số lượng thành viên HĐQT độc lập có tác động ngược chiều với thông tin bất đối xứng, hay việc ngân hàng càng có nhiều thành viên HĐQT độc lập sẽ càng làm giảm tính bất đối xứng của thông tin.
- Giả thuyết H2.8: Có sự tác động của tỉ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài tới biến đại diện cho thông tin bất đối xứng là R&D. Với Sig <0.05, giả thuyết được chấp nhận với độ tin cậy 95%. Với hệ số Beta chuẩn hóa <0, ta có thể kết luận tỉ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài có tác động ngược chiều tới R&D qua đó tác động ngược chiều tới thông tin bất đối xứng, hay việc tăng tỉ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài sẽ làm giảm tính bất đối xứng của thông tin.
- Giả thuyết H2.13: Có sự tác động của yếu tố số lượng thành viên HĐQT độc lập tới biến đại diện của thông tin bất đối xứng là Leverage. Với Sig = 0.01 giả thuyết được chấp nhận với độ tin cậy 99%. Với hệ số Beta chuẩn hóa > 0, ta có thể kết luận số lượng thành viên HĐQT độc lập có tác động thuận chiều với thông tin bất đối xứng, hay việc ngân hàng càng có nhiều thành viên HĐQT độc lập sẽ càng làm tăng tính bất đối xứng của thông tin.
- Giả thuyết H2.15: Có sự tác động của yếu tố sở hữu của nhà nước tới biến đại diện của thông tin bất đối xứng là Leverage. Với Sig < 0.001 giả thuyết được chấp nhận với độ tin cậy 99,9%. Với hệ số Beta chuẩn hóa > 0, ta có thể kết luận sở hữu nhà nước có tác động thuận chiều với thông tin bất đối xứng, hay các ngân hàng có sở hữu nhà nước có xu hướng bất đối xứng trong thông tin cao hơn so với các ngân hàng tư nhân.
- Giả thuyết H3.1: Có sự tác động của yếu tố số lượng thành viên HĐQT tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Với Sig <0.05 giả thuyết được chấp nhận với độ tin cậy 95%. Với hệ số Beta chuẩn hóa > 0, ta có thể kết luận số lượng thành viên HĐQT tác động cùng chiều tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng, hay khi số lượng thành viên HĐQT của ngân hàng tăng lên thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng tăng lên.
- Giả thuyết H3.7: Có sự tác động của yếu tố sở hữu nhà nước tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Với Sig <0.05 giả thuyết được chấp nhận với độ tin cậy
95%. Với hệ số Beta chuẩn hóa < 0, ta có thể kết luận yếu tố sở hữu nhà nước tác
động ngược chiều tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Kiểm Định Hệ Số Tương Quan Giữa Biến Phụ Thuộc R&d Đại Diện Cho Thông Tin Bất Đối Xứng Với Các Biến Độc Lập Thuộc Quản Trị
- Kiểm Định Giả Thuyết Và Phân Tích Hồi Quy Xác Định Mối Quan Hệ Giữa Quản Trị Công Ty, Thông Tin Bất Đối Xứng Và Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân
- Hệ Số Phóng Đại Phương Sai Mô Hình 3 Sau Khi Loại Biến
- Khuyến Nghị Đối Với Các Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước
- Shankman, A. (1999), “Reframing The Debate Between Agency And Stakeholder Theories Of The Firm”, Journal Of Business Ethics.
- Thông tin bất đối xứng, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 19
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
- Giả thuyết H1.1: Biến đại diện cho thông tin bất đối xứng là R&D có tác động ngược chiều tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Với Sig <0.001, giả thuyết được chấp nhận với độ tin cậy 99,9%. Với hệ số Beta chuẩn hóa <0, có thể khẳng định rằng biến đại diện cho thông tin bất đối xứng là R&D ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng, hay thông tin bất đối xứng có ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
- Giả thuyết H1.2: Biến đại diện cho thông tin bất đối xứng là Leverage có tác động ngược chiều tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Với Sig <0.001, giả thuyết được chấp nhận với độ tin cậy 99,9%. Với hệ số Beta chuẩn hóa <0, có thể khẳng định rằng biến đại diện cho thông tin bất đối xứng là Leverage ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tương tự như trên, tính bất đối xứng của thông tin ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
- Các giả thuyết còn lại, do Sig >0,05, nên với độ tin cậy 95% ta bác bỏ các giả thuyết còn lại.
