Giới Thiệu Về Cây Chè Và Một Số Loại Rau Phổ Biến Ở Đà Lạt

phân bón đất hiếm thuộc các chất ít độc hại và việc sử dụng liều lượng đất hiếm như hiện nay không có ảnh hưởng gì đến môi trường sống. Theo số liệu nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện sống bình thường mỗi người mỗi ngày hấp thu một lượng đất hiếm vào cơ thể khoảng 2 mg từ thức ăn và nước uống. Do đó, việc sử dụng các chế phẩm phân bón lá chứa đất hiếm hoàn toàn không gây độc hại và ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng cũng như khả năng tích lũy đất hiếm trong cơ thể khi sử dụng lâu dài [92, 93, 95].

1.6. Giới thiệu về cây chè và một số loại rau phổ biến ở Đà lạt

1.6.1. Giới thiệu về cây chè

Cây chè có tên khoa học được nhiều nhà khoa học công nhận là Camellia sinensis (L) O. Kuntze và có tên đồng nghĩa là: Thea sinensis L. thuộc ngành hạt kín Angiospermae, lớp song tử diệp Dicotyledonae, bộ chè Theales, họ chè Theaceae, chi chè Camellia (Thea), loài Camellia (Thea) sinensis [114].

Cây chè phân bố từ 450 vĩ độ Bắc đến 340 vĩ độ Nam, có nguồn gốc ở khu

vực Đông Nam Á. Ngày nay, chè được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chè là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, thông thường được xén tỉa để thấp hơn 2 mét khi được trồng để lấy lá. Chè có rễ cái dài, hoa màu trắng ánh vàng, đường kính từ 2,5 - 4,0 cm, với 7 - 8 cánh hoa, hạt có thể ép để lấy dầu. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là hai giống chè: C. sinensis var. macrophylla và C. sinensis var. Shan và giống chè C. sinensis var. Shan được trồng phổ biến ở Lâm Đồng.

Ngày nay, uống trà không những là thói quen trong đời sống, mà đã trở thành một nhã thú hưởng thụ tinh thần thanh cao để tu thân dưỡng tính. Uống trà không chỉ để giải khát mà còn có khả năng phòng trị bệnh tật, nâng cao sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ cho con người. Trà có rất nhiều tác dụng đối với con người, những tác dụng chủ yếu của trà như: giải khát, làm sáng mắt, thư thái đầu não, thanh nhiệt, giải nắng nóng, lợi tiểu, giải độc, làm hưng phấn thần kinh, chống buồn ngủ, tiêu thực, trừ khử thực tích và đàm ẩm, giải say rượu, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, phòng chống nhiễm xạ và ung thư …[114, 122].

1.6.2. Giới thiệu về cây cải bắp

Cải bắp (hay bắp cải, bắp sú) có tên khoa học là Brassica oleracea L. var. capitata L., thuộc họ Cải - Brassicaceae. Người Pháp gọi nó là su (chou) nên từ đó có tên là sú. Cải bắp là loại cây thảo có thân to và cứng, mang vết sẹo của những lá đã rụng. Lá xếp ốp vào nhau thành đầu, phiến lá màu lục nhạt hay mốc mốc và có một lớp sáp mỏng, có những lá rộng với một thuỳ ở ngọn lớn, lượn sóng. Vào năm thứ hai cây ra hoa, chùm hoa ở ngọn mang hoa màu vàng có 4 lá đài, 4 cánh hoa, cao 1,5 ÷ 2,5 cm, 6 nhị với 4 dài, 2 ngắn. Quả hạp có mỏ, dài tất cả cỡ 10 cm, chia 2 ngăn, hạt nhỏ cỡ 1,5 mm.

Cải bắp là loại rau ôn đới gốc ở Địa Trung Hải được nhập vào trồng ở nước ta làm rau ăn. Thông thường có 3 loại hình: cải bắp bánh dày, tròn và nhọn. Cải bắp cuốn là cây ưa nắng, không chịu bóng râm, nhất là trong giai đoạn phát triển ban đầu. Nhiệt độ trên 25oC không thích hợp, nhiệt độ cao liên tục sẽ làm rễ yếu, cây giống ra hoa dị dạng. Cải bắp có 4 thời kỳ sinh trưởng: cây non 5 - 6 lá trong 22 - 30 ngày, hồi xanh tăng trưởng 20 ngày, trải lá cuốn bắp 20 - 25 ngày, cần nhiều nước và phân, thời kỳ cuốn đến khi thu hoạch 10 - 15 ngày. Ở Việt Nam, cải bắp được trồng ở miền Bắc vào mùa đông làm rau ăn lá quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

trọng trong vụ này; cũng được trồng ở cao nguyên miền Trung như ở Đà Lạt, còn ở Nam Bộ, trong những năm sau này, do cải tiến về giống nên cải bắp được trồng khá nhiều và bà con quen gọi là cải nồi.

Người ta đã biết thành phần của cải bắp gồm: nước 95%, protit 1,8%, gluxit 5,4%, xenlulozơ 1,6%, tro 1,2%, các chất khoáng P, Ca, Fe, Mg… Lượng vitamin C trong cải bắp chỉ thua cà chua, còn nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt, gấp 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. 100 g cải bắp cung cấp cho cơ thể 50 calo. Cải bắp có vị ngọt, tính mát, có nhiều tác dụng như bồi dưỡng, trị giun, tẩy uế, trừ sâu bọ, làm dịu đau, chống hoại huyết, lọc máu, chống kích thích thần kinh [123].

Thu hồi đất hiếm từ bã thải tuyển quặng đồng sin quyền ứng dụng làm phân bón cho cây chè và một số loại rau tại Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng - 5

1.6.3. Giới thiệu về cây xà lách

Xà lách có tên khoa học là Lactuca sativa L. var. capitata L., thuộc họ Cúc

-Asteraceae là cây thảo hằng năm có rễ trụ và có xơ. Thân hình trụ và thẳng, cao tới 60 cm, phân nhánh ở phần trên. Lá ở gốc xếp hình hoa thị tạo thành búp dày

đặc hình cầu, các lá ở thân mọc so le có màu lục sáng, gần tròn hay thuôn, hình xoan ngược, lượn sóng, dài 6 - 20 cm, rộng 3 - 7 cm, mép có răng không đều. Cụm hoa chùy dạng ngù ở ngọn gồm nhiều đầu hoa, mỗi đầu có 20 hoa, hình môi màu vàng. Quả bế nhỏ, dẹp, có khía màu xám với mào lông trắng. Bộ phận dùng: thân, lá, hạt.

Xà lách chịu được nhiều loại khí hậu nên được trồng ở tất cả các vườn rau trên toàn thế giới. Xà lách được trồng từ vùng đồng bằng tới vùng núi, từ Bắc chí Nam, nó thích ứng tốt với khí hậu mát. Có đến hàng trăm loại xà lách khác nhau. Ở nước ta có trồng giống xà lách có lá xếp vào nhau thành một đầu tròn tựa như cải bắp thu nhỏ, gọi là xà lách quăn hay xà lách Ðà Lạt, cũng là một giống như rau diếp hay xà lách thường.

Thành phần hóa học gồm có: lactucarium, lactucorin, lactucin, axit lactucic, asparagin, hyoscyamin, chlorophyl, vitamin A, B, C, D, E, các chất khoáng Fe, Ca, P, I, Mn, Zn, Cu, Na, Cl, K, Co, As, photphat, sunfat, sterol và caroten.

Xà lách có vị ngọt đắng, tính mát, tác dụng giải nhiệt, lọc máu, khai vị, cung cấp chất khoáng, giảm đau, gây ngủ, chống ho, chống đái đường, làm mềm, lợi sữa, dẫn mật, chống thối. Nó được chỉ định dùng làm thuốc trong các trường hợp thần kinh dễ bị kích thích, suy nhược tâm thần... [123, 124].

Kết luận:

Trên đây, chúng tôi đã tập hợp một số kết quả nghiên cứu về: các phương pháp thu hồi tổng oxit đất hiếm từ các loại quặng, khoáng vật chứa đất hiếm và phân chia các NTĐH bằng phương pháp chiết, ứng dụng các NTĐH trong nông nghiệp tăng năng suất và chất lượng cây trồng. Kết quả cho thấy:

+ Đã có nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp thu hồi tổng oxit đất hiếm từ tinh quặng như phương pháp thủy luyện bằng axit và phương pháp kiềm ở các điều kiện khác nhau;

+ Phương pháp chiết lỏng - lỏng với nhiều tác nhân chiết khác nhau là phương pháp được dùng nhiều nhất để phân chia các NTĐH có độ sạch cao và dễ triển khai mở rộng trong sản xuất;

+ Phân bón vi lượng chứa đất hiếm được sử dụng nhiều trong nông nghiệp làm tăng năng suất và chất lượng cây trồng;

+ Bã thải tuyển quặng đồng Sin Quyền chứa ít đất hiếm (0,63%) nhưng có tổng trữ lượng toàn mỏ rất lớn, bã thải được sử dụng trực tiếp để tuyển tinh quặng đất hiếm mà không cần qua khâu khai thác, nghiền đập đã tiết kiệm được chi phí sản xuất.

Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu thu hồi tổng oxit đất hiếm từ bã thải tuyển quặng đồng Sin Quyền và nghiên cứu ứng dụng phân bón vi lượng phức chất chứa đất hiếm đến cây chè và một số loại rau ở Đà Lạt, Lâm Đồng. Do đó đề tài: “Thu hồi đất hiếm từ bã thải tuyển quặng đồng Sin Quyền ứng dụng làm phân bón cho cây chè và một số oại rau ở Đà ạt, Lâm Đồng” có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn ứng dụng.

Chương 2

HÓA CHẤT DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Các loại hóa chất chính

2.1.1. Tác nhân chiết và dung môi pha loãng

Tác nhân chiết triphenylphotphinoxit (TPPO) là sản phẩm của hãng Koch - Light Laboratories (Anh) có độ sạch 98,5%, dung môi pha loãng là toluen có độ sạch PA.

2.1.2. Dung dịch muối đất hiếm

Dung dịch muối nitrat đất hiếm được chuẩn bị như sau: Cân một lượng chính xác oxit đất hiếm có độ sạch 99,9% (được tính toán tương ứng với thể tích và nồng độ cần pha) cho vào cốc chịu nhiệt. Thấm ướt oxit đất hiếm bằng nước cất, thêm vừa đủ lượng axit HNO3 (PA) đun nhẹ hỗn hợp và khuấy đều cho đến khi tan hết oxit đất hiếm, để nguội, chuyển dung dịch vào bình định mức rồi xác định nồng độ đất hiếm bằng phép chuẩn độ với DTPA và chỉ thị asenazo(III), xác định nồng độ axit bằng dung dịch chuẩn NaOH với chỉ thị metyl da cam.

2.1.3. Dung dịch đệm axetat

Tùy vào thành phần pha chế mà dung dịch đệm axit axetic - natri axetat có các giá trị pH = 3,8 ÷ 4,0 và 4,0 ÷ 4,2 dùng trong phép phân tích được pha chế từ axit axetic (PA) của Trung Quốc và muối natri axetat (PA) của Chemapol (Tiệp Khắc). Tỷ lệ axit/muối được lấy theo tài liệu [126]. Giá trị pH của dung dịch đệm được đo trên máy pH met TOA HM - 5BS (Nhật Bản).

2.1.4. Dung dịch chuẩn DTPA

Dung dịch chuẩn để chuẩn độ các NTĐH là axit đietylentriamin pentaaxetic (DTPA), độ sạch PA sản phẩm của hãng Reanal (Hungari) có khối lượng mol 389,00 g/mol, được pha chế như sau: Sấy khô ở 800C và để nguội trong bình hút ẩm, sau đó cân một lượng chính xác DTPA theo tính toán tương ứng với thể tích và nồng độ cần pha. Chuyển lượng cân vào bình định mức, thêm dần dần nước cất vào và khuấy đều cho tan hết, thêm vài giọt dung dịch amoniac đậm đặc vào để quá trình hòa tan dễ dàng hơn, sau đó thêm nước cất

