1.2.2. Đặc điểm các thân quặng
Khu Đăk Sa (phụ lục 2, hình 1) gồm hai phân khu Bãi Đất và Bãi Gõ đã được thăm dò và hiện đang được khai thác ở thân quặng BĐMQ.
1.2.2.1. Phân khu Bãi Đất có thân quặng chính (BĐMQ) và thân quặng nhỏ (BĐUQ) nằm trên (hình 1.4). Thân quặng BĐUQ có chiều dày nhỏ, biến đổi không liên tục, ít có giá trị.
Thân quặng BĐMQ là thân quặng chính (chiếm 98% trữ lượng toàn phân khu) duy trì khá liên tục theo mặt tách lớp trùng với mặt phân phiến của đá phiến thạch anh - biotit thuộc hệ tầng Núi Vú, phân hệ tầng trên; được khống chế bởi 57 lỗ khoan, phần vách thường phân bố các tập đá vôi bị hoa hoá, đá phiến thạch anh - biotit, phần trụ phân bố các tập đá phiến thạch anh - biotit, kéo dài phương bắc đông bắc - nam tây nam (100 - 290m), cắm về tây - tây bắc với chiều sâu khống chế khoảng 490m, góc dốc 25 - 320, trung bình 30o. Trong lò dọc quan sát rõ thân quặng duy trì ổn định theo đường phương và hướng dốc.
TQ BĐUQ TQ BĐMQ
Hình 1.4. Mặt cắt địa chất tuyến AA’ TQ BĐMQ “Nguồn: Lê Văn Hải và nnk 2010” (chỉ dẫn ở phụ lục 2 kèm theo) [5]
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu lựa chọn mô hình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng Phước Sơn - Quảng Nam - 1
- Nghiên cứu lựa chọn mô hình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng Phước Sơn - Quảng Nam - 2
- Tổ Hợp Cộng Sinh Khoáng Vật Và Giai Đoạn Tạo Quặng
- Trên Thế Giới Hiện Có Rất Nhiều Đề Xuất Phân Loại Hình Nguồn Gốc Quặng Vàng Gốc (Không Dưới 100 Bảng Phân Loại).
- Nghiên Cứu Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chất Khoáng Sản
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
Thân quặng BĐMQ được cấu thành bởi các mạch thạch anh - sulfua đa kim - vàng duy trì khá ổn định, có ranh giới tương đối rõ ràng với đá vây quanh (Ảnh 1.1), chiều dày: 0,2 ÷ 9,58m, trung bình 2,96m, biến đổi không ổn định (Vm = 70%), chu vi đường viền: 1,23, thuộc loại đơn giản. Khoáng vật quặng chủ yếu gồm pyrit, pyrotin, galenit, sphalerit, (có thể có electrum) và vàng tự sinh. Tổng hàm lượng sulfua thay đổi 3 ÷ 65%, trong đó pyrit: 2%, pyrotin: 1%, galenit: từ ít đến 12%, sphalerit từ ít đến 50%, (electrum) và vàng tự sinh.
Ranh giới TQ
với đá vây quanh
Thân quặng BĐMQ
Ảnh 1.1. Thân quặng BĐMQ, ranh giới tương đối rõ ràng với đá vây quanh “Nguồn: Lê Văn Hải và nnk 2010”
Hình 1.5. Mặt cắt địa chất tuyến BB’ TQ QTZ3 “Nguồn: Lê Văn Hải và nnk 2010” (chỉ dẫn xem phụ lục 2 kèm theo) [5]
1.2.2.2. Phân khu Bãi Gõ có 6 chùm thân ký hiệu SERP, BGUQ, SC2, MB2, BGLQ, QTZ4 và 02 thân đơn SC3, MB1 (phụ lục 2, hình 2 đến hình 7). Trong đó chùm thân SERP gồm 4 thân ký hiệu: SERP1, SERP2, SERP3, SERP4; chùm thân BGUQ gồm 3 thân ký hiệu: QTZ1, BGUQ1, BGUQ2; chùm thân SC2 gồm 6 thân ký hiệu 1, 2, 3, 4, 5, 6; chùm thâm MB2 gồm 2 thân 1 và 2; chùm thân BGLQ gồm 2 thân QTZ2, QTZ3; chùm thân QTZ4 gồm 3 thân 1, 2, 3. Trong đó thân quặng QTZ3 thuộc chùm thân BGLQ (hình 1.5) có giá trị nhất (chiếm 56% trữ lượng trong toàn phân khu), thân quặng là mạch thạch anh chứa vàng phân bố trong tập đá phiến thạch anh - biotit, xen các tập phiến sét vôi thuộc hệ tầng Núi Vú, phân hệ tầng trên. Thân quặng
được khống chế bởi 76 lỗ khoan, kéo dài phương bắc đông bắc – nam tây nam khoảng 150 - 300m, cắm về tây - tây bắc với góc dốc từ 33 đến 370, trung bình 35o, chiều sâu khống chế đến 1.220m. Thân quặng QTZ3 dạng mạch, mạch thấu kính có ranh giới tương đối rõ ràng với đá vây quanh, chiều dày 0,23 ÷ 16m, trung bình 3,11m, biến đổi rất không ổn định (Vm = 115%), chu vi đường viền (): 1,62, thuộc loại phức tạp. Khoáng vật quặng chủ yếu gồm pyrotin, pyrit, sphalerit và galenit, (có thể có electrum) và vàng tự sinh.