Mô hình còn lại sau khi kiểm tra sự phù hợp của các mô hình hồi quy:
% sở hữu của nhà đầu tư
nước ngoài
(-)
Năm nghiên cứu,Quy
mô tài sản ngân hàng
RnD
(-)
(-)
Số lượng thành viên độc
lập trong HĐQT
(+)
Leverage
(-)
(+)
(-)
(-)
Hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Sở hữu nhà nước
(+)
Quy mô HĐQT
Hình 4.1: Mô hình hồi quy kết quả của nghiên cứu
Như vậy, ta có một số nhận xét sau:
- Biến sở hữu nhà nước vừa tác động tới thông tin bất đối xứng, qua đó tác động tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng, vừa tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nhưng biến này dù tác động trực tiếp hay gián tiếp đều gây ra hậu quả là làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Như vậy, có thể thấy đây là một biến rất quan trọng trong quản trị công ty.
- Biến phần trăm sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng mà tác động thông qua thông tin bất đối xứng sau đó mới tác động tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng, và về cơ bản thì biến này sẽ làm giảm tính bất đối xứng của thông tin và qua đó làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
- Biến số lượng thành viên HĐQT độc lập tác động thông qua thông tin bất đối xứng sau đó mới tác động tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng nhưng lại tác động tới 2 biến đại diện của thông tin bất đối xứng theo 2 chiều hướng khác nhau, như vậy biến này tác động tới mức độ bất đối xứng của thông tin trong ngân hàng theo 2 chiều khác nhau.
- Tính chất bất đối xứng của thông tin được đại diện bởi hai biến là R&D và Leverage có tác động ngược chiều tới hiệu quả ngân hàng, tức là khi làm giảm tính bất đối xứng của thông tin trong ngân hàng thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ tăng lên.
TÓM TẮT CHƯƠNG IV
Chương 4 đã trình bày một cách đầy đủ các kết quả nghiên cứu của đề tài. Theo đó, dữ liệu thu thập được đã được xử lý bằng phần mềm SPSS18. Đầu tiên là thống kê mô tả mẫu. Kết quả này đã cho cái nhìn khái quát về số lượng và tỷ lệ các nhóm khác nhau trong mẫu theo các tiêu chí như: Quy mô tài sản, Vốn điều lệ, Sở hữu nhà nước... Tiếp theo tác giả tiến hành kiểm định mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Cuối cùng là chạy mô hình hồi quy để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả hồi quy cho thấy các giả thuyết H2.5, H2.8, H2.13, H2.15, H3.1, H3.7, H1.1, H1.2 được chấp nhận và H2.1, H2.2, H2.3, H2.4, H2.6, H2.7, H2.9, H2.10, H2.11, H2.12, H2.14, H2.16, H3.2, H3.3, H3.4, H3.5, H3.6,
H3.8 bị bác bỏ. Chương tiếp theo sẽ trình bày những nội dung cuối cùng của luận án bao gồm tóm tắt kết quả nghiên cứu, thảo luận kết quả nghiên cứu, một số đề xuất cho các nhà quản trị , những hạn chế của nghiên cứu và các hướng nghiên cứu tiếp theo.
CHƯƠNG 5 KHUYẾN NGHỊ
5.1. Khuyến nghị đối với hoạt động quản trị tại ngân hàng
Để nâng cao năng lực quản trị trong hệ thống ngân hàng Việt Nam một cách hiệu quả, cần làm tốt các điều kiện cần thiết như sau:
- Nâng cao năng lực thực thi của cơ quan quản lý nhà nước, nâng cao nhận thức của lãnh đạo ngân hàng và thực hiện thêm nhiều các nghiên cứu về lĩnh vực này.
- Việc thiết kế hoặc thay đổi chính sách cần có bước đi thận trọng. Khi thay đổi quy định hay chính sách, cần thực hiện đánh giá hiệu quả chính sách sau một thời gian thực thi hoặc trước khi tiếp tục thay đổi chính sách. Ví dụ, các chính sách nhằm tăng tính độc lập và khả năng kiểm soát của HĐQT để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của cổ đông nhỏ hoặc chính sách hạn mức bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ quyền lợi người gửi tiền đều có các tác động ngoài dự kiến. Nếu HĐQT quá độc lập và số lượng thành viên HĐQT nhiều có thể khó cho việc ra quyết định của ngân hàng. Nếu hạn mức bảo hiểm tiền gửi quá cao, người gửi tiền lại quá ỷ lại vào sự bảo lãnh của nhà nước mà không có động lực giám sát hoạt động ngân hàng.
- Các nguyên tắc quốc tế về quản trị công ty thường được khuyến khích áp dụng ở tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, việc áp dụng các nguyên tắc quốc tế vào từng nước sẽ không mang lại lợi ích nếu khuôn khổ pháp lý và môi trường thể chế yếu. Để áp dụng các nguyên tắc về quản trị công ty theo chuẩn mực quốc tế một cách hiệu quả vào hệ thống ngân hàng Việt Nam, cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết và thực hiện nhiều nghiên cứu hơn. Đầu tiên, cần thực hiện đánh giá tác động của quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt nam về hoạt động và tổ chức ngân hàng đối với hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Cần xác định các đặc trưng chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Cần chú trọng nâng cao năng lực quản trị công ty của các NHTM Việt Nam. Việc cải thiện chỉ số quản trị công ty (CGI) của các NHTM theo hướng chuẩn quốc
tế sẽ giúp các NHTM Việt Nam tiệm cận dần với các thông lệ và quy định quốc tế về minh bạch và công khai hóa thông tin, tăng cường vai trò độc lập của Ban kiểm soát, tách bạch giữa quyền quản lý và quyền sở hữu. Do đó, việc cải thiện năng lực quản trị công ty trong NHTM Việt Nam, về dài hạn sẽ giúp các NHTM phát triển một cách lành mạnh và sinh lợi. Nên xem xét xây dựng và công bố chỉ số CGI trong ngân hàng làm căn cứ đánh giá quản trị công khai của ngân hàng, thúc đẩy thị trường tài chính minh bạch và hiệu quả.
5.2. Khuyến nghị đối với Hội đồng quản trị
Để tăng cường vai trò của mình, HĐQT cần thực hiện những việc sau:
Thứ nhất, đối với thành viên HĐQT cần tăng cường năng lực và mức độ cẩn trọng thông qua việc đánh giá HĐQT. Cụ thể, để nâng cao mức độ cẩn trọng của các thành viên HĐQT, nhằm cung cấp thông tin cho cổ đông giám sát hiệu quả hoạt động của từng thành viên HĐQT, HĐQT cần báo cáo ĐHCĐ hằng năm về những nội dung:
- Công tác giám sát đánh giá và cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Ban
điều hành.
- HĐQT độc lập có thể kiểm chứng lại mức độ chính xác và hợp lý của những thông tin tài chính và phi tài chính được cung cấp không thông qua BKS và KTNB.
- Chủ tịch HĐQT phải báo cáo trước ĐHCĐ hằng năm về việc đánh giá mức
độ hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm của HĐQT và từng thành viên HĐQT.
- Ngoài ra, nhằm nâng cao năng lực giám sát, các thành viên HĐQT thường xuyên tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn về QTCT và công bố thông tin BCTC.
- Các thành viên HĐQT cần nắm rõ các trách nhiệm của mình. Thành viên HĐQT cần tăng cường tham gia giám sát, báo cáo về các nguy cơ của công ty, và đặc biệt là thiết lập cơ chế, chính sách, quy trình để bảo đảm môi trường kiểm soát phù hợp. Công ty cần bảo đảm có bộ phận kiểm toán nội bộ đủ độ tin cậy, có trình độ chuyên môn, báo cáo trực tiếp cho HĐQT.
Thứ hai, HĐQT cần tăng cường sự tham gia của những thành viên độc lập trong HÐQT từ bên ngoài để nâng cao tính minh bạch, công khai trong quản trị
công ty, giảm nguy cơ lạm dụng quyền lực của những nguời quản lý, bảo vệ lợi ích chính dáng của cổ đông giúp cho việc hoạch định chiến luợc,giám sát quá trình diều hành hoạt động kinh doanhcủa công ty duợc hiệu quả hơn
Thứ ba, HĐQT cần lựa chọn những thành viên HÐQT có nhiều kinh nghiệm, giỏi chiến luợc, am tường lĩnh vực kinh doanh của công ty; tuyệt đối tránh tình trạng lựa chọn các quan chức hoặc công chức trong các cơ quan quản lý nhà nuớc hoàn toàn xa lạ với hoạt động kinh doanh bầu làm thành viên HÐQT, nhất là ở những ngân hàng có cổ đông nhà nước giữ cổ phần chi phối.
Thứ tư, khuyến khích các cổ đông lớn tham gia HĐQT nhằm giảm mâu thuẫn lợi ích trong ngân hàng. Để đảm bảo tính minh bạch và tăng cường sự giám sát của HĐQT, NHTM cần phải tách bạch giữa chức năng giám sát của HĐQT với chức năng điều hành kinh doanh của Ban điều hành, thành viên HĐQT không nên trực tiếp phê duyệt các giao dịch kinh tế cụ thể. Đối với các khoản tín dụng/đầu tư lớn cần phê duyệt của HĐQT thì toàn bộ HĐQT biểu quyết với vai trò giám sát của Hội đồng quản trị đối với Ban điều hành.
Thứ năm, Phần lớn thành viên HDDQT đều phụ thuộc vào báo cáo của Ban điều hành. Tuy vậy, các báo cáo này đều đã được chỉnh sửa nhằm mục đích thuyết phục hơn là việc cung cấp những thông tin đáng tin cậy. Để khắc phục tình trạng thiếu thông tin và thông tin ít chính xác, các thành viên HĐQT độc lập cần liên tục truy cập các thông tin và phân tích từ những nguồn tin độc lập, khách quan và trung lập. Cần thiết lập hệ thống cung cấp thông tin riêng để đảm bảo thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác. Ngoài kênh thu thập chính thống do Ban điều hành cung cấp, các thành viên HĐQT độc lập cần có kênh thông tin khác từ các cổ đông, nhân viên hoặc các bên liên quan khác.
Thứ sáu, các ngân hàng nên có một số lượng thành viên độc lập nhất định tham gia hội đồng quản trị. Tuy vậy, để tăng cường vai trò của các thành viên độc lập này, việc lựa chọn là rất quan trọng. Các thành viên này cần giữ cả vai trò giám sát và người hỗ trợ đem lại các ý tưởng chiến lược cho ngân hàng.
Thứ bảy, HĐQT và Ban kiểm soát cần phải thiết lập hệ thống báo cáo định kỳ (hàng quý) từ tất cả các bộ phận, đơn vị trong TCTD để báo cáo cho Ban kiểm soát thông qua Kiểm toán nội bộ. Trên cơ sở đó, Ban kiểm soát/Kiểm toán nội bộ đánh giá về mức độ nghiêm trọng của các tồn tại, sai phạm, rủi ro để tổng hợp các vấn đề cần báo cáo cho HĐQT và Ngân hàng Nhà nước.
5.3. Khuyến nghị đối với sở hữu
Giảm sở hữu nhà nước trong ngân hàng nhằm tăng khả năng sinh lời điều này phù hợp với chủ trương giảm dần vốn nhà nước. Tuy vậy phần vốn đại diện nhà nước vẫn nên giữ cổ phần chi phối.
Các cổ đông nhà nước nên tham gia nhiều hơn vào vấn đề quản trị . Cổ đông này cần khắt khe hơn với HĐQT, đặc biệt là trong vấn đề đánh giá, bổ nhiệm kiểm toán độc lập, yêu cầu cung cấp thông tin về lai lịch của những thành viên HĐQT được đề cử, cũng như chất lượng báo cáo của HĐQT và BKS. Cần thể hiện trách nhiệm của mình trong các cuộc họp đại hội cổ đông.
Nhà nước, trong vai trò cổ đông lớn tai các ngân hàng thương mại cần giữ vai trò “tiên phong” trong tăng cường quản trị công ty, tập huấn cho các thành viên HĐQT được bổ nhiệm theo các thông lệ QTCT toàn cầu, cũng như yêu cầu áp dụng những thông lệ này trong các công ty nhà nước có phần vốn lớn.
Cần xây dựng, thực hiện các chương trình tập huấn có chất lượng về QTCT cho các thành viên HĐQT, Ban Giám đốc. Cần có báo cáo riêng về tình hình tập huấn hàng năm của từng thành viên HĐQT, TGĐ và Thư ký công ty trong Báo cáo thường niên. Phải quy định bắt buộc tập huấn về QTCT và xác định thời lượng tập huấn cụ thể. Xây dựng các chương trình, tài liệu tập huấn, khảo sát trường hợp phù hợp với Việt Nam và phản ánh những thông lệ tối ưu quốc tế.
5.4. Khuyến nghị đối với thông tin bất đối xứng
Việc hạn chế và giảm thiểu ảnh hưởng của thông tin bất đối xứng sẽ giúp lành mạnh hóa thị trường, đảm bảo ổn định tài chính và củng cố niềm tin, trong đó cần chú trọng tăng cường các quy định công bố và minh bạch thông tin, đồng thời đẩy