vào đến vạch mức. Kiểm tra nồng độ DTPA bằng dung dịch gốc ZnSO4 ở pH 10 với chất chỉ thị là eriocrom đen hoặc bằng dung dịch gốc Ln(NO3)3 ở pH 4,0 ÷ 4,2 đối với các NTĐH nhóm nhẹ và pH 3,8 ÷ 4,2 đối với các NTĐH nhóm nặng với chỉ thị là asenazo(III). Trong các thí nghiệm chuẩn độ xác định hàm lượng các NTĐH, chúng tôi thường sử dụng dung dịch chuẩn DTPA có nồng độ 1,0.10-2 M và 1,0.10-3 M [127].

2.1.5. Các loại hóa chất khác

Chất chỉ thị asenazo(III) có khối lượng mol phân tử bằng 822,27 g/mol, là sản phẩm của hãng Aldrich. Để pha chế dung dịch chỉ thị, chúng tôi cân một lượng xác định ứng với thể tích và nồng độ cần pha rồi cho vào bình định mức, thêm dần dần nước vào rồi lắc đều cho đến tan hết, tiếp tục thêm nước vào cho đến vạch mức. Dung dịch asenazo(III) thường dùng trong các thí nghiệm chuẩn độ là dung dịch 5% có màu đỏ hồng.

Một số hóa chất khác như: CH3CH(OH)COOH (axit lactic), HCl, HF, HNO3, H2SO4, H2C2O4, NaOH, NH3, LiNO3, NaNO3, KNO3, Mg(NO3)2, Ca(NO3)2, Al(NO3)3, Zn(NO3)2, Th(NO3)4, NH4NO3, H2O2 dùng trong thí

nghiệm đều có độ sạch PA. Na2CO3, K2CO3, thuốc tuyển tập hợp amino nitro parapin (AНП14),... Na2SiO3 (chất đè chìm) có độ sạch P.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tuyển làm giàu quặng đất hiếm từ bã thải tuyển quặng đồng Sin Quyền

Mẫu quặng thải từ nhà máy là bùn quặng có độ hạt 0,074 mm chiếm đến 90 -95% được tiến hành thí nghiệm thu nhận sản phẩm giàu đất hiếm theo quy trình kết hợp tuyển từ - tuyển nổi như sau: Các thí nghiệm tuyển từ được thực hiện trong môi trường nước, trước hết dùng nam châm ferit (800 - 1000 ostet) tách manhetit (Fe3O4) còn sót lại sau đó dùng nam châm NdFeB (8000 - 10000 ostet) để tách riêng phần khoáng vật có từ chứa đất hiếm (octit, mica, ferropargasit… ) và phần khoáng vật không từ. Phần có từ được tuyển nổi để tách mica ra khỏi đất hiếm và các khoáng vật khác. Thí nghiệm tuyển nổi được tiến hành trên máy tuyển với thuốc tuyển tập hợp AНП14, điều chỉnh môi

trường pH ~ 2 bằng dung dịch axit H2SO4, dùng Na2SiO3 làm chất đè chìm, dùng dầu thông làm chất tạo bọt. Sản phẩm bọt là mica (kinoshitalit), đất hiếm (octit) và các khoáng vật khác trong ngăn máy.

2.2.2. Thu hồi tổng oxit đất hiếm từ phân đoạn giàu đất hiếm bằng phương pháp axit

Bã thải của nhà máy tuyển quặng đồng Sin Quyền chứa khoảng 0,63% tổng oxit các NTĐH. Sau khi làm giàu bằng phương pháp tuyển, hàm lượng đất hiếm trong quặng đạt 3,8% với cỡ hạt khoảng 0,074 mm.

Quá trình ngâm chiết được tiến hành với ba loại axit HCl, HNO3 và H2SO4. Tinh quặng được ngâm chiết bằng axit trong cốc thủy tinh ở nhiệt độ phòng ngoài không khí. Các yếu tố: bản chất axit, nồng độ axit, thời gian ngâm chiết, tỷ lệ khối lượng quặng/axit đã được nghiên cứu.

