Chính Sách Ưu Đãi Về Thuế, Về Đất Đai, Mặt Bằng Kinh Doanh Cho Doanh Nghiệp Du Lịch

trí. Du lịch Nghệ An hiện tại vẫn mang tính thời vụ, vì vậy các doanh nghiệp vẫn chưa tích cực tham gia đầu tư, nhất là các doanh nghiệp lớn. Khi doanh nghiệp kinh doanh du lịch được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, lãi suất thấp, thời gian hoàn trả dài thì sẽ thu hút được doanh nghiệp tích cực đầu tư. Việc hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp cần được chính quyền, các sở, ban, ngành của tỉnh quan tâm thực hiện bằng các hình thức là:

Thứ nhất, các ngân hàng thương mại như Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệpvà phát triển nông thôn… tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch vay vốn để đầu tư kinh doanh du lịch. Khi đã thực hiện đầu tư tỉnh sẽ theo dõi hoạt động đầu tư và hỗ trợ lãi suất một phần hoặc toàn bộ tùy thuộc vào hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp có nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả hay không. Tuy nhiên, để gắn trách nhiệm của nhà đầu tư, ngân hàng chỉ cho vay một phần, tối đa đến 30% nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp vào dự án.

Thứ hai, hỗ trợ vốn của tỉnh có thể được đưa vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nơi doanh nghiệp kinh doanh du lịch hoăc đào tạo nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ. Hoặc đưa vào các hoạt động làm gia tăng nguồn khách du lịch đến với doanh nghiệp.

Thứ ba, thực hiện chương trình hỗ trợ vốn vay cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch vào mùa Thu, mùa Đông từ tháng 9 năm này sang tháng 3 năm sau, vì đây là thời điểm Nghệ An có ít khách du lịch nhất, các khu du lịch Biển hầu như không hoạt động. Tỉnh hỗ trợ thêm về tài chính để các doanh nghiệp có các sản phẩm du lịch mùa Đông như ngắm cảnh, câu mực, tắm biển vì những năm gần đây thời tiết ấm lên, mùa đông có nắng đẹp và không lạnh giá như trước. Đặc biệt, việc hút khách du lịch vào mùa Đông của một số doanh nghiệp trồng hoa Hướng Dương, hoa Tam Giác Mạch (huyện Nghĩa Đàn) hoa Ngũ Sắc (huyện Anh Sơn)… đã thu hút một số lượng lớn khách du lịch. Do đó, tỉnh cần kịp thời hỗ trợ vốn bằng kiến nghị các ngân hàng thương mại của nhà nước cho vay lãi suất thấp để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào sản phẩm du lịch này.

Tỉnh nghệ An cần tích cực quan tâm thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ về tài

chính cho ngành du lịch trong khoảng 2 năm nữa để có thể thúc đẩy đầu tư kinh doanh du lịch phát triển mạnh. Bám sát các quy định của nhà nước để xây dựng và

thực hiện tốt chính sách hỗ trợ. Bởi lẽ, vừa qua ngành du lịch Nghệ An đã bị thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đứng trước những khó khăn đó, nhiều doanh nghiệp đã tiết giảm chi phí bằng cách giảm tiền lương, cho nhân viên nghỉ việc. Doanh thu giảm, tất cả các chi phí quản lý như tiền thuê nhà, tiền lương, tiền lãi vẫn phát sinh. Các doanh nghiệp phải tạm thời đóng cửa kinh doanh vẫn phải chịu chi phí thuê địa điểm hoặc trả lương. Đặc biệt, một khoản chi phí phát sinh mà doanh nghiệp nào cũng phải chi trả đó là chi phí cho vệ sinh và khử trùng. Do đó, để giúp doanh nghiệp kinh doanh du lịch tồn tại, duy trì hoạt động qua đại dịch Covid-19 và phát triển khi đại dịch đã được dập tắt thì ngoài việc bản thân doanh nghiệp phải ưu tiên các biện pháp kiểm soát chi phí thì rất cần các chính sách tài chính của tỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp. Cụ thể, hỗ trợ của tỉnh như giảm hoặc cho phép trả chậm thuế. Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi thuế suất 0% đối với doanh nghiệp vân chuyển khách du lịch quốc tế và kinh doanh lữ hành quốc tế. Tỉnh cần giao cho Sở Du lịch Nghệ An theo dõi khi các doanh nghiệp đạt được các điều kiện để được hưởng ưu đãi cần hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp nhận được đầy đủ, kịp thời.

