Khuyến Nghị Đối Với Các Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước


mạnh hệ thống giám sát và các quy định đảm bảo an toàn vĩ mô. Để làm được điều này hệ thống tài chính- ngân hàng của Việt Nam cần làm những việc như sau:

Ngân hàng phải nâng cao chất lượng thông tin công bố cho cổ đông và cộng đồng nhà đầu tư nói chung. Việc công khai thông tin của công ty hiện nay nhìn chung còn ở mức chưa đáng kể. Công ty cần cung cấp bức tranh tổng thể, rõ ràng về tình hình công ty, các chiến lược, nguy cơ của công ty, cũng như hoạt động của HĐQT, BKS, tình hình tham dự các cuộc họp. Chất lượng báo cáo về các cơ chế, chính sách, quy trình quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ còn nhiều hạn chế và cần được cải thiện. Chất lượng báo cáo cả về thông tin tài chính và phi tài chính cũng phải được cải thiện.

Để hạn chế “tâm lý ỷ lại”, một mặt chính phủ cần đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, tăng tính hiệu quả của thị trường bằng cách kiên quyết giải thể hoặc sáp nhập các tổ chức tín dụng gây ra quá nhiều tổn thất cho xã hội, trên cơ sở phải để cho người chủ các tổ chức này phải trả giá cho những gì họ đã gây ra cho nền kinh tế. Một khi chính phủ vẫn còn nương nhẹ cho những tổ chức này, không những các tổ chức này tiếp tục hoạt động không hiệu quả, mà còn là tiền lệ xấu cho tâm lý ỷ lại sau này. Chính phủ cần nhìn nhận rõ ràng tác hại của sở hữu chéo, ngăn chặn và kiểm soát tình trạng sở hữu chéo và ảnh hưởng của nhóm lợi ích, không để các ông chủ- do ỷ lại rằng sẽ không ai có thể đụng đến mình- lợi dụng ngân hàng hay các tổ chức tài chính để cung cấp vốn cho các công ty sân sau của mình, gây nên những hệ lụy khôn lường cho nền kinh tế.

Để hạn chế ảnh hưởng của “lựa chọn bất lợi” và “người ủy thác- đại diện” đối với toàn hệ thống, cần tăng cường chức năng giám sát hệ thống tài chính, chú trọng nhiều hơn vào các quy định bảo đảm an toàn vĩ mô nhằm quản lý tín dụng chặt chẽ hơn, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro của cả hệ thống. Nhà nước cần xem xét thay đổi mô hình giám sát, tập trung hoàn thiện về mặt pháp lý, chức năng và quyền lực của các tổ chức giám sát tài chính. Hiện nay, hệ thống giám sát tài chính của Việt Nam được tổ chức theo mô hình giám sát theo thể chế (Trần Đăng Khâm, 2013). Khi hệ thống tài chính phát triển hơn, mối liên kết giữa hệ thống ngân hàng, chứng


khoán, bất động sản trở nên chặt chẽ vào phụ thuộc vào nhau, mô hình này sẽ bộc lộ nhiều nhược điểm như khả năng phối hợp không tốt giữa các cơ quan giám sát, khác biệt về chính sách đối với các thị trường khác nhau, hạn chế sự kiểm soát đối với các tổ chức tài chính hoạt động đa lĩnh vực (Trần Đăng Khâm, 2013). Chính vì vậy, một mô hình giám sát thống nhất, tương tự như ở Anh, cần phải được xem xét để tăng tính hiệu quả của việc giám sát, khắc phục nhược điểm của mô hình giám sát theo thể chế. Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, theo đúng tên gọi của tổ chức này, cần phải được trao nhiều quyền và tăng cường vai trò nhiều hơn, với vị thế là tổ chức giám sát tài chính cao nhất, tập trung điều phối giám sát tương tác giữa các thị trường, chứ không chỉ làm chức năng tư vấn và tham mưu như hiện nay.

Cần tăng cường minh bạch hóa thông tin tài chính. Đối với Nhà nước, cần thiết lập các quy định công bố thông tin để các bên tham gia thị trường đều được tiếp cận với thông tin công bằng và như nhau. Để có được một cơ chế như vậy, trước hết phải có chính sách đối xử một cách công bằng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình tổ chức tín dụng, có hoặc không có sở hữu nhà nước. Chính phủ bên cạnh việc thiết lập các quy định chặt chẽ, yêu cầu công bố thông tin đầy đủ và trung thực, cần có chế tài đủ mạnh để buộc các tổ chức tín dụng công bố thông tin theo đúng quy định, tránh tình trạng như hiện nay rất nhiều các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thường xuyên chậm công bố báo cáo tài chính mà không bị xử lý thích đáng. Đối với các tổ chức tài chính, đã đến lúc cần xem xét áp dụng các hệ thống chuẩn mực kế toán theo các tiêu chuẩn kế toán quốc tế (như GAAP, IASC), các tiêu chuẩn Basel quốc tế cho hệ thống ngân hàng, nhằm chuẩn hóa hệ thống thông tin tài chính theo hướng minh bạch, hội nhập.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để có thể thành lập công ty xếp hạng tín dụng hay xếp hạng tín nhiệm các tổ chức tài chính và công ty một cách chuẩn mực và chính thống nhằm giúp cung cấp thông tin đầy đủ hơn cho người dân và cả nền kinh tế trong việc ra các quyết định tài chính.

HĐQT cần xây dựng hệ thống báo cáo trong đó quy định rõ nội dung, thời gian phù hợp nhiệm vụ định hướng và giám sát có liên quan đến lập và công bố

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.


như: nhận diện các hoạt động quản trị rủi ro, duy trì và cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ để Ban điều hành cung cấp nhằm tránh tình trạng thông tin bất đối xứng giữa HĐQT và Ban điều hành.

Thông tin bất đối xứng, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 17

HĐQT cần tiếp nhận thường xuyên những thông tin phi tài chính như: thị phần, sự hài lòng của nhân viên, hoạt động của đối thủ cạnh tranh, các kế hoạch dự kiến của Ban điều hành…, để giám sát nội dung công bố liên quan đến thông tin phi tài chính.

Để khắc phục tình trạng thiếu thông tin và thông tin ít chính xác, các thành viên HĐQT độc lập cần liên tục truy cập các thông tin và phân tích từ những nguồn tin độc lập, khách quan và trung lập. Cần thiết lập hệ thống cung cấp thông tin riêng để đảm bảo thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác. Ngoài kênh thu thập chính thống do Ban điều hành cung cấp, các thành viên HĐQT độc lập cần có kênh thông tin khác từ các cổ đông, nhân viên hoặc các bên liên quan khác.

Tăng cường minh bạch thông tin để thị trường đặc biệt là cổ đông nhỏ có thể tiếp cận thông tin một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác.

Nên xem xét xây dựng và công bố chỉ số quản trị (CGI) trong ngân hàng làm căn cứ đánh giá quản trị công khai của ngân hàng, thúc đẩy thị trường tài chính minh bạch và hiệu quả.

Về phía các ngân hàng công bố thông tin cần tuân thủ những việc sau. Thứ nhất, xây dựng quy chế rõ ràng, nghiêm ngặt về quản trị công ty và cần được phổ biến rộng rãi tới các thành viên để mọi người cùng hiểu cùng thực hiện. Thứ hai, nghiên cầm tình trạng người quản lý hay thành viên HĐQT là những người có khả năng biết trước thông tin thực hiện việc mua bán cổ phiếu cho đến khi thông tin được công bố.

5.5. Khuyến nghị về chính sách

Các ngân hàng cần rà soát hệ thống văn bản quản trị như điều lệ, quy chế quản trị, kiểm soát v.v... liên quan đến quản trị công ty đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của luật pháp và phù hợp với nguyên tắc quốc tế.


HĐQT có vai trò và ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng tài sản và chi phí hoạt động của ngân hàng. HĐQT đại diện tất cả các cổ đông (cả cổ đông lớn và nhỏ) để lãnh đạo và giám sát ban điều hành, đảm bảo ngân hàng đạt được mục tiêu đề ra. Do vậy, quy chế về quản trị công ty cần nêu trình tự và thủ tục đề cử, ứng cử, bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm thành viên HĐQT. Để đảm bảo tăng cường tính độc lập và khả năng đánh giá khách quan của HĐQT và BKS, NHTM cần tuân thủ các điều sau:

Thứ nhất, cần công bố các tiêu chuẩn, thông tin về ứng viên tham gia HĐQT. Các tiêu chuẩn để miễn nhiệm, bãi nhiệm, bổ sung thành viên HĐQT, ban giám đốc, kế toán trưởng…. cũng phải rõ ràng.

Thứ hai, cần có qui trình, thủ tục để HĐQT có thể phối hợp hoạt động với ban giám đốc, BKS…

Thứ ba, có qui định rõ ràng về hoạt động đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ quản lý, BKS, Tổng giám đốc…

Thứ tư, xây dựng rõ ràng các quy trình, thủ tục về việc thành lập và hoạt động của các tiểu ban, ủy ban thuộc HĐQT nhằm tăng cường tính độc lập và khả năng đánh giá khách quan của HĐQT và BKS.

Các ngân hàng nên công khai cho công chúng, cổ đông biết các quy chế, điều lệ và các văn bản liên quan để giúp người gửi tiền và cổ đông nhỏ theo dõi được hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng cũng cần công bố thông tin liên quan đến quản trị công ty như báo cáo về quản trị công ty, tình hình hoạt động kinh doanh, các biến động nhân sự lớn, báo cáo tài chính kiểm toán, báo cáo thường niên. Ngoài ra, cơ chế chi trả thù lao và mức chi trả thù lao của từng thành viên HĐQT và Ban kiểm soát cần được công khai và thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Qua đó, quyền lợi của cổ đông nhỏ và người gửi tiền được quan tâm hơn.

Các ngân hàng cần đa dạng hóa các kênh đào tạo liên quan đến kiến thức về quản trị công ty như đào tạo, thảo luận nội bộ, tham gia các khóa học tổ chức bởi Ngân hàng Nhà nước, các định chế tài chính quốc tế, hội nghị, hội thảo.


Nâng cao nhận thức của lãnh đạo NHTM Việt Nam về quản trị công ty theo chuẩn quốc tế. Bản thân đội ngũ lãnh đạo tại các NHTM gồm thành viên HĐQT, Ban Tổng giám đốc, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng, giám đốc các chi nhánh…cần tự nỗ lực, tăng cường tìm hiểu, nâng cao nhận thức về các nội dung của quản trị công ty như quyền lợi của cổ đông và các chức năng sở hữu, sự đối xử bình đẳng với cổ đông lớn cũng như cổ đông nhỏ lẻ, sự minh bạch trong điều hành và công bố thông tin. Các cấp lãnh đạo cao nhất như Đại hội đồng cổ đông, HĐQT cần phải đảm bảo rằng các nguyên tắc, quy chế, quy định về quản trị công ty, điều lệ công ty phải được thực hành và tuân thủ, kể cả ở cấp điều hành cao nhất đến các cấp thấp hơn.

Ban lãnh đạo ngân hàng nhất thiết phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của Kiểm soát nội bộ và Kiểm toán nội bộ. Hoạt động này cần được lãnh đạo bởi một thành viên HĐQT độc lập. Đặc biệt, trong cơ cấu điều hành hoạt động, vị trí Giám đốc quản trị rủi ro có vai trò quan trọng, nên được trao quyền lực đủ để tiến hành các hoạt động phòng ngừa, kiểm soát, ứng biến với các rủi ro trọng yếu liên quan đến các hoạt động tín dụng, thị trường, hoạt động hay pháp lý.

5.6. Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Các cơ quan quản lý nhà nước (như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính,.. ) tác động tới quản trị NHTM trước hết thông qua hệ thống các luật, các quy định liên quan đến hoạt động ngân hàng. Nguyên tắc về quản trị NHTM của Ủy ban Basel ban hành năm 2006 với 14 nguyên tắc và 6 nội dung gồm mô hình HĐQT, Ban điều hành, công tác quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ, vai trò của người giám sát, quản trị đối với ngân hàng có cơ cấu phức tạp, công khai và minh bạch thông tin. Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2 và thúc đẩy quản trị công ty trong ngân hàng tốt. Do vậy cơ quan quản lý nhà nước cần xem xét, đánh giá khả năng áp dụng và hiệu quả áp dụng các nguyên tắc về quản trị công ty của Ủy ban Basel trong bối cảnh Việt Nam. Trên cơ sở đó, xây dựng lộ trình áp dụng nguyên tắc này.

Việc áp dụng các nguyên tắc quốc tế về quản trị công ty hoặc xây dựng luật, quy định mới về quản trị NHTM Việt Nam cần tập trung vào các vấn đề sau:

- Tăng cường vai trò và năng lực thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước và thúc đẩy việc cưỡng chế tuân thủ pháp luật.


- Xây dựng khung pháp lý để bảo vệ lợi ích của cổ đông nhỏ. Rà soát, điều chỉnh và ban hành mới văn bản về hoạt động và quản trị công ty để phù hợp điều kiện phát triển hệ thống ngân hàng. Trong đó, đặc biệt quan tâm tới các chính sách và việc thực thi các chính sách để bảo vệ quyền lợi và nâng cao trách nhiệm các cổ đông nhất là cổ đông nhỏ.

- Tăng cường tính độc lập của HĐQT, Ban kiểm soát và tăng cường hiệu lực thực thi của các quy định hiện hành. Tăng cường vai trò kiểm soát và tính độc lập của HĐQT và Ban kiểm soát sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ, nâng cao sự an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng và làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

- Nâng cao nhận thức và đào tạo thành viên HĐQT các NHTM về các vấn đề

quản trị công ty.

- Tăng cường minh bạch thông tin để thị trường đặc biệt là cổ đông nhỏ có thể tiếp cận thông tin một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác.

Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng Việt nam và các trường cần tổ chức các khóa đào tạo nhằm nâng cao năng lực quản trị công ty. Trong đó, có thể huy động nguồn lực từ nhiều phía như sự tài trợ của các tổ chức quốc tế. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức liên quan đến quản trị công ty thông qua việc tổ chức các khóa đào tạo thường xuyên, các hội nghị, hội thảo, cử chuyên gia đến đào tạo tại chỗ cho các cán bộ quản lý ngân hàng, gửi tài liệu đào tạo, tài liệu tham khảo về quản trị công ty.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý như Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần tăng cường các kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện quản trị công ty. Cần có khuôn khổ giám sát có hiệu lực để giảm khoảng cách giữa quy định của Ngân hàng Nhà nước với thực tiễn thực thi các quy định của ngân hàng.

Tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản có để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng hoặc không nên quá theo đuổi mục tiêu tăng trưởng tín dụng nếu khả năng chịu đựng rủi ro hoặc quản lý của ngân hàng chưa tương xứng với quy mô hoạt động.


Nên xem xét xây dựng và công bố chỉ số CGI trong ngân hàng làm căn cứ đánh giá quản trị công khai của ngân hàng, thúc đẩy thị trường tài chính minh bạch và hiệu quả.

5.7. Ngoài những kiến nghị đã nêu, tác giả để xuất một số kiến nghị sau:

Dựa vào kết quả nghiên cứu ta nhận thấy, mặc dù phần trăm sở hữu nước ngoài không tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam nhưng lại thông qua biến R&D làm tăng hiệu quả hoạt động. Vì vậy, đề xuất các cơ quan tham mưu về chính sách nghiên cứu tăng cường tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính.

Thông qua kết quả nghiên cứu tại chương bốn, ta cũng nhận thấy số lượng thành viên độc lập trong HĐQT thông qua biến Leverge làm tăng hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại. Trong thực tế cũng cho thấy, hiện nay, số lượng thành viên hội động quản trị trong các ngân hàng chiếm một tỉ lệ còn thấp, khoảng từ một đến hai thành viên. Số lượng này thấp hơn so với thế giới. Theo nghiên cứu thế giới để đạt được hiệu quả hoạt động cũng như tăng cường tính minh bạch thì số lượng nên từ 5 đến 10 người. Chính vì vậy, tác giả kiến nghị tăng cường số lượng thành viên độc lập trong HĐQT.

Ngoài hai kiến nghị đã nêu trên, qua nghiên cứu của mình, tác giả cũng đề xuất tăng cường quy mô của hội động quản trị. Khi tăng qui mô hội đồng quản trị sẽ tạo được cơ hội cho các cổ đông nhỏ được tham gia vào các hoạt động điều hành chung, được đóng góp năng lực và có tiếng nói trong việc đưa ra các quyết sách của ngân hàng, cũng như đảm bảo được quyền lợi của mình.

5.8. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu có một số hạn chế như sau. Thứ nhất, chưa đi sâu nghiên cứu vấn đề quản trị công ty trong khối ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (HSBC, ANZ, Citibank, …). Thứ hai, chưa nghiên cứu các biến khác cũng đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng như ROE. Những hạn chế trên là những gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo như: mở rộng đối tượng nghiên cứu là các ngân hàng có 100% vốn nước ngoài hoặc các tổ chức tín dụng phi ngân hàng v.v…


KẾT LUẬN

Sau khi tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả đã đưa ra được một mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa thông tin bất đối xứng, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trên cơ sở mô hình nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các giả thuyết về mối quan hệ giữa ba nhân tố này.

Nghiên cứu cũng đã khẳng định được một số kết quả sau:

- Có sự tác động của các nhân tố quản trị công ty tới thông tin bất đối xứng gồm: Tỉ lệ phần trăm sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, Số lượng thành viên độc lập trong HĐQT và Sở hữu nhà nước. Trong đó, yếu tố Số lượng thành viên độc lập trong HĐQT có tác động vừa thuận chiều vừa ngược chiều tới thông tin bất đối xứng và yếu tố Sở hữu nhà nước không chỉ tác động làm giảm hiệu quả hoạt động một cách trực tiếp mà còn gián tiếp thông qua thông tin bất đối xứng tác động tiêu cực tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

- Có 2 yếu tố thuộc quản trị công ty ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng là Sở hữu nhà nước và Số lượng thành viên HĐQT, các yếu tố Tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và Số lượng thành viên HĐQT độc lập không ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động mà ảnh hưởng thông qua thông tin bất đối xứng. Các yếu tố còn lại gồm: Số lượng thành viên HĐQT là nữ giới, Trình độ của HĐQT, Kinh nghiệm của HĐQT và Cổ đông lớn không có tác động tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

- Đóng góp tiếp theo rất quan trọng của luận án là khẳng định có dấu hiệu của sự ảnh hưởng của thông tin bất đối xứng tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng theo hướng tiêu cực, thông qua mối quan hệ ngược chiều giữa hai biến đại diện cho thông tin bất đối xứng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp chính như sau:

- Thứ nhất: Nên hạn chế, giảm bớt phần vốn của nhà nước vào các hoạt động của ngân hàng bởi đây là yếu tố mà theo kết quả nghiên cứu của tác giả gây ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nhà nước chỉ nên đóng một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022