Nâng Cao Số Lượng Và Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Cho Phát Triển Du Lịch

tiễn. Nếu có ý kiến nào không tiếp thu được cần phản hồi cho doanh nghiệp du lịch và nêu rõ lý do. Cần công khai thông tin phản hồi ý kiến của doanh nghiệp. Bởi lẽ các ý kiến của doanh nghiệp rất quan trọng, nó thể hiện những mong muốn, băn khoăn, yêu cầu của họ đối với nhà nước, nếu tỉnh biết tiếp thu những ý kiến hợp lý sẽ làm cho chất lượng chính sách được ban hành sẽ cao hơn.

Hàng năm tỉnh cần đánh giá việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong đăng ký kinh doanh, đánh giá việc giao các thủ tục hành chính cho Sở Du lịch Nghệ An để có giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ, đẩy mạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp du lịch. Với mục tiêu là rút ngắn thời gian đăng ký kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước sau cấp phép đầu tư, giảm phiền hà cho doanh nghiệp du lịch.

Tỉnh cần sớm hoàn thiện và công khai quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, hỗ trợ doanh nghiệp về khảo sát địa điểm, cung cấp thông tin quy hoạch, hỗ trợ thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng. Có cơ chế để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp du lịch.

4.2.6. Nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch

Đây được coi là giải pháp đột phá cho thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của Nghệ An. Theo khảo sát và phỏng vấn các doanh nghiệp du lịch, có đến 87% doanh nghiệp cho rằng cần phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch Nghệ An. Nguồn nhân lực mà tỉnh cần quan tâm nâng cao chất lượng bao gồm 2 nhóm:

Nhóm thứ nhất, nhóm công chức xây dựng và thực hiện các chính sách thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch.

Tỉnh quan tâm xây dựng đội ngũ công chức với năng lực quản lý, điều hành, xây dựng và thực hiện các chính sách, văn bản để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch. Điều quan trọng là tỉnh cần phải thu hút, tuyển dụng, bồi dưỡng những người có năng lực chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm vào các cơ quan xây dựng và thực hiện các chính sách thu hút đầu tư của doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Những người này vừa có trình độ hiểu biết về du lịch và là những người có đạo đức nghề nghiệp. Tạo điều kiện cho họ được học tập, bồi dưỡng, đi thực tế ở những địa phương, quốc gia có ngành kinh tế du lịch phát triển, có cơ chế đãi ngộ tốt và yêu cầu về công việc cũng tương xứng với đãi ngộ. Thực tế cho thấy dù có nhiều giải pháp đúng như quy hoạch, cải cách hành chính, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư … nhưng cán bộ công chức thực hiện không tốt, không có trách nhiệm thì việc

thu hút đầu tư cũng không đem lại hiệu quả. Những công chức này cần quan tâm thực hiện trước hết là những người trong Ban chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh, những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết các thủ tục hành chính, các cơ quan quản lý như Sở kế hoạch đầu tư, sở Tài chính, Sở du lịch, trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch, Trung tâm phục vụ hành chính công, chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã.

Nhóm thứ hai là lao động trong ngành du lịch. Thời gian tới, ngành du lịch của tỉnh sẽ phục hồi và phát triển sau đại dịch covid-19, vì vậy nhu cầu về lao động du lịch ngày càng tăng lên, nhất là lao động chất lượng cao. Cần chú trọng đào tạo cả lao động quản lý doanh nghiệp du lịch và lao đông trực tiếp phục vụ các dịch vụ du lịch.

Nghệ An cần phải đầu tư phát triển các trường đào tạo và ngành đào tạo về du lịch trên địa bàn tỉnh như Đại học Vinh, Cao đằng thương mại và du lịch Cửa Lò, trường Cao đẳng Nghề số 1, Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Hồng Lam… để nâng cao chất lượng lao động du lịch trên địa bàn gắn với giải quyết việc làm cho lao động của tỉnh. Trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, các cơ sở đào tạo cần có sự kết nối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Một mặt để tìm hiểu nhu cầu về chất lượng nhân lực, mặt khác tạo điều kiện cho sinh viên gắn kết giữa lý thuyết với thực hành và tìm kiếm việc làm. Thực tế nhiều sinh viên sau một thời gian thực tập, thực tế tại các khách sạn, công ty lữ hành đã được doanh nghiệp liên hệ trực tiếp mời về công tác, làm nhân viên. Các trường đào tạo du lịch của tỉnh cần có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp khách sạn, lữ hành trên địa bàn để xây dựng các chương trình đào tạo gắn với nhu cầu thực tế. Không chỉ giúp sinh viên được tiếp cận với môi trường làm việc thực tế từ trong nhà trường, đây còn là cách doanh nghiệp tìm được nhân lực phù hợp với mình. Với những lao động trong ngành du lịch, bên cạnh kỹ năng nghề, ngoại ngữ cũng là một điều kiện cần và đủ để thành công với nghề. Khó khăn nhất của ngành du lịch hiện nay là thiếu nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu về ngoại ngữ. Nếu tỉnh Nghệ An quan tâm đẩy mạnh đào tạo từ sớm, lao động trẻ trong ngành du lịch mới có thể lấp đầy khoảng trống thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là trọng kinh doanh khách sạn, khu resort… đang thu hút đầu phát triển tại Nghệ An thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Tỉnh cần phải quy hoạch nguồn nhân lực du lịch nhằm đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng nhân lực, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp du lịch, đây cũng là yếu tố để các nhà đầu tư xem xét để quyết định

đầu tư vào du lịch Nghệ An. Quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch theo hướng chương trình đào tạo phải hiện đại, đáp ứng yêu cầu mở cửa hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nội dung đào tạo phải bám sát đáp ứng yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp du lịch. Trước khi xây dựng chương trình nội dung, cần có sự khảo sát, điều tra để nắm bắt nhu cầu đào tạo. Các chương trình bồi dưỡng cần được xây dựng để nâng cao chất lượng của nhân lực đang làm việc nhưng không thực hiện vào lúc cao điểm hoạt động du lịch vào tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Cần chú ý định kỳ kiểm tra, đánh giá lại chương trình đào tạo để kịp thời bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn, lấy hiệu quả thực tiên để đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo.

Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An - 20

Chính quyền tỉnh cần khuyến khích bằng cơ chế, chính sách đối với các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên cho các trường, trung tâm dạy nghề về du lịch. Có giải pháp để kết nối thường xuyên với các doanh nghiệp trong việc đào tạo, tuyển dụng lao động.

Bên cạnh đó, tỉnh Nghệ An cần xây dựng chính sách để thu hút nguồn nhân lực đã đào tạo ở nước ngoài, nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước để tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh để sử dụng ưu thế về ngoại ngữ, về hiểu biết văn hóa, sở thích của du khách quốc tế, kinh nghiệm thu hút khách quốc tế để phát triển du lịch Nghệ An.

KẾT LUẬN

Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào vào triển du lịch ở tỉnh Nghệ An có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém: công tác quy hoạch phát triển du lịch vẫn chưa có tính khả thi cao, cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vẫn chưa phù hợp, thực hiện chưa tốt, cải cách hành chính hiệu quả chưa cao, kết cấu hạ tầng cho phát triển du lịch chưa đáp ứng yêu cầu, công tác xúc tiến đầu tư du lịch vẫn còn dàn trải, chưa được quan tâm đúng mức. Từ đó, kết quả thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An chưa tương xứng với tiềm năng. Để khắc phục một cách cơ bản những hạn chế, yếu kém đó, cần có những giải pháp phù hợp, nhất là trong thời kỳ mở cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước. Đây là vấn đề cấp thiết hiện nay, Luận án đi sâu nghiên cứu vấn đề này.

Luận án đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh, Luận án đã làm rõ khái niệm đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của một tỉnh, đặc điểm, vai trò thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh. Luận án đã nêu lên 5 nội dung thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch, xây dựng các tiêu chí đánh giá thu hút đầu tư, nêu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch; Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của ba tỉnh trong nước là Quảng Ninh, Ninh Bình và Quảng Nam, có 7 bài học được rút ra, có thể áp dụng cho tỉnh Nghệ An.

Luận án đã phân tích thực trạng thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 -2019, kết quả đạt được về số doanh nghiệp, số vốn đầu tư, số dự án đã thu hút, về doanh thu và giải quyết việc làm cho người lao động và 8 hạn chế đã được khái quát: (1) Chiến lược thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch vẫn chưa được xây dựng. Quy hoạch phát triển du lịch tính khả thi thấp, còn nhiều dự án quy hoạch treo. (2) Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch vẫn chưa được tỉnh quan tâm đúng mức. (3) Kết cấu hạ tầng góp phần thu hút đầu tư của doanh

nghiệp để phát triển du lịch vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. (4) Hoạt động quảng bá, xúc

tiến đầu tư của doanh nghiệp vào kinh doanh du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là đối với doanh nghiệp nước ngoài. (5) Cải cách hành chính để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch vẫn còn nhiều bất cập. (6) Đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. (7) Loại hình doanh nghiệp kinh doanh du lịch có vốn đầu tư nước ngoài quá ít. (8) nhân lực của Nghệ An chưa đáp ứng nhu cầu kinh doanh du lich.

Trên cơ sở dự báo xu hướng phát triển ngành du lịch Nghệ An đến năm 2030, Luận án đề xuất 5 quan điểm và 6 giải pháp nhằm thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An. Trong đó, các giải pháp để hoàn thiện môi trường đầu tư, đổi mới các chính sách thu hút đầu tư theo hướng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào phát triển du lịch là những giải pháp mới và là trọng tâm.

Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An là vấn đề khó, xét về góc độ nghiên cứu và thực hiện, Luận án hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc làm rõ hơn vấn đề thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch tỉnh, với những giải pháp đã được đưa ra nếu được vận dụng vào thực tế sẽ góp phần khai thác tiềm năng, thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch và kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An. Do thời gian và khả năng nghiên cứu của nghiên cứu sinh còn hạn chế nên luận án không tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và bạn đọc.

