Những Nhân Tố Tác Động Đến Thu Hút Fdi Của Singapore


bán bằng đường biển giữa phương Đông và phương Tây, là một bến cảng quan trọng nối liền ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ngoài ra, Singapore còn nằm trên múi giờ lệch với các trung tâm thương mại tài chính lớn trên thế giới, mà nếu nó liên kết với những trung tâm đó thì sẽ tạo thành một giao dịch vòng quanh thế giới trong suốt 24 giờ trong ngày.

Singapore là một đất nước nhỏ bé, khí hậu ôn hòa, độ ẩm cao, lượng mưa nhiều do vị trí của đảo nằm ngoài hải dương và gần đường xích đạo, ý thức bảo vệ môi trường của người dân cao, con người hòa hợp với thiên nhiên nên đã nhanh chóng trở thành điểm dừng chân của nhiều du khách quốc tế.

Trong lịch sử, Singapore đã bị nhiều đế quốc đô hộ: Bồ Đào Nha (đầu thế kỷ 16 đến cuối thế kỷ 17), Hà Lan (đầu thế kỷ 17 đến 1819), năm 1819 Anh giành lại quyền khai thác Singapore. Từ năm 1824, Singapore trở thành thuộc địa của Anh, từ đó Anh dùng Singapore làm cửa biển buôn bán, chuyển khẩu quan trọng ở Viễn Đông và là căn cứ quân sự chủ yếu của Anh ở Đông Nam Á. Nhật Bản chiếm đóng Singapore t1942 đến 1945. Sau Chiến tranh Thế Giới thứ II, Anh trở lại chiếm Singapore. Trước phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân Singapore, nhà đương cục Anh sau ba lần đàm phán với với đại diện các chính Đảng của Singapore đã phải đồng ý cho Singapore thành lập bang tự trị ngày 3/6/1959. Tuy nhiên, Singapore chỉ được tự trị về đối nội, còn Anh vẫn nắm giữ các hoạt động về quốc phòng và ngoại giao.

- Ngày 16/9/1963, Singapore gia nhập Liên bang Malayxia.

- Ngày 9/8/1965, Singapore tách khỏi Malayxia và thành lập nước Cộng hòa độc lập.

- Ngày 21/9/1965, Singapore gia nhập Liên hợp quốc.

Singapore theo chế độ đa Đảng, từ khi giành độc lập đến nay, Đảng Hành động Nhân dân (People’s Action Party) liên tục cầm quyền.

1.1.2. Kinh tế xã hội


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Về kinh tế, Singapore - quốc gia 4,24 triệu người này đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong vòng hơn 40 năm qua kể từ khi độc lập (9/8/1965).

Sự nghiệp công nghiệp hóa được tiến hành vào những năm 60 đã biến nền kinh tế tập trung và phân phối hàng hóa của Singapore sang một nền kinh tế đa dạng theo cơ chế thị trường. Nền kinh tế đã phát triển mạnh trong suốt hai thập kỷ, nhưng đến năm 1985, GDP lại giảm xuống 1,6% dưới tác động của khủng hoảng. Những biện pháp cấp bách được tiến hành và nền kinh tế lại được khôi phục vào những năm sau, năm 1989 tỷ lệ tăng trưởng nền kinh tế đạt 9,2% và năm 1990 là 9,0% so với 1989. Lạm phát được kiểm soát từ đầu những năm 1980, và những năm sau đó, lạm phát ở Singapore vẫn ổn định.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 4

Gần đây tuy khu vực và thế giới có nhiều biến động trên khắp các lĩnh vực của nền kinh tế đặc biệt là lĩnh vực tài chính tiền tệ, nhưng Singapore với tiềm lực sẵn có đã hạn chế một cách tối đa và hữu hiệu các ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế của mình.

Tóm lại, mặc dù nền kinh tế nội địa còn nhỏ bé và thiếu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, song hiện nay Singapore đã xây dựng thành công một quốc gia thương mại hàng đầu thế giới và liên tục được bầu là một trong những điểm kinh doanh tốt nhất, được công nhận là một trong những nền kinh tế cạnh tranh nhất cộng với sự hỗ trợ của một lực lượng lao động có khả năng. Người dân Singapore hưởng một cuốc sống chất lượng cao, với GDP bình quân đầu người là 24000 USD (44.000 SGD).

Về xã hội, tuy Singapore là một quốc gia đa sắc tộc, với nhiều nền văn hóa khác nhau như Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai... nhưng Chính phủ luôn kiên định lập nên một xã hội đa chủng tộc, xây dựng xã hội ổn định.

1.2. Những nhân tố tác động đến thu hút FDI của Singapore

1.2.1. Môi trường đầu tư của Singapore

Môi trường pháp luật:


Singapore luôn dành ưu tiên cho việc tạo dựng môi trường hòa bình ổn định tại Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương, duy trì hệ thống thương mại đa phương, tự do và mở, sẵn sàng hợp tác với bất kỳ quốc gia nào vì lợi ích chung và duy trì một nền kinh tế mở.

Tính đến nay, Singapore đã ký thỏa hiệp về bảo hộ đầu tư với các thành viên khác của tổ chức ASEM, Liên minh kinh tế Bỉ - Luxembourg và 19 đối tác kinh tế sau: Canada, Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Ai cập, Pháp, Đức, Hungary, Latvia, Mông cổ, Hà Lan, Pakistan, Ba lan, Quần đảo Riau, Slovania, Srillanka, Thụy sỹ, Đài loan, Anh và Mỹ. Việc tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực, đặc biệt là những thỏa thuận về đầu tư quốc tế, cộng với hoạt động ngoại thương phát triển nhanh đã góp phần đẩy mạnh việc thu hút đầu tư nước ngoài nói chung và FDI nói riêng ở Singapore.

Chính sách đầu tư nước ngoài của Singapore nhìn chung tự do và thông thoáng. Những quan tâm đến chính sách của Chính phủ là: không có chính sách quốc gia hóa, môi trường kinh doanh ổn định làm động lực tăng cường đầu tư, chính sách khuyến khích đầu tư và tài chính rộng rãi, không hạn chế quyền sở hữu của nước ngoài đối với các công ty Singapore, không đòi hỏi liên doanh với đối tác trong nước…

Môi trường chính trị:

Chính phủ Singapore có quyền lực tương đối mạnh để có thể xây dựng các chính sách mà không gặp phải sự phản đối mạnh từ các cấp chính quyền khác hoặc từ các tầng lớp xã hội.

Đảng Hành động Nhân dân (PAP) đã chiến thắng trong tất cả các cuộc bầu cử kể từ năm 1959 chính quyền lực cũng như tính chính thống của Chính phủ PAP cho phép Chính phủ trở nên kỹ trị trong việc thực thi một chiến lược phát triển kinh tế nói chung và chiến lược FDI nói riêng.

Môi trường kinh tế:


Nhìn chung, kinh tế Singapore phát triển ổn định và có một cơ sở hạ tầng phát triển, năm 2003, Singapore được “Political and Economic Risk Consultancy” đánh giá là đất nước có cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật có chất lượng tốt nhất. Singapore nối kết với tất cả các nơi trên thế giới một cách dễ dàng qua đường biển, đường hàng không và các phương tiện viễn thông. Sân bay Quốc tế Changi phục vụ hơn 60 hãng hàng không, có đường bay đến hơn 145 thành phố trên thế giới và trong nhiều năm được bình bầu là sân bay hiện đại nhất trên thế giới. Việc đi lại đến tất cả mọi nơi trong quốc gia này rất dễ dàng vì có hệ thống giao thông mặt đất rất hiệu quả và chất lượng dịch vụ cao.

Đồng thời, việc xây dựng một Chính phủ điện tử giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài không phải đi qua một rừng các thủ tục hành chính. Bằng việc giảm bớt các khâu rườm rà trong thủ tục hành chính và chú trọng đến việc cung cấp các dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả Chính phủ điện tử sẽ tạo ra các điều kiện thu hút đầu tư nhiều hơn.

Các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất quan tâm tới quyết định của nước nhận đầu tư về hệ thống tài chính kế toán, mức độ mở cửa, sự phát triển của thị trường chứng khoán, quyết định về tái đầu tư, lãi suất đi vay, chuyển lợi nhuận về nước, các giới hạn sở hữu đối với đầu tư nước ngoài, độ ổn định của tỷ giá hối đoái và tính tự do chuyển đổi của các đồng tiền. Trong khu vực ASEAN, chỉ duy nhất có Singapore được IMF đánh giá là có “hệ thống tài chính đạt mức độ tuân thủ cao theo luật lệ và tiêu chuẩn quốc tế, có độ ổn định tài chính chắc chắn và lành mạnh” (2004). Thị trường ngân hàng của Singapore được đánh giá là khá hoàn thiện và quy củ nhất khu vực ASEAN nói riêng và Châu Á nói chung.

Môi trường văn hóa:

Singapore là một quốc gia đa dân tộc, điều này tạo nên sự giao thoa về văn hóa, làm cho quốc gia này có một nền văn hóa đa dạng phong phú. Mặc


dù có nhiều dân tộc sinh sống với nhiều phong tục tập quán khác nhau, nhưng người dân Singapore nhìn chung là chăm chỉ cần cù, ngôn ngữ chính lại là tiếng Anh.

Là một nước không có tài nguyên thiên nhiên, nội lực duy nhất của Singapore là con người. Do đó, Chính phủ Singapore đã rất chú ý tới việc phát triển nguồn nhân lực. Ngay từ năm 1973, Chính phủ đã lập ra Ủy ban đào tạo công nghiệp để đào tạo và cung cấp nhân lực cho công nghiệp hóa. Nguồn nhân lực tay nghề cao của Singapore cũng là kết quả của một nền giáo dục tiên tiến và những chính sách về giáo dục đúng đắn của Chính phủ Singapore.

Chính nguồn lao động có tay nghề cao trong nước cộng với chính sách thu hút lao động nước ngoài có kỹ năng, tay nghề, trình độ cao đã tạo nên một môi trường đầu tư vô cùng hấp dẫn ở Singapore. Điều đó góp phần giải thích vì sao trong thời gian vừa qua FDI vào Singapore vẫn không ngừng được tăng cường trong thời gian vừa qua.

Môi trường tự nhiên:

Tuy là một đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng thay vào đó Singapore nằm ở vị trí chiến lược trên con đường giao lưu buôn bán bằng đường biển giữa phương Đông và phương Tây, là một bến cảng quan trọng nối liền ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ngoài ra, vị trí địa lý nằm ở khu vực giờ chuẩn đã cho phép các dịch vụ tài chính lấp đầy khoảng trống giữa Mỹ và Châu Âu trong vòng một ngày 24h. Đây là một lợi thế so sánh của Singapore trong thu hút FDI nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.

1.2.2. Nhân tố bên ngoài

Hướng chuyển dịch của dòng vốn đầu tư quốc tế:

Từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay, dòng FDI trên thế giới gia tăng mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Trong những năm đầu thập kỷ 90, trên thực tế 3/4 tổng lượng FDI của thế giới vẫn tập trung tại các nước OECD. Có


thể nói dòng FDI không chảy từ nơi nhiều vốn sang nơi ít vốn mà chảy chủ yếu trong khu vực các nước công nghiệp phát triển. Ngay từ giữa những năm 1960 Singapore đã bắt đầu xây dựng một nền kinh tế hướng về xuất khẩu, định hướng phát triển công nghiệp sớm thu được những thành quả rõ nét cộng với cơ sở hạ tầng từng bước được cải thiện, đã giúp quốc đảo này trở thành một điểm đến hấp dẫn của dòng FDI trong giai đoạn này.

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới nghiêng về phát triển mạnh kinh tế dịch vụ, FDI cũng thay đổi theo, từ lĩnh vực truyền thống (trong đầu thế kỷ XX) sang lĩnh vực dịch vụ và các ngành có hàm lượng công nghệ cao (từ những năm 80 đến nay). Nắm bắt được những xu thế này, Singapore đã sớm vạch ra đường hướng phát triển phù hợp, nhanh chóng bắt kịp được cùng với xu hướng phát triển đó.

Thêm vào đó, ASEAN và APEC đang từng bước đi đến chế độ tự do hóa đầu tư khu vực, do vậy dòng FDI tại đây sẽ tăng lên mạnh mẽ. Là một quốc gia thành viên của các tổ chức trên, lại nằm trong khu vực hấp dẫn đầu tư, Singapore đã và đang có cơ hội đón dòng FDI đổ về.

Môi trường kinh tế thế giới và khu vực:

Phải nói ảnh hưởng trực tiếp nhất đến thu hút FDI của Singapore nói riêng và khu vực nói chung trong thời gian vừa qua là cuộc khủng hoảng tài chính khu vực diễn ra vào năm 1997. Sau cuộc khủng hoảng này, tuy cơ sở kinh tế tài chính của Singapore không bị ảnh hưởng nhiều nhưng đã làm cho môi trường đầu tư bị gián đoạn và bất ổn, đã gây tác động tiêu cực trong thu hút FDI của Singapore.

Chiến lược đầu tư của các TNCs:

Các TNCs thực hiện chiến lược kinh doanh toàn cầu, tiếp tục vươn ra các khu vực khác nhau trên thế giới với quy mô FDI ngày càng lớn. Bên cạnh việc giữ vững các khu vực đầu tư truyền thống như Châu Âu, Bắc Mỹ, TNCs


đang đẩy mạnh đầu tư vào Châu Á. Là một quốc gia nằm trong khu vực này, Singapore càng có thêm nhiều cơ hội để thu hút FDI của các TNCs.

Nói tóm lại, trong các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của Singapore, có cả nhân tố tích cực lẫn nhân tố tiêu cực, cả nhân tố chủ động lẫn bị động, song nhìn chung, Singapore đã nắm bắt và tiếp cận được với hướng chuyển dịch của dòng vốn đầu tư thế giới, đã thiết lập được các điều kiện tiếp nhận đầu tư tương đối hấp dẫn và có hiệu quả, phát huy cao độ các nhân tố tích cực bên trong để thu hút FDI.

2. Chính sách thu hút FDI của Singapore

Singapore là một nước tuy có quy mô dân số nhỏ (khoảng hơn 4 triệu dân), nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng lại rất thành công trong việc hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và thu hút FDI nói riêng. Xuất phát từ một nền kinh tế phát triển ở trình độ thấp, Singapore cần một khối lượng vốn rất lớn để đổi mới cơ cấu và hiện đại hóa nền kinh tế. Vì vậy, ngay từ đầu họ đã chú trọng cả nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn bên ngoài. Điều đó được thể hiện thông qua việc Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, tạo ra môi trường hấp dẫn kích thích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Singapore. Chính sách thu hút FDI của Singapore luôn gắn liền, biến đổi linh động, kết hợp nhuần nhuyễn với các chính sách kinh tế vĩ mô trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế Singapore.

Có thể nêu ra một số chính sách, biện pháp thu hút FDI của Singapore như sau:

2.1. Khuôn khổ pháp lý về FDI

Để khuyến khích các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà ĐTNN đến hoạt động sinh lời tại Singapore, Chính phủ Singapore ngay từ những năm 1960 đã ban hành hàng loạt sắc lệnh ưu tiên cho việc thành lập các ngành công nghiệp non trẻ mà trước đó chưa có. Từ sau năm 1965, Chính phủ đã thể chế hóa thêm một bước và đưa ra hàng loạt ưu đãi lớn hơn đối với các nhà đầu tư


nước ngoài.4 Có thể kể đến một số luật liên quan đến hoạt động thu hút FDI ở Singapore như sau:

- Luật mở rộng kinh tế (Economic Expansion Act) năm 1967.

- Luật bổ sung năm 1970 (bổ sung cho Luật mở rộng kinh tế).

- Luật khuyến khích mở rộng kinh tế (Economic Expansion Incentives Act) năm 1971.

- Luật công ty (nêu lên những qui định cơ bản về đăng ký và hoạt động của các công ty ở Singapore, trong đó có công ty có vốn đầu tư nước ngoài).

- Luật thuế thu nhập năm 1967, qui định các khoản thu nhập của cá nhân hay tập thể, doanh nghiệp phải nộp thuế (với chủ trương giảm thuế thu nhập để phát triển kinh tế).

Nhìn chung, luật pháp Singapore đảm bảo không phân biệt đối xử trong thu hút FDI. Nhà đầu tư nước ngoài giống như các hãng trong nước đều phải đăng ký kinh doanh theo Luật công ty hoặc Luật đăng ký kinh doanh.

Các Luật điều chỉnh các nhà đầu tư nước ngoài khác là Luật khuyến khích mở rộng kinh tế, và Luật thuế thu nhập. Cơ quan chịu trách nhiệm thi hành chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư là Ủy Ban phát triển kinh tế (EDB) trực thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore. Nhìn chung khung pháp lý thông thoáng, các nhà đầu tư không bị yêu cầu phải liên doanh hoặc nhường lại quyền quản lý cho các tổ chức địa phương. Hiện nay, ngoài các yêu cầu điều chỉnh trong một số ngành ra, Chính phủ xét duyệt các dự án đầu tư chỉ để xác định tính hợp lý của việc được hưởng các chế độ khuyến khích, không hạn chế đối với tái đầu tư và chuyển thu nhập về nước.

Bên cạnh các văn bản luật qui định về vấn đề ĐTNN của Singapore, nước này còn tham gia vào các hiệp định song phương và đa phương về đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của


4 Trần Khánh, 1995, Cộng hòa Singapore- 30 năm xây dựng và phát triển, Nxb KHXH, tr.55.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí