Hiện tại chỉ có 2 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch đường thủy là công ty cổ phần Song Ngư Sơn và Công ty cổ phần Hải Châu nhưng vốn đầu tư ít (chỉ khoảng 70 tỷ đồng với 2 du thuyền, 5 ca nô đi tuyến dọc sông Lam và đảo Lan Châu đến đảo Ngư), lượng khách còn ít.
Doanh nghiệp kinh doanh ăn uống cũng có số lượng ít do khách du lịch lưu trú thời gian ngắn, hơn nữa, các hộ kinh doanh ăn uống chiếm số lượng rất lớn cũng cạnh tranh với các doanh nghiệp nên việc mở rộng kinh doanh gặp khó khăn.
Doanh nghiệp kinh doanh vui chơi, giải trí có số lượng không nhiều, các hình thức vui chơi giải trí chưa đa dạng, đa số chỉ hấp dẫn du khách thời gian đầu, sau đó vắng khách dần do không có những hình thức mới.
Bảy là, loại hình doanh nghiệp kinh doanh du lịch có vốn đầu tư nước ngoài quá ít, mới chỉ có 1 doanh nghiệp là là Công ty TNHH Lotte cinema Việt Nam với số vốn đầu tư 4,2 triệu USD cho dự án kinh doanh vui chơi, giải trí (6 rạp chiếu phim đạt tiêu chuẩn quốc tế, 896 ghế tại thành phố Vinh).
Bảng 3.12 cho thấy tốc độ tăng nhanh nhất là các doanh nghiệp loại hình trách nhiệm hữu hạn, loại hình công ty cổ phần có khả năng huy động vốn lớn nhưng tăng chậm. Điều này càng cho thấy doanh nghiệp du lịch của Nghệ An vẫn đa số manh mún, nhỏ lẻ, ít doanh nghiệp lớn.
Bảng 3.12: Loại hình doanh nghiệp kinh doanh du lịch giai đoạn 2015-2019
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
Doanh nghiệp nhà nước Trung ương | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 |
Doanh nghiệp nhà nước địa phương | 4 | 6 | 4 | 2 | 2 |
Doanh nghiệp tư nhân | 102 | 90 | 94 | 87 | 91 |
Công ty trách nhiệm hữu hạn | 175 | 211 | 272 | 304 | 320 |
Công ty cổ phần có vốn Nhà nước | 2 | 1 | 1 | 2 | 2 |
Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước | 103 | 131 | 138 | 148 | 155 |
DN 100% vốn nước ngoài | - | - | 1 | 1 | 1 |
Tổng | 388 | 440 | 511 | 545 | 572 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ngân Sách Đầu Tư Cho Công Tác Xúc Tiến Đầu Tư Du Lịch Nghệ An Giai Đoạn 2015-2019
- Xếp Thứ Bậc Của Tỉnh Nghệ An Trong 63 Tỉnh Thành Của Cả Nước Về Pci, Par Index, Papi
- Vốn Đầu Tư Của Doanh Nghiệp Kinh Doanh Du Lịch Ở Nghệ An Từ 2015-2019
- Quan Điểm Thu Hút Đầu Tư Của Doanh Nghiệp Vào Phát Triển Du Lịch Tỉnh Nghệ An
- Chính Sách Ưu Đãi Về Thuế, Về Đất Đai, Mặt Bằng Kinh Doanh Cho Doanh Nghiệp Du Lịch
- Xây Dựng Kết Cấu Hạ Tầng Để Thu Hút Đầu Tư Của Doanh Nghiệp Vào Phát Triển Du Lịch
Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Nghệ An [12].
Tám là, nguồn nhân lực của Nghệ An chưa đáp ứng nhu cầu kinh doanh du lịch. Theo khảo sát cán bộ lãnh đạo, quản lý, có 35 người (70%) trong số 50 người được hỏi cho rằng chất lượng nguồn nhân lực ở mức khá về trình độ học vấn, mức
bình thường về chuyên môn nghiệp vụ. Nhiều doanh nghiệp được hỏi đều cho rằng chất lượng nguồn nhân lực du lịch Nghệ An rất hạn chế (xem phụ lục 3).
Bà Phạm Phương Thúy–Phó Giám đốc khách sạn Mường Thanh Grand Cửa Lò nói: “Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh rất là hạn chế, chính vì vậy mà khách nước ngoài đến, thì thường là nguồn nhân lực này không đáp ứng được”.
3.3.3. Nguyên nhân hạn chế trong thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch tỉnh Nghệ An
Một là, chất lượng nguồn nhân lực du lịch của Nghệ An còn thấp, trình độ khoa học công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu về kinh doanh du lịch trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Đội ngũ cán bộ hoạch định chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch của doanh nghiệp vào phát triển du lịch còn hạn chế về số lượng, về năng lực và trình độ xây dựng. Tư duy thu hút đầu tư vào phát triển du lịch trong thời kỳ mở cửa, hội nhập của đội ngũ cán bộ quản lý của Nghệ An nói chung và ngành du lịch nói riêng còn mang nặng tư duy truyền thống. Cách tiếp cận mới về phát triển du lịch, nhất là trong việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững gắn với đặc thù của tỉnh là những vấn đề vô cùng mới đối với cán bộ hiện tại. Nguồn nhân lực có chuyên môn cao tại Nghệ An vẫn còn ít. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch còn hạn chế xuất phát từ nhu cầu việc làm trong ngành du lịch chưa cao vì thu nhập không ổn định, du lịch Nghệ An còn mang tính thời vụ. Trình độ khoa học công nghệ có thể sử dụng để kinh doanh du lịch của tỉnh còn lạc hậu chưa hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch nâng cao năng suất lao động, ứng dụng những thành tựu công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hai là, chính sách ưu đãi đầu tư chưa hấp dẫn với đa số doanh nghiệp vì quan điểm của tỉnh là tập trung thu hút các dự án đầu tư lớn nên chỉ tập trung ưu đãi đầu tư đối với những doanh nghiệp có quy mô vốn lớn. Hơn nữa, trong điều kiện ngân sách tỉnh còn khó khăn, khoảng 60% nguồn thu ngân sách tỉnh chủ yếu từ thuế liên quan đến đất đai nên phần ngân sách dành cho hỗ trợ, ưu đãi đầu tư không nhiều. Sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư còn thấp, chưa thường xuyên.
Ba là, nguồn kinh phí dành cho hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch còn ít, khó triển khai các hoạt động bề nổi với kinh phí lớn để tạo bước đột phá. Số kinh phí này không được giao từ đầu năm nên khó khăn trong việc để tham gia các hội chợ,
hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư, nhất là ở nước ngoài. Thị trường du lịch của tỉnh chưa hấp dẫn, chưa có giải pháp hiệu quả để các dự án đầu tư của nước ngoài quan tâm đến Nghệ An. Số lượng và chất lượng đội ngũ làm công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch vừa thiếu lại vừa chưa chuyên nghiệp gây khó khăn trong xây dựng văn bản và triển khai chính sách, tỉnh chưa thực sự coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn như trong chương trình hành động mà tỉnh đã nêu ra [3].
Bốn là, nguồn vốn ngân sách tỉnh cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng còn nhiều khó khăn, thâm hụt ngân sách tỉnh thường xuyên trong khi việc xây dựng kết cấu hạ tầng đòi hỏi nguồn vốn rất lớn. Năm 2019, thu ngân sách khoảng 16.600 tỷ đồng nhưng chi ngân sách khoảng 26.000 tỷ đồng. Nhiều dự án hạ tầng liên quan đến thu hút đầu tư vào phát triển du lịch thuộc nguồn ngân sách trung ương nên phụ thuộc vào việc xây dựng và thực hiện của trung ương như đường bộ, đường sắt cao tốc, các tuyến quốc lộ.
Năm là, một số quy định của pháp luật chưa đồng bộ, chồng chéo, vướng mắc; chưa cụ thể, chưa rõ ràng, chưa bao quát hết các sự việc nảy sinh trong thực tiễn. Ở một số cơ quan, đơn vị người đứng đầu chưa xác định rõ, đầy đủ trách nhiệm của mình. Việc chỉ đạo CCHC chưa quyết liệt, chưa sâu sát, thiếu cụ thể, đánh giá kết quả chưa thực chất. Việc giáo dục, kiểm tra, xử lý những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến TTHC vi phạm đạo đức công vụ chưa nghiêm.
Sáu là, đầu tư của doanh nghiệp còn hạn chế nhất là đầu tư vào vùng miền Tây Nghệ An do khách du lịch không nhiều, không đều trong năm, kỳ vọng về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không cao, sự cạnh tranh của các tỉnh khác về du lịch ngày càng tăng, sản phẩm du lịch chưa đa dạng dẫn đến lượng vốn đầu tư của doanh nghiệp ít. Mặt khác, theo khảo sát các doanh nghiệp kinh doanh du lich, có 143 doanh nghiệp (85%) được hỏi đều trả lời có vay vốn đê kinh doanh du lịch nhưng thủ tục vay vốn không dễ dàng, thời gian giải quyết dài. Năm 2015 tỉnh thu hút được
5.788.514 lượt khách du lịch, trong đó lượt khách du lịch do các cơ sở lưu trú phục vụ là 3.675.312 lượt. Đến năm 2019 tỉnh thu hút được 6.591.000 lượt khách du lịch, trong đó lượt khách du lịch do các cơ sở lưu trú phục vụ là 4.722.000 lượt, chỉ tăng 28,35% sau 5 năm [44], [48]. Khí hậu Nghệ An có đặc trưng là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Kinh doanh du lịch ở Nghệ An hiện đang hướng đến phục vụ du khách chủ yếu vào mùa xuân và mùa hạ, vì với thời tiết này, khách du lịch mới có số lượng lớn. Hoạt động du lịch của Nghệ An chỉ tập trung chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 8, các tháng còn lại khách du lịch rất ít. Các dịch vụ phục vụ khách du lịch vào mùa Đông cũng hạn chế lại càng làm cho khách du lịch ít thêm.
Chương 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2030
4.1. QUAN ĐIỂM THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2030
4.1.1. Dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước có ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An
Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), khu vực châu Á – Thái Bình Dương những năm gần đây số lượng khách du lịch quốc tế ngày càng tăng nhanh, chiếm gần
¼ tổng lượng khách quốc tế toàn cầu. Với sự tăng trưởng nhanh như vậy, du lịch đã trở thành một trong những trụ cột chính của thương mại quốc tế, là nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều nước đang phát triển.
Từ cuối năm 2019, đại dịch covid-19 bùng phát đã tác động nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh du lịch trên toàn cầu. Lượng khách du lịch quốc tế đã giảm 65% trong 6 tháng đầu năm 2020, trong đó riêng tháng 6/2020 giảm 93% so với cùng kỳ năm 2019. Du lịch châu Á và Thái Bình Dương là khu vực đầu tiên chịu tác động của dịch Covid-19 bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với mức giảm 72% lượng khách du lịch quốc tế trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2020 [69]. Đại dịch đã làm hàng triệu người chết và hàng chục triệu người nhiễm virut Corona. Vì vậy trong khoảng 2 năm tới kinh tế thế giới tiếp tục gặp khó khăn, kinh tế tăng trưởng hạn chế, thu nhập của người dân giảm sút do các chính phủ thực hiện phong tỏa hoặc dãn cách xã hội. Vì vậy nhu cầu du lịch của khách quốc tế sẽ tiếp tục giảm sút. Do kinh tế chậm phát triển, nên năng lực đầu tư của doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp kinh doanh du lịch có bị hạn chế, hơn nữa thị trường khách sụt giảm nên doanh nghiệp sẽ cắt giảm đầu tư.
Tuy nhiên khoảng sau năm 2022, khi vắc xin ngừa Covid -19 đã được phân phối rộng rãi, hầu hết các nước trên thế giới đều tiếp cận được và tiêm chủng mở rộng cho người dân, đại dịch sẽ bị đẩy lùi trên phạm vi toàn cầu. Lúc này, khả năng kinh tế thế giới sẽ phục hồi nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu du lịch của
người dân tiếp tục phục hồi so với trước đại dịch và phát triển nhanh hơn. Các doanh
116
nghiệp nước ngoài sẽ gia tăng đầu tư vào du lịch nội địa cũng như đầu tư sang các nước khác để tìm kiếm lợi nhuận, vì vậy ngành du lịch sẽ phục hồi và phát triển mạnh sau vài năm nữa. Dự báo đến năm 2030, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu sẽ đạt 1,8 tỷ lượt. Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực thu hút khách quốc tế lớn thứ 4 trên thế giới. UNWTO cũng đưa ra đánh giá rằng, phần lớn các điểm đến ở khu vực Đông Nam Á đều duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt là Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế [70].
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển của kinh tế số đang diễn ra trên qui mô toàn cầu đã và đang tác động trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam trong đó các doanh nghiệp là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp. Doanh nghiệp kinh doanh du lịch được hưởng lợi từ nền tảng kết nối dữ liệu và số hóa, sẽ thu được nhiều lợi nhuận nếu tích cực ứng dụng công nghệ mới vào kinh doanh.
Ở Việt Nam, dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát rất tốt, tuy nhiên để đề phòng bùng phát, hoạt động kinh doanh du lịch cũng bị hạn chế, nhất là việc đón khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam. Trong khoảng 2 năm nữa, khách du lịch vẫn giảm sút do lo ngại dịch bệnh và chính sách kiểm soát ngăn ngừa dịch bệnh của Chính phủ nên lượng khách du lịch sẽ giảm sút so với trước. Sau khi dịch covid 19 được đẩy lùi trên thế giới, Việt Nam sẽ là điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế (trong đó có Nghệ An), lúc đó, đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch sẽ phục hồi và tăng lên nhanh chóng.
Mặt khác, dự báo thời gian tới, chính trị Việt Nam tiếp tục giữ được sự ổn định, quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới ngày càng được cải thiện, kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư đầy đủ và đồng bộ, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định nhờ những thành tựu về kinh tế, chính trị, xã hội. Do đó, thu hút đầu tư của nước ngoài ngày càng tăng, trong đó có đầu tư vào phát triển du lịch. Việt Nam đã ký nhiều hiệp định song phương và đa phương để hợp tác với nhiều nước trên thể giới về thương mại và đầu tư, đây cũng là cơ sở quan trọng để thúc đẩy thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển ngành du lịch.
4.1.2. Dự báo xu hướng phát triển du lịch đến năm 2030
4.1.2.1. Định hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam đến năm 2030
Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. Chiến lược này đề ra mục tiêu đến năm 2030: Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững. Tổng thu từ khách du lịch: Đạt 3.100 - 3.200 nghìn tỷ đồng (tương đương 130 - 135 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 11 - 12%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 15 - 17%. Tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm, trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 8 - 9%/năm. Về khách du lịch: Phấn đấu đón được ít nhất 50 triệu lượt khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa; duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 8 - 10%/năm và khách nội địa từ 5 - 6%/năm [9]. Để thực hiện mục tiêu này, chiến lược đã đưa ra 9 giải pháp, trong đó những giải pháp lớn gắn với hoạt động thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch là:
(1) Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch: Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật để tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Ban hành chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng để huy động nguồn lực đầu tư tại các cụm du lịch, khu vực động lực phát triển du lịch, khu du lịch quốc gia và khu vực có tiềm năng du lịch. Thiết lập các điều kiện tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, kích thích đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển lực lượng doanh nghiệp, hình thành nhiều doanh nghiệp du lịch có thương hiệu mạnh...
(2) Phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ; tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông tại các cụm du lịch, khu vực động lực phát triển du lịch, khu du lịch quốc gia và khu vực có tiềm năng du lịch; nâng cao khả năng kết nối giao thông tới khu du lịch, điểm du lịch; đầu tư điểm dừng, nghỉ trên các tuyến đường bộ. Nâng cấp, mở rộng, đẩy nhanh xây dựng mới các cảng hàng không; xây dựng cảng biển, cảng thủy nội địa chuyên dụng cho khách du lịch; cải thiện nhanh hạ tầng, chất lượng dịch vụ đường sắt để phát triển du lịch. Thu hút nguồn lực xã hội, nhà đầu tư có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, đặc biệt là cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp, phù hợp với nhu cầu và xu hướng du lịch mới...
(3) Phát triển nguồn nhân lực du lịch theo cơ cấu hợp lý, bảo đảm số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập; chú trọng đào tạo nhân lực quản lý cấp cao và lao động lành nghề. Đa dạng các hình thức đào tạo; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực du lịch. Tăng cường năng lực các cơ sở đào tạo, trường đào tạo nghề du lịch chất lượng cao tại các khu vực động lực phát triển du lịch. Khuyến khích hình thành đội ngũ tình nguyện viên hướng dẫn, hỗ trợ khách du lịch…
(4) Phát triển và đa dạng hóa thị trường khách du lịch gồm cả khách du lịch trong nước và quốc tế. Tập trung thu hút khách du lịch từ các thị trường: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Úc, Bắc Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, Đông Âu và Liên bang Nga. Quan tâm phát triển các thị trường mới, có tiềm năng: Trung Đông, Nam Âu, Nam Mỹ, Nam Á (Ấn Độ); mở rộng phát triển các thị trường tiềm năng, có lượng khách du lịch ra nước ngoài hàng năm tăng nhanh. Phát triển mạnh thị trường khách du lịch nội địa.
(5) Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch và hợp tác, hội nhập quốc tế về du lịch. Đổi mới phương thức, công cụ, nội dung, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xúc tiến, quảng bá du lịch, bảo đảm thực hiện thống nhất, chuyên nghiệp, hiệu quả; phát huy sức mạnh của truyền thông và tăng cường quảng bá trên mạng xã hội. Tích cực, chủ động hợp tác song phương và đa phương về du lịch; Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế để trao đổi kinh nghiệm, tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, thu hút đầu tư, đào tạo nhân lực du lịch…
(6) Ứng dụng khoa học, công nghệ: Đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong ngành du lịch; phát triển du lịch thông minh; xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu; quản lý khách du lịch và hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch, kiểm soát, giám sát và cảnh báo ô nhiễm trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại và nền tảng công nghệ số…
(7) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương, bảo đảm đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành kinh tế mũi nhọn. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong việc xây
dựng nếp sống văn minh, bảo đảm vệ sinh, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh, an toàn cho khách du lịch; tạo dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện…
4.1.2.2. Dự báo xu hướng phát triển ngành du lịch tỉnh Nghệ An đến năm 2030
Căn cứ vào bối cảnh quốc tế và trong nước và thực tiễn phát triển ngành du lịch của tỉnh Nghệ An, sau khi đại dịch covid-19 được đẩy lùi, ngành du lịch thế giới và trong nước được phục hồi và phát triển mạnh, dựa vào Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, dự báo xu hướng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An đến năm 2030 như sau:
Một là, du lịch Nghệ An từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đến năm 2030, Nghệ An trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ và là điểm hấp dẫn của cả nước với các sản phẩm du lịch đặc sắc mang đậm dấu ấn văn hóa Nghệ An, có môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện, chất lượng.
Hai là, Khu du lịch quốc gia Kim Liên (Nam Đàn), đô thị du lịch biển Cửa Lò, trung tâm dịch vụ du lịch thành phố Vinh, du lịch sinh thái Vườn quốc gia Pù Mát, các sản phẩm du lịch gắn với di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh, các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa sẽ được hoàn thiện và phát triển.
Ba là, Nghệ An sẽ hoàn thành thu hút từ 3- 5 dự án đầu tư du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái có quy mô và đẳng cấp chất lượng cao.
Bốn là, hoàn thiện kết nối du lịch Nghệ An với Bắc Trung Bộ, liên vùng Bắc – Nam Trung Bộ, các trung tâm du lịch Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng như quốc tế bằng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đặc biệt là tuyến cao tốc Viên Chăn – Hà Nội qua cửa khẩu Thanh Thủy để thu hút du khách. Sự liên kết trong nước và quốc tế, liên kết du lịch với các ngành khác được tăng cường, tạo nên chuỗi giá trị hình thành nên sản phẩm du lịch.
10% [3].
Năm là, tỉnh Nghệ An sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để du khách trong nước và quốc tế tham quan, tìm hiểu, khám phá cảnh quan, di sản thiên nhiên và văn hóa của tỉnh nhà. Số lượng du khách ngày càng tăng, thời gian lưu trú dài hơn. Đến năm 2030 du lịch Nghệ An trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào GRDP của tỉnh từ 9-