Nhận xét: tại khu Đăk Sa, các thân quặng vàng gốc có dạng mạch, mạng mạch, mạch thấu kính lấp đầy các mặt tách lớp phát triển phương đông bắc - tây nam, ít hơn là phương á kinh tuyến hoặc phương tây bắc - đông nam. Trên vách thường phân bố các tập đá vôi hoa hoá, phiến sét vôi xen tập đá phiến thạch anh - biotit, trụ thường là tập đá phiến thạch anh - biotit thuộc hệ tầng Núi Vú, phân hệ tầng trên, ranh giới giữa thân quặng với đá vây quanh tương đối rõ ràng. Các thân quặng có hình thái từ đơn giản đến phức tạp, chiều dày biến đổi từ không ổn định đến rất không ổn định.
1.2.3. Đặc điểm thành phần vật chất và tính chất công nghệ
Trong Luận án, NCS tập trung nghiên cứu chi tiết các thân quặng đã được thăm dò (hai phân khu mỏ Bãi Đất và Bãi Gõ), làm cơ sở luận giải đặc
điểm quặng hoá, lựa chọn mô hình và áp dụng các phương pháp đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc trong vùng.
1.2.3.1. Thành phần khoáng vật
a. Thành phần khoáng vật quặng
Kết quả phân tích mẫu khoáng tướng cho thấy khoáng vật quặng tương đối đơn giản, giống nhau về đặc điểm hình thái khoáng vật tiêu biểu và điển hình bao gồm: pyrit, pyrotin, galenit, sphalerit, (có thể có electrum) và vàng tự sinh, song biến đổi cạnh mạch phức tạp (chi tiết mục 1.2.3.6).
Tổng hàm lượng khoáng vật sulfua trong các thân quặng cụ thể ở các phân khu như sau:
- Phân khu Bãi Đất khoáng vật quặng chủ yếu là pyrit, galenit, sphalerit, (có thể có electrum) và vàng tự sinh dạng lấp đầy các khe nứt, chiếm 1 ÷ 65%. Trong đó sphalerit từ ít đến 50%, galenit từ ít đến 12%, pyrit đến 2%, ít hơn là pyrotin đến 1%.
- Phân khu Bãi Gõ khoáng vật quặng chủ yếu gồm pyrotin, pyrit, sphalerit, galenit, (có thể có electrum) và vàng tự sinh; tổng khoáng vật sulfua dao động 2 ÷ 15%, cục bộ lên đến 45%.
Hàm lượng khoáng vật sulfua phân khu Bãi Đất thường cao hơn so với phân khu Bãi Gõ, đặc biệt là khoáng vật galenit và sphalerit, trong đó khoáng vật sphalerit chiếm ưu thế hơn cả, có thể là do phân khu Bãi Đất có sự phân bố tập đá vôi ưa chì và kẽm.
b. Đặc điểm khoáng vật chính
+ Pyrit (FeS2) gồm 2 thế hệ I và II, dạng hạt tha hình, kích thước hạt 0,03
- 1mm, xâm tán rải rác trong nền thạch anh. Quan sát rõ pyrit bị galenit và sphalerit thay thế, gặm mòn, gắn kết ở một số nơi. Pyrit II có quan hệ tiếp xúc phẳng (đồng sinh) với vàng tạo thành THCSKV, thể hiện rất rõ trên ảnh 1.9.
