Thực Trạng Hoạt Động Du Lịch Nghỉ Dưỡng Tại Huyện Ba Vì – Hà Nội

Tiểu kết chương 1


Chương 1 đã thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu thứ nhất của đề tài đó là: hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận khoa học về phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Trong chương này đã hệ thống một số vấn đề lý luận về du lịch nghỉ dưỡng, tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng, những điều kiện để phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Đây chính là cơ sở lý luận, là định hướng nghiên cứu của đề tài được triển khai thực tiễn trong chương 2 và chương 3 của luận văn. Muốn phát triển loại hình du lịch này phải có và đảm bảo các điều kiện như: tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng, kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực , an ninh an toàn cho du khách và chính sách phát triển du lịch của điểm du lịch… Trong phát triển du lịch nghỉ dưỡng, các yếu tố điều kiện tự nhiên có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển du lịch nghỉ dưỡng đặc biệt là đặc điểm của khí hậu, cảnh quan thiên nhiên.

Chương 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG TẠI HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI

2.1. Giới thiệu chung về huyện Ba Vì – Hà Nội

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý


Huyện Ba Vì là huyện bán sơn địa, nằm giáp ranh phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội 60 km. Huyện Ba Vì có diện tích tự nhiên là 428,0 km2, trên địa bàn huyện có một phần lớn của dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam huyện, phía Đông giáp thị xã Sơn Tây, một phần phía Đông Nam giáp huyện Thạnh Thất. Phía Nam giáp các huyện: Lương Sơn (về phía Đông Nam huyện) và Kỳ Sơn của Hòa Bình (về phía Tây Nam huyện). Phía Tây và phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, và ranh giới là sông Đà (ở phía Tây) và sông Hồng (sông Thao) (ở phía Bắc). Phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh Tường thành phố Vĩnh Phúc, ranh giới là sông Hồng.

Huyện Ba Vì có các điểm cực: cực Bắc là xã Phú Cường, cực Tây là xã Thuần Mỹ, cực Nam là xã Khánh Thượng, cực Đông là xã Cam Thượng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

2.1.1.2. Địa hình


Nghiên cứu phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Ba Vì – Hà Nội - 4

Thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng. Vùng núi chiếm 47,5% diện tích, có các núi cao trên 700m, trong đó cao nhất là Tản Viên cao 1.296m, đỉnh Vua và Ngọc Hoa cao trên 1000m. Vùng đồng bằng lại được bao bọc và bồi đắp bởi hai con sông là sông Hồng và sông Đà nên đất đai rất phì nhiêu, màu mỡ.

Do địa hình núi cao có các dòng suối tự nhiên từ núi đổ về có độ dốc lớn, về mùa mưa suối nước chảy qua các tảng đá nhấp nhô dưới những lùm cây xanh tạo ra các thác nước ngoạn mục như; thác Khoang Xanh, Thác Ao Vua, Thác Mơ… Với rất nhiều con suối lớn nhỏ từ núi cao đổ về (suối Bóp, suối Ổi, suối Tiên) tạo cho Ba Vì phong cảnh sơn thủy hữu tình.

Khu vực sườn Tây núi Ba Vì có địa hình dốc với độ cao trung bình khoảng 500 – 600m gồm phần lớn diện tích núi Ba Vì và vùng đồi gò bao quanh chân núi có địa thế đẹp, một bên là núi nhìn ra sông Đà tạo ra sức hấp dẫn riêng.

2.1.1.3. Khí hậu


Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có khí hậu trong lành mát mẻ. Thông qua trạm khí tượng Ba Vì

hàng năm cho thấy; Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình 23oC, về mùa hè nhiệt độ trung bình tại khu vực có độ cao 400m là 220C, ở độ cao 1.100m là 180C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,6oc. Tổng lượng mưa là 1832,2mm (chiếm 90,87% lượng mưa cả năm). Lượng mưa các tháng đều vượt trên 100 mm với 104 ngày mưa và tháng mưa lớn nhất là tháng 8 (339,6mm). Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 20oC , tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,8oC; Lượng mưa các tháng biến động từ 15,0 đến 64,4mm và tháng mưa ít

nhất là tháng 12 chỉ đạt 15mm.

2.1.1.4. Thổ nhưỡng


Đất đai huyện Ba Vì được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất vùng đồi núi. Nhóm đất vùng đồng bằng có 12.892 ha bằng 41,1% diện tích đất đai toàn huyện. Nhóm đất vùng đồi núi: 18.478 ha bằng 58,9% đất đai của huyện. Gồm các loại đất chính sau:

- Đất Feralit mầu vàng phân bố ở độ cao >1000m.

- Đất Feralit mầu vàng nâu phát triển trên đá phiến thạch sét, sa thạch phân bố rộng tập trung ở độ cao 500m-1000m.

- Đất Feralit mầu vàng đỏ phát triển trên đá phiến thạch sét, sa thạch, phiến thạch mica và các loại đá trầm tích, phân bố ở sườn và vùng đồi thấp ở độ cao <500m.

- Đất phù sa cổ phân bố thành một dải hẹp kéo dài ven sông Đà thuộc 2 xã Khánh Thượng và Minh Quang loại đất này đang có chiều hướng thoái hoá bị rửa trôi.

2.1.1.5. Thủy văn


Ba Vì là nơi có mạng lưới thủy văn hết sức độc đáo, các con suối được bắt nguồn từ núi Tản Viên chạy qua các khe núi, tạo ra dòng suối uốn lượn xung quanh vườn quốc gia Ba Vì. Huyện Ba Vì gần như được bao bọc bởi hai dòng sông lớn là sông Hồng và sông Đà. Ngoài ra trong khu vực còn có nhiều các dòng suối nhỏ bắt nguồn từ trên đỉnh núi xuống, mùa mưa lượng nước lớn tạo ra các thác nước đẹp như thác Ao Vua, thác Ngà, thác Khoang Xanh... Đứng trên đỉnh núi Ba Vì ta có thể quan sát được toàn cảnh non nước của vùng. Phía Tây là dòng sông Đà chảy sát chân núi. Phía Đông là hồ Đồng Mô, phía Bắc là Hồ Suối Hai, xa hơn là dòng sông Hồng. Tất cả tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình thơ mộng hiếm có của vùng núi Ba Vì.

2.1.1.6. Sinh vật


Theo số liệu thống kê năm 2008, diện tích rừng toàn huyện có 10.724,9 ha, trong đố rừng sản xuất 4.400,4 ha, rừng phòng hộ 78,4 ha và 6.246ha rừng đặc dụng. Diện tích rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở vùng núi Ba Vì từ độ cao 400m trở lên. Rừng tự nhiên được phủ xanh bằng các loại thảm thực vật phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loại cây đặc trưng của rừng nhiệt đới thuộc phạm vi Vườn quốc gia Ba Vì.

Động thực vật Ba Vì rất đa dạng, phong phú. Hiện nay các nhà thực vật học Việt Nam ước khoảng 2000 loại. Gồm thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới bước đầu kê được 812 loài thực vật bậc cao với 88 họ thực vật, 270 loài bậc cao gồm nhiều loại gỗ quý hiếm như lát hoa, kim giao, sến mật, sồi, dẻ gai.... Hai loại cây rất quý được ghi vào "Sách đỏ Việt Nam" là Bách xanh và Thông đỏ đang được bảo vệ nghiêm ngặt. Động vật cú 44 loài thú, 104 loại chim, 15 loại bò sát, 9 loại lưỡng cư (tài liệu quy hoạch Vườn quốc gia Ba Vì). Đây là nguồn tài nguyên rừng quý hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt.

Huyện Ba Vì được thiên nhiên ban tặng bức tranh phong cảnh sơn thủy hữu tình, với hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, được coi là “lá phổi xanh” phía Tây Thủ đô Hà Nội. Với những lợi thế về điều kiên tự nhiên, Ba Vì có điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, thu hút nhiều nhà đầu tư, nhất là phát triển đầu tư du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng. Đã có hàng loạt các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng được xây dựng. Nhiều doanh nghiệp đã dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi của huyện xây dựng khu du lịch, Reasort, nơi vui chơi, nghỉ dưỡng, tham quan cho du khách trong và ngoài nước.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội


Theo thống kê năm 2013, dân số huyện Ba Vì là 27 vạn người, gồm các dân tộc: Kinh, Mường, Dao.

Trước khi sát nhập vào Hà Nội, toàn huyện Ba Vì có 1 thị trấn và 31 xã. Đến ngày 01 tháng 8 năm 2008, cũng như các huyện khác của thành phố Hà Nội, huyện Ba Vì đã chính thức sát nhập vào thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, trước đó, ngày 10 tháng 7 năm 2008, toàn bộ diện tích tự nhiên là 454,08 ha và dân số 2.701 người của xã Tân Đức, thuộc huyện Ba Vì được sát nhập vào thành phố Việt Trì - Phú Thọ, theo Nghị quyết của kì họp thứ 3 Quốc hội khóa XII về điều chỉnh địa giới hành chính giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ.

Hiện tại, Ba Vì có 1 thị trấn là Tây Đằng (huyện lị) và 30 xã: Thái Hòa, Cổ Đô, Phú Cường, Tản Hồng, Châu Sơn, Vạn Thắng, Phong Vân, Phú Đông, Phú

Phương, Phú Châu, Phú Sơn, Đồng Thái, Đông Quang, Chu Minh, Minh Châu, Vật Lại, Cẩm Lĩnh, Tản Lĩnh, Tòng Bạt, Tiền Phong, Cam Thượng, Thụy An, Ba Trại, Ba Vì, Sơn Đà, Thuần Mỹ, Vân Hòa, Yên Bài, Khánh Thượng, Minh Quang.

Năm 2010 tổng giá trị sản xuất đạt 9.116 tỷ đồng, giá trị tăng thêm đạt

4.311 tỷ đồng tăng trưởng kinh tế đạt 16%.

Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản theo giá trị tăng thêm đạt 1.662 tỷ đồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ. Nông nghiệp với hai sản phẩm đặc trưng Ba Vì đó là chè sản lượng đạt 12.800 tấn/năm và sản lượng sữa tươi đạt 9.750 tấn/năm.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Giá trị tăng thêm đạt 340 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ. Huyện có hai cụm công nghiệp (Cam Thượng và Đồng Giai xã Vật Lại) và 12 làng nghề đang hoạt động hiệu quả.

Chính sách xã hội, lao động việc làm, nông nghiệp, nông thôn, nông dân được quan tâm giải quyết việc làm mới cho 10.750 lao động; sự nghiệp giáo dục được quan tâm đã có 18 trường trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia; Công tác y tế đã có 23/31 trạm có Bác sỹ, 30/31 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; Về văn hóa đã có 96 làng và 45 cơ quan đạt danh hiệu văn hóa, TDTT tiếp tục phát triển.

Cải cách hành chính có sự tiến bộ, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể luôn có sự chỉ đạo tập trung; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết đề ra.

2.2. Điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng Ba Vì

2.2.1. Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng Ba Vì


- Phong cảnh đẹp: Với địa hình đặc biệt, sự kết hợp phong cảnh hùng vĩ của núi non, sông suối, ao hồ và xen vào đó là cảnh trung du đồng bằng với những làng quê xinh đẹp đã tạo nên nhiều điểm du lịch có phong cảnh đẹp, hấp dẫn khách du lịch tới nghỉ dưỡng. Theo nguồn nghiên cứu thực địa hầu hết các khu du lịch tại huyện Ba Vì như: Khoang Xanh – Suối Tiên, Thiên Sơn – Suối Ngà, Ao Vua, Đầm Long, Hồ Tiên Sa, Khu nghỉ dưỡng Tản Đà Resort, Family Resort, Yên Bài Top Hill Resort… được hình thành bởi yếu tố địa hình với núi non, thung lũng và ao hồ. Chính các yếu tố trên đã tạo cho huyện Ba Vì có phong cảnh sơn thủy hữu tình, hùng vĩ, khác lạ và quyến rũ.

Điều kiện thủy văn thuận lợi tạo ra nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: Núi, rừng, thác, suối, Sông, Hồ rất phù hợp cho huyện Ba Vì phát triển du lịch nghỉ dưỡng và không thể không nhắc đến các điểm du lịch như:

Yên Bài Top Hill Resort: Khu nghỉ dưỡng này nằm sát sườn đồi và tựa lưng vào núi Tản thoáng đãng, hài hòa với thiên nhiên. Nơi đây có cảnh quan độc đáo, thế đất bám thoải theo triền đồi thấp, có hồ nước điều hòa khí hậu mát mẻ bốn mùa, Yên Bài Top Hill được bao bọc trong đại ngàn của núi rừng, với vẻ đẹp nguyên sơ của núi Ba Vì.

Tản Đà Spa Resort: Thuộc xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì. Khu du lịch này là vùng thung lũng nằm dưới chân núi Tản. Không gian nơi đây được sắp đặt bởi vùng đất thấp tương đối bằng phẳng cùng với hồ Suối Bơn bát ngát, tạo ra một không gian mở, yên bình và hiền hòa, một điển hình mới cho sự giao thoa giữa thiên nhiên và con người. Đây là khu nghỉ dưỡng khá mới, hiện đại và tiện nghi, thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tới đây nghỉ dưỡng.

Khu du lịch Ao Vua: là một trong những địa điểm giữ được cảnh núi rừng hoang sơ hùng vĩ, không gian đậm chất nhân văn và đặc biệt không khí trong lành rất phù hợp với kì nghỉ cuối tuần, nghỉ dưỡng. Sự kết hợp giữa núi Tản, thác Ao Vua cùng với hệ thống suối và hồ rộng đã tạo cho khu du lịch này một bức tranh thiên nhiên sơn thủy hữu tình, hài hòa và tuyệt đẹp. Tại đây du khách có thể leo lên đỉnh núi nghe tiếng nước chảy rì rào, chiêm ngưỡng cảnh vật trời mây, non nước mộng mơ và như có cảm giác đi du lịch mạo hiểm với những con đường đồi núi quanh co. Du khách cũng không khỏi bất ngờ trước một kiệt tác hoàn hảo của “đức mẹ tạo hóa” với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, một món quà quý giá của thiên nhiên ban tặng cho con người.

nên những âm thanh kì diệu.

Khu du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên: Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về phía Tây, khu du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên thuộc xã Vân Hòa - Ba Vì, là nơi có phong cảnh sơn thủy hữu tình, núi rừng trùng điệp, có dòng suối Tiên thơ mộng, nước suối trong mát với nhiều đàn thác dạt dào đổ xuống tạo

Khu du lịch Đầm Long: Khu du lịch rừng nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm Long nằm trên một quả đồi thấp, thuộc xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, cách Hà Nội 65km về phía Tây, cách khu du lịch Ao Vua 14km và cách hồ suối Hai 3,8km.

Đây là khu du lịch được kết hợp bởi hai yếu tố đó là rừng nguyên sinh và hồ nước ngọt, hai yếu tố này đã tạo nên cảnh quan môi trường tự nhiên rất hấp dẫn.

Khu du lịch Thiên Sơn - Suối Ngà: Nằm dưới chân núi Tản Viên, khu du lịch Thiên Sơn - Suối Ngà là nơi có không khí trong lành và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng của rừng, núi, suối, hồ, đầm và thác nước đã tạo nên một điểm đến hấp dẫn du khách tới nghỉ ngơi, đặc biệt trong những ngày hè…

Ngoài ra một số khu du lịch khác như: Ba Vì Resort, Family Resort, Hồ Tiên Sa, Khu du lịch Suối Hai, Vườn cò Ngọc Nhị là những khu du lịch rất hấp dẫn du khách bởi các yếu tố núi rừng, thác, hồ…

- Khí hậu thích hợp nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe: Địa hình đặc biệt của huyện Ba Vì tạo nên miền khí hậu ôn đới, là khí hậu đặc trưng của khu nghỉ dưỡng chất lượng với bầu không khí trong lành, mát mẻ, nơi lý tưởng cho du khách lựa chọn kỳ nghỉ dưỡng nhằm phục hồi sức khỏe. Nhiệt độ bình quân năm trong khu vực là 23,4oC. Ở vùng thấp, nhiệt độ tối thấp xuống tới 2,7oC; nhiệt độ tối cao lên tới 42oC. Ở độ cao 400m nhiệt độ trung bình năm 20,6oC; Từ độ cao 1000m trở lên nhiệt độ chỉ còn 16oC. Nhiệt độ thấp tuyệt đối có thể xuống 0,2o C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 33,1oC. Lượng mưa trung bình năm 2.500mm, phân bố không đều trong năm, tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 8. Độ ẩm không khí 86,1%. Vùng thấp thường khô hanh vào tháng 12, tháng 1. Từ độ cao 400m trở lên không có mùa khô. Mùa đông có gió Bắc với tần suất >40%. Mùa Hạ có gió Đông Nam với tần suất 25% và hướng Tây Nam.

Với đặc điểm khí hậu này, đối chiếu với các mức độ ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu đối với sức khỏe của con người và hoạt động du lịch cho thấy huyện Ba Vì hoàn toàn có điều kiện trở thành nơi nghỉ mát lý tưởng, Ba Vì có nhiều tháng thời tiết khí hậu rất thuận lợi cho sức khỏe con người và cho tổ chức hoạt động du lịch. Khí hậu tạo cho huyện Ba Vì có miền nhiệt đặc trưng riêng, là một miền khí hậu ôn đới thu nhỏ. Sự kết hợp của địa hình, khí hậu và hệ thực vật làm cho huyện Ba Vì có khí hậu trong lành, mát mẻ, là điều kiện khí hậu lý tưởng để xây dựng và phát triển du lịch nghỉ dưỡng.

2.2.2. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật


a/ Hạ tầng giao thông

Ba Vì nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 60 km về phía tây Bắc, Ba Vì có hệ thống giao thông thuận lợi liên kết với thủ đô và đi các tỉnh lân cận.

Từ trung tâm Hà Nội du khách có thể chạy theo Đại lộ Thăng Long với vận tốc thiết kế dành cho xe 4 bánh 80km/h nối trung tâm Hà Nội với Quốc lộ 21A, điểm đầu của đường Hồ Chí Minh.

Quốc lộ 32 chạy qua thị trấn Tây Đằng, nối Sơn Tây với Hưng Hóa tỉnh Phú Thọ và đi các tỉnh vùng Tây Bắc Bắc Bộ. Trên quốc lộ này, đoạn cuối tại xã Thái Hòa, huyện Ba Vì có cầu Trung Hà, bắc qua sông Hồng.

UBND TP Hà Nội đã nâng cấp, mở rộng tuyến đường tỉnh lộ 411, đoạn qua địa phận huyện Ba Vì. Tuyến đường này chạy qua các xã: Đồng Thái, Vạn Thắng, Phú Đông và Phong Vân, huyện Ba Vì có chiều dài 7,5 km. Điểm đầu Km 0+00 giao Quốc lộ 32 tại Km 57+250, điểm cuối tại Km 7+500 giao với đê sông Đà thuộc xã Cổ Đô, huyện Ba Vì.

Ba vì đã có nhiều đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch và đặc biệt là hệ thống giao thông. Từ năm 2011 đến nay Ba Vì đã đầu tư xây dựng xong tuyến đường 415 đi Đền Hạ và Đền Trung thuộc xã Quang Minh với số vốn là 64 tỷ đồng. Đầu tư và nâng cấp 2 tuyến đường: tuyến đường từ đường 87 đi khu du lịch Ao Vua với tổng số vốn là 45 tỷ đồng, tuyến đường từ vườn Quốc Gia Ba Vì đi khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà, khu du lịch Khoang Xanh với vốn đầu tư 38 tỷ đồng.

Huyện Ba Vì đã đầu tư nâng cấp và mở rộng tuyến đường Đại lộ Thăng Long nối Yên Bài đi Vân Hòa, đường vào khu du lịch Khoang Xanh, đường vườn Quốc Gia đi Ao Vua, đường vườn Quốc Gia đi Thiên Sơn Suối Ngà, đường ĐT 414B (Tỉnh lộ) từ Sơn Tây lên đền Thượng, tuyến đường ĐT 413 kết nối Sơn Tây – Hồ Suối Hai – Đá Chông, tuyến đường nối sườn Đông và sườn Tây núi Ba Vì.

Từ các khu du lịch nối với các đường quốc lộ, tỉnh lộ là đường bê tông và giải nhựa, cung đường này thường không chia làn nhưng khá thuận lợi và dễ di chuyển. Các phương tiện giao thông có thể dễ dàng tránh nhau. Đường vào các khu du lịch Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn Suối Ngà, cung đường hơi hẹp nhưng tất cả các cung đường này đã được dải nhựa. Tuy nhiên một số điểm trên đường đã làm quá lâu và đang trong tình trạng xuống cấp. Riêng Ba Vì Resort là điểm du lịch nằm trong khu vực vườn quốc gia Ba Vì nên cung đường cuối đi khá quanh co và phải qua một số khúc cua nhỏ khi lên điểm cost400.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2023