Vì HCl và HNO3 là các axit dễ bay hơi nên quá trình thủy luyện có gia nhiệt chỉ sử dụng axit sunfuric để tiến hành các nghiên cứu. Phương pháp thủy luyện có gia nhiệt dùng axit sunfuric được tiến hành trong các bình cầu chịu nhiệt dung tích 250 mL có lắp hồi lưu và máy khuấy liên tục 100 vòng/phút. Các yếu tố: nồng độ axit, tỷ lệ quặng/axit, thời gian thủy luyện, nhiệt độ nung sơ bộ tinh quặng ban đầu đã được khảo sát. Phương pháp thủy luyện vi sóng được tiến hành trong bình Kjeldahl có gắn sinh hàn hồi lưu trong lò vi sóng hiệu Whirlpool (Nhật Bản) với các yếu tố: Công suất lò vi sóng, tỷ lệ quặng/axit, thời gian thủy luyện, nhiệt độ thủy luyện đã được nghiên cứu. Các thí nghiệm thủy luyện quặng với axit H2SO4 đậm đặc ở nhiệt độ cao được tiến hành nung trong lò nung với các yếu tố ảnh hưởng khác nhau: tỷ lệ quặng/axit, nhiệt độ nung, thời gian nung, tỷ lệ rắn/lỏng khi hòa tách.

Sau khi kết thúc quá trình thủy luyện, ngâm chiết hỗn hợp bằng nước với thể tích gấp 10 lần (riêng phương pháp axit sunfuric ở nhiệt độ cao tỉ lệ này được khảo sát), khuấy trên máy khuấy liên tục tốc độ 100 vòng/phút trong 20 - 30 phút, để lắng 12 giờ, gạn, lọc lấy phần dung dịch và kết tủa tổng hiđroxit đất hiếm bằng dung dịch amoniac. Kết tủa được rửa bằng nước và hòa tan trong axit đến pH ≈ 1,5. Kết tủa định lượng đất hiếm bằng dung dịch axit oxalic bão hòa ở

800C. Sau 12 giờ, tủa được lọc rửa và sấy khô, nung ở 8500C trong 2 giờ. Qui trình kết tủa oxalat được lặp lại hai lần để thu tổng oxit đất hiếm sạch.

2.2.3. Thu hồi tổng oxit đất hiếm từ phân đoạn giàu đất hiếm bằng phương pháp kiềm

Các thí nghiệm thủy luyện quặng với dung dịch NaOH được tiến hành trong chén niken. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu suất thu hồi tổng oxit đất hiếm trong quá trình thủy luyện như: nồng độ dung dịch NaOH, thời gian thủy luyện, tỷ lệ khối lượng quặng/NaOH, nhiệt độ thủy luyện, nhiệt độ và thời gian nung sơ bộ quặng ban đầu đã được nghiên cứu.

Các thí nghiệm thủy luyện quặng trong dung dịch NaOH ở áp suất cao bằng phương pháp thủy luyện được tiến hành trong ống hàn kín bằng đồng, lõi trong làm bằng teflon dùng để đựng hỗn hợp chất phản ứng ở các điều kiện và thời gian thí nghiệm khác nhau.

Phản ứng thủy luyện có khảo sát ảnh hưởng của áp suất được tiến hành trong autocla bao gồm một bình điều áp có van thông khí với nguồn không khí nén dùng để điều chỉnh áp suất của hệ, đồng hồ đo áp suất, bình điều áp được nối thông với bình phản ứng làm bằng thép, bên trong có ống teflon dùng để chứa hỗn hợp phản ứng, nhiệt độ phản ứng trong bình được đo trực tiếp qua ống kim loại được đưa vào sát đáy ống teflon. Sơ đồ thiết bị được trình bày trên hình 2.1


Đồng hồ đo áp suất

Van nạp, xả khí

Van an toàn

Khí nén


Cốc teflon

Bình điều áp

Can nhiệt


Bình chịu áp

Dung dịch NaOH

Mẫu quặng

Hình 2.1. Sơ đồ thiết bị thu hồi tổng oxit đất hiếm bằng phương pháp NaOH ở áp suất cao

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 13/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí