DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
BẢNG
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu của Chính phủ cho ngành du lịch Việt Nam 14
Bảng 1.2: Cảm nhận của du khách quốc tế về trải nghiệm tại Việt Nam 18
Bảng 1.3: Cơ sở lưu trú du lịch trên cả nước 2015-2018 33
Bảng 2.1: Dự báo lãi lỗ kinh doanh căn E4-28 58
Bảng 2.2: Tổng hợp doanh số bán hàng của các dự án BĐS nghỉ dưỡng 76
Bảng 2.3: Thống kê lượng khách tới Quảng Ninh 77
Có thể bạn quan tâm!
- Thúc đẩy hình thức du lịch nghỉ dưỡng thông qua phát triển hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng - nghiên cứu kinh nghiệm của Tập đoàn Sun Group tại Hạ Long - 1
- Các Nhân Tố Tác Động Đến Phát Triển Du Lịch Nghỉ Dưỡng
- Xu Hướng Về Lượt Khách Du Lịch Trong Nước Và Quốc Tế Ở Việt Nam
- Giá Trị Mà Bất Động Sản Nghỉ Dưỡng Mang Lại
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
HÌNH
Hình 1.1: Xu hướng về lượt khách du lịch trong nước và quốc tế ở Việt Nam.15 Hình 1.2: Du khách tới Việt Nam theo các nước và khu vực (2018) 15
Hình 1.3: Những điểm đến phổ biến của du khách quốc tế tại Việt Nam 16
Hình 1.4: Hạn chế về hạ tầng liên quan đến du lịch 17
Hình 1.5: So sánh nguồn cung Shophouse/ Villa ven biển 2019 36
Hình 2.1: Lượng khách du lịch đến Quảng Ninh (2014-2018) 65
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Luận văn nghiên cứu đề tài: “Thúc đẩy hình thức du lịch nghỉ dưỡng thông qua phát triển hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng-nghiên cứu kinh nghiệm của Tập đoàn Sun Group tại Hạ Long.” Kết cấu Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Luận văn đã nghiên cứu một số lý luận cơ bản về du lịch nghỉ dưỡng và bất động sản nghỉ dưỡng. Từ đó rút ra được các nhân tố tác động đến phát triển du lịch, cũng như phân tích các giá trị mà bất động sản nghỉ dưỡng mang lại. Đồng thời luận văn cũng phân tích mối quan hệ giữa phát triển du lịch và hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng.
Chương 2: Luận văn đi vào nghiên cứu thực tế tại Hạ Long. Luận văn đi từ tổng quan nền kinh tế Việt Nam hiện nay, từ đó phân tích tác động của kinh tế đến du lịch. Sau đó luận văn phân tích tình hình phát triển du lịch tại Hạ Long: từ vị trí, những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch tại Hạ Long, và các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch. Luận văn cũng tổng hợp dữ liệu về hệ thống phân phối bất động sản của tập đoàn Sun Group, các điểm mạnh của tập đoàn, các giá trị mang lại từ hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng. Trên cơ sở đó, luận văn tiến hành phân tích kĩ tác động qua lại của phát triển hệ thống bất động sản và du lịch, từ đó cho thấy rõ được sự bổ trợ lẫn nhau của 2 ngành này. Luận văn cũng tổng kết đánh giá kinh nghiệm của Sun Group tại Hạ Long để rút ra bài học cho chương 3.
Chương 3: Luận văn tổng kết kinh nghiệm và đưa ra giải pháp. Đầu tiên là tổng kết tình hình phát triển du lịch Việt Nam để thấy được những thách thức phát triển du lịch bền vững nói chung. Sau đó, luận văn đi vào tổng kết kinh nghiệm phát triển du lịch tại Hạ Long, từ đó rút ra bài học cho các tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Cuối cùng, Luận văn trình bày một số đề xuất, kiến nghị của tác giả với các cơ quan ban ngành.
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch đang được coi là ngành mũi nhọn hiện nay tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đây được coi là ngành công nghiệp “không khói”, mang lại lợi nhuận cao. Việt Nam là quốc gia có những lợi thế rất lớn để phát triển du lịch như: đường bờ biển dài 3.260 km, với 125 bãi tắm biển, trong đó hầu hết là các bãi tắm rất đẹp và thuận lợi cho khai thác du lịch mà không phải quốc gia nào cũng có như: Trà Cổ, Hạ Long, Lăng Cô, Ðà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc…Về di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh dnước ta có 85 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt,
3.329 di tích xếp hạng di tích quốc gia và 9.857 di tích cấp tỉnh. Đến nay, Việt Nam có 8 di sản vật thể và danh thắng được công nhận Di sản thế giới, đó là: quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn, khu phố cổ Hội An, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ, khu danh thắng Tràng An…Việt Nam có một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể lớn với 191 di sản thuộc cả 7 loại hình di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc sinh sống trên mọi miền đất nước được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Việt Nam đã và đang trải qua giai đoạn bùng phát về du lịch trong suốt thập kỷ qua, trở thành một trong những điểm đến mới nổi hàng đầu ở Đông Nam Á. Quốc gia đã thành công trong việc tận dụng giao lưu du lịch trong khu vực và trên toàn cầu để chiếm lĩnh thị phần từ các đối thủ cạnh tranh ở Đông Nam Á, đạt tăng trưởng kỷ lục cả về lượt khách quốc tế và trong nước trong ba năm qua. Số lượt khách nước ngoài đến với Việt Nam mỗi năm đạt trên 15 triệu, so với chỉ 4 triệu ở thập kỷ trước. Bên cạnh đó là khoảng 80 triệu lượt khách du lịch trong nước, con số tăng gấp bốn lần trong 10 năm qua.
Chi tiêu của du khách dẫn đến tăng việc làm, tăng thu nhập cho doanh nghiệp và người lao động trong ngành du lịch ở Việt Nam, bao gồm cả ở các địa phương và các nhóm dân số tương đối nghèo. Đến năm 2017, ngành du lịch trực tiếp đóng góp đến 8% GDP của Việt Nam (chưa kể đóng góp bổ sung nhờ hiệu ứng lan tỏa gián tiếp) và là nguồn xuất khẩu dịch vụ đơn lẻ lớn nhất của quốc gia. Với xu hướng sử
dụng nhiều lao động trẻ và có kỹ năng thấp ở nông thôn, ngành du lịch cũng đem lại tác động lan tỏa mạnh về giảm nghèo ở Việt Nam. Trong quá trình đó, ngành còn có thể tạo điều kiện tái phân phối thu nhập từ các địa phương giàu tới địa phương nghèo ở Việt Nam. Chính vì vậy, duy trì tăng trưởng của ngành này được Chính phủ coi là ưu tiên chiến lược và là yếu tố quan trọng đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Tuy nhiên nếu chỉ tận dụng các điều kiện tự nhiên vốn có thì chưa đủ, cần có những sự đầu tư nâng cấp để thu hút nhiều khách du lịch hơn. Các vấn đề tiếp theo cần quan tâm để thúc đẩy phát triển du lịch tại một địa điểm là: lưu trú của khách du lịch, các hoạt động văn hóa vui chơi tại điểm du lịch, ẩm thực và cách dịch vụ khác đi kèm trong thời gian khách lưu trú. Nói cách khác, khi mà điểm du lịch càng có nhiều thứ hấp dẫn, níu chân được khách du lịch, tạo được cảm giác mới mẻ khám phá, đi kèm dịch vụ tốt, thì nơi đó sẽ thành công. Vì nguồn thu của du lịch đến từ chi tiêu của khách di lịch.
Để phát triển hệ thống lưu trú cho khách du lịch, rất nhiều Tập đoàn lớn đã và đang phát triển trong ngành này phải kể đến như: Sun Group, Vin Group, Capital House, BIM Group… Đây là các tập đoàn có kinh doanh lĩnh vực bất động sản, xây dựng và phân phối hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng phục vụ lưu trú cho khách du lịch. Các hình thức lưu trú có nhiều phân khúc đa dạng: từ bình dân tới cao cấp, phục vụ nhu cầu của khách hàng. Không chỉ xây dựng các nhà nghỉ, khách sạn đơn thuần, các tập đoàn bất động sản còn phát triển các khu lưu trú theo hình thức quần thể nghỉ dưỡng, kết hợp các hoạt động vui chơi giải trí. Tiêu biểu như Sun Hạ Long, với bốn hạng mục lớn: Sun World Complex, Sun Plaza Grand World, Sun Premier Village, Sun Grand City. Các phân khu được xây dựng theo cấu trúc quần thể phối kết hợp, gồm hệ thống khách sạn, shophouse, khu vui chơi giải trí, công viên nước, khu phố cổ, khu ẩm thực, quảng trường… phục vụ khách du lịch. Do đó có thể nói rằng hệ thống bất động sản nghĩ dưỡng là một đòn bẩy thúc đẩy phát triển du lịch lại Hạ Long.
Xuất phát từ tính cấp thiết này, tác giả lựa chọn đề tài: “Thúc đẩy hình thức du lịch nghỉ dưỡng thông qua phát triển hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng-nghiên cứu
3
kinh nghiệm của Tập đoàn Sun Group tại Hạ Long.” Với mong muốn làm nổi bật được tầm quan trọng của bất động sản nghỉ dưỡng tác động tới du lịch, từ đó thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa phát triển du lịch và phát triển bất động sản nghỉ dưỡng.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Hiện nay có khá nhiều công trình nghiên cứu về phát triển du lịch nói chung
như:
Đề tài: “Nghiên cứu và vận dụng kinh nghiệm phát triển du lịch của một số
nước có ngành du lịch phát triển vào Du lịch Việt Nam” – đề tài nghiên cứu cấp Bộ của tác Phạm Quang Hưng (2005). Mục tiêu là nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước (có những đặc điểm tương đồng với Việt Nam) để vận dụng phát triển du lịch Việt Nam.
Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo vùng du lịch Bắc Bộ” (2005) của tác giả Nguyễn Thu Hạnh. Mục tiêu nghiên cứu để đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo đặc thù của từng điểm du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ.
Đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm” (2005) của tác giả Đỗ Thanh Hoa. Mục tiêu là đề xuất các giải pháp và lộ trình hợp lý nhằm đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm.
Trên đây là các công trình nghiên cứu cấp Bộ bàn về phát triển du lịch. Ngoài ra còn một số tác giả khác cũng nghiên cứu cụ thể hơn về vấn đề phát triển du lịch tại Hạ Long nói riêng cũng như Quảng Ninh nói chung.
Luận văn: “Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh” (2011) của tác giả Vương Minh Hoài. Luận văn đề cập đến những giải phát nhằm phát triển du lịch nói chung ở Quảng Ninh theo hướng bền vững.
Luận văn: “Phát triển du lịch Yên Tử theo hướng bền vững” (2013) của tác giả Nguyễn Anh Tuấn. Tác giả làm rõ vấn đề phát triển du lịch tâm linh ở Yên Tử, hướng đến sự bền vững.
4
Luận văn: “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Quảng Ninh” (2015) của tác giả Đồng Thị Huệ. Tác giả đề cập đến vấn đề phát triển du lịch văn hóa, khai thác yếu tố bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
Đề tài: “Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh theo hướng bền vững” (2018) của tác giả Trần Vinh Tiến. Nghiên cứu tập trung làm rõ tình hình phát triển du lịch tại Cô Tô, các thế mạnh về điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch sinh thái.
Như vậy có thể thấy vẫn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại Hạ Long thông qua thúc đẩy hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng. Vì vậy đây là cơ sở để tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ mối liên hệ giữa phát triển hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng và phát triển du lịch ở Hạ Long. Các yếu tố như liên kết vùng, lợi ích công cộng, cơ sở vật chất hạ tầng, tiện ích nội khu… có tác động cụ thể như thế nào đối với phát triển hệ thống bất động sản và du lịch tại Hạ Long, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hình thức du lịch nghỉ dưỡng thông qua phát triển hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng tại Hạ Long.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tiến hành nghiên cứu việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại Hạ Long, thông qua phát triển hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng của Sun Group.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn có phạm vi nghiên cứu tại Hạ Long, tập trung vào các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng của tập đoàn Sun Group đang xây dựng và phân phối tại Hạ Long. Từ đó phân tích tác động của nó ảnh hưởng đến du lịch nghỉ dưỡng Hạ Long từ 2010- 2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận bao gồm:
Phương pháp nghiên cứu thực địa.
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin.
Phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích thông tin.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu bao gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thúc đẩy du lịch nghỉ dưỡng thông qua phát triển hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng.
Chương 2: Phân tích tình hình phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại Hạ Long thông qua việc phát triển hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng của tập đoàn Sun Group
Chương 3: Một số đề xuất thúc đẩy du lịch nghỉ dưỡng thông qua phát triển hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng tại Hạ Long
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Lệ Hằng, người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Hà Nội, tháng 06 năm 2020 Người thực hiện
Trần Mai Liên
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG VÀ BẤT ĐỘNG SẢN NGHỈ DƯỠNG
1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch
1.1.1. Định nghĩa về du lịch
Du lịch đã trở thành một hoạt động kinh tế xã hội phổ biến toàn cầu do mang lại hiệu quả cao. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch.
Du lịch theo tiếng Hi Lạp gọi là “Tonos” có nghĩa là đi một vòng; hay “Tour” trong tiếng Pháp, là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi; “Tourism” (theo tiếng Anh) xuất hiện khoảng năm 1800 và được sử dụng phổ biến ngày nay.
“Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm, mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên.” (Glusman, 1930)1
“Du lịch là tập hợp của các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thuờng xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời.” (Đề cương giảng dạy chung về du lịch, Hunzikiker và Krapf, 1942).
Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) định nghĩa “Du lịch nói chung, theo nghĩa vượt ra ngoài nhận thức chung về du lịch là chỉ giới hạn trong hoạt động nghỉ lễ, vì mọi người đi du lịch và ở trong những nơi ngoài môi trường thông thường của họ không quá một năm liên tiếp để giải trí và không ít hơn 24 giờ, với mục đích kinh doanh và các mục đích khác." (Collection of tourism expenditure statistic, UNWTO, 1995).
Tại hội nghị lần thứ 27 (1993) Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), đã đưa ra khái niệm du lịch như sau: “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên (usual environment) cùa con người và ở lại đó để tham quan nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm".
1 Trích từ Địa lý du lịch Việt Nam, tr.6.