Sự Phát Triển Của Nguồn Nhân Lực, Trình Độ Khoa Học - Công Nghệ Của Tỉnh

đất đai, chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho dự án đầu tư; chính sách về lao động, việc làm, chính sách về nhà ở cho người lao động; chính sách về khoa học, công nghệ, về trợ giúp thông tin, quảng bá sản phẩm…

Các mức ưu đãi tài chính mà tỉnh dành cho doanh nghiệp trước hết phải bảo đảm cho doanh nghiệp tìm kiếm được lợi nhuận cao nhất trong điều kiện kinh doanh chung của cả nước. Trong đó, những ưu đãi về thuế chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong số các ưu đãi tài chính dành cho đầu tư.

Mức ưu đãi thuế cao hơn luôn được giành cho các dự án đầu tư có tỷ lệ vốn đầu tư cao, quy mô lớn, dài hạn, sử dụng nhiều nguyên vật liệu và lao động trong tỉnh, tái đầu tư lợi nhuận và có mức độ “nội địa hóa” sản phẩm và công nghệ cao hơn.

Như vậy, một khi các rủi ro giảm xuống, tỷ lệ lợi nhuận tăng lên, thì vốn đầu tư sẽ đổ vào nhiều và ổn định, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng chung của tỉnh đó chậm lại. Ngược lại, các nhà đầu tư sẽ thận trọng hơn, thậm chí bỏ đi nếu nơi tiếp nhận đầu tư có chính sách lạc hậu, không vì quyền lợi cho cả đôi bên. Khi đó, dù những ưu đãi tài chính rất cao được tỉnh đưa ra cũng khó hấp dẫn được các nhà đầu tư vốn năng động, thận trọng, luôn mong muốn và thường có nhiều cơ hội lựa chọn thị trường đầu tư phù hợp ở nhiều tỉnh khác.

2.2.2.4. Sự phát triển của nguồn nhân lực, trình độ khoa học - công nghệ của tỉnh

Đội ngũ nhân lực có tay nghề cao là điều kiện rất quan trọng để một tỉnh có thể vượt qua được những hạn chế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và trở nên hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh du lịch. Việc thiếu các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý tốt, nhân lực kỹ thuật lành nghề và sự lạc hậu về trình độ khoa học - công nghệ sẽ khó lòng đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp để triển khai các dự án của họ, làm chậm và thu hẹp lại dòng vốn đầu tư chảy vào phát triển du lịch một tỉnh.

Trình độ khoa học công nghệ của tỉnh phát triển sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch nâng cao năng suất lao động, ứng dụng những thành tựu công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do đó, với trình độ công nghệ tiên tiến có thể thu hút được nhiều hơn và hiệu quả hơn luồng vốn đầu tư của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng.

2.2.2.5. Hội nhập quốc tế của đất nước tác động đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của tỉnh

Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện của đất nước tạo ra những

ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút đầu tư vào du lịch của một tỉnh. Hội nhập quốc tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

tạo điều kiện phát triển cho tự do hóa thương mại và đầu tư giữa các quốc gia, chính sách thị thực được nới lỏng, các hãng hàng không giá rẻ bùng nổ, từ đó gia tăng đi lại giữa các nước… Đây là điều kiện thuận lợi để các tỉnh thu hút khách du lịch quốc tế nhiều hơn, thị trường khách du lịch của tỉnh vì thế có quy mô lớn hơn, từ đó tạo ra sự hấp dẫn các doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào phát triển du lịch của tỉnh. Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế tạo ra cơ hội để các doanh nghiệp du lịch có thể giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào kinh doanh du lịch nhằm mang lại lợi nhuận nhiều hơn, từ đó thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của tỉnh được thuận lợi. Thông qua hợp tác, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở các tỉnh sẽ có cơ hội liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để tăng cường đầu tư vào phát triển du lịch, tạo ra các chuỗi sản phẩm du lịch đa dạng và hấp dẫn đem lại lợi ích kinh tế cao.

Cạnh tranh là một yếu tố tất yếu của nền kinh tế thị trường và nó càng được đẩy lên cao hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đối với việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở một tỉnh, hội nhập quốc tế làm cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở nước ngoài có thể lựa chọn tỉnh để đầu tư. Vì vậy, để nâng cao sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đòi hỏi tỉnh phải có tiềm lực tự thân lớn về chất lượng nguồn nhân lực cùng các điều kiện về hạ tầng du lịch, bộ máy hành chính nhà nước, cơ chế, chính sách và sự phát triển đồng đều của nhiều ngành liên quan khác như giao thông vận tải, năng lượng, viễn thông, văn hóa… mới có thể thành điểm hấp dẫn các doanh nghiệp du lịch nước ngoài đầu tư vào tỉnh.

Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An - 8

Mặt khác, hội nhập quốc tế làm cho doanh nghiệp du lịch trong tỉnh phải cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nước ngoài về việc thu hút khách du lịch, mở rộng thị trường khách du lịch, cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ du lịch… do đó, để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của tỉnh cần phải có sự hỗ trợ tích cực của chính quyền tỉnh về mọi mặt để doanh nghiệp vươn lên, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, càng nâng cao sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.

2.3. KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO TỈNH NGHỆ AN

2.3.1. Kinh nghiệm thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh

Để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch, tỉnh Quảng Ninh đã mời đơn vị tư vấn của Hoa kỳ là BCG lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [87]. Mục tiêu đặt ra là xây dựng Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia, có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh, có năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới; trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bền vững và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Để thu hút đầu tư, tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch 4 không gian du lịch gồm: khu vực thành phố Hạ Long gắn với du lịch vịnh Hạ Long; khu vực thành phố Móng Cái - Trà Cổ gắn với du lịch biên giới; khu vực huyện Vân Ðồn - Cô Tô gắn với du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng chất lượng cao có casino; khu vực thành phố Uông Bí - thị xã Ðông Triều - thị xã Quảng Yên gắn với du lịch văn hóa, tâm linh và du lịch cộng đồng, làng nghề.

Công tác cải cách hành chính của Quảng Ninh đã là "chìa khóa" mở cánh cửa thu hút đầu tư vào tỉnh. Thủ tục hành chính được cắt giảm, rút ngắn thời gian giải quyết, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện và đổi mới, đã tạo sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư, trong đó có doanh nghiệp đầu tư vào du lịch chiếm tỷ lệ lớn. Để có được thành công, Quảng Ninh đã có sự nỗ lực toàn hệ thống, từ chính quyền đến người dân, trong đó phục vụ người dân, doanh nghiệp và du khách ngày một tốt hơn là cái đích chính mà Quảng Ninh nhắm tới [5].

Về xây dựng kết cấu hạ tầng để phát triển du lịch, Quảng Ninh đã xác định mạng lưới giao thông là huyết mạch, động lực phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã đổi mới tư duy, đưa ra nhiều ý tưởng đột phá, dám nghĩ, dám làm, triển khai rất hiệu quả việc thu hút đầu tư các công trình giao thông trọng điểm sử dụng vốn ngoài ngân sách. Hàng loạt các công trình, dự án lớn từ các công trình giao thông rất quy mô cả trên bộ, trên biển, trên không cho đến các dự án phát triển dịch vụ du lịch, xây dựng cơ bản đã, đang và sẽ được đầu tư. Có thể kể đến: Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đã rút ngắn thời gian Hạ Long đi Hải Phòng từ 2 giờ xuống còn 30 phút, từ Hạ Long đi Hà Nội chỉ mất 1 giờ 30 phút, thay vì 3-4 giờ như trước đây; Cầu Bạch Đằng nối tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đứng thứ 3 trong số 7 cây cầu dây văng có nhiều nhịp nhất thế giới; Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn - sân bay tư nhân đầu tiên, mở đầu cho giai

đoạn phát triển sân bay mới ở Việt Nam; Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long - cảng tàu khách chuyên biệt đầu tiên trong cả nước; cao tốc Hạ Long - Vân Đồn có tổng vốn tư nhân đầu tư cho hạ tầng giao thông lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh (hơn 12.000 tỷ đồng). Khi cao tốc Vân Đồn - Móng Cái hoàn thành, sẽ gỡ nút thắt cuối cùng, tạo trục giao thông thông suốt từ Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái. Trục cao tốc xuyên tỉnh sẽ thúc đẩy sự phát triển của các khu du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, là cửa ngõ của Việt Nam nối ASEAN với Trung Quốc, sẽ rút ngắn thời gian Hạ Long đi Móng Cái từ 3 giờ xuống còn 1 giờ 30 phút, Hà Nội đến TP Móng Cái từ 5 giờ 30 phút xuống còn 3 giờ. Nhờ sự phát triển của kết cấu hạ tầng, Làn sóng đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại tỉnh đang hết sức mạnh mẽ.

Cùng với những nhà đầu tư truyền thống, tỉnh đã thu hút nhiều nhà đầu tư chiến lược mới, là các tập đoàn kinh tế tư nhân, tạo nên diện mạo nổi bật của Quảng Ninh hiện nay với các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, mua sắm, giải trí đẳng cấp, có thể nói đứng tốp đầu Việt Nam. Trong đó, phải kể đến: Tổ hợp dự án Công viên Ðại Dương Hạ Long, công viên vui chơi giải trí lớn nhất Ðông - Nam Á; quần thể du lịch nghỉ dưỡng 5 sao Vinpearl Hạ Long Bay Resort; quần thể du lịch nghỉ dưỡng, sân gofl FLC Hạ Long; khu nghỉ dưỡng suối khoáng Quang Hanh; khu tổ hợp du lịch SonaSea Dragon Bay tại Vân Đồn; Quảng Ninh GATE và dịch vụ du lịch biển, kết hợp biên mậu Móng Cái... Các trung tâm dịch vụ - du lịch đẳng cấp này được liên kết với nhau thông qua hệ thống đường cao tốc, quốc lộ mở rộng, cùng với Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long mỗi năm đón hàng triệu lượt hành khách đã hình thành chuỗi du lịch đẳng cấp, đồng bộ, hiện đại. Điều này đưa đến sự gia tăng nhu cầu sử dụng các dự án giao thông để đi lại, giao thương hàng hóa thời gian tới [20].

Song song với các dự án dịch vụ - du lịch đang được tích cực triển khai, tỉnh khẩn trương đẩy mạnh quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch; tiếp tục thu hút các nhà đầu tư chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch chất lượng cao, nhất là khai thác tiềm năng lợi thế về biển, đảo... Từ đó, khẳng định vị thế, sự phát triển nhanh, ổn định của ngành Du lịch, hướng đến mục tiêu trở thành một trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế, hàng đầu cả nước và khu vực Ðông - Nam Á.Tỉnh Quảng Ninh cũng rất quan tâm đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp để phát triển sản phẩm du lịch mới hấp

dẫn như: du lịch sinh thái, trải nghiệm Bình Liêu; khám phá Hạ Long bằng thuyền

kayak, thủy phi cơ; Trung tâm mua sắm và vui chơi giải trí của tập đoàn Vingroup; Khu vui chơi giải trí Marina Plaza; nhà hàng, khách sạn, tàu vận chuyển và tàu nhà hàng cao cấp; Cụm thông tin cổ động biên giới Sa Vĩ; Biểu tượng du lịch Ngã ba Trà Cổ - Bình Ngọc (TP Móng Cái)... [23].

2.3.2. Kinh nghiệm thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình

Trong thời gian qua, du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển mạnh mẽ, các khu, điểm du lịch được hình thành và phát triển mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Đặc biệt, sau khi Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào tháng 6/2014, ngành Du lịch đã tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Đạt được những kết quả đó là do công tác thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch có những thành công nhất định. Cụ thể tỉnh Ninh Bình đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Có thể thấy, trong 10 năm gần đây, cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đã từng bước được đầu tư, hệ thống giao thông kết nối các khu, điểm du lịch được hoàn thiện và thường xuyên được nâng cấp. Nhiều công trình trọng điểm được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước đã phát huy hiệu quả, nhất là ở các khu du lịch trọng điểm, như: Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu di tích lịch sử, văn hóa Cố đô Hoa Lư, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng đế… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp quản lý, khai thác các khu, điểm du lịch đã tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống giao thông đường bộ tạo điều kiện cho du khách đi lại thuận tiện. Tính đến hết năm 2019, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã triển khai 36 dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, với tổng mức đầu tư 16.212 tỷ đồng, trong đó có nhiều dự án lớn đi vào hoạt động phục vụ khách du lịch có hiệu quả như: Emeralda resort, Khách sạn Ninh Bình Legend, Hoàng Sơn Peace, The Reed, Hidden Charm, Bái Đính, Sân golf Hoàng Gia, Sân golf Tràng An… Nhờ đó, nhiều khu, điểm du lịch lớn đã cơ bản hoàn thiện về cơ sở vật chất và đi vào hoạt động, thu hút một lượng khách lớn đến Ninh Bình như: Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu du lịch văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính…

Cùng với thu hút đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch, Ninh Bình đã tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng dân cư phát triển du lịch thông qua công tác cải cách hành chính, thực hiện đăng tải 30 bộ thủ tục hành chính mức độ 3, 4 trên hệ thống một cửa liên thông của tỉnh và trên trang Thông tin điện tử của Sở Du lịch. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương xây dựng và thực hiện đề án phát triển các sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp gắn với du lịch như: Làng hoa đào phai tại xã Đông Sơn – thành phố Tam Điệp; Làng hoa tại phường Ninh Sơn, xã Ninh Phúc – thành phố Ninh Bình; Làng nghề thêu Văn Lâm tại xã Ninh Hải – huyện Hoa Lư, Làng nghề cói ở huyện Kim Sơn…[69].

Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào du lịch tại tỉnh Ninh Bình vẫn còn nhiều bất cập, đó là hạ tầng kỹ thuật du lịch còn thiếu đồng bộ. Nguồn vốn của các dự án đầu tư du lịch bị ảnh hưởng do Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ; chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa đồng bộ đã tác động không nhỏ đến tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch.Trong khi đó nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính dẫn tới một số dự án du lịch bị chậm tiến độ (như: một số khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng tại Khu dịch vụ khách sạn trung tâm thành phố Ninh Bình, huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn). Sức hấp dẫn của du lịch Ninh Bình chủ yếu vẫn dựa vào những lợi thế tự nhiên sẵn có, sản phẩm và dịch vụ tại các khu, điểm du lịch tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn đơn điệu; chất lượng dịch vụ, nhất là dịch vụ ăn, nghỉ còn thấp; các khu du lịch thiếu nhiều dịch vụ hỗ trợ như: Dịch vụ vui chơi giải trí, văn hóa, mua sắm... điều đó làm giảm sức hút đối với du khách, lượng khách lưu trú, nhất là khách quốc tế tăng trưởng chậm... [31].

Để tiếp tục thúc đẩy du lịch phát triển, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng kế hoạch về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Kế hoạch đã đề ra các giải pháp cụ thể để góp phần thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch đó là: Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Xây dựng và triển khai Đề án cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có chất lượng cao.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư

phát triển du lịch theo định hướng du lịch bền vững, hài hòa gắn với bảo tồn và phát triển. Tăng cường hợp tác công tư để huy động các nguồn lực hỗ trợ phát triển du lịch. Ưu tiên bố trí vốn và có cơ chế tài chính cho công tác xây dựng quy hoạch, đầu tư nguồn nhân lực, nghiên cứu thị trường, xúc tiến quảng bá du lịch. Xây dựng phương án chuyển dần cơ chế thu phí thăm quan sang cơ chế giá dịch vụ, điều chỉnh giá điện, nước cho các cơ sở lưu trú ngang bằng với giá điện, nước sản xuất trong tỉnh. Hoàn thiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tạo hành lang pháp lý và định hướng phát triển du lịch toàn tỉnh và từng địa phương.

Ưu tiên nguồn lực thích hợp đầu tư phát triển hạ tầng giao thông kết nối đến các khu, điểm du lịch; đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ (điện, nước, giao thông, điểm vui chơi giải trí - mua sắm, internet), hệ thống bãi đỗ xe, các trạm dừng nghỉ, nhà vệ sinh đạt chuẩn tại các khu, điểm du lịch. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường chính vào Khu du lịch suối Kênh Gà - Vân Trình (giai đoạn I), tuyến đường Cúc Phương - Bái Đính - Kim Sơn. Tập trung đầu tư các dự án mang tính đột phá có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển du lịch như: Khu du lịch sinh thái Tràng An; Công viên văn hóa Tràng An; tuyến du lịch Bái Đính - Đền Trần; Bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư; Khu Quảng trường và Tượng đài Đinh Tiên Hoàng đế; Phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn; Công viên động vật hoang dã quốc gia tỉnh Ninh Bình; Khu dịch vụ khách sạn cao cấp trung tâm thành phố Ninh Bình; Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản, các di tích lịch sử - văn hóa, đặc biệt giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - Quần thể danh thắng Tràng An.

Tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược đầu tư hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí, các khách sạn có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên; hình thành khu mua sắm, chợ đêm, phố đi bộ, phát triển nhà hàng ăn uống đạt chuẩn, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để phục vụ khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của khách du lịch.

Xây dựng đề án đầu tư khai thác cảnh quan mặt nước và khu vực ven sông Đáy phục vụ vui chơi giải trí về đêm và du thuyền trên sông, khai thác triệt để cảnh

quan khu vực lâm viên núi Cánh Điều, sông Vân, núi Thúy thành khu vui chơi tổng hợp có chất lượng cao, phát triển du lịch ở Cồn Nổi và vùng sinh quyển bãi bồi huyện Kim Sơn…

Tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Tích cực triển khai thực hiện công tác xã hội hóa trong quảng bá xúc tiến du lịch. Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, giới thiệu được các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của Ninh Bình nói chung và Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - Quần thể danh thắng Tràng An nói riêng đối với du khách và các nhà đầu tư; chú trọng kết hợp nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm với các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch.

Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Ninh Bình, chú trọng xây dựng hình ảnh, thương hiệu điểm đến Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - Quần thể danh thắng Tràng An bằng chính chất lượng sản phẩm dịch vụ - du lịch, môi trường du lịch an toàn, văn minh, thái độ ứng xử lịch sự, hiếu khách của cộng đồng địa phương.

Đẩy mạnh liên kết, mở rộng hợp tác, phát huy tiềm năng, thế mạnh và khai thác các cơ hội, nguồn lực để phát triển gắn kết du lịch Ninh Bình với các địa phương trong cả nước và khu vực.

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển du lịch. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Tiếp tục nghiên cứu cải cách thủ tục hành chính trong cấp phép hoạt động lữ hành, công nhận loại, hạng các cơ sở lưu trú, cấp thẻ hướng dẫn viên, hỗ trợ hướng dẫn và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Khuyến khích và hướng dẫn các doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp. Có chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng dân cư tham gia kinh doanh du lịch và hưởng lợi từ du lịch.

Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Xác định nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch. Tỉnh có chính sách ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; nguồn nhân lực là người dân địa phương phục vụ du lịch cộng đồng, góp phần tạo việc làm trong khu vực nông thôn, xóa đói giảm nghèo. Đẩy mạnh hoạt động liên doanh, liên kết trong đào tạo nguồn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/03/2023