Trong đại dịch và sau đó vài năm, tỉnh cần xem xét cho doanh nghiệp du lịch được chậm trích nộp bảo hiểm và các khoản phải trả nhà nước khác, tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp du lịch tiếp cận với các gói hỗ trợ tín dụng với mục đích giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và tiếp tục tồn tại, phát triển. Hỗ trợ tài chính bằng hình thức là tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp vay vốn có bảo lãnh của Chính phủ để phục hồi kinh doanh sau đại dịch Covid-19.

Tỉnh cần có hệ thống chính sách cụ thể hơn nữa, chi tiết hơn nữa để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch và tiềm năng lợi thế của Nghệ An. Quan tâm kiểm tra, kiểm soát và khắc phục tình trạng một số chính sách ưu đãi đầu tư chưa được thực hiện trên thực tế như chính sách hỗ trợ đào tạo lao động, chính sách hỗ trợ quảng cáo. Tăng cường, thường xuyên có sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc tổ chức thực hiện chương trình hành động để đưa du lịch Nghệ An thành ngành kinh tế mũi nhọn. Có cơ chế, chính sách phù hợp để đảm bảo tăng nguồn thu của ngân sách trên cơ sở nuôi dưỡng nguồn thu như khai thác quỹ đất, tránh thất thoát thuế, chống tham nhũng, lãng phí… để tăng thêm nguồn lực thực hiện ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp du lịch trong điều kiện ngân sách tỉnh còn khó khăn.

Trong kinh doanh du lịch, có lúc doanh nghiệp sẽ gặp phải những rủi ro ngoài ý muốn. Những rủi ro có thể gặp phải ở Nghệ An như dịch bệnh (như dịch Covid-19 năm 2020), thiên tai: bão, lũ, thời tiết bất thường, cháy, tai nạn... làm thiệt hại về thu nhập, tài sản và con người. Những thiệt hại đó doanh nghiệp du lịch phải gánh chịu nhiều khi không nhỏ, làm cho doanh nghiệp khó có thể trở lại hoạt động kinh doanh bình thường. Vì vậy, tỉnh Nghệ An cần có kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp phòng tránh các rủi ro có nguy cơ gặp phải và vận động các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm du lịch. Trên cơ sở đó, tỉnh cần có một quỹ hỗ trợ rủi ro du lịch để có thể kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp khi không may gặp phải. Ở các huyện miền Tây phát triển du lịch vào mùa Đông bằng cách trồng hoa để du khách ngắm cảnh, chụp ảnh và trải nghiệm nhưng thời tiết Nghệ An không ổn định, vì vậy có thể gặp những năm không cho kết quả như ý muốn, lúc đó doanh nghiệp sẽ lâm vào khó khăn nên cần hỗ trợ rủi ro từ phía tỉnh. Mặt khác, cơ chế và thủ tục hỗ trợ cần công bố công khai, rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện. Tránh tình trạng có trong quy định nhưng để được hỗ trợ doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc. Giao Cho sở Du lịch Nghệ An phối hợp với Sở Tài Chính theo dõi, đánh giá thiệt hại và thực hiện chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp từ nguồn lực của Trung ương và địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Tỉnh cần tích cực chỉ đạo Sở du lịch theo dõi việc thực hiện hỗ trợ quảng cáo mà Nghị quyết số 26/2016/NQ-HDND về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tránh tình trạng có quy định nhưng không hỗ trợ, hướng thực hiện như lâu nay. Do đó, Sở Du lịch cần phải bám sát các doanh nghiệp để hướng dẫn thủ tục, chứng tư thanh toán hỗ trợ quảng cáo trên Báo Nghệ An, Đài truyền hình Nghệ An đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, minh bạch, tránh phiền hà, lãng phí thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Tiếp tục tăng cường hỗ trợ quảng cáo sản phẩm, hình ảnh của doanh nghiệp trên các trang thông tin điện tử của tỉnh, nhất là Cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở du lịch, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và Du lịch Nghệ An.

4.2.2.2. Chính sách ưu đãi về thuế, về đất đai, mặt bằng kinh doanh cho doanh nghiệp du lịch

Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An - 18

Tỉnh cần rà soát, quản lý tốt quỹ đất để có thể kịp thời cho doanh nghiệp kinh

doanh du lịch thuê đầu tư kinh doanh. Kiên quyết thu hồi đất đã được cho thuê sử

dụng không đúng mục đích để có quỹ đất cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch thuê. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp kinh doanh ở các khu du lịch, điểm du lịch yên tâm đầu tư bằng cách cho thuê lâu dài có thể lên đến 50 năm để doanh nghiệp có thời gian thu hồi vốn và có lợi nhuận. Căn cứ vào quy hoạch, tỉnh cần có kế hoạch cắm mốc, chụp ảnh lưu trữ những vùng đất sẽ phát triển khu du lịch, điểm du lịch để tạo thuận lợi cho đền bù, giải phóng mặt bằng nhanh chóng khi có nhà đầu tư.

Thực hiện nghiêm chính sách miễn, giảm tiền thuê đất theo cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư của trung ương và của tỉnh. Tỉnh cần có các quy định cụ thể theo quy hoạch về những vùng đất sẽ ưu tiên cho phát triển du lịch và chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho kinh doanh du lịch. Tránh tình trạng phá vỡ quy hoạch và ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng và môi trường. Để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp du lịch đầu tư, tỉnh cần hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước hoặc các nguồn vốn vay ưu đãi. Tích cực thực hiện đơn giản hóa thủ tục giao đất, cấp đất, cải tiến thủ tục giao đất, rút ngắn thời gian thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra để nhận được mặt bằng kinh doanh và đất để đầu tư.

Đối với các doanh nghiệp thuộc diện được hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng. Tỉnh cố gắng thực hiện hỗ trợ ở mức cao nhất theo quy định của nhà nước và Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND ngày 4/8/2016 về một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Mức hỗ trợ tăng lên theo tổng vốn đầu tư dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) nhưng không quá mức quy định. Đồng thời, trong mọi trường hợp, mức hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng không được vượt quá tổng số tiền thuê đất của dự án phải nộp trong cả thời gian thực hiện dự án và không vượt quá số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng thực tế của dự án. Việc hỗ trợ cần nhanh chóng, kịp thời, minh bạch, không gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Khuyến khích các doanh nghiệp mua quyền sử dụng đất từ dân cư, từ các chương trình đấu giá quyền sử dụng đất của nhà nước để xây dựng cơ sở kinh doanh du lịch, nhất là khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ẩm thực, cửa hàng bán hàng lưu niệm…để việc quản lý thuận lợi hơn.

Việc chi ngân sách cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cần tăng cường quan tâm đến các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tránh gây bất bình đẳng giữa doanh

nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước.

4.2.2.3. Chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ cho kinh doanh du lịch

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, tỉnh Nghệ An cần phải quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch về khoa học công nghệ để giảm chi phí, tăng doanh thu, tạo ra được nhiều lợi nhuận. Chú trong tìm hiểu, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ mới vào kinh doanh. Hỗ trợ doanh nghiệp tích cực tiếp cận, chuyển giao công nghệ trong kinh doanh du lịch ở các nước tiên tiến vào các dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Lĩnh vực cần quan tâm ứng dụng khoa học công nghệ trong kinh doanh du lịch trước hết phải kể đến là công nghệ thông tin. Để thu hút khách du lịch, doanh nghiệp phải tích cực ứng dụng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại. Việc phát triển Internet giúp mọi người trên khắp thế giới truy cập và tìm hiểu tất cả những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh là cú hích quan trọng làm nảy sinh nhu cầu đi du lịch. Nếu như trước kia, để quảng bá, thông tin điểm du lịch, cần phải mất nhiều thời gian và phải trả một khoản kinh phí khá lớn cho việc quảng cáo trên truyền hình, báo, đài, phát tờ rơi, tập gấp, bản đồ, giới thiệu các tour và giá mỗi tour du lịch… thì nay thông qua ứng dụng các website thông minh và tổng đài ảo, giá thành chi phí quảng cáo, tiếp thị đã giảm đi rất nhiều. Công nghệ 4.0 giúp cho các doanh nghiệp du lịch triển khai bán các dịch vụ du lịch cho mọi đối tượng có nhu cầu trên khắp thế giới với chi phí thấp nhất, thời gian tiết kiệm nhất và doanh thu cao nhất.

Việc ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ làm giảm đáng kể nguồn nhân lực lao động, rút ngắn thời gian làm việc, giảm mạnh các chi phí dẫn tới giảm giá thành các dịch vụ du lịch. Tỉnh cần có chính sách khuyến khích mua bán không sử dụng tiền mặt mà qua thanh toán qua chuyển khoản, giao dịch điện tử để thực hiện nhanh chóng hơn và giảm chi phí đi lại. Trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác sau này việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp ích cho việc hạn chế lây nhiễm bệnh do tiếp xúc trực tiếp và qua tiền giấy. Chính nhờ mua và bán hàng qua mạng nên các doanh nghiệp du lịch có thể liên kết, cùng hợp tác, chia sẻ khó khăn và lợi nhuận, bán hàng cho số lượng khách đông, chi phí và thời gian ít nên họ có thể ổn định giá, giảm giá, thậm chí giảm giá cực sốc các dịch vụ du lịch. Khách có thể tự đặt phòng, thậm chí đặt tour từ các trang bán hàng trước khi đến Nghệ An. Thực tế, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đã đầu tư cả trăm triệu đồng để xây dựng hệ thống bán hàng, quảng bá trực tuyến đa ngôn ngữ

với những tính năng tương tự các trang du lịch nổi tiếng và hiện tại các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đầu tư cho hệ thống này. Do đó, tỉnh cần quan tâm đầu tư công nghệ thông tin hiện đại, hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn, kỹ thuật để xây dựng các trang thông tin điện tử để thực hiện bán hàng trực tuyến tốt nhất. Hiện nay, xu hướng tra cứu thông tin du lịch trên internet của khách ngày càng tăng. Do đó, một trong những vấn đề phải giải quyết ngay là hỗ trợ doanh nghiệp số hóa các dữ liệu của mình để tạo thuận tiện cho khách, từ đó có thể thu hút khách. Ngoài ra, việc tự động hóa trong tiếp nhận phản hồi, tương tác với khách… cũng cần được chú trọng.

Trong phát triển du lịch, cần tiếp cận công nghệ thực tế ảo trong dịch vụ vui chơi giải trí du lịch như xem phim, trải nghiệm các trò chơi hiện đại. Việc kết hợp ứng dụng công nghệ số hóa, công nghệ thực tế ảo với các công nghệ khác bổ trợ cho du lịch, như xây dựng nền tảng App du lịch thông minh, trí tuệ nhân tạo và các tiện ích trong thanh toán sẽ mang đến nhiều cơ hội tăng trưởng cho ngành Du lịch.

Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An cần phải tham gia theo dõi, tập hợp nhu cầu đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp kinh doanh du lịch phối hợp với Sở Tài chính để chủ động nguồn lực cho các hoạt động này. Đối với những công nghệ cần có kiến nghị với trung ương đầu tư như công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng, tỉnh cần khẩn trương đề xuất để hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng triển khai để phục vụ phát triển du lịch.

Thực hiện lắp đặt hệ thống wifi miễn phí, hình thành và phát triển trung tam hỗ trợ thông tin cho khách du lịch tại các trọng điểm: Khu di tích Kim Liên, Cửa Lò, Vinh. Xây dựng chính sách khuyến khích liên kết giữa các nhà khoa học và doanh nghiệp trong việc đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng các sản phẩm khoa học công nghệ dành riêng cho kinh doanh du lịch.

4.2.3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch, tỉnh Nghệ An cần tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch hàng năm. Khi có chương trình riêng sẽ có điều kiện xúc tiến đầu tư sâu hơn, chi tiết hơn hướng đến các doanh nghiệp quan tâm đến kinh doanh du lịch. Tỉnh cần giao cho sở Du lịch phối hợp với Trung tâm Xúc tiến

đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư vào du lịch hàng năm. Chương trình này khi thực hiện sẽ lồng ghép với chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia và chương trình xúc tiến đầu tư chung của tỉnh.

Công tác xúc tiến đầu tư để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào kinh doanh du lịch cần được tỉnh quan tâm nhiều hơn, thực chất hơn và cần được thực hiện dưới các hình thức phù hơn. Công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư cần phải đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng hơn nữa công tác xúc tiến đầu tư ở nước ngoài để thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực về vốn và công nghệ đầu tư vào du lịch tỉnh Nghệ An. Việc này cần có sự khảo sát nghiên cứu tại nước ngoài và học tập kinh nghiệm xúc tiến đầu tư du lịch ở các tỉnh trong nước. Tiếp tục nghiên cứu đánh giá tiềm năng, xu hướng và đối tác đầu tư đến từ các quốc gia có dự án đầu tư vào Nghệ An, đặc biệt là các Tập đoàn lớn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông và Úc. Mở rộng nghiên cứu tiềm năng của các nhà đầu tư đến từ Châu Âu (Ba Lan, Hà Lan) và Mỹ,... để thu thập thông tin nhằm xác định rõ nhu cầu và xu hướng đầu tư của từng đối tác, từ đó đề xuất phương thức tiếp cận, thiết lập kênh thông tin liên lạc và đề xuất hình thức tổ chức xúc tiến đầu tư hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực từ ngân sách. Chủ động xây dựng đề tài nghiên cứu về xúc tiến đầu tư kinh doanh du lịch với một số đối tác chiến lược và nhà đầu tư lớn nhằm đưa ra các phương pháp tiếp cận và xúc tiến đầu tư hiệu quả, phù hợp với định hướng, chiến lược về thu hút đầu tư của Trung ương, của vùng, khu vực và của tỉnh.