+ Pyrotin (FeS) có thể phân biệt 2 thế hệ pyrotin: pyrotin I chiếm 90% tổng số pyrotin trong mẫu, dạng hạt tha hình với kích thước chủ yếu 0,2 - 1mm, xâm tán thành ổ và rải rác trong thạch anh. Nhiều vị trí gặp pyrotin I bị melnhicovit thay thế chỉ còn lại ít tàn dư kích thước < 0,2mm, phân bố rải rác. Pyrotin II chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 10% tổng số pyrotin, kích thước hạt thường < 0,2mm xâm tán không đều trong thạch anh cùng với sphalerit và galenit (ảnh 1.10, 1.11, 1.12, 1.13, 1.15, 1.16).
+ Galenit (PbS) tồn tại dạng hạt tha hình, kích thước 0,02-2mm, phân bố không đều, dạng ổ lớn đôi khi tập hợp đặc xít, đôi chỗ xâm tán thành đám hạt trong thạch anh. Ngoài ra, galenit phân bố theo các vi khe nứt trong thạch anh (ảnh 1.14, 1.15) đôi chỗ thay thế rõ cho các hạt pyrotin (ảnh 1.15); có quan hệ tiếp xúc phẳng với sphalerit và vàng tạo thành THCSKV (ảnh 1.3, 1.6, 1.13, 1.16).
+ Sphalerit (ZnS) dạng hạt và tập hợp hạt tha hình với kích thước 0,2 - 2mm, đôi khi > 2mm, phân bố xâm tán (ảnh 1.6). Quan sát rõ quan hệ tiếp xúc phẳng với galenit và vàng tự sinh tạo thành THCSKV (ảnh 1.3, 1.16).
+ Vàng tự sinh (Au) tồn tại rất đa dạng, bao gồm 2 thế hệ vàng I và vàng II, xâm tán rải rác trong thạch anh (ảnh 1.2, 1.4, 1.8, 1.10, 1.11); dạng vi mạch lấp đầy khe nứt (ảnh 1.5, 1.12, 1.14, 1.15); xâm tán dạng đám hạt, xâm tán cùng gelenit và sphalerit. Hạt vàng có kích thước 0,01 - 0,2mm, từ tương đối đẳng thước (ảnh 1.3, 1.7) đến hạt méo mó (ảnh 1.2, 1.6, 1.8, 1.9, 1.10, 1.13, 1.16) hay
dạng hạt tha hình (ảnh 1.4, 1.6, 1.8) đến hạt lớn (ảnh 1.3, 1.6, 1.7, 1.16), Trong mẫu gặp Au tự sinh quan hệ tiếp xúc phẳng với pyrotin II, galenit, sphalerit tạo thành tổ hợp cộng sinh khoáng vật thạch anh - pyrotin II - vàng II - galenit - sphalerit (ảnh 1.16); thạch anh - pyrit II - vàng I (ảnh 1.9).
+ Bạc (Ag): trong tất cả các mẫu khoáng tướng chưa phát hiện thấy Ag tồn tại ở dạng tự sinh, theo tài liệu nghiên cứu trước đây Ag có thể trong khoáng vật electrum [26] và không loại trừ trong khoáng vật galenit.
- Tập ảnh mẫu khoáng tướng lấy trong thân quặng BĐMQ phân khu Bãi Đất
Ảnh 1.2. Mẫu LV1.1, tầng lò 1, TQ BĐMQ. Vàng tự sinh, hạt tha hình xâm tán rải rác trong thạch anh (Nikon +, độ phóng đại 200x1.7)
Ảnh 1.4. Mẫu LV2-2.1, tầng lò 2 TQ BĐMQ. Vàng tự sinh hạt tha hình xâm tán theo các vi khe nứt trong thạch anh (Nikon +, độ phóng đại 50x1.7)
Ảnh1.6.MẫuLV3-3.1, tầnglò3, TQBĐMQ. Vàngtự sinh,hạtthahìnhxâmtántrongthạchanh, tiếpxúcphẳng vớigalenitvàsphalerit(Nikon+,độphóngđại 200x1.7)
Ảnh 1.3. Mẫu LV1.2, tầnglò 1, TQBĐMQ. Vàngtựsinh, hạtđẳngthước, xâmtántrongthạchanh, tiếpxúcphẳng vớigalenitvàsphalerit(Nikon+, độphóngđại 200x1.7)
Ảnh 1.5. Mẫu LV2-2.2, tầng lò 2, TQ BĐMQ. Vàng tự sinh hạt kéo dài nấp đầy theo vi khe nứt trong thạch anh (Nikon +, độ phóng đại 200x1.7)
Ảnh 1.7. Mẫu LV3-3.2, tầng lò 3, TQ BĐMQ. Vàng tự sinh hạt đẳng thước xâm tán trong thạch anh cùng galenit và sphalerit (Nikon +, độ phóng đại 200x1.7)
Ảnh 1.8. Mẫu LV3-3.3, tầng lò 3, TQ BĐMQ. Vàng tự sinh, hạt tha hình xâm tán cùng galenit trong thạch anh (Nikon +, độ phóng đại 200x1.7)
Ảnh 1.9. Mẫu DSDH24.1, Lỗ khoan DSDH24, TQ
BĐMQ. Vàng tự sinh tiếp xúc phẳng với pyrit tạo thành THCSKV xâm tán trong thạch anh (Nikon
+, độ phóng đại 200x1.7)
- Tập ảnh mẫu khoáng tướng lấy trong thân quặng QTZ3 phân khu Bãi Gõ
Ảnh 1.10. BG 1.1 (lò 1) TQ QTZ3. Vàng tự sinh (Au) xâm tán cùng pyrotin II (Pyr) trong thạch anh (Nikon +, độ phóng đại 200x1.7)
Ảnh1.12.BG1.3(lò1) TQQTZ3. Vàngtựsinh(Au) hạt kéodài xâm táncùngpyrotinII(Pyr)tạovimạchngắn theovikhenứttrongthạchanh(Nikon+,độphóngđại 200x1.7)
Ảnh 1.11. BG 1.2 (lò 1) TQ QTZ3. Vàng tự sinh (Au) tương đối đẳng thước xâm tán cùng pyrotin II (Pyr) trong thạch anh (Nikon +, độ phóng đại 200x1.7)
Ảnh 1.13. BG 2.1 (lò 1) TQ QTZ3. Vàng tự sinh (Au), galenit (Gal) và pyrotinII (Pyr) tạo THCSKV trong thạch anh (Nikon +, độ phóng đại 50x1.7)
Ảnh 1.14. BG 7 (lò 1) TQ QTZ3. Vàng tự sinh (Au), hạt kéo dài xâm tán theo vi khe nứt cùng galenit (Gal) trong thạch anh (Nikon +, độ phóng đại 200x1.7)
Ảnh 1.15. BG 7.2 (lò 1) TQ QTZ3. Vàng tự sinh (Au) dạng vi mạch, lấp đầy vi khe nứt cùng với pyrotin (Pyr) và galenit (Gal) (Nikon +, độ phóng đại 200x1.7)
Ảnh 1.16. BG 7.3 (lò 1) TQ QTZ3. Vàng tự sinh (Au) kích thước lớn tạo thành THCSKV với sphalerit (Spl), galenit (Gal) pyrotin II trong thạch anh (Nikon +, độ phóng đại 200x1.7)
(Ảnh: PGS.TS Nguyễn Quang Luật, 2013)
c. Khoáng vật phi quặng
Khoáng vật không quặng chủ yếu là thạch anh, dolomit, calcit, rất ít sericit và chlorit.
1.2.3.2. Thành phần hoá học quặng
a. Nguyên tố Au
- Trong các đới khoáng hoá: kết quả lấy mẫu trên các vết lộ, hào tìm kiếm, các lò khai thác thủ công, hàm lượng Au: 0,1 - 98,16g/T (K7); dưới sâu hàm lượng Au: 0,1 - 69,7g/T; trung bình đới 0,5 - 3,27g/T.
- Trong các thân quặng: TQ BĐMQ hàm lượng Au: 0,13 ÷ 76g/T (đã xử lý mẫu đặc cao), trung bình 18,65g/T; hệ số biến thiên hàm lượng Vc = 267%, thuộc loại đặc biệt không đồng đều; TQ QTZ3 hàm lượng Au: 0,11 ÷ 48g/T (đã xử lý mẫu đặc cao), trung bình: 9,57g/T, hệ số biến thiên hàm lượng Vc = 206%, cũng thuộc loại đặc biệt không đồng đều.