KIẾN NGHỊ

Đối với Quốc hội: Rà soát sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống luật liên quan đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch, khắc phục những hạn chế của luật trong việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài theo hướng hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, của các tỉnh trong đầu tư kinh doanh du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh còn khó khăn như Nghệ An tiếp cận các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch của nhà nước, của các doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài.

Đối với Chính phủ, các Bộ ngành trung ương: Xây dựng và hướng dẫn thực hiện cụ thể các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư khung để tỉnh có căn cứ xây dựng chính sách ưu đãi, hỗ trợ riêng cho phù hợp khả năng ngân sách và điều kiện của tỉnh. Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch cần hướng dẫn, hỗ trợ tỉnh trong việc thực hiện các hoạt động thu hút đầu tư, nhất là hướng dẫn, hỗ trợ tỉnh tiếp cận các doanh nghiệp có tiềm năng trong nước và nước ngoài qua hoạt động xúc tiến đầu tư. Quan tâm đến tỉnh trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy nhanh thực hiện thủ tục hành chính, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Đổi với chính quyền tỉnh Nghệ An và các sở, ban ngành cấp tỉnh: UBND tỉnh Nghệ An Cần bám sát các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước để chỉ đạo xây dựng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của doanh nghiệp du lịch với mức cao nhất mà nhà nước quy định. Có kiến nghị sửa đổi kịp thời những nội dung bất cập, hạn chế, cản trở thu hút đầu tư. Vì chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bị giới hạn bởi quy định của trung ương và khả năng chi trả của ngân sách tỉnh nên tỉnh cần có cơ chế ưu đãi, hỗ trợ bằng các hình thức khác mà nỗ lực của tỉnh có thể làm được, ít bị ràng buộc, giới hạn như: xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nhân lực du lịch, xúc tiến đầu tư, cải cách hành chính. Các sở như Sở Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở thông tin truyền thông… và các cơ quan liên quan trực tiếp đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp: Trung tâm phục vụ hành chính công, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch Nghệ An cần tích cực vào cuộc, tăng cường đồng hành cùng doanh nghiệp, tích cực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi hết mức có thể cho doanh nghiệp du lịch. Các Sở, ban, ngành liên quan cần quan tâm bám sát các văn bản của tỉnh để tích cực tổ chức thực hiện, tham mưu cho tỉnh những quyết sách phù hợp, tạo động lực cho thu hút đầu tư nhưng không gây thiệt hại cho tỉnh về kinh tế, xã hội và môi trường, tránh hiện tượng các văn bản ban hành nhưng ít có sự quan tâm tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Văn Thành (2019), "Giải pháp thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An", Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, (534+535) tr. 13-15.

2. Nguyễn Văn Thành (2019), "Kinh nghiệm các địa phương trong nước cho tỉnh Nghệ An về thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch", Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, (536) tr. 43-45.

3. Nguyễn Văn Thành (2019), "Tình hình thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (13) tr. 81-83.

4. Nguyễn Văn Thành (2019), "Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch tỉnh Nghệ An", Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, (543) tr. 25-27.


TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh (2019), "Quảng Nam muốn đón “Phượng hoàng về làm tổ”", tại trang https://baodautu.vn/ [truy cập ngày 20/10/2020].

2. Phạm Quế Anh (2016), "Một số nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào du lịch tỉnh Quảng Ninh", Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, (471), tr. 50-52.

3. Ban thường vụ tỉnh ủy Nghệ An (2018), Chương trình hành động số 55-CTr/TU ngày 4/1/2018 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An thực hiện Nghị Quyết 08- NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017 -2030.

4. Nguyễn Thị Bằng (1996), Những giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển ngành du lịch Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Tài chính kế toán Hà Nội.

5. Đức Bình - Đặng Tuân (2019), "“Ngôi sao sáng” về cải cách hành chính", tại trang https://tuoitre.vn/ [truy cập ngày 20/11/2020.

6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Báo cáo, Hà Nội.

7. Chính phủ (2014), Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, Hà Nội.

8. Chính phủ (2015), Phụ lục II Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư, Hà Nội.

9. Chính phủ (2020), Quyết định số 147/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Hà Nội.

10. Chính phủ (2013), Quyết định số 2151/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013 - 2020, Hà Nội.

11. Thành Chung (2019), "Xây dựng sản phẩm du lịch đậm bản sắc xứ Nghệ", tại trang https://baonghean.vn/ [truy cập ngày 20/11/2020].

12. Cục Thống kê Nghệ An (2020), Báo cáo số liệu doanh nghiệp năm 2019.

13. Cục Thống kê Nghệ An (2016), Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2015, Nghệ An.

14. Cục Thống kê Nghệ An (2017), Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2016, Nghệ An.

15. Cục Thống kê Nghệ An (2018), Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2017, Nghệ An.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/03/2023