù hợp với tính chất, mức độ phạm tội của bị cáo, việc phân tích lập luận chặt chẽ, viện dẫn đầy đủ căn cứ pháp luật nên chất lượng kháng nghị được đảm bảo, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước chấp nhận đạt tỷ lệ cao. Điển hình như: vụ án Nguyễn Trọng D trộm cắp tài sản:
Nguyễn Trọng D là người làm thuê cho anh Phạm Doãn K. Khoảng 20 giờ ngày 17/6/2019, anh K và D bắt gà ở phía sau nhà anh K để hôm sau đi bán tại tỉnh Bình Dương. Bắt gà được khoảng 15 phút thì D đi vệ sinh, khi đi vào nhà ngang phòng khách thì phát hiện có 01 quần kaki màu xám của anh Khuyến để dưới nền gạch, D cầm quần lên thấy trong ví da (bóp) có tiền. Quan sát không có ai, D lấy
30.900.000 đồng (gồm 60 tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng/tờ, 09 tờ tiền mệnh giá
100.000 đồng/tờ) rồi để ví và quần lại như ban đầu. Sau đó D cất số tiền trong túi quần rồi đi ra đường quốc lộ 14 đón xe khách đến thuê phòng trọ nghỉ tại khu vực phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Đến ngày 18/6/2019, D gặp bạn tên Đặng Thị Nam L (sinh năm 1983, nơi cư trú: xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) tại khu vực quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, D đưa cho L mượn 55.000.000 đồng (trong đó, 30.900.000 đồng là tiền D lấy của anh K và 24.100.000 đồng là tiền của riêng D). Sau khi đưa tiền, L đi về tỉnh Bình Định, còn D sinh sống, làm thuê nhiều nơi tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương. Sau khi phát hiện mất tiền, anh K có liên lạc với D nhiều lần qua số điện thoại di động 0347.554.759 và số 0968.964.568, D hứa sẽ trả số tiền đã trộm cho anh K và cam kết cứ 10 ngày, D trả cho anh K 5.000.000 đồng và đến Công an huyện Chơn Thành đầu thú, khai rò hành vi phạm tội như trên.
Cáo trạng của VKSND huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước truy tố bị cáo Nguyễn Trọng D theo khoản 1 Điều 173 BLHS. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên đề nghị áp dụng khoản 1 Điều 173, Điều 38, Điều 50 và các điểm i, s khoản 1, 2 Điều 51 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo Nguyễn Trọng D 01 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Bản án hình sự sơ thẩm số 75/2019/HSST, ngày 12/8/2019 của Tòa án nhân dân huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã căn cứ khoản 1 Điều 173, điểm i, s khoản 1 Điều 51, Điều 50, Điều 38 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, xử phạt Nguyễn Trọng D 01 năm tù.
Sau khi xét xử và nhận được bản án trên, Kiểm sát viên nhận thấy bị cáo D là người phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, sau khi phạm tội đã đầu thú, bị cáo chưa có tiền án, tiền sự, là lao động chính trong gia đình và đang nuôi 2 con nhỏ nhưng TAND huyện Chơn Thành xử phạt bị cáo D 01 năm tù là quá nghiêm khắc. Do đó, Kiểm sát viên đã kịp thời đề xuất lãnh đạo VKSND huyện Chơn Thành đã ban hành Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 04/QĐ-VKS-HS, ngày 20/8/2019 kháng nghị một phần bản án nêu trên, đề nghị TAND tỉnh Bình Phước xét xử phúc thẩm theo hướng giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo và được TAND tỉnh Bình Phước chấp nhận giảm án cho bị cáo.
Để đạt được những kết quả tích cực như trên, trước tiên là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương là động lực to lớn giúp KSV vững tin, kiên quyết đấu tranh bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Bên cạnh đó, KSV có ý thức được trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn trong công tác THQCT, luôn có tinh thần trách nhiệm trong công tác; nắm vững các quy định của pháp luật nhất là các cấu thành tội phạm xâm phạm sở hữu để áp dụng đối với hành vi phạm tội của từng bị cáo; có kỹ năng để THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự như: kỹ năng xét hỏi, tranh luận, đối đáp, ghi chép, tổng hợp và văn hóa ứng xử; nắm vững nội dung, các tình tiết, chứng cứ buộc tội, gỡ tội đối với bị cáo; mối liên hệ giữa các chứng cứ với tính chất, hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra; dự thảo được những tình huống phát sinh trong quá trình tranh tụng và có hướng giải quyết phù hợp; có niềm tin nội tâm, kiên quyết đấu tranh bảo vệ công lý và phải đặt mình trong hoàn cảnh của người phạm tội để đưa ra hướng xử lý cũng như mức hình phạt phù hợp, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, tránh làm oan người vô tội.
2.2.3. Hạn chế, thiếu sót trong thực hành quyền công tố và nguyên nhân
2.2.3.1. Hạn chế, thiếu sót trong thực hành quyền công tố
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án XPSH tại huyện Chơn Thành còn có một số thiếu sót, hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết án, dẫn đến án bị trả để điều tra bổ sung. cụ thể:
Thứ nhất, khả năng nghiên cứu hồ sơ, kỹ năng phát hiện vấn đề vi phạm trong vụ án của một số KSV được phân công THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu còn hạn chế, không phát hiện được những vi phạm về tố tụng, thiếu chứng cứ quan trọng để chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo.
Thứ hai, một số trường hợp KSV chưa có tính chủ động trong nghiên cứu, đánh giá còn chưa khách quan, toàn diện và đầy đủ đối với các chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội của bị cáo, chưa phát hiện được các chứng cứ còn thiếu và những mâu thuẫn của chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội để chủ động đề ra yêu cầu điều tra bổ sung.
Thứ ba, chất lượng tranh tụng của KSV tại một số phiên tòa còn hạn chế, những vụ án có tình tiết phức tạp, nhiều luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo thì KSV còn ngại tranh luận, đối đáp trực tiếp những vấn đề mà luật sư, bị cáo nêu ra; chỉ tập trung vào việc luận tội, mà không tập trung việc tranh luận. Nội dung tranh luận, đối đáp của KSV còn chung chung, chưa cụ thể về từng vấn đề cần tranh luận, thiếu dẫn chứng từ tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ, thiếu dẫn chứng pháp lý để chứng minh cho quan điểm buộc tội của mình.
Theo Bảng thống kê 2.3, trong 05 năm qua (2016-2020), tổng số án hình sự về xâm phạm sở hữu mà VKSND huyện Chơn Thành đã truy tố là 298 vụ thì có 24 vụ phải trả điều tra bổ sung, chiếm 8,1% (24/298). Trong tổng số 24 vụ án xâm phậm sở hữu phải trả điều tra bổ sung thì có đến 13 vụ, chiếm 54% (13/24) án đã trả và chiếm 4,4% (13/298) tổng số án truy tố do VKS trả cho cơ quan điều tra; Tòa án trả cho VKS để điều tra bổ sung là 11 vụ, chiếm 46% (11/24) án đã trả và chiếm 3,7% (11/298) tổng số án truy tố. các vụ án mà VKS trả cho cơ quan điều tra, tòa án trả cho VKS đều xảy ra vào các năm (từ 2016 đến 2020), lý do trả là do thu thập chứng cứ chưa đầy đủ.
Đồng thời, chất lượng điều tra, truy tố còn hạn chế, KSV có trình độ, năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được phân công; chưa nắm vững các văn bản pháp luật về hình sự, TTHS, văn bản pháp luật liên quan; thiếu kỹ năng, kinh nghiệm kiểm tra, đối chiếu, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong việc nghiên cứu hồ sơ để nhận diện, xác nhận vi phạm nên không thể phát hiện được vi phạm, chưa đánh giá đúng mức độ vi phạm; đôi khi KSV còn có thái độ lúng túng, bảo vệ cáo trạng đã truy tố không đạt chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng THQCT tại phiên tòa. Tuy không để xảy ra tình trạng tòa tuyên không phạm tội, oan nhưng vấn đề “sai” hoặc hủy án để điều tra, xét xử lại là vấn đề khó tránh khỏi. Cụ thể:
Chẳng hạn như vụ án trộm cắp tài sản: Vũ Xuân T và Nguyễn Đình T biết Điểu C rủ Điểu N điều khiển xe mô tô nhãn hiệu Yamaha, biển số 93C1-254.51 ra chỗ Xuân T và Đình T chơi nên đã bàn bạc nhau lên kế hoạch lấy trộm xe mô tô của Điểu N. Do tại căn nhà hoang thuộc ấp Chà Là, xã Thanh Bình, huyện Hớn Quản,
tỉnh Bình Phước có đông người nên Đình T không thực hiện được hành vi trộm xe của Điểu N. Sau đó Xuân T đã tạo điều kiện thuận lợi để Đình T lén lút lấy trộm xe mô tô của Điểu N tại phòng trọ của anh Huỳnh Thanh H tại ấp 3A, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Giá trị xe bị mất là 14.000.000 đồng.
Cáo trạng số 126/Ctr-VKS-CT, ngày 26/11/2019 của VKSND huyện Chơn Thành truy tố bị cáo Vũ Xuân T về tội Trộm cắp tài sản theo điểm g khoản 2 Điều 173 BLHS, truy tố bị cáo Nguyễn Đình T về tội Trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 173 BLHS. Bản án hình sự sơ thẩm số 21/2020/HSST, ngày 18/3/2020 của TAND huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã căn cứ điểm g khoản 2 Điều 173, Điều 17, 38, 50, 58 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 xử phạt bị cáo Vũ Xuân T 04 năm tù; căn cứ khoản 1 Điều 173, điểm s khoản 1, 2 Điều 50, Điều 17, 38, 58 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 xử phạt bị cáo Nguyễn Đình T 01 năm tù. Ngày 19/3/2020 bị cáo Vũ Xuân T có đơn kháng cáo kêu oan.
Bản án hình sự phúc thẩm số 56/2020/HS-PT, ngày 22/7/2020 của TAND tỉnh Bình Phước căn cứ điểm c khoản 1 Điều 355, điểm b, c khoản 1 Điều 358 BLTTHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Vũ Xuân T, hủy bản án hình sự sơ thẩm số 21/2020/HSST ngày 18/3/2020 của TAND huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Chuyển hồ sơ cho VKSND huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước để điều tra và xét xử lại theo thủ tục chung.
Cáo trạng số 130/Ctr-VKS-CT, ngày 19/11/2020 của VKSND huyện Chơn Thành truy tố bị cáo Vũ Xuân T về tội Trộm cắp tài sản theo điểm g khoản 2 Điều 173 BLHS, truy tố bị cáo Nguyễn Đình T về tội Trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 173 BLHS. Bản án hình sự sơ thẩm số 127/2020/HSST, ngày 24/12/2020 của TAND huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã căn cứ điểm g khoản 2 Điều 173, điểm s khoản 1, 2 Điều 51, Điều 17, 38, 50, 58 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 xử phạt bị cáo Vũ Xuân T 02 năm 06 tháng tù; căn cứ khoản 1 Điều 173, điểm s khoản 1, 2 Điều 50, Điều 17, 38, 58 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 xử phạt bị cáo Nguyễn Đình T 11 tháng 29 ngày tù.