Đẩy mạnh các hình thức quảng bá tiên tiến, tư liệu phục vụ xúc tiến đầu tư cần được xây dựng phong phú, đa dạng, hạn chế lặp lại hình ảnh. Xây dựng cơ sở dữ liệu cho hoạt động xúc tiến đầu tư vào du lịch. Cập nhật các ấn phẩm như “Nghệ An điểm đến hấp dẫn đầu tư” và tái bản “Sổ tay Quy trình thủ tục đầu tư vào tỉnh Nghệ An” với các ngôn ngữ: tiếng Việt, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan. Tiếp tục thu thập, tổng hợp và phân loại cơ sở dữ liệu nền về môi trường đầu tư: “Cẩm nang thu hút đầu tư, kinh doanh du lịch vào tỉnh Nghệ An” bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Cổng thông tin điện tử xúc tiến đầu tư tỉnh Nghệ An bằng 4 thứ tiếng (Tiếng Việt, Anh, Hàn Quốc và Nhật Bản) dựa trên nền tảng Cổng thông tin điện tử đã xây dựng với nhiều hạng mục, thông tin và cập nhật, tập trung 02 ngôn ngữ chính là Tiếng Anh và Tiếng Việt. Cổng thông tin điện tử của sở Du lịch Nghệ

An cần được cập nhật những thông tin liên quan đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch một cách đầy đủ, kịp thời. Công khai toàn bộ các bộ thủ tục hành chính các dịch vụ công về đầu tư vào du lịch trên website Sở du lịch, Trung tâm xúc tiến đầu tư Thương Mại và Du lịch và trung tâm phục vụ hành chính công và các kênh thông tin đại chúng. Tiếp tục triển khai hệ thống một cửa liên thông điện tử theo dõi và quản lý toàn bộ việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục đầu tư tại địa phương.

Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào kinh doanh du lịch cho giai đoạn 2030 và những năm tiếp theo. Thường xuyên rà soát, cập nhật danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào kinh doanh du lịch (các dự án đã thực hiện; các dự án đã có chủ đầu tư hay được cấp chủ trương đầu tư, các dự án không còn phù hợp để tiếp tục kêu gọi đầu tư) nhằm nâng cao hiệu quả việc xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư. Xây dựng và đề xuất mới danh mục các dự án nằm trong quy hoạch phát triển du lịch và định hướng phát triển du lịch của tỉnh để kêu gọi đầu tư. Hướng dẫn các địa phương (cấp huyện) xây dựng danh mục xúc tiến đầu tư vào du lịch phù hợp với điều kiện kinh tế

- xã hội, tiềm năng - thế mạnh và định hướng quy hoạch phát triển của từng địa phương. Định hướng đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch các huyện miền Tây để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nhất là các huyện Con Cuông, Tương Dương, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong.

Tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào du lịch và các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư vào du lịch tỉnh Nghệ An. Tổ chức các Hội nghị như: Gặp mặt các Nhà đầu tư đầu Xuân và các Hội thảo về tìm kiếm các giải pháp để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào du lịch. Tham gia các Đoàn công tác của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tại các chuyến công tác nước ngoài do các Bộ, ban, ngành trung ương chủ trì tổ chức, để tăng cường các hoạt động giao lưu và quảng bá, giới thiệu các cơ hội, tiềm năng thu hút đầu tư vào du lịch của doanh nghiệp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo đài trung ương (Báo đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Diễn đàn doanh nghiệp - VCCI; Báo Thế giới và Việt Nam - Bộ Ngoại giao,...) và địa phương (Nhịp cầu đầu tư - Đài phát thanh TH Nghệ An; Chuyên trang thu hút đầu tư - Báo Nghệ An) xây dựng các chuyên đề, phóng sự, tin bài... quảng bá hình ảnh, giới thiệu các tiềm năng và thế mạnh, cơ hội, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An trên các phương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/03/2023